Hôm nay,  

Trả Lời GS Nguyễn Lâm KimOanh

22/12/200600:00:00(Xem: 4929)

Trả Lời GS Nguyễn Lâm KimOanh Về Chính Sách Của Học Khu Garden Grove

(LTS: Bài sau đây của Luật Sư Nguyễn Quốc Lân phản hồi về hai bài viết của Giáo Sư Nguyễn Lâm Kim Oanh về các thông tin mà LS Lân xem là “sai lạc.” Việt Báo đăng bài trả lời của LS Lân, tuy nhiên xin phép sửa lại vài chữ để thích hợp hơn. VB hy vọng tất cả độc giả cùng hiểu rằng VB chỉ muốn phục vụ cộng đồng, và mọi cuộc thảo luận đều nhằm mục tiêu này, tuy có chỗ bất đồng nhất định nhưng đều tránh đẩy xa hơn mức độ xây dựng cộng đồng. Và may mắn, cả 2 tác giả đều là các nhân sĩ uy tín, cùng phục vụ cộng đồng trong cách riêng của họ -- tuy quan điểm có khác, nhưng vẫn cùng một lòng vì quyền lợi cho cộng đồng.)

Đây là bài trả lời loạt bài viết “Hợp Tác Để Đấu Tranh Cho Quyền Lợi Cộng Đồng” do GS Nguyễn Lâm KimOanh phổ biến trên Nhật Báo Việt Báo trong những ngày 14 và 16 tháng 12 vừa qua. Cuộc trao đổi này là một việc làm đáng tiếc cho cá nhân tôi, nhưng đây là một việc làm cần thiết để cải chính những thông tin sai lạc về chính sách của Học Khu Garden Grove (HKGG) cũng như là những xúc phạm đến cá nhân tôi và các đồng nghiệp được nêu ra trong loạt bài viết này. Là một thành viên của Hội Đồng Giáo Dục, tôi có trách nhiệm phải bảo vệ cho Học Khu và những thành quả mà các giáo chức, nhân viên, phụ huynh và học sinh tại HKGG đã rất khó nhọc để đạt được trong suốt nhiều năm qua.

Vài lời mở đầu

Đối với cá nhân tôi, việc lên tiếng về loạt bài viết này là một việc chẳng đặng đừng. Đã từ bao nhiêu năm nay tôi đã cố gắng giữ im lặng và không lên tiếng về những lời dèm pha, chỉ trích một cách vô căn cứ của GS Nguyễn Lâm KimOanh để nhắm vào tôi cũng như các đồng nghiệp về nhiều vấn đề khác nhau.  Tôi học được đức tính giữ im lặng này phần lớn từ Luật Sư Nguyễn Quang Trung, đặc biệt là trong thời kỳ LS Trung tranh cử vào Hội Đồng Giáo Dục (HDGD) HKGG cùng với GS KimOanh vào năm 2004.

Khi đó chúng tôi đang cố gắng vận động cộng đồng để hỗ trợ cho cả hai ứng cử viên đang tranh cử vào HDGD, thì người trưởng ban vận động cho GS KimOanh đã dựng đứng lên một câu chuyện nói rằng LS Trung đã tuyên bố chống lại chương trình giảng dạy Việt Ngữ hay Chương Trình Tìm Hiểu Về Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Curriculum) trong các trường trung học. Khi vấn đề này được lập lại trong một số các cơ quan truyền thông Việt Ngữ và bắt đầu có thể gây tác hại cho cuộc tranh cử của LS Trung, chúng tôi cảm thấy cần thiết phải giải thích và yêu cầu LS Trung lên tiếng vạch trần rằng đó hoàn toàn là sự bịa đặt từ phía ban vận động của GS KimOanh. Khi đặt vấn đề như vậy, LS Trung đã nói với tôi rằng “Nếu mình lên tiếng trả đũa ở lúc này, cho dầu thắng hay thua mình cũng sẽ khó làm việc chung với nhau về sau và cộng đồng lại bị chia rẽ.” Đó là một tinh thần đã luôn luôn đặt quyền lợi của cộng đồng lên trên quyền lợi của cá nhân mà tôi đã cảm nhận được từ LS Trung trong suốt quá trình hơn 15 năm qua. Mặc dầu tôi cũng như ban vận động đã không đồng ý với quyết định đó, nhưng chúng tôi vẫn phải tuân theo và chính quyết định đó đã là kim chỉ nam cho tôi cho tới giờ này mỗi lần phải cân nhắc giải pháp đối đầu với GS KimOanh.

Tôi vẫn quan niệm rằng nếu trả lời một cách thẳng thừng mỗi lần GS KimOanh phổ biến những lời chỉ trích vô lý thì tôi chỉ đạt được sự thỏa mãn cá nhân một cách nhất thời, nhưng ngược lại tôi sẽ gây ra nhiều hậu quả tai hại khác như là hạ mình xuống để chỉ trích hay đôi co với một đồng nghiệp cũng giống như GS KimOanh mà thôi, tạo một ấn tượng không tốt đối với HKGG cũng như đối với cộng đồng về tư cách của giới dân cử gốc Việt, hay làm hoen ố sự kỳ vọng của cộng đồng đối với các vị dân cử gốc Việt vì đã không biết đoàn kết hay tôn trọng lẫn nhau. Dẫu sao tôi vẫn không nghĩ những lời bịa đặt hay chỉ trích đó có ảnh hưởng gì với cá nhân tôi sau vì sau mỗi lần như vậy, tôi nhận được rất nhiều sự hỗ trợ khuyến khích hay cảm thông vì tôi đã không trả lời. Tôi hiểu rằng sự đánh phá lẫn nhau chỉ làm yếu đi sức mạnh chính trị của khối dân cử gốc Việt cũng như của cộng đồng Việt Nam nói chung.

Mặc dầu suy nghĩ như vậy nhưng tôi nghĩ việc lên tiếng lần này là một việc cần thiết vì những lời cáo buộc của GS KimOanh không những tổn hại đến danh dự của cá nhân tôi hay LS Trung mà còn đối với cả HKGG trong đó có biết bao giáo chức, nhân viên, phụ huynh và học sinh đã dày công cố gắng gây dựng một học khu với bao thành quả tốt đẹp trong nhiều năm qua.

Chính sách thuê mướn các viên chức giám hiệu

GS KimOanh đưa ra một số những dữ liệu như số học sinh có đến 85% là gốc La Tinh hay Á Châu trong khi thành phần ban giám hiệu chỉ có khoảng 5% hay 5.5% và cho rằng đây là phản ảnh của chính sách kỳ thị hiện nay tại HKGG. Đây là một nhận xét thiếu xác thực và phản ảnh sự thiếu hiểu biết về thực tế của hệ thống giáo dục tại Hoa Kỳ cũng như khả năng đọc các dữ kiện về giáo dục.

Các số liệu này không khác nhiều so với các số liệu tương tự của Quận Cam hay tiểu bang mặc dầu tỉ lệ giáo chức và giám hiệu gốc Á Châu tại HKGG cao hơn hẳn so với tỉ lệ của Quận Cam hay tiểu bang. Sự khác biệt của số liệu tỉ số giữa các học khu khác nhau cũng là chuyện rất bình thường và có thể được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau nhưng không liên hệ gì đến chính sách kỳ thị hay không.

Sự khác biệt về tỉ số học sinh so với tỉ lệ giáo chức hay thành phần giám hiệu là một thực tế tại hầu hết tất cả mọi trường học, học khu hay hệ thống giáo dục trên toàn Hoa Kỳ nơi có đông học sinh gốc thiểu số, đặc biệt là gốc La Tinh hay Á Châu. Không có một học khu nào trên toàn Hoa Kỳ có được một tỉ số được coi là quân bình để mọi người có thể xét đến chất lượng giảng dạy và học vấn của học sinh tại học khu đó. Mọi người có thể vào web site www.cde.ca.govtrong phần DataQuest hay Ed-Data để so sánh tỉ lệ giáo chức và học sinh tại tất cả các học khu hay trường học tại California và tìm xem có một học khu nào có tỉ lệ quân bình hơn hay không, hay có một học khu nào có một thành tích học vấn tốt hơn HKGG hay không.

Tỉ số giáo chức và thành phần giám hiệu tùy thuộc rất nhiều vào số lượng học sinh hay sinh viên từ các thành phần gốc thiểu số như La Tinh, Á Châu hay Việt Nam theo học ngành sư phạm hay muốn chọn ngành dạy học. Nói một cách đơn giản, số người được tuyển chọn tùy thuộc rất nhiều vào số lượng người nộp đơn vào mỗi chức vụ.

Trong cộng đồng Việt Nam, nhìn chung quanh thì chúng ta sẽ thấy rằng đa số các sinh Viên Việt Nam đều muốn theo học các ngành được coi là có thể làm ra nhiều tiền như bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ. Một số lớn khác đi theo các ngành có vẻ như dễ hơn như kỹ sư, kế toán, hành chánh, v..v.. Phải nói rằng tỉ số các học sinh hay sinh viên gốc Việt muốn theo đuổi ngành dạy học rất hạn hẹp.  Tình trạng này cũng tương tự trong cộng đồng người La Tinh tuy lý do thúc đẩy có thể khác đi.

Sự thiếu hụt thầy cô giáo gốc Việt có được gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau, cho dầu là đúng hay sai, như lương bổng thấp trong ngành giáo dục so với các ngành kỹ sư hay chuyên môn khác, ngành giáo dục đòi hỏi trình độ Anh Ngữ và khả năng diễn đạt cao hay ngành dạy học không được tôn trọng tại Hoa Kỳ như tại Việt Nam. Không riêng gì ngành giáo dục, trong một số ngành quan trọng khác như cảnh sát, cứu hỏa, y tá... nhân viên biết tiếng Việt cũng rất khan hiếm.

Học Khu Garden Grove có một chính sách đã được sự hỗ trợ của hầu hết các thành viên trong HDGG là chỉ chọn những thầy cô giáo hay ban giám hiệu có khả năng xuất sắc nhất trong số các ứng viên. Trong số những ứng viên xuất sắc này, những người nào có khả năng, kinh nghiệm hay kiến thức về các lãnh vực như hiểu biết về ngôn ngữ hay văn hóa gốc thiểu số, thành phần có lợi tức thấp hay đã từng có thành tích tốt khi làm việc với các thành phần học sinh gặp khó khăn này sẽ được ưu tiên hơn. Các ứng viên cho dầu biết ngôn ngữ hay thuộc các sắc dân thiểu số này mà không được xét là thành phần xuất sắc vẫn có thể không được thuê mướn. Các thống kê cho thấy, các thầy cô được nhận thường rơi vào khoảng 10% cao nhất và tỉ số người được nhận so với người nộp đơn có khi còn khó hơn so với tỉ lệ sinh viên được nhận vào trường Đại Học Harvard. Đây là lý do mà nhiều thầy cô giáo gốc Việt hay gốc La Tinh được nhận vào các học khu khác một cách dễ dàng nhưng vẫn không được nhận vào HKGG.

Với một tiêu chuẩn và chính sách như vậy, các ứng viên xin dạy học hay làm ban giám hiệu phải chứng tỏ một khả năng và kinh nghiệm thuộc lại xuất sắc trước khi các yếu tố như ngôn ngữ, sắc dân hay trình độ hiểu biết về văn hóa được xét đến. Hội Đồng Giáo Dục đã nhiều lần thảo luận về chính sách này và đồng ý là không cần giảm tiêu chuẩn cao để dễ thâu nhận những ứng viên thuộc gốc thiểu số. Đây là một chính sách đã đem lại nhiều thành quả tốt đẹp cho học sinh tại  HKGG trong nhiều năm qua và do đó không nên thay đổi vào lúc này. Tôi vẫn quan niệm rằng phụ huynh cho con mình đi học đều muốn được dạy bởi những thầy cô giỏi và có thành tích tốt, chứ không hẳn là biết nói tiếng Việt hay tiếng Tây Ban Nha.

Trong nhiều năm qua, HKGG đã có nhiều nỗ lực mời gọi hay khuyến khích các đối tượng gốc thiểu số nạp đơn xin việc làm tại HKGG và tiến trình này khiến tỉ lệ mướn thêm các giáo chức gốc thiểu số đã có những kết quả cụ thể và càng ngày càng gia tăng. Thực ra, HKGG đã thể hiện nhiều ưu tiên trong việc tuyển các giáo chức từ gốc thiểu số, tuy nhiên sự ưu tiên đó phải nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép cũng như chính sách của HDGG đã đưa ra.

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa tỉ số học sinh và giáo chức hay thành phần giám hiệu vẫn còn vì đó là thực tế mà sẽ không có dấu hiệu thay đổi nhiều cho tới khi tỉ số sinh viên gốc Việt Nam hay La Tinh theo học ngành sư phạm cao hơn.  Việc dùng sự khác biệt này để cáo buộc một chính sách kỳ thị là một việc làm thiếu ý thức và chỉ có ý xuyên tạc một cách vô căn cứ.

Giáo Trình Về Người Tỵ Nạn Việt Nam

GS KimOanh đã viết lòng vòng và rất dài dòng để biện minh cho nhu cầu giảng dạy về giáo trình người tỵ nạn Việt Nam trong chương trình giảng dạy tại HKGG.  Sự thật là giáo trình này đã được giảng dạy tại HKGG và không ai phản đối về chính sách cũng như nhu cầu giảng dạy về giáo trình này tại HKGG. Vấn đề hiện nay chỉ là giảng dạy như thế nào, xử dụng trong môn học nào hay xử dụng tài liệu nào cho phù hợp với nhu cầu giảng dạy của tiểu bang cũng như chính sách của học khu.

Tôi rất ngạc nhiên là GS KimOanh nêu ra vấn đề này trong loạt bài này. Trong suốt hơn 2 năm qua từ khi GS KimOanh được đắc cử vào HDGG, tôi chưa bao giờ nghe GS KimOanh nhắc đến vấn đề này trong tất cả các phiên họp của HDGG mặc dầu trong thời gian tranh cử GS KimOanh đã đưa vấn đề này là mục tiêu chính trong suốt cuộc tranh cử vào năm 2004. Ngay cả trong thời gian tranh cử, tôi cũng đã giải thích cho GS KimOanh hiểu rằng việc chấp thuận giảng dạy chương trình này không còn là vấn đề để đòi hỏi nữa và thay vào đó, vấn đề chỉ còn là giảng dạy như thế nào mà thôi.

Tôi còn kinh ngạc hơn nữa khi nhóm vận động tranh cử cho GS KimOanh tung ra lời vu khống là LS Trung chống đối việc giảng dạy giáo trình này trong khi mọi người đều biết rằng giáo trình đã được chấp nhận để giảng dạy và không ai trong HKGG đang chống đối việc đó cả. Ai đã từng hoạt động trong lãnh vực dạy Việt Ngữ hay văn hóa trong cộng đồng Việt Nam đều biết rằng LS Trung là một trong những người tiên phong trong phong trào đòi hỏi việc giảng dạy Việt Ngữ hay giáo trình giảng dạy kinh nghiệm người tỵ nạn Việt Nam trong hệ thống giáo dục tại Hoa Kỳ.

Việc GS KimOanh dài dòng để biện minh cho nhu cầu giảng dạy chương trình này chỉ để có mục đích tạo sự xúc động trong cộng đồng Việt Nam với hy vọng rằng mọi người vẫn tưởng là giáo trình vẫn chưa được chấp nhận để giảng dạy tại HKGG.

Ngay từ thời gian đầu tôi được đắc cử vào HDGG năm 2002, tôi đã thảo luận về vấn đề này với Ban Giám Đốc Học Khu và thâu thập những tài liệu cần thiết để Học Khu cứu xét. HKGG không bao giờ chống đối chương trình giảng dạy đó, tuy chỉ còn đang tìm một phương thức khả dĩ để chương trình được giảng dạy một cách thích hợp và đầy đủ.

Song song với nỗ lực đó, tôi vẫn đang tìm cách vận động để giáo trình có thể được giảng dạy đồng loạt ở cấp tiểu bang như tham gia góp ý với Hiệp Hội Ủy Viên Giáo Dục (School Board Association), Hiệp Hội Ủy Viên Giáo Dục Gốc Á Châu, bổ túc sách giáo khoa để có phần liên hệ đến chiến tranh hay kinh nghiệm người Việt Nam, hay soạn thảo các tiêu chuẩn hay đề thi ở cấp tiểu bang có liên hệ đến các vấn đề này. Tôi vẫn hy vọng rằng những dự định này nếu thực hiện được thì vấn đề tự động trở thành bắt buộc cho tất cả các học sinh trên toàn tiểu bang chứ không cần sự thỏa thuận hay vận động riêng biệt tại từng học khu.

Mục tiêu của nỗ lực này không hẳn là giúp các học sinh gốc Việt hiểu thêm về thân phận của mình để các em “khỏi tự tử” hay bị khủng hoảng về tinh thần nhưng mà giúp tất cả các học sinh trên toàn tiểu bang hiểu thêm về cuộc chiến Việt Nam cũng như kinh nghiệm của cộng đồng tỵ nạn Việt Nam trên toàn tiểu bang California. Một khi các sách giáo khoa tại California được cập nhật, thì rất có thể sách giáo khoa trên toàn Hoa Kỳ sẽ được cập nhật một cách tương tự vì thị trường sách giáo khoa tại California rất là lớn và rất có ảnh hưởng nhiều đối với các nhà xuất bản sách giáo khoa trên toàn Hoa Kỳ.

Đây là một phần những lý do tại sao tôi và LS Nguyễn Quang Trung cũng như nhiều vị dân cử gốc Việt khác thường hay kêu gọi mọi thành phần trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt hãy tích cực hỗ trợ gia tăng sức mạnh chính trị của cộng đồng hay của các vị dân cử gốc Việt để chúng tôi có thêm cơ hội vận động một cách hữu hiệu cho các mục tiêu quan trọng cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt không những tại Quận Cam, mà còn trên toàn tiểu bang California, hay có thể trên cả Hoa Kỳ.

Kết Luận

Sự lên tiếng của tôi trong bài viết này là việc chẳng đặng đừng vì tôi cảm thấy nhu cầu cần duy trì một sự tôn trọng lẫn nhau, dầu chỉ là bề ngoài, là một việc khó thực hiện. Tôi hiểu rằng việc tỏ ra đoàn kết đối với mọi thành phần trong cộng đồng là một nhu cầu cần thiết và tôi đã cố gắng làm việc đó trong suốt hơn 20 năm qua trong các sinh hoạt cộng đồng của tôi.

Tôi rất tiếc là tôi đã phải lên tiếng trong một hoàn cảnh như thế này.


Chính Sách Của Học Khu Garden Grove

Luật Sư Nguyễn Quốc Lân

(LTS: Bài sau đây của Luật Sư Nguyễn Quốc Lân phản hồi về hai bài viết của Giáo Sư Nguyễn Lâm Kim Oanh về các thông tin mà LS Lân xem là “sai lạc.” Việt Báo đăng bài trả lời của LS Lân, tuy nhiên xin phép sửa lại vài chữ để thích hợp hơn. VB hy vọng tất cả độc giả cùng hiểu rằng VB chỉ muốn phục vụ cộng đồng, và mọi cuộc thảo luận đều nhằm mục tiêu này, tuy có chỗ bất đồng nhất định nhưng đều tránh đẩy xa hơn mức độ xây dựng cộng đồng. Và may mắn, cả 2 tác giả đều là các nhân sĩ uy tín, cùng phục vụ cộng đồng trong cách riêng của họ -- tuy quan điểm có khác, nhưng vẫn cùng một lòng vì quyền lợi cho cộng đồng.)

Đây là bài trả lời loạt bài viết “Hợp Tác Để Đấu Tranh Cho Quyền Lợi Cộng Đồng” do GS Nguyễn Lâm KimOanh phổ biến trên Nhật Báo Việt Báo trong những ngày 14 và 16 tháng 12 vừa qua. Cuộc trao đổi này là một việc làm đáng tiếc cho cá nhân tôi, nhưng đây là một việc làm cần thiết để cải chính những thông tin sai lạc về chính sách của Học Khu Garden Grove (HKGG) cũng như là những xúc phạm đến cá nhân tôi và các đồng nghiệp được nêu ra trong loạt bài viết này. Là một thành viên của Hội Đồng Giáo Dục, tôi có trách nhiệm phải bảo vệ cho Học Khu và những thành quả mà các giáo chức, nhân viên, phụ huynh và học sinh tại HKGG đã rất khó nhọc để đạt được trong suốt nhiều năm qua.

Vài lời mở đầu

Đối với cá nhân tôi, việc lên tiếng về loạt bài viết này là một việc chẳng đặng đừng. Đã từ bao nhiêu năm nay tôi đã cố gắng giữ im lặng và không lên tiếng về những lời dèm pha, chỉ trích một cách vô căn cứ của GS Nguyễn Lâm KimOanh để nhắm vào tôi cũng như các đồng nghiệp về nhiều vấn đề khác nhau.  Tôi học được đức tính giữ im lặng này phần lớn từ Luật Sư Nguyễn Quang Trung, đặc biệt là trong thời kỳ LS Trung tranh cử vào Hội Đồng Giáo Dục (HDGD) HKGG cùng với GS KimOanh vào năm 2004.

Khi đó chúng tôi đang cố gắng vận động cộng đồng để hỗ trợ cho cả hai ứng cử viên đang tranh cử vào HDGD, thì người trưởng ban vận động cho GS KimOanh đã dựng đứng lên một câu chuyện nói rằng LS Trung đã tuyên bố chống lại chương trình giảng dạy Việt Ngữ hay Chương Trình Tìm Hiểu Về Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Curriculum) trong các trường trung học. Khi vấn đề này được lập lại trong một số các cơ quan truyền thông Việt Ngữ và bắt đầu có thể gây tác hại cho cuộc tranh cử của LS Trung, chúng tôi cảm thấy cần thiết phải giải thích và yêu cầu LS Trung lên tiếng vạch trần rằng đó hoàn toàn là sự bịa đặt từ phía ban vận động của GS KimOanh. Khi đặt vấn đề như vậy, LS Trung đã nói với tôi rằng “Nếu mình lên tiếng trả đũa ở lúc này, cho dầu thắng hay thua mình cũng sẽ khó làm việc chung với nhau về sau và cộng đồng lại bị chia rẽ.” Đó là một tinh thần đã luôn luôn đặt quyền lợi của cộng đồng lên trên quyền lợi của cá nhân mà tôi đã cảm nhận được từ LS Trung trong suốt quá trình hơn 15 năm qua. Mặc dầu tôi cũng như ban vận động đã không đồng ý với quyết định đó, nhưng chúng tôi vẫn phải tuân theo và chính quyết định đó đã là kim chỉ nam cho tôi cho tới giờ này mỗi lần phải cân nhắc giải pháp đối đầu với GS KimOanh.

Tôi vẫn quan niệm rằng nếu trả lời một cách thẳng thừng mỗi lần GS KimOanh phổ biến những lời chỉ trích vô lý thì tôi chỉ đạt được sự thỏa mãn cá nhân một cách nhất thời, nhưng ngược lại tôi sẽ gây ra nhiều hậu quả tai hại khác như là hạ mình xuống để chỉ trích hay đôi co với một đồng nghiệp cũng giống như GS KimOanh mà thôi, tạo một ấn tượng không tốt đối với HKGG cũng như đối với cộng đồng về tư cách của giới dân cử gốc Việt, hay làm hoen ố sự kỳ vọng của cộng đồng đối với các vị dân cử gốc Việt vì đã không biết đoàn kết hay tôn trọng lẫn nhau. Dẫu sao tôi vẫn không nghĩ những lời bịa đặt hay chỉ trích đó có ảnh hưởng gì với cá nhân tôi sau vì sau mỗi lần như vậy, tôi nhận được rất nhiều sự hỗ trợ khuyến khích hay cảm thông vì tôi đã không trả lời. Tôi hiểu rằng sự đánh phá lẫn nhau chỉ làm yếu đi sức mạnh chính trị của khối dân cử gốc Việt cũng như của cộng đồng Việt Nam nói chung.

Mặc dầu suy nghĩ như vậy nhưng tôi nghĩ việc lên tiếng lần này là một việc cần thiết vì những lời cáo buộc của GS KimOanh không những tổn hại đến danh dự của cá nhân tôi hay LS Trung mà còn đối với cả HKGG trong đó có biết bao giáo chức, nhân viên, phụ huynh và học sinh đã dày công cố gắng gây dựng một học khu với bao thành quả tốt đẹp trong nhiều năm qua.

Chính sách thuê mướn các viên chức giám hiệu

GS KimOanh đưa ra một số những dữ liệu như số học sinh có đến 85% là gốc La Tinh hay Á Châu trong khi thành phần ban giám hiệu chỉ có khoảng 5% hay 5.5% và cho rằng đây là phản ảnh của chính sách kỳ thị hiện nay tại HKGG. Đây là một nhận xét thiếu xác thực và phản ảnh sự thiếu hiểu biết về thực tế của hệ thống giáo dục tại Hoa Kỳ cũng như khả năng đọc các dữ kiện về giáo dục.

Các số liệu này không khác nhiều so với các số liệu tương tự của Quận Cam hay tiểu bang mặc dầu tỉ lệ giáo chức và giám hiệu gốc Á Châu tại HKGG cao hơn hẳn so với tỉ lệ của Quận Cam hay tiểu bang. Sự khác biệt của số liệu tỉ số giữa các học khu khác nhau cũng là chuyện rất bình thường và có thể được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau nhưng không liên hệ gì đến chính sách kỳ thị hay không.

Sự khác biệt về tỉ số học sinh so với tỉ lệ giáo chức hay thành phần giám hiệu là một thực tế tại hầu hết tất cả mọi trường học, học khu hay hệ thống giáo dục trên toàn Hoa Kỳ nơi có đông học sinh gốc thiểu số, đặc biệt là gốc La Tinh hay Á Châu. Không có một học khu nào trên toàn Hoa Kỳ có được một tỉ số được coi là quân bình để mọi người có thể xét đến chất lượng giảng dạy và học vấn của học sinh tại học khu đó. Mọi người có thể vào web site www.cde.ca.govtrong phần DataQuest hay Ed-Data để so sánh tỉ lệ giáo chức và học sinh tại tất cả các học khu hay trường học tại California và tìm xem có một học khu nào có tỉ lệ quân bình hơn hay không, hay có một học khu nào có một thành tích học vấn tốt hơn HKGG hay không.

Tỉ số giáo chức và thành phần giám hiệu tùy thuộc rất nhiều vào số lượng học sinh hay sinh viên từ các thành phần gốc thiểu số như La Tinh, Á Châu hay Việt Nam theo học ngành sư phạm hay muốn chọn ngành dạy học. Nói một cách đơn giản, số người được tuyển chọn tùy thuộc rất nhiều vào số lượng người nộp đơn vào mỗi chức vụ.

Trong cộng đồng Việt Nam, nhìn chung quanh thì chúng ta sẽ thấy rằng đa số các sinh Viên Việt Nam đều muốn theo học các ngành được coi là có thể làm ra nhiều tiền như bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ. Một số lớn khác đi theo các ngành có vẻ như dễ hơn như kỹ sư, kế toán, hành chánh, v..v.. Phải nói rằng tỉ số các học sinh hay sinh viên gốc Việt muốn theo đuổi ngành dạy học rất hạn hẹp.  Tình trạng này cũng tương tự trong cộng đồng người La Tinh tuy lý do thúc đẩy có thể khác đi.

Sự thiếu hụt thầy cô giáo gốc Việt có được gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau, cho dầu là đúng hay sai, như lương bổng thấp trong ngành giáo dục so với các ngành kỹ sư hay chuyên môn khác, ngành giáo dục đòi hỏi trình độ Anh Ngữ và khả năng diễn đạt cao hay ngành dạy học không được tôn trọng tại Hoa Kỳ như tại Việt Nam. Không riêng gì ngành giáo dục, trong một số ngành quan trọng khác như cảnh sát, cứu hỏa, y tá... nhân viên biết tiếng Việt cũng rất khan hiếm.

Học Khu Garden Grove có một chính sách đã được sự hỗ trợ của hầu hết các thành viên trong HDGG là chỉ chọn những thầy cô giáo hay ban giám hiệu có khả năng xuất sắc nhất trong số các ứng viên. Trong số những ứng viên xuất sắc này, những người nào có khả năng, kinh nghiệm hay kiến thức về các lãnh vực như hiểu biết về ngôn ngữ hay văn hóa gốc thiểu số, thành phần có lợi tức thấp hay đã từng có thành tích tốt khi làm việc với các thành phần học sinh gặp khó khăn này sẽ được ưu tiên hơn. Các ứng viên cho dầu biết ngôn ngữ hay thuộc các sắc dân thiểu số này mà không được xét là thành phần xuất sắc vẫn có thể không được thuê mướn. Các thống kê cho thấy, các thầy cô được nhận thường rơi vào khoảng 10% cao nhất và tỉ số người được nhận so với người nộp đơn có khi còn khó hơn so với tỉ lệ sinh viên được nhận vào trường Đại Học Harvard. Đây là lý do mà nhiều thầy cô giáo gốc Việt hay gốc La Tinh được nhận vào các học khu khác một cách dễ dàng nhưng vẫn không được nhận vào HKGG.

Với một tiêu chuẩn và chính sách như vậy, các ứng viên xin dạy học hay làm ban giám hiệu phải chứng tỏ một khả năng và kinh nghiệm thuộc lại xuất sắc trước khi các yếu tố như ngôn ngữ, sắc dân hay trình độ hiểu biết về văn hóa được xét đến. Hội Đồng Giáo Dục đã nhiều lần thảo luận về chính sách này và đồng ý là không cần giảm tiêu chuẩn cao để dễ thâu nhận những ứng viên thuộc gốc thiểu số. Đây là một chính sách đã đem lại nhiều thành quả tốt đẹp cho học sinh tại  HKGG trong nhiều năm qua và do đó không nên thay đổi vào lúc này. Tôi vẫn quan niệm rằng phụ huynh cho con mình đi học đều muốn được dạy bởi những thầy cô giỏi và có thành tích tốt, chứ không hẳn là biết nói tiếng Việt hay tiếng Tây Ban Nha.

Trong nhiều năm qua, HKGG đã có nhiều nỗ lực mời gọi hay khuyến khích các đối tượng gốc thiểu số nạp đơn xin việc làm tại HKGG và tiến trình này khiến tỉ lệ mướn thêm các giáo chức gốc thiểu số đã có những kết quả cụ thể và càng ngày càng gia tăng. Thực ra, HKGG đã thể hiện nhiều ưu tiên trong việc tuyển các giáo chức từ gốc thiểu số, tuy nhiên sự ưu tiên đó phải nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép cũng như chính sách của HDGG đã đưa ra.

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa tỉ số học sinh và giáo chức hay thành phần giám hiệu vẫn còn vì đó là thực tế mà sẽ không có dấu hiệu thay đổi nhiều cho tới khi tỉ số sinh viên gốc Việt Nam hay La Tinh theo học ngành sư phạm cao hơn.  Việc dùng sự khác biệt này để cáo buộc một chính sách kỳ thị là một việc làm thiếu ý thức và chỉ có ý xuyên tạc một cách vô căn cứ.

Giáo Trình Về Người Tỵ Nạn Việt Nam

GS KimOanh đã viết lòng vòng và rất dài dòng để biện minh cho nhu cầu giảng dạy về giáo trình người tỵ nạn Việt Nam trong chương trình giảng dạy tại HKGG.  Sự thật là giáo trình này đã được giảng dạy tại HKGG và không ai phản đối về chính sách cũng như nhu cầu giảng dạy về giáo trình này tại HKGG. Vấn đề hiện nay chỉ là giảng dạy như thế nào, xử dụng trong môn học nào hay xử dụng tài liệu nào cho phù hợp với nhu cầu giảng dạy của tiểu bang cũng như chính sách của học khu.

Tôi rất ngạc nhiên là GS KimOanh nêu ra vấn đề này trong loạt bài này. Trong suốt hơn 2 năm qua từ khi GS KimOanh được đắc cử vào HDGG, tôi chưa bao giờ nghe GS KimOanh nhắc đến vấn đề này trong tất cả các phiên họp của HDGG mặc dầu trong thời gian tranh cử GS KimOanh đã đưa vấn đề này là mục tiêu chính trong suốt cuộc tranh cử vào năm 2004. Ngay cả trong thời gian tranh cử, tôi cũng đã giải thích cho GS KimOanh hiểu rằng việc chấp thuận giảng dạy chương trình này không còn là vấn đề để đòi hỏi nữa và thay vào đó, vấn đề chỉ còn là giảng dạy như thế nào mà thôi.

Tôi còn kinh ngạc hơn nữa khi nhóm vận động tranh cử cho GS KimOanh tung ra lời vu khống là LS Trung chống đối việc giảng dạy giáo trình này trong khi mọi người đều biết rằng giáo trình đã được chấp nhận để giảng dạy và không ai trong HKGG đang chống đối việc đó cả. Ai đã từng hoạt động trong lãnh vực dạy Việt Ngữ hay văn hóa trong cộng đồng Việt Nam đều biết rằng LS Trung là một trong những người tiên phong trong phong trào đòi hỏi việc giảng dạy Việt Ngữ hay giáo trình giảng dạy kinh nghiệm người tỵ nạn Việt Nam trong hệ thống giáo dục tại Hoa Kỳ.

Việc GS KimOanh dài dòng để biện minh cho nhu cầu giảng dạy chương trình này chỉ để có mục đích tạo sự xúc động trong cộng đồng Việt Nam với hy vọng rằng mọi người vẫn tưởng là giáo trình vẫn chưa được chấp nhận để giảng dạy tại HKGG.

Ngay từ thời gian đầu tôi được đắc cử vào HDGG năm 2002, tôi đã thảo luận về vấn đề này với Ban Giám Đốc Học Khu và thâu thập những tài liệu cần thiết để Học Khu cứu xét. HKGG không bao giờ chống đối chương trình giảng dạy đó, tuy chỉ còn đang tìm một phương thức khả dĩ để chương trình được giảng dạy một cách thích hợp và đầy đủ.

Song song với nỗ lực đó, tôi vẫn đang tìm cách vận động để giáo trình có thể được giảng dạy đồng loạt ở cấp tiểu bang như tham gia góp ý với Hiệp Hội Ủy Viên Giáo Dục (School Board Association), Hiệp Hội Ủy Viên Giáo Dục Gốc Á Châu, bổ túc sách giáo khoa để có phần liên hệ đến chiến tranh hay kinh nghiệm người Việt Nam, hay soạn thảo các tiêu chuẩn hay đề thi ở cấp tiểu bang có liên hệ đến các vấn đề này. Tôi vẫn hy vọng rằng những dự định này nếu thực hiện được thì vấn đề tự động trở thành bắt buộc cho tất cả các học sinh trên toàn tiểu bang chứ không cần sự thỏa thuận hay vận động riêng biệt tại từng học khu.

Mục tiêu của nỗ lực này không hẳn là giúp các học sinh gốc Việt hiểu thêm về thân phận của mình để các em “khỏi tự tử” hay bị khủng hoảng về tinh thần nhưng mà giúp tất cả các học sinh trên toàn tiểu bang hiểu thêm về cuộc chiến Việt Nam cũng như kinh nghiệm của cộng đồng tỵ nạn Việt Nam trên toàn tiểu bang California. Một khi các sách giáo khoa tại California được cập nhật, thì rất có thể sách giáo khoa trên toàn Hoa Kỳ sẽ được cập nhật một cách tương tự vì thị trường sách giáo khoa tại California rất là lớn và rất có ảnh hưởng nhiều đối với các nhà xuất bản sách giáo khoa trên toàn Hoa Kỳ.

Đây là một phần những lý do tại sao tôi và LS Nguyễn Quang Trung cũng như nhiều vị dân cử gốc Việt khác thường hay kêu gọi mọi thành phần trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt hãy tích cực hỗ trợ gia tăng sức mạnh chính trị của cộng đồng hay của các vị dân cử gốc Việt để chúng tôi có thêm cơ hội vận động một cách hữu hiệu cho các mục tiêu quan trọng cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt không những tại Quận Cam, mà còn trên toàn tiểu bang California, hay có thể trên cả Hoa Kỳ.

Kết Luận

Sự lên tiếng của tôi trong bài viết này là việc chẳng đặng đừng vì tôi cảm thấy nhu cầu cần duy trì một sự tôn trọng lẫn nhau, dầu chỉ là bề ngoài, là một việc khó thực hiện. Tôi hiểu rằng việc tỏ ra đoàn kết đối với mọi thành phần trong cộng đồng là một nhu cầu cần thiết và tôi đã cố gắng làm việc đó trong suốt hơn 20 năm qua trong các sinh hoạt cộng đồng của tôi.

Tôi rất tiếc là tôi đã phải lên tiếng trong một hoàn cảnh như thế này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào chiều ngày Chủ Nhật 02/25/2024, nhân dịp những ngày đầu năm Giáp Thìn, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã ghé thăm và có một buổi pháp thoại tại Thiền Đường Huệ Hải. Thiền đường này được thành lập cách đây hơn một năm bởi một người học trò cũ của Thầy, hiện nay là nơi sinh hoạt của một số nhóm Phật tử ở khu vực Little Saigon.
Chánh Án Chris Phan tốt nghiệp đại học Indiana- đại học Purdue tại Indianapolis với văn bằng Cử Nhân Nghệ Thuật (BA Biology, 1996), tiến sĩ Luật khoa năm 1999 tại đại học Southern Illinois. Ông là chủ biên tạp chí luật Southern Illinois, tác giả sách “Physicians Unionization’s Impact on the Medical Profession”, Journal of Legal Medicine, March, 1999...
Hiệp Hội Phát Huy Công Lý cho người Mỹ gốc Á, Nam California (AJSOCAL) được thành lập năm 1983, là tổ chức vô vụ lợi về quyền công dân và pháp lý lớn nhất quốc gia dành cho người Mỹ gốc Á Châu và người dân các đảo Thái Bình Dương...
Hàng năm, Bộ Ngoại giao chấp thuận rất nhiều thị thực cho công dân Việt Nam đến Hoa Kỳ để tham gia vào các hoạt động giải trí và biểu diễn nghệ thuật. Những chuyến thăm như vậy rất quan trọng nhằm tăng cường mối quan hệ văn hóa mật thiết giữa hai quốc gia chúng ta. Tuy nhiên, trái với tinh thần trao đổi song phương mang tính công bằng, nguyên tắc ngoại giao cơ bản của quốc tế, các nghệ sĩ Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam không được hưởng các quyền hoạt động nghệ thuật tự do giống như khi chúng tôi đón tiếp các nghệ sĩ Việt Nam.
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Encinitas, Glendale, Hermosa Beach và bây giờ là Laguna Beach đều có một điểm chung là sẽ giúp loại bỏ một thứ không quá đặc biệt khỏi bầu trời. Cả bốn thành phố đều đã cấm bán bóng tráng kim vì những rắc rối khi thả ra ngoài trời, trong đó Laguna Beach vào ngày 1 tháng Giêng cũng đã tham gia vào danh sách các thành phố có lệnh cấm đã được Glendale và Hermosa Beach chấp thuận vào năm 2020 và Encinitas vào năm 2022.
Trong chuyên mục của tháng này, chúng tôi muốn chia sẻ những điểm mới về phúc lợi xã hội vào năm 2024. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, Thị Trường Bảo Hiểm Y Tế theo Đạo Luật Chăm sóc Giá cả phải chăng, Phúc lợi Hưu Trí An Sinh Xã hội, Thu Nhập An Sinh Bổ Sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, có 3 cách quý vị có thể liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay:
Covered California đã mở ra quy trình ghi danh cho Chương Trình Điều Hướng của mình, với số tiền lên tới 33,9 triệu đô la được cấp trong ba năm tới cho các tổ chức cộng đồng hướng đến việc giúp các cá nhân và gia đình hiểu rõ sự cần thiết và ghi danh để có bảo hiểm y tế, tập trung vào các cộng đồng đa dạng và chưa được phục vụ đầy đủ
Như thông lệ hằng năm sau ngày Tết, gia đình Mũ Đỏ Nam Cali và vùng phụ cận đều tổ chức buổi họp mặt Tân Xuân Hội Ngộ. Tiệc Tân Xuân Hội Ngộ Giáp Thìn 2024 diễn ra vào lúc 11 giờ trưa Chủ Nhật ngày 18 tháng 2 năm 2024 tại nhà hàng Diamond Seafood Palace 3
Hằng năm cứ vào dịp Tết Nguyên Đán các Thầy, Cô và cựu học sinh Bưởi Chu Văn An Nam California đều tổ chức họp mặt mừng Xuân, kỷ niệm ngày sinh của Thầy Chu Văn An. Tiệc mừng Tân Xuân Giáp Thìn 2024 của Hội Bưởi-Chu Văn An được tổ chức vào lúc 11 giờ trưa Thứ Bẩy ngày 17 tháng 02 năm 2024 tại nhà hàng Diamond Seafood số 1 (trên đường Lampson-và góc Beach)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.