Hôm nay,  

Cộng Đồng Việt Kiến Nghị Cơ Quan Mậu Dịch Hoa Kỳ: Csvn Vào Wto, Phải Mở Cửa Để Sách Báo Việt Vào Trong Nước

26/06/200600:00:00(Xem: 2964)

Giáo sư Nguyễn Quốc Khải đang chất vấn Đại sứ Karan K. Bhatia trong buổi họp về  WTO.

Như đã loan thông tin rộng rãi trên hệ thống truyền thông Việt nam tại Hoa Kỳ, do lời yêu cầu của hai Dân biểu Lynn Daucher và Trần Thái Văn  thuộc tiểu bang California, Cơ quan Mậu Dịch Hoa Kỳ  do Đại sứ Karan K. Bhatia hướng dẫn đã có buổi  trình bầy một số khúc mắc trong Hiệp Định Thương Mại Việt -Mỹ.

Phiên họp đã được diễn  ra vào trưa thứ Sáu 23/6/06 tại văn phòng Quốc hội Hoa kỳ. Cùng  một lúc, Quốc hội California  đang bàn thảo quan trong về ngân sách của tiểu bang, hai  vị dân cử nêu trên đã yêu cầu Dân biểu  liên bang Ed Royce, một đồng minh chính trị tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, đại diện họ để  trình bầy những quan tâm về Hiệp Ước Thương Mại  vừa được ký kết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam tại Saigon.

Washington DC -- DB Ed Royce đã triệu tập một buổi họp vào sáng nay, thứ Sáu, 23/10/2006 tại văn phòng Hạ Viện Hoa Kỳ giữa Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa-Kỳ (U.S. Trade Representative Office - USTR) và một số hội đoàn đại diện cho quyền lợi của cộng đồng Việt-Mỹ.  Dân Biểu Frank Wolf bận việc nên đã không dự được phiên họp này.

Phái đoàn USTR gồm có Đại Sứ Karan K. Bhatia, nhân vật thứ 2 của  Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa-Kỳ và 3 chuyên viên về việc thương thuyết WTO và Việt-Nam.  Phái đoàn đại diện Việt Nam gồm 4 diễn giả là Bà Jackie Bong-Wright, Chủ Tịch Hội Cử Tri Việt-Mỹ, TS Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của Boat People SOS, ô. Nguyễn Ngọc Bích, Chủ Tịch Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa-Kỳ, và ô. Nguyễn Quốc Khải, Chủ Tịch của Việt-Nam Review, Inc.  Ngoài ra còn có Nhà Báo Bùi Tín, ba Nhà Văn Trương Anh Thuỵ, Phong Thu, và Trần Nhật Kim, kỹ sư Lữ Anh Thư và các ông Đào Hiếu Thảo, Võ Thành Nhân, và Nguyễn Long.

Mở đầu phiên họp, DB Ed Royce tuyên bố rằng theo khuôn khổ thương mại song phương hiện nay chính phủ Việt-Nam dùng độc quyền để ngăn cấm sách báo, đĩa nhạc và phim ảnh, v.v.  Điều này trái với nguyên tắc tự do thương mại và gây thiệt hại cho những nhà sản xuất Hoa-Kỳ.  DB Royce hi vọng rằng buổi họp hôm nay sẽ thảo luận về những vấn đề này.

Ô. Việt Dzũng dự trù tham dự buổi họp nhưng phút chót không đến được vì thời tiết vào đêm hôm trước rất xấu nên các chuyến bay từ California đến Hoa-Thịnh-Đốn đã bị hủy bỏ. Thay mặt cho ô. Việt Dzũng, bà Jackie Bong-Wright đã trình bầy quan điểm của hai công ty Asia Entertainment, Inc. và Thúy Nga Paris. Theo đó CSVN duy trì độc quyền nhập cảng về sách báo, sản phẩm thính thị và văn hóa đã làm cho các công ty nay thiệt hại lớn lao về tài chánh, không kể  đến việc sao chép và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến những sản phẩm sản xuất tại Mỹ.

Luật lệ Việt Nam cho thấy công dân Việt Nam nào bị bắt vì bán, phân phối hay sở hữu những sản phẩm  văn nghệ  của Asia Entertainment, Thúy  Nga Paris, Vân Sơn ..... có thể bị phạt tù tối đa 18 năm và bị phạt một số tiền phạt lớn, mặc dù  sản phẩm này chỉ  thuần tuý về văn hoá và nghệ thuật. 

Ngành âm nhạc, phim ảnh và truyền thông Việt Nam ở hải ngoại yêu cần USTR yểm trợ kỹ nghệ này để những sản phẩm của họ được tiếp cận thị trường Việt-Nam như những ngành kỹ nghệ khác trên căn bản  thương mại  song phương.

Ô. Nguyễn Ngọc Bích phát biểu rằng việc xuất bản sách báo tiếng Việt rất cần thiết.  Thứ nhất là để phát triển văn hoá Việt Nam ở hải ngoại trong khi chính quyền Hà Nội phá hoại, bóp méo nền văn hóa Việt Nam để phục vụ chế độ Mác Xít.  Chính vì lý do đó nhu cầu về sách sản xuất ở hải ngoại rất cao ở Việt-Nam.  Nhiều sách đưa lén vào Việt-Nam đã được in ấn hay sao chụp và phổ biến bằng nhiều cách.

Lãnh vực buôn bán sách báo giữa Việt-Nam và Hoa-Kỳ có những điều bất bình thường.  Lý do là một phụ bản của Hiệp Định Thương Mại Việt-Mỹ cho phép Việt Nam xuất cảng không giới hạn tất cả mọi sản phẩm văn hóa vào Hoa Kỳ trong khi đó lại cho phép công ty quốc doanh Việt Nam quyền kiểm duyệt và lựa chọn sách nào được nhập cảng sách nào bị cấm.

Ô. Bích tố cáo rằng những đĩa nhạc hay hình sản xuất bởi những công ty như Thúy Nga Paris, Asia Entertainment, hay Vân Sơn lập tức được nhập cảng lậu vào Việt Nam và sao chép bất hợp pháp thành hàng trăm ngàn bản, được  bày bán tại Việt Nam. 

Tình trạng trao đổi nghệ sĩ trình diễn cho thấy rõ sự bất công rõ rệt trong sự giao thương giữa Hoa-Kỳ và Việt-Nam.  Các nghệ sĩ từ Việt-Nam được tự do vào Mỹ để trình diễn. Ngược lại, những nghệ sĩ hải ngoại gặp rất nhiều khó khăn như phải nộp bài hát trước khi trình bầy. 

Ô. Bích kêu gọi USTR bảo đảm sự bình đẳng trong sự trao đổi văn hóa và ngoại thương nói chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Giáo sư Nguyễn Quốc Khải, cố vấn cho Dân biểu Trần Thái Văn về WTO,  nhắc lại tiến trình vận động USTR đòi CSVN hủy bỏ độc quyền nhập cảng sách báo, sản phẩm thính thị và văn hóa bắt đầu từ năm 2004 vì đó là nguyên nhân khiến sách báo hải ngoại bị cấm tại Việt-Nam. Sáu dân biểu Hoa-Kỳ là các ông Frank Wolf (CH, Virginia), Tom Davis (CH, Virginia), Chris Smith (CH, New Jersey), Van Hollen (DC, Maryland), và hai bà Loretta Sanchez  (DC, California) và Joe Lofgren (DC, California) đã yêu cầu USTR thương thuyết để chấm dứt độc quyền kể trên như một điều kiện để vào WTO.  

Phó Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ lúc đó là bà Josette Sheeran Shiner đã cam kết rằng  Hoa Kỳ sẽ đòi hỏi Hà Nội cho ấn phẩm của Hoa Kỳ tiếp cận thị trường Việt Nam không hạn chế và bảo đảm rằng các công ty quốc doanh phải đối sử bình đẳng với mọi sản phẩm.  Từ sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam ký kết thỏa hiệp WTO song phương vào ngày 31/5/2006, không ai biết được kết quả về sự thương thuyết về sách báo, v.v. như thế nào.  Ô. Khải đã đặt câu hỏi trực tiếp này với phái đoàn USTR.

Đại Sứ Karan K. Bhatia trước hết đã trả lời vắn tắt rằng theo luật WTO, Việt Nam được quyền duy trì xí nghiệp quốc doanh.  Như tại một số quốc gia hội viên WTO khác, Việt Nam được phép nhập cảng hàng hóa qua xí nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên việc hạn chế nhập phải tuyệt đối dựa trên tiêu chuẩn thương mại. Theo ông Bhatia luật lệ WTO rất nghiêm chỉnh về lãnh vực này để tránh vấn đề lạm dụng.  Ông cam kết sẽ truy tố Việt-nam ra toà án WTO nếu có sự vi phạm.

Ông Bhatia giải thích thêm theo luật WTO, Việt Nam cũng như Hoa Kỳ trên nguyên tắc được phép thi hành một số chính sách như sau:

* Duy trì công ty quốc doanh.

* Hạn chế hoặc cấm kinh doanh đối với một số sản phẩm và dịch vụ.

* Đặt điều kiện về kinh doanh đối với một số sản phẩm và dịch vụ.

Vấn đề đặt ra là Việt Nam phải có những luật lệ minh bạch và phù hợp với WTO.  Việt Nam không thể cấm đoán sản phẩm một cách tùy tiện. Trong cuộc thương thuyết đa phương sắp tới (dự trù vào tháng 7/2006), những vấn đề này sẽ được bàn cãi kể cả những lãnh vực liên quan chung tới mọi hội viên WTO như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và kiểm duyệt. Với luật lệ minh bạch, USTR hi vọng rằng việc cấm đoán sẽ phải thu hẹp lại. 

Ô. Bhatia đã từ chối không trả lời trực tiếp vào câu hỏi của ô. Khải, nhưng rõ ràng ông ám chỉ rằng, Hoa-Kỳ  chưa thành công trong việc đòi hỏi CSVN hủy bỏ ngay lập tức độc quyền nhập cảng sách báo, các đĩa nhạc hay phim ảnh, văn hoá phẩm, v.v. của các công ty quốc doanh. Nhưng ông đã đưa ra một giải pháp khác. Qua những luật lệ rõ ràng về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và kiểm duyệt, việc cấm đoán tùy tiện và  toàn diện sẽ chấm dứt.  Theo ông, qua những sửa đổi về luật lệ theo sự đòi hỏi của WTO, cơ hội để những sản phẩm sáng tạo (sách báo, các đĩa nhạc hay phim ảnh, văn hoá phẩm, v.v.) du nhập vào Việt-Nam sẽ gia tăng. 

Đại Sứ Bhatia cho biết thêm trong lãnh vực quyền kinh doanh (trading rights), Việt-Nam đã đồng ý cho tự do buôn bán (full trading rights) một số sản phẩm như phim điện ảnh, DVD, và CD, v.v. vào năm 2009. Trong một số trường hợp, quyền này được thực hiện vào năm 2007.  Đây là một thành công lớn.  Tuy nhiên, chúng ta cần có một văn bản đầy đủ về thỏa hiệp WTO song phương mà Việt-Nam và Hoa-Kỳ đã ký kết vào ngày 31/5 vừa qua mới có thể biết thêm chi tiết về lãnh vực này. 

Ô. Bhatia nhấn mạnh rằng Việt-Nam cần có quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (permanent normal trade relations – PNTR) để vào WTO và chỉ trong trường hợp này các nước buôn bán với Việt-Nam mới buộc Việt-Nam phải theo luật WTO.   Ô. Bhatia đã được trả lời ngay rằng cộng đồng Việt-Nam ở hải ngoại không chống việc cho Việt-Nam hưởng quy chế PNTR, không chống Việt-Nam vào WTO. Tuy nhiên ông đã ghi nhận việc giới  kinh doanh Việt Nam tại Hoa Kỳ  đang đòi hỏi  Hiệp định WTO giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phải dựa trên sự bình đẳng, mậu dịch  song phương.

Ô. Bhatia thừa nhận rằng vấn đề cấm đoán sách báo, phim ảnh, v.v. tại Việt-Nam không nhằm mục đích thương mại, mà mục tiêu chính là để bảo vệ quyền lực của Đảng Cộng Sản.  Trong những cuộc thương thuyết vừa qua về việc gia tăng khả năng tiếp cận thị trường, Việt Nam đã đồng ý thay thế những hàng rào cản phi quan thuế bằng những biện pháp quan thuế. Việc hạn chế nhập cảng phải dựa trên lý do thương mại. Điều này trực tiếp hạn chế những giới hạn phi lý. Theo ô. Bhatia, đây là sự thành quả quan trọng.  Lãnh vực này sẽ còn được tiếp tục trong cuộc đàm phán WTO đa phương như đã trình bầy ở trên.

TS Nguyễn Đình Thắng đặc biệt nói về sách báo tôn giáo.  Ông cho rằng Hiệp Định Thương Mại song phương 2001 không có lợi cho Hoa Kỳ ở một điểm là Hiệp Định này đã cho phép Việt Nam loại bỏ cả một loại hàng hóa thay vì từng mặt hàng một. TS Thắng cho biết ngay cả sách báo về tôn giáo sản xuất trong nước cũng bị cấm đoán. Ông đưa ra hai trường hợp điển hình là sách của LM Nguyễn Văn Lý phải đưa ra hải ngoại in rồi gửi trở về Việt-Nam, nhưng đã bị CSVN tịch thu.  Sách viết về Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ in tại Hoa-Kỳ gửi về Việt-Nam mới đây cũng chịu chung một số phận.  CSVN không những cấm nhập cảng sách báo nói chung và sách báo tôn giáo nói riêng, mà họ còn tìm cách triệt hạ nhu cầu về sách báo ở trong nước.  

CSVN cho phép nhập cảng một số báo chí ngoại quốc như tờ New York Times mà ông Bhatia đề cập đến và một số thánh kinh bằng tiếng Anh. Lý do là để lừa phỉnh những người ngoại quốc.  Sách báo ngoại ngữ không đáp ứng nhu cầu của đa số quần chúng.  TS Thắng chấm dứt bài thuyết trình của ông bằng một câu hỏi ngắn gọn trực tiếp gửi đến phái đoàn USTR: “Bao giờ chúng tôi có thể gửi sách báo về Việt-Nam"”

Để trả lời câu hỏi trên, phái đoàn USTR cho biết Hoa Kỳ sẽ thảo luận với Việt Nam về vấn đề này trong cuộc đàm phán WTO đa phương vào tháng 7.  Hoa Kỳ sẽ yêu cầu Việt Nam ấn định những tiêu chuẩn và xếp loại sách báo cho phép nhập cảng. Trong khi đó, ông Lương Văn Tự, Thứ Trưởng Bộ Thương Mại  trong một bài bình luận đăng trong Tạp Chí Cộng Sản sau khi vòng đàm phán song phương cuối cùng chấm dứt đã viết rằng “Ta kiên trì đấu tranh vấn đề phân phối văn hóa phẩm, như sách báo, tạp chí... là lĩnh vực UNESCO giải quyết, nên phải bỏ ra, chứ không đưa vào WTO.”

Sự kiện này cho thấy vấn đề sách báo chưa được giải quyết xong qua vòng đàm phán song phương và bây giờ sẽ tiếp tục trong vòng đàm phán đa phương vào tháng  7 sắp tới.

DB Ed Royce cho biết văn phòng ông sẽ đúc kết nội dung của phiên họp, soạn thảo một bản văn điều trần để cho USTR dùng làm tài liệu căn bản trong cuộc thương thuyết vào tháng 7,  2006. Ông yêu cầu USTR thông báo cho văn phòng của ông những diễn tiến của cuộc đàm phán đa phương này.

Diễn tiến tốt đẹp này cho người ta hi vọng rằng những buổi họp tương tự sẽ được tổ chức trong tương lại để nói  lên sự quan tâm, và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng  Việt  ở hải ngoại.

"Đây  mới là bước khởi đầu trong việc đòi hỏi công bằng trong  Hiệp định WTO giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Dân biểu Lynn Daucher và tôi  kêu gọi giới thương gia, cộng đồng  Việt Nam ở hải ngoại tiếp tay với chúng tôi  trong diễn trình tranh đấu này . Chúng tôi sẽ có kế hoạch quần chúng rộng lớn để vận động các vị  dân biểu liên bang quan tâm  đến quyền lợi kinh tế và các vấn đề tự do, dân chủ, tôn giáo trước khi Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận để  Việt  Nam vào WTO",  Dân biểu Trần Thái Văn  nói.

Nam Phương - Minh Toàn - Vietnam Review tổng hợp từ Hoa Thịnh Đốn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
Ông tên là LĐL (xin viết tắt vì vấn đề an ninh, nếu có người bảo trợ chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết). Ông L hiện đang sống vất vưởng ở Thái Lan từ hàng chục năm qua như hàng trăm người tị nạn Việt Nam khác đang sống tại Vương quốc này. Ông đã phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản và tránh sự ngược đãi những cựu QNVNCH ở quê nhà hiện nay. Ông LĐL là quân nhân phục vụ tại Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, sau tháng Tư, 1975 ông đã trốn trình diện, sau đó lưu lạc sang Cam Bốt từ năm 1981, rồi qua Thái Lan năm 2003.
Những buổi học này không chỉ là về đường nét và màu sắc, mà còn mở ra một hành trình đáng yêu với câu chuyện, tạo ra những kí ức bền vững và xây dựng mối quan hệ ý nghĩa. Hãy đưa gia đình của bạn đến trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này, nơi không chỉ học về nghệ thuật mà còn kết nối qua sự sáng tạo và khám phá về biểu đạt nghệ thuật.
Lời khuyên để bảo vệ khách hàng khi SCE đang chấp nhận các hình thức trả hóa đơn ngày càng phổ biến. Từ Tháng Giêng, Southern California Edison bắt đầu nhận tiền trả hóa đơn của khách hàng bằng ví kỹ thuật số từ Apple Pay, Google Pay, PayPal và Venmo. Công ty đang chấp nhận việc sử dụng một số ứng dụng trả hóa đơn trên điện thoại cầm tay vì những ứng dụng này ngày càng trở nên phổ biến với khách hàng. Mặc dù các ứng dụng ví kỹ thuật số rất tiện lợi, nhưng phương thức trả hóa đơn này cũng trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo nhằm đánh cắp tiền và thông tin cá nhân của khách hàng. Là một phần trong Tuần Lễ Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Quốc Gia từ ngày 3 đến ngày 9 tháng Ba, SCE nhắc nhở khách hàng đề cao cảnh giác và tránh các hành vi lừa đảo liên quan đến việc trả hóa đơn bằng ví kỹ thuật số.
Hai giai đoạn đăng ký khác nhau cho bảo hiểm Medicare sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 3, đó là GEP (Giai đoạn đăng ký chung - General Enrollment Period) và MA OEP (Giai đoạn đăng ký mở Medicare Advantage). Hãy gọi điện hoặc email cho chúng tôi để được hỗ trợ đăng ký. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm y tế theo Đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, quý vị có thể gọi điện hoặc email chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Vào trưa ngày Thứ Năm 7 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với California Department of Aging ( CDA- Bộ Phụ Trách Vấn Đề Lão Hóa) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
Sky River Casino hãnh diện thông báo tưng bừng khai trương The Humidor, một khu Lounge uống rượu mạnh và hút xì-gà cho những tay sành điệu trong vùng Sacramento. Khu hưởng thụ thanh lịch này là niềm tự hào mới nhất của sòng bài, hiện đã phô trương tới 18 'bar', nhà hàng và 'lounge' thượng đẳng gồm SR Prime Steakhouse, 32 Brews Street, Dragon Beaux, và khu ẩm thực sinh động The Market. The Humidor sẽ là nơi thường xuyên thoải mái lui tới cho những ai mà lẽ sống là hưởng thụ những thứ thanh lịch nhất trong đời, với một bộ sưu tầm trên 50 loại rượu mạnh ngon, hiếm luôn được tìm kiếm và đã được tỉ mỉ chọn lựa. Danh sách bộ sưu tầm gồm những nhãn hiệu tên tuổi như Macallan, Pappy Van Winkle Family, WhistlePig, và Louis XIII, mà khách hàng có thể nhấm nháp trong một khung cảnh thật sang trọng, thật tiện nghi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.