Hôm nay,  

Gs Nguyễn Quốc Khải, Db Daucher, Db Văn Họp Báo Về Us-vn Wto

7/8/200600:00:00(View: 3149)

- Mỹ Xét Dự Luật Để VN Vô WTO Sẽ Ép Được Giao Lưu 2 Chiều

- Cộng Đồng Sẽ Kiện Đòi Bồi Thường Nếu VN Vào WTO Vô Điều Kiện

Từ trái, GS Nguyễn Quốc Khải, DB Lynn Daucher, DB Trần Thái Văn họp báo tại Little Saigon hôm Thứ Sáu: Cần điều kiện WTO ép VN mở cửa cho sách  báo, băng nhạc, DVD hải ngoại vào.

Garden Grove (CA) – Hai dân biểu tiểu bang Lynn Daucher và Trần Thái Văn, cùng với Giáo sư Nguyễn Quốc Khải đã tổ chức cuộc họp báo tại  Garden Grove để tường trình các diễn biến đang xẩy ra trong Hiệp định Thương Mại Mỹ-Việt.

Trong phần mở đầu, Luật sư  Văn đã giới thiệu Giáo Sư Khải, từ Hoa Thịnh Đốn  đến quận Cam để tường trình các diễn biến trong phiên họp với Đại sứ Karan K. Bhatia, đại diện cho Tổ chức Mậu Dịch Hoa Kỳ vào cuối tháng 6 vừa qua.

Giáo sư  Khải  là  Tổng giám đốc  Vietnam Review, Inc., một  báo điện tử chuyên đề về  các vấn đề kinh tế và chính trị  Việt nam. Ông cũng là chủ tịch Tổ chức Đòi Hỏi Công Bằng Giao Thương Mỹ-Việt, trụ sở đặt tại Hoa Thịnh Đốn. Trước đây ông Khải là giáo sư thính giảng đại học  Johns Hopkins  chương trình Nghiên cứu về  Đông Nam Á, chuyên viên nghiên cứu của Ngân hàng Thế Giới từ  1988-1999. Hiện nay ông là chuyên viên hàng  đầu  am hiểu về Hiệp Định Mậu Dịch Mỹ-Việt, viết tắt là US-VN WTO, cũng là cố vấn cho Dân Biểu Trần Thái Văn trong vấn đề nàỵ

Trong phần trình bầy, Giáo sư Khải cho biết  dư luận trong Cộng động Việt Nam không chống đối Việt Nam vào Tổ chức Mậu Dịch Thế Giới. Ông cho biết Việt Nam muốn  được hội nhập vào WTO cần được Quốc hội Hoa Kỳ để cho Việt nam được hưởng qui chế bình thường hóa thương mại vĩnh viễn được gọi tắt là PNTR.

Hiện nay có hai dự luật về PNTR nộp lên lưỡng viện quốc hội. Dự luật S3945 đã được đưa lên Thượng Viện Hoa Kỳ và sẽ được đưa ra  trước Ủy Ban Tài chính cứu xét vài ngày 12 tháng 7, 2006 và một dự luật tương tự đã nộp cho Hạ Viên để cứu xét.

Các Dự luật này cho phép Việt nam được hưởng qui chế vào WTO vô điều kiện.  Quan điểm  tổ chức của ông không chống lại Việt nam vào WTO và được hưởng qui chế  thương mại vĩnh viễn vì cho rằng điều này làm thiệt hại  kinh tế của người dân trong nước. Tuy nhiên,  tổ chức của ông  đòi hỏi phải có điều kiện về sách báo, văn hoá phẩm,  ở hải ngoại phải được nhập cảng vào Việt Nam tự do. Giáo sư Khải dẫn chứng rằng các sách báo văn hóa phẩm của Việt nam được bầy bán tự do  tại các nhà sách Việt quanh vùng Little Saigon.  Ông cho biết thêm, việc cấm đoán sách báo vào Việt Nam là vi phạm luật lệ của WTO. Ông Khải đã trình bầy vấn đề này với   tổ chức Mậu dịch Hoa Kỳ, Đại sứ  Bhatia đã ghi nhận  sự kiện và hứa sẽ đem ra thảo luận  lại với Việt Nam vào phiên họp vào cuối tháng 7 này tại Thụy Sĩ.

 Giáo sư  Khải  đã đưa ra con số thống kê  thương mại của Hoa Kỳ, cho biết từ 2001 đến 2005, Việt nam nhập cảng sang Hoa Kỳ khoảng 4 triệu Mỹ Kim  về  các băng nhựa, CD, DVD âm nhạc. Riêng 2005, con số này gia tăng lên hơn 7 triệu Mỹ kim. Trong khi đó các sản phẩm về âm nhạc  như Paris By Night, Asia Entertaiment, Inc., và Vân Sơn của các  cộng đồng Việt hại ngoại  về Việt Nam là con số không. GS  Khải tiên đoán, nếu Việt Nam để cho các sản phẩm này  được nhập cảng vào Việt Nam, con số tối thiểu lợi tức của công  ty trên tối thiểu cũng được tưng tự như số thu nhập của Việt nam trong lãnh vực này. Điều này chứng tỏ không có sự công  bằng trong giao thương. Ông nhấn mạnh thêm một lần nữa, đây là một  vi phạm với luật thương mại của WTO. Do đó  dân biểu Lynn Daucher, Trần Thái Văn cũng như tổ chức của ông đang tranh đấu cho quyền lợi của cộng đồng Việt tại hải ngoại.

Giáo sư Khải cũng thông báo nhiều tổ chức và hội đoàn đã hoàn tất việc góp quĩ để  đăng  một lá thư   ngỏ gửi cho Tổng Thống  và  Quốc hội Hoa Kỳ quan tâm đến quyền lợi của cộng đồng Việt ở hải ngoại và các vấn đề nhân quyền, tôn giáo tại Việt Nam. Lá thư ngỏ  này sẽ được đăng trên báo US Today, ấn bản vùng Hoa Thịnh Đốn, trong tuần lễ có các phiên họp về US-VN WTO.

Trong phần góp ý, Ông Lê Minh Nguyên, đại diện  Mạng Lưới Nhân Quyền cho biết  tổ chức của ông rất quan tâm đến vấn  đề  nhân  quyền nhân quyền,  vấn đề  đàn áp tôn giáo đang xẩy ra tại Việt Nam, nhất là vấn   đề lao động đang   có dư luận xấu trên báo chí quốc nội. Nhà cầm quyền Cộng sản hợp  tác với các nhà tư bản ngoại quốc tìm các bóc lột sức lao động người công nhân Việt Nam bằng cách trả lương  rẻ mạt, điều kiện làm việc tồi tệ. Trong khi đó các quyền lợi lao động  chính đáng của người  công nhân bị bỏ quên. Ngoài ra, Ông Minh quan tâm đến  người  nhân công Việt Nam  không được được thành lập nghiệp đoàn lao động độc lập để bảo vệ  quyền lợi của  chính họ. Ông Minh  những  hiện tình lao động Việt nam không phù hợp vơi điều kiện của luật WTO. Tổ chức của ông, sẽ hợp tác với mọi giới để tìm cách vận động quốc hội Hoa Kỳ đòi hỏi Việt nam tôn trong những quyền lợi căn bản của công nhân Việt Nam trong hiệp  ước US-VN WTO.

Nhà báo Lý Kiến Trúc  đặt vấn đề việc tranh đấu quyền lợi cho  cộng đồng  Việt ở hải ngoại có quá chậm trễ không" Ông cũng than phiền  về  phương diện báo chí của US-VN WTO  chỉ có giao lưu giữa Việt Nam và báo chí Mỹ, quên hẳn  cộng đồng báo chí Việt ở  hải ngoại. Ông yêu cầu hai vị dân biểu hiện  diện  giúp  báo chí Việt Nam cũng được đối  xư công bằng như báo chí  Hoa Kỳ.

GS Khải  trả lời cộng đồng  Việt vẫn còn đường tranh đấu qua việc vận động đặt điều kiện qua các buổi họp của quốc hội  bàn thảo về PNTR tại quốc hội.  Riêng  DB Lynn  Daucher trả lời “không bao giờ trễ”  bà sẽ cùng DB Văn gửi thư đến các quốc hội liên bang để nêu rõ vấn đề không công bình trong Hiêp định US-VN WTO. Bà cho biết với sự quen biết rộng rãi tại  Hoa Thịnh Đốn, bà sẽ  vận động  mạnh mẽ  với các dân biểu liên bang để  hiểu rõ quyền  lợi của khối cử tri Người  Mỹ gốc Việt trước khi bỏ phiếu chấp thuận cho Việt nam được hưởng qui chế bình thường  thương mại vĩnh viễn.

Trong phần phát biểu của DB Văn, ông cùng quan điểm với bà Daucher.  Ông nhấn mạnh đây là cuộc tranh đấu chung, cần sự hậu thuẫn  của mọi người Việt ở hải ngoại. Ông cho  biết thêm văn phòng đang vận đông để một vài nhân chứng trong cộng đồng Việt để trình bầy  vấn đề trước  phiên họp cua Ủy ban tài chính  Thượng Viện hay tối thiểu cũng có  quyền   nộp các kiến nghị của cộng đồng để trở thành tài liệu cho việc cứu xét PNTR trong tuần lễ sắp đến.

Riêng phóng viên Khúc Minh của đài Radio Bolsa nêu vấn đề  nếu mọi cuộc vận động   thất bại tại  Quốc Hội,  các  văn hóa phẩm của Việt nam được tự do xuất cảng sang Hoa Kỳ, trong khi đó  hàng hoá chúng ta bị cấm cản không được nhập cảng vào Việt Nam. Liệu cộng đồng chúng ta có thể kiện chính phủ Hoa Kỳ về vấn đề này"

Giáo sư Khải cho biết vì quyền lợi của người  công dân Hoa Kỳ bị thiệt hại, chúng ta có thể đứng ra kiện chính phủ Hoa Kỳ vì những sự mậu dịch bất  bình thường này trái với luật lệ của WTO, làm thiệt đến nền kỹ nghệ Hoa Kỳ trong đó cộng đồng Việt nam bị ảnh hưởng.   Ông cũng kêu gọi mọi  giới  cùng góp tay vào vụ kiện này, có thể xẩy ra trong tương lai.

Sau cùng DB Văn kêu gọi giới truyền  thông, báo chí, thương gia có sản phảm có thể bán cho Việt Nam, đoàn kết để  cùng  tranh đấu cho quyền lợi  kinh tế chung của cộng  đồng.

Người ta nhận thấy có sự hiện hiện của phần lớn các đài truyền  hình,  đài  phát thanh, báo chí Việt tại quận Cam  trong  buổi họp báo đặt biệt về US-VN WTO.  Phiên họp được chấm dứt  buổi trưa cùng ngàỵ

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tại phòng hội, của Thư viện Việt Nam vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật ngày 26 tháng 6 năm 2022 ,Thư Viện, Việt Nam Kỷ Niệm 23 Năm Thành Lập, kêu gọi đồng hương tiếp tay để duy trì sự sinh hoạt của Thư Viện.
Mùa hè lại về rồi! Tuy chúng ta không được ngắm mùa phượng đỏ ở Quận Cam, nhưng để tìm lại những kỷ niệm học đường ngày ấy, chúng ta có thể đến dự Hương Ca Học Trò (HCHT) năm thứ 19 với chủ đề “Lá Trà Chân Tình" lúc 6:30 chiều ngày 13 tháng Tám, 2022 tại Saigon Grand Center 16149 Brookhurst St, Fountain Valley, CA 92708.
Vào 2 ngày thứ Bảy và Chủ Nhật 25 và 26 tháng 06, 2022, chương trình hoa hậu Nail Queen 2022 do đài truyền hình SBTN tổ chức đã thành công rực rỡ.
Tại Hội Quán Phật Giáo Hòa Hảo Nam California số 2114 W. Mc Fadden Ave, Santa Ana CA 92704 vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật ngày 19 tháng 6 năm 2022, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Hải Ngoại (PGHH) đã long trọng tổ chức đại lễ kỷ niệm 83 năm ngày khai sáng nền đạo, trong dịp nầy ban tổ chức cũng đã giới thiệu tân Ban Trị Sự PGHH Trung Ương Hải Ngoại
Lavender (Oải Hương) là một loài hoa rất phổ biến với các nền văn hóa phương Tây. Với người Việt – đặc biệt là người Việt ở Mỹ- trong vài thập niên qua cũng đã bắt đầu quen thuộc với loài hoa màu tím có hương thơm đặc trưng này. Lavender có tên khoa học là Lavendula, là một loại cây thuộc chi Oải Hương (Lavandula), là loại cây bụi có hoa mùi thơm nồng, xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải. Cây hoa Oải Hương đã được biết đến cách đây hàng ngàn năm ở Châu Âu từ thời Hy Lạp cổ đại. Đó là nguồn cung cấp tinh dầu oải hương, được xem như là một thảo dược hữu dụng từ thuở xa xưa. Do mùi hương thơm sạch có tính chất đuổi côn trùng, có tính sát trùng, tinh dầu oải hương được ứng dụng rộng rãi để giúp thư giãn cơ thể, giúp làm lành vết thương, sát khuẩn nhẹ…
Chương trình tủ thực phẩm nay mở rộng thêm cho nhiều gia đình và quý đồng hương trong cộng đồng vào các ngày trong tuần. Để biết thêm chi tiết hoặc lấy hẹn, quý vị vui lòng liên lạc với văn phòng hoặc vào trang mạng https://tinyurl.com/vacfpantry.
Kính mời quý vị cùng tham dự buổi thuyết trình sắp đến về đề tài Tìm Hiểu & Ứng Phó Với Những Hành Vi Khi Chăm Sóc Người Mắc Bệnh Trí Nhớ Suy Giảm (Dementia) với sự trình bày của Cô Pauline Lê đến từ Trung Tâm Tài Nguyên Cho Người Chăm Sóc OC.
Thành Phố Garden Grove hiện đang có chương trình sửa chữa nhà để hỗ trợ cư dân Garden Grove có thu nhập thấp hội đủ tiêu chuẩn nhận được số tiền lên tới $5,000 để sửa chữa nhà. Khoản tiền hỗ trợ này sẽ không cần phải hoàn trả lại cho Thành phố. Người chủ nhà yêu cầu đóng góp ít nhất $500 trên dự án muốn sửa chữa. Nếu việc sửa nhà vượt quá mức $5,000 sẽ không được xem xét cho chương trình.
Phật giáo đã truyền vào Việt Nam hai nghìn năm, nhưng qua bao thăng trầm lịch sử dưới nhiều triều đại, chính thể, việc phiên dịch Tam Tạng Thánh Điển (từ tiếng Phạn hay Hán) sang tiếng Việt vẫn chưa được thực hiện một cách trọn vẹn và thống nhất. Trong khi đó, truyền bản Phạn-Hán thì tương đối đã được hoàn tất từ nhiều thế kỷ trước qua nhiều triều đại Trung Hoa; cho đến thế kỷ thứ 20, Đại Tạng Kinh bằng Hán văn lại được khởi sự biên tập, đối chiếu, hiệu chính và cước chú rất kỹ lưỡng, công phu dưới triều Đại Chánh (Taisho) thứ 11, vào năm 1922, với sự tham gia của trên 100 học giả Phật giáo hàng đầu tại Nhật Bản. Đại Tạng Kinh Việt Nam sẽ dùng Hán bản Đại Chánh Đại Tạng Kinh này làm để bản (bản đáy), và đặc biệt là có tham chiếu các truyền bản tiếng Phạn, Pali và Tây Tạng dưới sự chủ trì của nhị vị học giả tinh thông Phật học và Sử học là Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ và Giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.