Hôm nay,  

Sách Mới Nhã Ca: Đường Tự Do, Saigon (61)

23/07/200600:00:00(Xem: 1835)

Bìa sách “Đường Tự Do, Saigon”

Lần đầu tiên, ‘Đường Tự Do, Saigon’ trường thiên tiểu thuyết của Nhã Ca được ấn hành thành sách. Sau hơn 40 tác phẩm đã xuất bản, đây là bộ sách “nặng ký” nhất của Nhã Ca: 4 cuốn, 2, 560 trang.

Tiểu thuyết ‘Đường Tự Do, Saigon’  đã đăng tải trên Việt Báo liên tục hơn 10 năm, từ 1993 tới 2003. Sau hai năm sửa chữa, thêm bớt, tác phẩm được sắp xếp thành bộ truyện gồm 4 cuốn.  mỗi cuốn 640 trang, có cốt truyện riêng, nhân vật riêng,  tình tiết riêng.  Tất cả hợp lại thành một trường thiên tiểu thuyết viết về những nhân vật và khung cảnh khác thường của Saigon đổi đời sau 1975. 

Sách ‘Đường Tự Do Saigon’ cuốn đầu tiên 640 trang, ấn phí 24 mỹ kim, hiện đã phát hành khắp nơi. Xin hỏi tại các hiệu sách địa phương. Bạn đọc ở xa có thể liên lac với Việt Báo đặt sách gửi tận nhà, trả bằng chi phiếu, lệnh phiếu hay thẻ tín dụng, 24 mỹ kim kể cả cước phí.  Sau đây, Việt Báo trân trọng giới thiệu mỗi ngày một đọan tiêu biểu trích từ  tác phẩm của Nhã Ca. 

Đường Tự Do Saigon:

62. An Bánh Trả Tiền

 

“Kia kìa, Quê.”

Bảnh chỉ. Con Quê vội vã tới nơi. Vừa ngồi xuống, giọng người đàn ông có vẻ đã quá chén.

“Ờ, con Quê phải không" Nhà quê tốt, tốt...tao thích mày lắm. Mày đi giờ được không"”

“Ông chủ...”

“Tao chung tiền xong rồi. Còn mày nè...”

Bàn tay thô bạo của người đàn ông thộp mạnh vào ngực con bé. Bàn tay đó lùa vô trong áo, lấn vào trong sú chiêng.

“Của mày. Tao trả trước. Bằng lòng không"”

Con Quê gật đầu.”

“Chỗ bữa hổm..."”

Con Quê gật nữa.

“Vậy đi.”

Tất cả mọi chuyện đều lọt vô mắt thằng Bò lúc đó trốn trong một xó tối. Lúc nó bò nhanh để khỏi mất hút bóng con Quê, nó đụng vô một mép ghế làm chiếc ghế suýt đổ. Vậy mà cũng không ai hay biết, vì cặp trai gái lúc đó đang bận cả tay lẫn chân, và họ cũng không biết là họ đã đụng đổ hay ai nữa.

Vẫn cái bụi cây kín đáo và chị Bảy cà tong thu tiền chỗ. Con Quê và người đàn ông mất hút.

Thằng Bò cố gắng hết sức lực để nhổ bứt một nắm cỏ. Nó cảm thấy một phần ở cơ thể phồng lên, và khi nghe tiếng con Quê kêu nho nhỏ trong bụi rậm, nó dập đầu binh binh xuống đất, và tự nó đã tộng vào miệng nó không biết bao nhiêu cỏ và đất. Nước mắt, nước đái nó vung vãi cùng một lúc.

“Này, này, chờ một chút. Hổng thấy đang bận ở trỏng sao mà nhấp nhỏm hoài vậy" Đợi một chút hổng nổi sao"”

Giọng chị Bảy cà Tong gắt khẽ.

“Xời ơi, người ta còn có mối đợi. Bộ muốn ăn no kềnh bụng sao mà lâu lắc...”

“Cũng phải xếp hàng thôi...hổng có khiếu nại gì hết trơn...”

Chị Bảy cà tong càu nhàu. Lát sau, người đàn ông chui ra trước, bỏ đi. Rồi con Quê ló ra.

“Xong rồi đó bà. Khiếp, làm gì mà như chạy giặc...”

Con Quê lủi thủi muốn trở lại quán. Thằng Bò lăn ra quấn lấy chân nó:

“Quê...”

“À, mày há Bò. Có chuyện chi không"”

“Tối nay tao về ở chỗ đó. Mày về không"”

“Hổng được rồi. Tao mắc có chuyện...Bữa khác.”

Thằng Bò nhớ tới vụ con Quê nhận lời thằng bảo vệ bên rạp hát. Nó muốn nổi khùng:

“Mày đừng tới được không"”

“Mày không biết chuyện đâu.”

“Tao biết. Tao nghe hết rồi. Bộ mày tiếc mớ áo quần cũ rích đó sao há"

“Tiếc chớ sao không tiếc mậy! Mày làm như mày có tiền hén"”

“Tao có”.

“Dóc tổ”.

“Mở mắt mà coi nè. Tao cho mày đó. Mày đừng đến với thằng mất dạy đó nữa nghe.”

Con Quê soi vội tờ giấy bạc. Khi nhận ra tờ giấy trăm, nó giật mình, vội nắm chặt tờ giấy bạc như sợ ai nhìn thấy hay gió thổi bay mất.

“Ở đâu mà mày có...Bò. Ở đâu vậy"”

“Người ta cho tao”

“Mày đừng loanh quanh nữa. Ai mà cho mày dữ thần vậy" Mày có ăn cắp của ai không"”

Mặt con Quê sợ thấy rõ.

“Không. Của tao. Một bà ngoại quốc cho tao.”

“Vậy sao. Khó tin quá chời mày ơi...”

“Tin cũng được không tin cũng được, nhưng tao cho mày. Mày đừng đi nghe...”

Mặt con Quê đang mừng vui, bỗng xịu xuống:

“Tao không nỡ lấy của mày. Mày cất đi. Coi chừng tụi nó lột của mày...”

“Mày giữ đi mà.”

Thằng Bò năn nỉ.

“Không. Đằng nào thì tao cũng làm nghề. Thêm một “phùa” nữa cũng không chết ai. Mày giữ lấy nè. Ráng mà giữ. Đưa cho tao cũng dễ mất lắm, mình đâu có chỗ nào để cất đâu...”

“Mày nhất định đi...”

Con Quê cười ra tiếng:

“Bữa nay sao mày bày đặt. Thì tao cũng vừa đi xong đó thôi. Lát nữa có người kiếm, tao cũng phải đi nữa. Đi nhiều mới có tiền, mới đủ ăn chớ mày. Tao cũng bán hàng thôi. Bán chè bán cháo gì ai cũng muốn đắt hàng, mày thấy không. Sứt mẻ gì đâu mày, tao còn nguyên nè...”

Thằng Bò giận dữ ghê gớm:

“Vậy mày đừng nhìn mặt tao nữa...”

“Vậy sao. Tao sẽ không nhìn mặt mày đâu, đừng lo.”

Con Quê ngoe ngẩy đi. Thằng Bò ném theo một câu chửu tục. Con Quê cười trơ:

“Ừa, tao thích vậy lắm...”

Ngang qua đường, con Quê đụng mặt thằng Giàu. Thằng oắt con ngó chòng chọc vào mặt con Quê, rồi tới gần, đưa cái tay bóp lên ngực con bé một cái:

“Bà làm ăn gì mà cẩu thả thế. Vội gì mà quên cả cài khuya áo. Công an rượt phải không"”

“ĐM. Việc gì đến nhà mày. Vô duyên...”

Con Quê đi vô quán. Còn thằng Giàu, không biết khoái gì mà nó đánh chát hai tay vào nhau và cười cúi gập cả người lại.

Gần mười hai giờ đêm, ở nhà hàng Hương Lan còn có đám đánh nhau. Từ trong quán, hai phe đàn ông, thanh niên rượt nhau ra đường. Mấy chai bia liệng tới, vỡ lẻng xẻng, mảnh văng tứ phía. Trên lề, một nhóm chị em ta, trẻ con bụi đời đứng vỗ tay la ó. Dì ốm đã dẹp xe bánh mì từ bao giờ. Chị bán thuốc lá cũng ôm tráp tránh sang bên kia, cả một khoảng đường Lê Thánh Tôn kẹt cứng. Vừa lúc có một đoàn xe ông lớn đâu phía nhà thờ chạy xuống, muốn quẹo, bị tắc nghẽn. Chật vật lắm mới lùi lại, quay về phía Tự Do, đi thẳng. Con Quê đụng đầu anh nhạc sĩ nhà hàng ở góc đường.

“Chưa về sao chú"”

Anh ta chỉ xe sang bên kia đường:

“Xe chú còn kẹt trong kia, làm sao lấy ra đây"”

Con Quê cười bỏ đi. Nó phải xuống tới khu Givral, ở đó có xe bán bánh mì khuya. Cái thân nó gần gục vì đói lã đây, ôi quần quật đủ thứ chuyện, sức vóc nó có bao lăm nữa đâu. Càng ngày càng yếu tệ.

Lấy bánh mì ở xe. Năn nỉ chị bán gánh bún vịt để lại cho ly trà đá, nó ngồi bệt xuống bên xe bánh mì ăn liền tại chỗ. Cứ khoảng giờ về khuya, góc đường này đông vui ghê. Chị bán chè đậu đen đã nghiêng cái nồi một bên để múc phần chè gần cạn mà khách vẫn còn xà xuống. Mấy chú xích lô thì bu quanh gánh cháo vịt. Các “chị em” chưa nghỉ việc bu quanh gánh bánh bèo, bột lọc Huế, húp nước mắm sùm sụp. Ít khi công an xuất hiện giờ này, túi họ đã đầy, lúc tàn canh, vét cũng chẳng là nhiêu, không bỏ công. Với lại cũng phải nuôi con hàng để còn chỗ mà “trấn lột” nữa. Mấy gánh hàng rong hết vốn, hết bán, công an trật tự lề đường thất nghiệp còn khổ hơn!

Ăn hết khúc bánh mì, cạn sạch ly trà đá, con Quê đứng dậy đi ngược về phía nhà sách. Cái hẻm ngắn nuốt chửng nó.

Cửa để sẳn chờ. Con Quê đẩy nhẹ là lách mình vào. Sao không đèn không đuốc gì hết trơn nè. Nhưng nó ngửi thấy hơi rượu xông nồng nặc.

“Chú Hóa. Chú đâu"”

“Tao đây. Mày tới đây"”

Con Quê chưa quen mắt với bóng tối. Nó theo tiếng nói mà mò đi. Chú Hóa nằm trên chiếc chiếu trải một góc nhà. Con Quê đụng một tấm thân trần truồng.

“Chú mở điện cho cháu rửa ráy một tí. Cháu dơ lắm...”

“Kệ, tao thích mày dơ. Mày mới đi khách phải không"”

“Bởi, cháu cần vô trỏng làm sạch...”

“Không cần...”

Cái chân nó bị kéo mạnh và nó té xuống. Thôi chết rồi, tay chân đâu mà nhiều quá vậy. Chỉ một thóang nó nhận ra tới hai người đàn ông. Nó la lên:

“Chú Hóa, ai vậy"”

“Mày đừng hỏi. Mấy phần kia mày có tiền, biết chưa.”

Không phải hai mà ba, bốn hay bao nhiêu, trong bóng tối con Quê không nhận đủ được. Nó chỉ biết tay và tay,bốc, ngắt, véo, vò dồn dập. Cái miệng nào cũng bốc ra toàn mùi rượu và mùi thức ăn.

“Chú Hóa. Thả cháu ra đi...thả cháu ra...”

“Thả mày...Ha.”

“Chú Hóa, mai cháu báo công an...”

“ĐM, công an này...công an....”

Một cánh tay và hai chân nó bị kéo giăng ra như xác nó sắp xé ra làm ba mảnh. Trước khi nó chìm sâu tuốt một vực thẳm mênh mông tối đen, nó nhận ra được một giọng nói khá quen, đó là giọng của Tiệt, cảnh sát khu vực phường tám. Mà ở góc kho của chú Hóa bảo vệ lại thuộc phường chín. Sao kỳ cục vậy" Nhưng nó không còn sức để thắc mắc nữa, hồn nó bay và xác nó đang chìm, đang rơi xuống địa ngục.

Lúc con Quê tỉnh dậy chỉ còn chú Hóa. Vẫn cái giọng lạnh lùng, tàn nhẫn:

“Mày khỏe rồi đi về đi cho tao ngủ.”

“Chú không giữ lời, tui chỉ trả nợ cho chú...”

“Bày đặt đi. Mày có hề hấn gì đâu nào. Tụi tao cũng mệt vậy, mày làm gì mà mệt.”

“Cái mặt chú chó quá...”

Con Quê khóc nức lên.

“Hỗn tao cho cái đạp. Mày biết tao là bảo vệ cho cơ quan, ai tin mày! Hả. ”

Nó im thin thít.

“Nè, mấy người bạn tao thương tình gửi lại cho mày này. Vậy là ăn bánh có trả tiền, phải không"”

Bỏ thì uổng quá. Con Quê đưa tay cầm tiền.

“Mày về được rồi. Đi đi.”

“Chú có nước trà không"”

“Mày đừng đòi hỏi quá. Có nước lạnh. Mày tới vòi nước uống rồi đi. Tao buồn ngủ quá không còn sức đâu mà rề rà...”

Tởm quá rồi. Nhưng con Quê đang khát khô cả cổ họng. Uống xong một lúc hai ly lấy từ vòi nước, nó lủi thủi đi ra. Ổ khóa sau lưng nó nghiến mạnh.

. . .

 

Ký tới, 63:  Nhung Xì Ke Hết Nợ

NHÃ CA

(Trích Đường Tự Do Saigon)

-------------------------------------

Đường Tự Do Saigon *

Tiểu thuyết Nhã Ca, 640 trang
Đặt sách gửi tận nhà, trả bằng lệnh phiếu hay thẻ tín dụng:
24 mỹ kim kể cả cước phí


Liên lạc phát hành: Việt Báo
14841 Moran St.
Westminster, CA 92683
(714) 894-2500

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại Chùa Bát Nhã số 4171 W 1St Santa Ana nơi đặt trụ sở Văn Phòng Thường Trực Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ (GHPGVNTNHK) đã long trọng tổ chức tang lễ cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Tăng Trưởng Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống, GHPGVNTN; Trưởng Ban Điều Hợp Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại; Chánh Văn Phòng Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK, Chứng Minh Hội Đồng Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã viên tịch vào lúc 6 giờ 50 phút sáng Thứ Năm, 25 Tháng Giêng (nhằm ngày Rằm Tháng Chạp năm Quý Mão), tại California, Hoa Kỳ, trụ thế 97 năm, 72 hạ lạp.
“Welcome Corps”, một truyền thống cao đẹp của đất nước Hoa Kỳ. Hành động cao cả này đã được thể hiện một cách rất rõ ràng và cụ thể, khi những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến HK vào những ngày cuối tháng Tư, 1975. Họ đã được đón nhận bằng những vòng tay nhân ái và lòng bao dung của người dân Mỹ. Chỉ trong thời gian 6 tháng ngắn ngủi mà hơn 130 ngàn người tị nạn Việt, Miên, Lào đã được định cư một cách tốt đẹp và hoàn hảo ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ. Tôi may mắn được tham dự vào tiến trình cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo đó, nên còn nhớ rất rõ từng chi tiết, từng cử chỉ và từng hành động mà mình đã chứng kiến trong thời điểm nói trên.
Chủ Nhật ngày 4 tháng 2 vừa qua, Trường Việt Ngữ Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam (TTVHVN) đã tổ chức Lễ Tất Niên và đón Mừng Xuân mới Giáp Thìn tại hội trường của trường Trung Học Warner Middle School trên đường Newland, Westminster...
Từ nhiều năm qua, mỗi khi Tết đến, các viên chức thành phố, tiểu bang và liên bang người Việt, người Mỹ đều giữ tục lệ đến thăm các tòa soạn và các công ty truyền thông để gửi lời chúc Tết đến độc giả, khán thính giả người Việt. Trong chuyến viếng thăm chúc Tết của hội đồng thành phố Garden Grove đến tòa soạn Việt Báo, phó thị trưởng thành phố Cindy Ngoc Tran đã gửi lời chúc mừng năm mới Giáp Thìn tốt đẹp, an vui đến độc giả Việt Báo, đồng thời tỏ lòng tri ân đến cộng đồng truyền thông Việt. Phái đoàn đi cùng bà còn có Ủy Viên Giáo Dục GGUSD Joe Đỗ Vinh và Dina Nguyễn, nghị viên Stephanie Klopfenstein, Tổng quản trị thành phố Lisa Kim và Kristy Thái, chuyên viên truyền thông báo chí của thành phố.
Bước vào tuần cuối cùng của đợt ghi danh mở rộng, Covered California tiếp tục chứng kiến số lượng ghi danh tăng vọt. Tính đến ngày 20 tháng 1, hơn 243,000 người dân California mới ghi danh bảo hiểm cho năm 2024, tăng 13% so với cùng thời kỳ này năm ngoái. Hơn 1.5 triệu thành viên ghi danh với Covered California đã gia hạn chương trình bảo hiểm của họ.
Đêm Diễn của Nghệ sĩ Lừng Danh Nhậm Hiền Tề, Tám Ngày Buffet với Tôm Hùm Kiểu Hồng Kông và Ưu Đãi “Win Some Dim Sum” là Những Chương Trình Nổi Bật Đón Tết tại Sòng Bài Lớn Nhất Miền Nam California. Yaamava’ Resort & Casino at San Manuel đang chuẩn bị cho một năm 2024 thật tuyệt vời, và chúng tôi rất hào hứng để chia sẻ niềm phấn khởi này tới quý khách hàng thân thiết của mình. Thời khắc chúng ta chuyển sang năm mới Giáp Thìn, biểu tượng của sự may mắn, an khang và thịnh vượng, Yaamava’ sẽ là địa điểm lý tưởng cho các sự kiện giải trí hấp dẫn cũng như những chương trình ưu đãi cho người chơi suốt cả năm.
Trong chuyên mục của tháng này, chúng tôi muốn chia sẻ những điểm mới về phúc lợi xã hội vào năm 2024. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, Thị Trường Bảo Hiểm Y Tế theo Đạo Luật Chăm sóc Giá cả phải chăng, Phúc lợi Hưu Trí An Sinh Xã hội, Thu Nhập An Sinh Bổ Sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, có 3 cách quý vị có thể liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay
Trong kỳ nghỉ lễ, nhiều người đi du lịch quốc tế để thăm gia đình, đi nghỉ hoặc đi công tác. Khi trở về Hoa Kỳ sau chuyến du lịch quốc tế, tất cả du khách đều mong muốn được về nhà và thư giãn sau chuyến đi quốc tế dài ngày. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài đang cư trú, làm việc hoặc học tập tại Hoa Kỳ theo chiếu khán hợp lệ, họ nên thực hiện một số bước quan trọng để tránh những rắc rối có thể xảy ra sau này.
Tại ngã tư góc đường First và Harbor vào sáng Thư thứ Sáu ngày 26 tháng 1 năm 2024, Hội Đồng Thành Phố Santa Ana đã long trọng làm lễ khánh thành bức tường “Little Saigon Monument,” Tường “Little Saigon Monument” có dòng chữ “Little Saigon - City of Santa Ana” ở giữa và biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ ở góc trái.
Sáng Thứ Bảy ngày 27 tháng 1 năm 2024 vừa qua, Hội Đồng thành Phố Westminster đã làm lễ khánh thành Ba con đường có thêm tên bằng tiếng Việt đó là Ba con đường: Đường Moran có hàng chữ phía dưới là Đường Tự Do, Đường Bishop có hàng chữ dưới là Đường Nguyễn Trãi, Đường Weststate, có hàng chữ dưới là Đường Lê Lợi
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.