Hôm nay,  

Có Những Người Và Tác Phẩm Không Bao Giờ Chết…

22/04/200600:00:00(Xem: 2532)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


Thanh Lan


 



Lâm Thúy Vân


 



Khách quý.


 


(Lời Giới Thiệu của Việt Báo: Bài sau đây được gửi từ Trung Tâm Asia tới VB, ghi xuất xứ từ Cali Today News - một tờ báo uy tín và nổi tiếng của vùng Bắc <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />California. Việt Báo trân trọng cảm ơn tác giả, TT Asia và Cali Today News. Và xin trân trọng giới thiệu đĩa DVD bất tử này.)


 


Linh Vũ, một thi sĩ ở vùng đất Cao Nguyên Tình Xanh - Seattle, một nơi mà chúng tôi thường liên tưởng đến thành phố Đà Lạt yêu thương ngút ngàn, gọi tôi vào lúc nửa đêm và nói: “Cậu đã xem cuốn Asia về Trần Thiện Thanh chưa"” Từ tư thế của một người sắp đi vào giấc ngủ, tôi ngồi dậy và hỏi: “Có gì hay không"” Linh Vũ bỗng trở nên như một người hùng biện. Anh ta kể và nhận xét thao thao bất tuyệt về cuốn video này, mà trong cơn ngái ngủ, tôi chỉ còn nhớ câu nhận xét cuối cùng: “Hay quá cỡ thợ mộc! Tớ là người khó tính, không dễ khen, nhưng tớ phải thừa nhận đây là cuốn video nhạc Việt hay nhất từ trước đến nay mà tớ được xem.”


 


Cú điện thoại của thi sĩ Linh Vũ và những “tâm sự loài chim biển vào lúc nửa đêm” đã làm cho tôi tỉnh giấc. Rồi thì, sự tò mò về cuốn video của trung tâm Asiamang chủ đề Trần Thiện Thanh càng làm cho tôi tỉnh giấc hơn. Tôi ngồi dậy, lắp DVD vào máy… và thức một lèo tới sáng để thả hồn theo cuốn DVD này.


 


Sau khi xem xong, sẵn cơn hứng chí, viết vội vài dòng suy nghĩ về một cuốn video mà theo tôi có nhiều điều đáng nói: “Asia50 chủ đề Trần Thiện Thanh: Một cuộc hôn nhân giữa điện ảnh, âm nhạc và kịch nghệ”.


 


Tác phẩm đầu tiên trong DVD Asia 50 chủ đề Trần Thiện Thanh là một ví dụ cho nhận định trên, một sự kết hợp giữa âm nhạc, điện ảnh và kịch nghệ đến độ tài tình mà trong đó ca sĩ/kịch sĩ/diễn viên điện ảnh Thanh Lan qua diễn xuất, trình diễn và cả sắm vai trong ca khúc Anh Không Chết Đâu Anh đã đẩy người thưởng ngoạn tới một điểm mà trong nghệ thuật kịch nghệ người ta hay gọi là “climax” (cao điểm xúc động). Nước mắt của cô ràn rụa trên má. Âm vực cô rung động theo cảm xúc và giọt lệ chảy dài long lanh trên khoé mắt. Tay chân cô rã rời, buông thả, hình dáng cô gần như sụp đổ, cô chao đảo, cô như rơi vào khủng hoảng tâm lý thật sự khi nhận tin báo tử của người chồng, người thân (anh Đương) từ chiến trận,… Cô đón nhận thực tại từ hung tin, rồi tư an ủi mình, rồi chối từ thực tại, rồi phủ nhận hung tin… như trong những giòng sau đây “…anh không chết đâu anh,… anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua…”."


 


Cái tâm lý hỗn loạn đó đã được Thanh Lan lột tả một cách xuất thần và lan truyền từ sân khấu xuống, truyền cảm sang khán giả trong ngày trình diễn, và bây giờ từ màn ảnh TV sang người xem, khiến cho nhiều người, trong đó có tôi, cảm thấy cay cay nơi khoé mắt.… Thú thật, tôi quay và xem lại nhiều lần nhạc cảnh mở đầu này và dường như lần nào cũng vẫn xúc động mạnh.


 


Có thể nói rằng với kinh nghiệm của một minh tinh màn bạc miền Nam trong nhiều năm trước 1975, và với tư thế của một danh ca, Thanh Lan đã lột tả trọn vẹn vai trò được giao phó và mong đợi một cách tuyệt vời, mà khó có một ca sĩ nào khác có thể sắm vai trò “tổng hợp” nói trên hay hơn cô, ít ra là trong tác phẩm này.""Ca khúc mở đầu Anh Không Chết Đâu Anh được trung tâm Asia sử dụng như một “trái phá”, nhắm thẳng vào tâm lý khán giả, khiến người xem bị thu hút ngay khi cuốn video vừa khai mở. Nó thể hiện khuynh hướng ấn tượng chủ nghĩa, tạo ấn tượng ngay khi bức màn nhung mở ra, kéo khán giả vào cuộc, đưa ngay họ ngược về cuộc chiến ngày nào, về những bi thương mất mát của qúa khứ, và có thể nói rằng đó là một cú “direct jab” (đánh thẳng) vào thế giới nội tâm của người thưởng ngoạn, không để họ có một giây phút thư giản, quen dần nhịp độ xúc động, như trong nhạc, kịch truyền thống…


 


Với màn mở đầu như thế, trung tâm Asia đã đưa người xem chạy tốc độ về quá khứ, về chiến trường khốc liệt của những năm 1970, như một chuyến tàu tốc hành,…


 


Trung tâm Asiađã thử nghiệm và thành công nơi phương cách mới này.


 


Mở đầu là tiếng súng nổ, tiếng súng bất tận, cảnh chiến tranh, lửa đạn bùng nổ kinh hoàng, khói súng bay nghịt trời và cánh dù rơi trắng xóa giữa vùng lữa đạn,… Ngay sau “cuộc chiến khốc liệt trên sân khấu, là tiếng hát truyền cảm và nức nở của Thanh Lan với bài Anh Không Chết Đâu Anh qua khung cảnh hỏa lực kinh hồn của thời chiến, được tái dựng lại trên sân khấu, đã trở thành vừa là một vở ouverture, một cao điểm tâm lý (climax), và cũng là một ấn tượng bao trùm (top impressionism), và vừa là một giọt tinh chất tiêu biểu nhất, cô đọng nhất của bộ DVD Asia 50 chủ đề Trần Thiện Thanh.


 


Làm video nhạc chiến tranh, theo tôi, là một việc tưởng rất dễ, nhưng thật sự không giản dị tí nào. Nó giống như kể lại một câu chuyện mà ai cũng đã đọc, đã biết, đã nghe,… Và vấn đề đặt ra là làm sao kể cho hấp dẫn đây" Cuộc chiến Việt Nam và những đau thương mất mát, những chiến công, những hy sinh anh dũng của tuổi trẻ Việt Nam oai hùng,… chắc ai cũng biết, cũng nghe, cũng chứng kiến,… Viết về điều mà nhiều người từng trải qua, làm nghệ thuật về sự kiện ai cũng biết, là một thử thách lớn lao, là sự thách thức tài năng và có thể nói rằng qua ca khúc đầu tiên, trung tâm Asia đã không lập lại quá khứ, không diễn lại quá khứ bằng sự bình thường, bằng những điều mong đợi, mà họ đã bay qua, vượt lên, nhảy qua giới hạn của sự bình thường để để lại người đời một tuyệt tác, mà sự sáng tạo gây rung cảm đòi hỏi quá nhiều từ kịch bản, nghệ sĩ, dàn dựng, âm thanh, ánh sáng, kết hợp quá nhiều yếu tố khác biệt từ nghệ thuật điện ảnh đến nghệ thuật âm nhạc và sân khấu…


 


Ngay cả chất hùng tráng, chất hiên ngang kiêu hùng trong mất mát đau thương cũng được chú ý đặc biệt trong ca khúc mở đầu này. Cả trung đội những chàng trai trẻ hiên ngang trong quân phục, cầm M16, và xung trận trong tư thế hiên ngang và nhà nghề cũng là điều đáng lưu ý. Những gương mặt trẻ này tạo ra một sự liên tưởng gần gũi hơn về nhưng chàng trai, những người yêu, những con cháu của chúng ta trong vòng lữa đạn ngày nào,…


 


Họ là biểu tượng lính ngày nào, là biểu tượng của quân đội ngày nào, là biểu tượng của người thân ngày nào của chúng ta,…


 


Với chương mở đầu theo bi kịch, nhưng không bi lụy, đau khổ nhưng oai hùng, chết nhưng sống mãi, ngã gục nhưng hiên ngang, chiến bại nhưng tự hào,… Bài ouverture đó mang chất bi hùng kịch vào tác phẩm, tạo ra một tâm lý bi ai nhưng hùng tráng mà chúng ta thường bắt gặp trong kịch nghệ thế giới, đặc biệt là kịch nghệ Hy Lạp cổ đại.


 


Và có thể nói rằng chỉ cần tác phẩm này thôi, người xem cũng đã hài lòng về cuốn video 50 Trần Thiện Thanh rồi. Tuy vậy, di sản âm nhạc Trần Thiện Thanh không chỉ như thế.


 


Trước khi đi sâu vào thế giới âm nhạc Trần Thiện Thanh, ở phần 2 của cuốn video âm nhạc 2 tập này, trung tâm Asia cũng dựng nên một climax khác, tạo cho cả cuốn video một “dual climax” (cao điểm kép) qua việc dàn dựng ca khúc Người Ở Lại Charlie với phần trình diễn của Lâm Nhật Tiến và Lâm Thúy Vân."


 


Ca sĩ diễn viên Lâm Thúy Vân trong Người Ở Lại Charlie thể hiện sự đau khổ chiều sâu, nội tại, tan nát cõi lòng khi đón nhận hung tin từ chiến trận. Hình ảnh báo tử và trao cờ mang tính chất nghi lễ Tây phương, khiến cho tôi không chỉ tưởng nhớ đến sự hy sinh của những chàng trai trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tại quê mình mà bỗng dưng nó như một gạch nối tâm lý khiến tôi nghĩ đến những chiến sĩ trẻ Việt Nam hy sinh trên các chiến trường khác như Iraq, Kuwait hoặc Afghanistan chẳng hạn.


 


Tuy tác phẩm Người Ở Lại Charlie không tạo ra cao điểm kịch tính tột độ như tác phẩm Anh Không Chết Đâu Anh, nhưng nó tạo ra một điểm cao tâm lý khác, khiến chúng ta có thể có một cái nhìn, cái tâm lý xúc động và rung cảm về hình ảnh chiến tranh Việt Nam mà trong đó sự oai hùng của người lính miền Nam trong lữa đạn và sự đau đớn của người mẹ, người vợ bất hạnh khi nghe tin chồng, hay lúc biết tin con gục ngã…


 


Nhiều người nhìn cảnh này mà không ngăn nổi giọt ngắn, giọt dài trong khoé mắt khi trước mắt họ tái hiện bi kịch mà họ từng chứng kiến, từng trãi qua trên quê hương hơn 3 thập niên trước. Sân khấu và cuộc đời hoà trộn vào nhau. Cuộc đời trên sân khấu và ngược lại.


 


31 năm mất nước, 31 năm lưu vong, 31 năm hy vọng vào tương lai,… như vẫn còn đậm nét, còn hằn sâu trong tâm tưởng của chúng ta.


 


Hai ca khúc này, hai nhạc cảnh này được dàn dựng quy mô, có kịch bản hay, đã đủ tạo ra chủ đề của tác phẩm và chắc các bạn không ngạc nhiên khi thấy hai ca sĩ Thanh Lan và Lâm Thúy Vân được chọn làm vai chính cho hai tiết mục đặc biệt này, vì dẫu sao họ cũng là những diễn viên xuất sắc trong các tác phẩm điện ảnh trước 75 (Thanh Lan) hay sau này như Lâm Thúy Vân trong Cơn Mưa Hạ.


 


Trên đây chỉ là hai nhạc cảnh chính trong cuốn DVD Asia#50 với chủ đề Trần Thiện Thanh. Ngoài ra, còn biết bao tiết mục khác ít nhiều cũng được dàn dựng khá chu đáo trong suốt 25 ca khúc.


 


Không chỉ thi sĩ Linh Vũ mà nhiều bạn bè kể lại cho tôi là họ đã ngồi đồng liên tục nhiều giờ, xem liên tiếp cho đến hết, và không thể dừng lại nửa chừng để hôm sau coi tiếp. Sự hấp dẫn, sự thu hút của DVD này thật mạnh.


 


Trung tâm Asiađang tạo ra một đường đi đầy sáng tạo và thách thức trong nghệ thuật: Đưa nghệ thuật điện ảnh và kịch nghệ vào âm nhạc. Có thể nói rằng sự thành công này cũng nhờ khá nhiều vào kỹ thuật quay phim, âm thanh, ánh sáng của các nhà nghệ thuật điện ảnh của Hollywood. Tuy tốn kém, nhưng thật giá trị.""Thế giới âm nhạc Trần Thiện Thanh: Quá đa dạng, quá phong phú…


 


Bên cạnh những tác phẩm được dàn dựng quy mô nói trên, âm nhạc Trần Thiện Thanh còn nhiều ca khúc về Lính đến nỗi mà khó thể nào nhớ hết. Trong cuốn DVD 50 với chủ đề Trần Thiện Thanh, chúng ta có thể nghe thêm một số ca khúc khác mang chủ đề lính và chiến tranh như Rừng Lá Thấp, Tâm Sự Người Lính Trẻ (Chế Linh – Phương Vũ), Tình Thư Của Lính (Trish – Asia 4), Người Yêu Của Lính (Ngọc Minh – Doanh Doanh), Goá Phụ Ngây Thơ (Diễm Liên – Minh Thông),…


 


Nhạc của Trần Thiện Thanh là nhạc lính, thế nhưng, nếu chỉ như thế, thì không nói hết về giá trị âm nhạc của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.


 


Âm nhạc Trần Thiện Thanh có thể nói là âm nhạc về con người, trong đó có con người trong chiến tranh, trong lữa đạn, trong cuộc chiến hùng tráng bảo vệ tự do cho miền Nam, nhưng cũng vì yếu tố con người đó, mà chúng ta có thể thấy nơi di sản âm nhạc của anh những bài tình ca thật hay khác như Lâu Đài Tình Ái (Anh Khoa – Delena), Khi Người Yêu Tôi Khóc (Ngọc Hạ – Nguyên Khang), Biển Mặn (Nhật Trường – Đặng Thế Luân), Chiều Trên Phá Tam Giang (Lê Uyên – Thiên Kim), Tình Đầu Tình Cuối (Don Hồ), Không Bao Giờ Ngăn Cách – Mùa Đông Của Anh (Kim Anh – Tuấn Vũ), Hoa Biển (Khải Tuấn – Dạ Nhật Yến), Tạ Từ Trong Đêm, Từ Đó Em Buồn (Phương Dung – Băng Tâm),…


 


Kho tàng âm nhạc, nhạc tình, của Trần Thiện Thanh phong phú đến nỗi mà có rất nhiều bài chúng ta hát, chúng ta yêu mà chúng ta không biết là nhạc của anh như nhạc sĩ trẻ Tuấn Khanh hay ca sĩ Y Phụng mới từ trong nước sang đã thố lộ.


 


Nhạc tình của anh phổ biến sâu và rộng trong dân chúng đến mức mà người trong nước hát, trình diễn, dù nhạc của anh bị cấm trình diễn và phát hành, chỉ bởi vì người ta yêu nhạc của Trần Thiện Thanh đến mức người ta không biết nó là của anh.


 


Nhạc của anh mang tính chất phổ thông, nó phổ biến, nó bàn bạc trong dân gian như dân ca, như ca dao,… Thiên tài của Trần Thiện Thanh là ở chỗ này: Âm nhạc của anh trở thành một phần đời sống của con người, và nhiều khi chính cái phần vô danh, cái phần không tên tuổi đó tạo nên cái to lớn, tầm cỡ, hay tính chất vĩ đại nơi anh, Trần Thiện Thanh.""Chúng tôi ngồi nghe Asia50, chủ đề Trần Thiện Thanh, và nhiều lần giật mình: Bài đó của Trần Thiện Thanh" Đúng vậy, nó là của anh, nhưng, nó đi vào đời nhiều lúc như dân ca,…


 


Nhạc của Trần Thiện Thanh vượt qua thời chiến tranh mà bước vào tình ca con người thời chiến, tình yêu, cuộc đời,… và chính vì thế, dù cuộc chiến đã kết thúc 31 năm rồi, nhưng âm nhạc của anh vẫn được hâm mộ nồng nàn, vẫn được mọi thế hệ ca hát, lắng nghe, yêu mến và trân trọng. Nào là Cho Anh Xin Số Nhà (Cardin – Thùy Hương), Tình Có Như Không (Mai Lệ Huyền – Ánh Minh),… là một vài bài trong số những tác phẩm như thế.


 


Chắc bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy một lực lượng ca sĩ trẻ hùng hậu như Trish Thùy Trang, Cardin, Dạ Nhật Yến, Diễm Liên, Ánh Minh, Thùy Hương, Nguyên Khang, Khải Tuấn, Minh Thông, Châu Tuấn, Ngọc Hạ, Thái Doanh Doanh,… trình diễn các ca khúc của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh một cách xuất sắc và sinh động. Ca sĩ trẻ, thế giới trẻ vẫn rất gần gủi với âm nhạc của anh. Qua đó, chúng ta thấy rằng nhạc của Trần Thiện Thanh không chỉ là tình ca thời chiến ngày nào, mà còn là âm nhạc của thế hệ cho hôm nay và ngày mai.


 


Phần hòa âm góp phần rất đáng kể tạo ra nét trẻ trung và thời thượng của âm nhạc Trần Thiện Thanh. Bạn hãy nghe qua các ca khúc do Trish Thùy Trang, Ánh Minh, Thùy Hương, Dạ Nhật Yến,… trình diễn thì bạn sẽ nhận ra điều đó.


 


Qua Asia 50 chủ đề Trần Thiện Thanh, chúng tôi mới có dịp chiêm ngưỡng nét đa tài, đa dạng (kể cả đa tình), tính chất vượt thời gian, tính chất lịch sử, tính chất phổ thông,… của âm nhạc Trần Thiện Thanh, mà có lẽ nhiều người trước đây chưa hình dung hết.


 


Trung tâm Asiaqua DVD 50 chỉ mới thực hiện một phần tiêu biểu trong di sản âm nhạc Trần Thiện Thanh mà thôi.


 


Tôi không ngại ngùng khi nói rằng nhạc sĩ Trần Thiện Thanh là một nhạc sĩ thiên tài đất Việt, mà cái chất thiên tài này được thể hiện khá rõ qua cuốn Asia 50, và qua sự đánh giá của nhiều nghệ sĩ cùng thời với anh, nhất là sau khi anh đã qua đời, sau khi những chuyện đời thường trở thành quá khứ.


 


Cám ơn anh đã đến đất này. Cám ơn anh đã là người Việt và cám ơn anh đã sáng tác và ca hát. Anh đã ra đi, nhưng chính anh (ca sĩ Nhật Trường, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh) cũng như anh Đương, anh Bảo… vẫn còn đó với mỗi chúng ta, vì họ không bao giờ chết, mà họ chỉ vừa bỏ “cuộc chơi” mà thôi...


 


Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết ca khúc này đâu phải cho anh Đương, anh Bảo,... mà còn cho chính anh và cho những ai gắn liền cuộc đời của mình với vận nước, với non sông và với đồng bào mình.


 


Ánh mắt trẻ thơ… trước di sản cha ông…


 


Trong phần cuối cùng của tác phẩm, chúng ta nghe phần tâm sự của nữ ca sĩ Mỹ Lan – người vợ cuối đời của anh – và trong lúc Mỹ Lan tâm sự, chúng ta thấy bỗng có sự xuất hiện ngơ ngác của đứa con mới vài tuổi của anh – cháu Trần Thiện Thanh Chí. Cháu đội chiếc mũ Nhảy Dù màu đỏ bước ra sân khấu, nhìn khán gỉa đông đảo khóc khi nghe nhạc của bố mình, nhìn ca sĩ trình diễn nhạc của cha mình, và cháu ngơ ngác với đôi mắt tròn vo,…


 


Nhìn cháu trên sân khấu, tôi bỗng dưng bị cuốn hút bởi ánh mắt xoe tròn của trẻ thơ.


 


Có thể cháu sẽ bước vào đời với niềm tự hào về di sản của cha để lại, di sản âm nhạc, di sản lịch sử, di sản ngưỡng mộ của công chúng đối với tấm lòng và thiên tài của cha, những điều mà người cha quê Phan Thiết đã để lại cho dân tộc, quê hương, cho người thân và cho con cháu. Và cũng có thể cháu sẽ phải mang một trách nhiệm lớn trên vai là làm sao bảo tồn và phát huy cái di sản vô giá đó.Vâng, đây mới là một di sản vô giá, chứ không phải là những thứ khác như tiền tác quyền, căn nhà, chiếc xe, tiền trong nhà băng,… Di sản âm nhạc và sự yêu mến của người đời đối với ca nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sẽ làm cháu ngẫng đầu lên bước vào cuộc sống, sẽ làm hành trang cho cháu vào đời, sẽ là niềm vui bất tận cho cả đời cháu, và cũng là trách nhiệm tinh thần của cháu trong hành trình bước vào tương lai…


 


Hình ảnh của cháu cũng có thể tiêu biểu, biểu tượng cho một thế hệ trẻ đối với thế hệ cha anh, thế hệ đi trước. Ông cha mình đã trao lại cho thế hệ trẻ một di sản khổng lồ chứ không phải là “…gia tài của Mẹ để lại cho con, gia tài của Mẹ là nước Việt buồn”. Máu, thân xác, cuộc đời son trẻ, tinh hoa dân tộc đã gục ngã trên chiến trường, trong lữa đạn vì tự do, vì yên bình cho miền Nam,…Có bao giờ chúng ta nghĩ rằng chúng ta còn nợ cha ông: máu, nước mắt, và tình yêu" Cuốn DVD Asia 50 chủ đề Trần Thiện Thanh trong chừng mực khiêm tốn nào đó còn là lời nhắc nhỡ đối với con cháu sinh thành nơi hải ngoại về sự hy sinh vô cùng to lớn của một thế hệ và về một nhiệm vụ chưa hoàn thành của một thế hệ mà tấm lòng tri ân và ý thức tiếp nối vẫn còn như réo gọi quanh đây. Nhạc sĩ Nam Lộc kể lại cho tôi nghe câu chuyện như sau mà anh nghe lại từ bà Hạnh Nhơn – hiện là Hội trưởng Hội HO – Thương Phế Binh – Quả Phụ VNCH ở Nam Cali: Một người đàn ông lớn tuổi đưa cháu nội đi xem đại nhạc hội thu hình cho cuốn DVD Trần Thiện Thanh. Khi xem những thước phim chiếu trận đánh quyết tử trên đồi Charlie, ông ta rơi nước mắt. Đứa cháu hỏi: Vì sao ông nội khóc" Ông trả lời: Ông đã từng tham chiến trong trận này và biết bao bạn bè của ông đã vĩnh viễn ra đi ở đó,… Đứa cháu lau nước mắt cho ông… và khoảng cách tuổi tác, thời gian, không gian như tan biến, vì trong thời điểm đó không khí xúc cảm bao trùm lên cả rạp, từ sân khấu xuống hàng ghế khán giả, và bây giờ từ cuốn DVD đến người xem khắp nơi… Tôi có cảm tưởng trung tâm Asiavừa thay mặt người sĩ quan già trao lại cho đứa cháu nội cái “…gia tài của cha là một nước Việt hùng”…


 


Cuốn Asia 50 chủ đề Trần Thiện Thanh kết thúc, tôi vẫn ngồi đó, suy tư… Ánh sáng bên ngoài đã lên cao. Trời đã sáng, tôi phải đi làm, và điều tôi muốn nói cuối cùng là cám ơn nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, cám ơn trung tâm Asiađã để lại cho đời những tác phẩm tuyệt vời, những tác phẩm sẽ không bao giờ chết….

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
QUẬN CAM (VB-Phan Tấn Hải/Nguyễn Thanh Huy) – Cư dân Việt tại Quận Cam đã đón Tết Giáp Thìn 2024 tưng bừng, đông như chưa bao giờ đông như thế. Đường phố trong khu vực Little Saigon liên tục kẹt xe từ một tuần trước giao thừa, như dường người Việt từ khắp thế giới rủ nhau tới Quận Cam mừng Tết 2024. Khí hậu thời tiết cũng chiều lòng người: một tuần trước Tết Nguyên Đán là mưa xối xả, và 3 ngày trước giao thừa là nắng ấm suốt ngày: may mắn, Diễn Hành Tết ngày mùng một, và cả 2 Hội Tết trong các ngày Thứ Bảy 10/2 (mùng một) và Chủ Nhật 11/2/2024 (mùng hai) đều thành công vang dội...
Trong buổi họp báo 8 tháng 2 2024 của EMS, một số ứng cử viên quan trọng cho chức vụ thượng nghị sĩ liên bang đại diện California có dịp trình bày thông điệp bầu cử của mình.
Bên cạnh công việc chính trên hãng, mỗi cuối tuần tôi thêm nghề “gõ đầu trẻ”, trở thành cô giáo của trường Việt Ngữ Suối Mở ở thành phố Offenbach, gần thành phố Frankfurt, Đức. Trường do Hội Văn Hóa Việt Nam 2000 thành lập năm 2000. Thật là một tình cờ lý thú, tách tên Offenbach thành hai phần, theo nghĩa tiếng Đức: Offen là mở, Bach là suối. Thế là trường Việt Ngữ được kèm theo chữ Suối Mở. Bên dòng suối tươi mát, có ngôi trường mở rộng cánh cửa đón tiếp những người đến với nhau trong tình thân ái, những người yêu ngôn ngữ Việt, yêu văn hóa Việt...
Từ trong cánh gà trên sân khấu của ngôi chùa lớn ở Montreal, hai con lân vàng và đỏ đang vươn mình dài, lấy đà nhẩy lên thật cao để với chiếc gói đỏ, món tiền thưởng lên đến cả ngàn dollars canadiens, do những nhà hảo tâm cúng dường cho nhà chùa, được treo trên một cây tre cao như một thách thức, xem đội lân nào sẽ cuỗm được món tiền ấy; rốt cuộc thì bất kể đội nào thắng, số tiền thưởng ấy cũng sẽ được trao cho nhà chùa, đây chỉ là một trong những màn đột phá ngoạn mục thu hút sự tham gia đông đảo của những người đi chùa, ngoài ra cũng là màn văn nghệ đặc sắc cho những kẻ thích cá độ hơn thua thử vận vào ngày đầu năm...
Lễ Niệm Hương khai mạc Hội Chợ Tết Sinh Viên tại Orange County, California ngày Thứ Bảy, 10 tháng 2 năm 2024, tức ngày Mồng Một Tết năm Giáp Thìn..
Thiền Viện Sùng Nghiêm vào trưa hôm Thứ Sáu ngày 9/2/2024 đã có buổi họp mặt nhỏ để chung sức sửa soạn giao thừa, đón Tết nguyên đán. Trong ngày cuối năm để chuẩn bị dọn sạch thân tâm để bước qua một năm rất mới, Dân biểu tiểu bang Trí Tạ đã ghé thăm để có lời chúc Tết công đồng.
Những ngày giáp Tết, Việt Báo hân hạnh tiếp đón Thượng nghị sĩ Thomas Umberg và Dân biểu Lou Correa trong một buổi viếng thăm ngắn nhưng đầy thân tình. Trong dịp này Thượng nghị sĩ Thomas Umberg có vài lời chúc Tết nguyên văn như sau: “Chúc Mừng Năm Mới! Cảm ơn các bạn đã cho tôi cơ hội trở lại Little Saigon để hòa nhập vào cộng động người Việt đầy sinh động và luôn hướng về đất mẹ Việt Nam của các bạn. Thật là vinh dự cho tôi được chia sẻ với các bạn về công việc của tôi tại Thượng viện Tiểu bang về các vấn đề như giáo dục, sự an toàn công cộng, an sinh xã hội và nhiều vấn đề khác. Thay mặt Thượng viện Tiểu bang California, xin chúc các bạn và toàn thể quý vị một năm mới nhiều hạnh phúc, an khang và thịnh vượng.”
Ở tuổi 90, Tết đến Xuân về suy gẫm bài kệ “CáoTật Thị Chúng ”của thiền sư Mãn Giác qua bản dịch của Hòa Thượng Thích Quảng Độ tôi thấy thấm thía vô cùng về triết lý nhân sinh. Chúng ta thường vui khi Xuân về hoa nở, buồn khi Đông đến tuyết lạnh rơi rơi. Nhưng quên rằng Đông là mùa ẩn tàng sức sống cho một ngày Xuân bừng dậy: “Nếu chẳng một phen sương lạnh buốt, hoa mai đâu đến ngát mùi hương”. 90 năm trong cuộc đời thăng trầm chìm nổi, gân xương mòn mỏi, cảm thương cho những ai vẫn mong đợi một điều không thật đó là trẻ mãi không già, sống hoài không chết. Già bệnh không hẹn với ai vẫn mà cứ đến, từ đó bao ưu bi, khổ não kết hợp gió bụi thời gian làm cho chúng ta da nhăn, tóc bạc thuận chiều theo triết lý duyên sinh.
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị một Năm Giáp Thìn thật hên và thật thịnh vượng! Biếu Tặng Tết Giáp Thìn $300,000. Bao Lì Xì Hot Seat Bài Bàn.
Vào ngày 1 tháng 2 năm 2024, Asian Smokers' Quitline (ASQ) Trung Tâm Cai Thuốc Lá Dành Cho Người Việt (1-800-778-8440) bắt đầu tiến đến năm Giáp Thìn với một ý tưởng hào hứng nhằm khuyến khích lối sống lành mạnh hơn trong cộng đồng của chúng ta. Trong tinh thần chào đón những khởi đầu mới, ASQ Trung Tâm Cai Thuốc Lá Dành Cho Người Việt vui mừng báo tin về một chương trình quà tặng đặc biệt dành cho những người hút thuốc lá, thuốc lá điện tử, hay dùng các loại thuốc lá khác, và luôn cả những ai muốn giúp người thân của mình cai, nếu hội đủ điều kiện.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.