Hôm nay,  

Đòi Hỏi Dân Chủ Cho Việt Nam - Đức Hà, Vietusa News

22/04/200600:00:00(Xem: 1719)


Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi (thứ hai từ trái) đại diện hải ngoại Phong Trào Dân Chủ Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


“Những người dân chủ Việt Nam với tất cả lòng thành và niềm tin tuyệt đối vào trí tuệ, tài năng và tiền đồ của dân tộc nhất tề lên tiếng kêu gọi mọi thành viên của dân tộc hãy can đảm và tự tin, sát vai nhau, cùng mạnh chân dấn bước trên con đường dân chủ hóa đất nước.”


 


Vào lúc người Việt hải ngoại chuẩn bị đánh dấu lấn thứ 31 ngày Quốc Hận 30 tháng Tư thì những biến chuyển dồn dập từ trong nước ra đến hải ngoại được thông tin rộng rãi trên báo và trên mạng đã làm người Việt quan tâm đến đất nước không khỏi nức lòng chờ đợi thời cơ mới đưa đất nước ra khỏi độc tài đảng trị và đến phú cường thịnh vượng. Khát vọng mà người Việt đang chờ đợi là tự do dân chủ cho đất nước. Vì vậy cùng với Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam của 118 nhà đấu tranh ở trong nước, bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, đại diện Phòng Trào Dân Chủ Việt Nam tại hải ngoại cũng chính thức công bố bản Tuyên Ngôn Dân Chủ trong buổi ra mắt tại Milpitas, cuối tuần qua.


 


“Những người dân chủ Việt Nam với tất cả lòng thành và niềm tin tuyệt đối vào trí tuệ, tài năng và tiền đồ của dân tộc nhất tề lên tiếng kêu gọi mọi thành viên của dân tộc hãy can đảm và tự tin, sát vai nhau, cùng mạnh chân dấn bước trên con đường dân chủ hóa đất nước.”


 


Trong bản tuyên ngôn dài gần 3,000 chữ, bằng giọng đọc hùng hồn, bị cắt khoãng bằng những tràng vỗ tay vang động, bác sĩ Ngãi nhấn mạnh rằng phong trào không phải là một đảng phái chính trị và lực lượng dân chủ đứng phía sau bao gồm trên 90% của toàn thể 85 triệu dân Việt trong và ngoài nước đang cùng nhau đấu tranh cho sự nghiệp đất nước. Và để thực hiện mục tiêu dân chủ, ông đề nghị “tổ chức tuyển cử tự do công bằng có quốc tế giám sát.”


 


Đấu tranh đòi dân chủ tự do, công bằng xã hội cùng các quyền tối thiểu cho con người để đưa đất nước ra khỏi nghèo nàn tụt hậu là mục tiêu chung của toàn thể người yêu nước trên toàn thế giới. Tuy nhiên vào thời buổi toàn cầu hóa hiện nay, các nước thuộc thế giới thứ ba muốn thực hiện thành công mục tiêu tối thượng đó - cho dù lòng người có quyết tâm đến bao cũng phải tùy thuộc đến yếu tố bên ngoài tức sự hậu thuẫn của các cường quốc kinh tế, quân sự hay các thế lực tôn giáo …


 


Và câu hỏi đặt ra là liệu các thế lực bên ngoài có sẵn sàng hậu thuẫn một đổi thay toàn diện tại Việt Namvào lúc này và liệu đảng CSVN có chấp nhận đổi mới một lần nữa.


 


Ý dân


 


Với tình trạng tham nhũng có hệ thống và đều khắp trong mọi cấp đảng, người dân thuộc mọi thành phần kể cả các cựu thủ tướng, tổng bí thư đều công khai bảy tỏ nỗi bức xúc của mình về vận mệnh của đất nước. Những lời chỉ trích, góp ý, phê bình được đăng tải liên tục trên báo in và báo điện tử cho dù hệ thống báo chí trong nước hoàn toàn do nhà nước kiểm soát sau khi phát giác vụ bán độ bóng đá có liên hệ đến tham nhũng bạc triệu tại một cơ quan chính phủ. Chưa bao giờ các đảng viên nắm giữ các chức vụ cao trong chính quyền nhà nước lại được báo chí phơi bày từng chi tiết từ ăn chơi bài bạc đến móc ngoặc, từ chạy án đến ăn cắp của công. Sự thay đổi trong cách đưa tin của truyền thông trong nước khiến hãng tin Reuters phải ngạc nhiên và càng bất ngờ hơn nữa khi chính phóng viên của báo Tuổi Trẻ xác nhận rằng “không có giới hạn trong việc đưa tin.” Trong quá khứ báo chí chỉ tường thuật những thông tin bài bản và nhàm chán về thi đua, thành tích, hội thảo thành công…


 


Thêm vào đó, các nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng càng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ hơn bao giờ. Ngày 15 tháng Tư vừa qua, Linh Mục Chân Tín, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế còn cho phát hành không giấy phép tờ Tự Do Ngôn Luận nhằm “góp phần tháo gỡ guồng máy độc tài và khai thông con đường tự do dân chủ cho đất nước,” theo lời mở đầu.


 


Trước đó vào ngày 8 tháng Tư, 118 nhà đấu tranh dân chủ “đại diện cho hàng trăm nhà đấu tranh dân chủ ở quốc nội và tất cả mọi người dân đang khao khát một nền dân chủ chân chính cho quê hương Việt Nam” đã đồng ký tên và cho công bố bản Tuyên Ngôn Tư Do Dân Chủ cho Việt Nam. Và Chủ nhựt vừa qua, trước hơn 300 chính  khách và truyền thông Việt ngữ, bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi chính thức loan báo bản Tuyên Ngôn Dân Chủ.


 


Với ý dân ngùn ngụt dâng lên từ mọi phía khiến người ta có cảm tưởng như cuộc cách mạng nhung sắp bắt đầu thì giáo sư Nguyễn Văn Canh tỏ vẻ hoài nghi:


 


“Tôi không nghĩ có tác động bao nhiêu, vì mới chỉ là bước đầu.”


 


Trong cuộc phỏng vấn với VietUSA News, ông Canh cho rằng bộ máy công an, quân đội sẽ tích cực bảo vệ đảng trong lúc đảng lại chịu quá nhiều áp lực từ phía Trung Quốc nên sẽ chẳng có biến đổi nào thực sự cho dù có những đóng góp đòi tích cực cải tổ từ nhân dân.


 


“Có thối lui chút đỉnh nhưng những ‘thừa sai’ cho quan thầy sẽ vẫn tiếp tục chính sách cầm quyền khắt khe.”


 


Ông kết luận rằng chỉ có “giải thể toàn bộ chế độ,” mới có được dân chủ tự do thực sự.


 


Thế lực bên ngoài


 


Hoạch định chính sách cho 5 năm tới, Việt Namsẽ phải khéo léo cân bằng mối quan hệ với hai cường quốc, Trung Quốc ở sát cạnh và Hoa Kỳ, bên kia đại dương nhưng quyền lợi lại trải dài khắp vùng ven Thái Bình Dương, các nhà phân tích cho biết.


 


Bản tin của AFP nhấn mạnh rằng VN sẽ tiếp tục nương tựa và rập khuôn Trung Quốc tức xiết chặt về chính trị nhưng cởi mở về kinh tế. Trong cùng lúc để có thể hòa nhập vào thị trường thế giới, VN lại phải tùy thuộc vào Hoa Kỳ.


 


“Quan điểm bảo thủ trong đảng không mấy tin tưởng vào Phương Tây nhưng thị trường Mỹ béo bở là điều Việt Nam không thể bỏ qua,” phát biểu của chuyên gia Carl Thayer, thuộc học viện Quốc Phòng Autralia.


 


Nhiều chỉ dấu cho thấy Hoa Kỳ muốn có ảnh hưởng tại vùng Đông Nam Á trước sức phát triển và bành trướng của Trung Quốc và Việt Nam là nơi mà Hoa Kỳ muốn nhắm tới kể từ khi vạch ra lộ trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước cựu thù từ năm 1991.


 


Do thành tích nhân quyền tệ hại Bộ Ngoại Giao Mỹ đã liệt kê VN vào danh sách những quốc gia phải được quan tâm đặc biệt - Country of Particular Concern, trong hai năm liền 2004 và 2005, nhưng giờ đây lại nói rằng có thể đổi ý.


 


“Mọi chuyện đang chuyển biến tốt. Chúng ta thấy ngày càng có thêm tiến bộ, chứ không giảm đi, do đó tôi khó mà khuyến cáo trừng phạt,” nhận xét của Đại Sứ Mỹ Michael Marine từ Hà Nội.


 


Mới đây nhứt ông cho biết Việt Nam có những tiến bộ trong việc thực thi nhân quyền và tự do tôn giáo và điều này có thể dẫn đến việc Hoa Kỳ gạch bỏ VN ra khỏi danh sách CPC.


 


“Hoa Kỳ đang cứu xét các điều kiện theo đó có thể bãi bỏ CPC. Tôi nghĩ rằng đó là điều khả thi nếu một số chỉ dấu diễn ra, nhưng hiện chưa có một quyết định nào,” bản tin của AFP tường thuật.


 


Nếu VN không còn trong danh sách CPC, Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ dễ dàng cho VN được hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn – Permanent Normal Trade Relations, bước cuối cùng của tiến trình bình thường hóa hoàn toàn quan hệ Việt - Mỹ.


 


Và với quy chế PNTR, Việt Namsẽ dễ dàng tham gia tổ chức thương mại quốc tế WTO.


 


Hồi tháng Ba năm nay, ông Marine phát biểu rằng “việc VN tham gia WTO đang trong tầm tay” và các quan sát viên cho rằng sẽ diễn ra trước khi Tổng Thống Bush đến VN vào tháng 11 năm nay, nhân chuyến đi hội nghị thượng đỉnh khối APEC.


 


Mới đây nhứt Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ, Dennis Haster, trong chuyến đi thăm VN đã cho hay “về lâu về dài để Việt Nam gia nhập WTO, có nhiều lợi ích hơn các quan tâm về tự do tôn giáo nhân quyền,” cho dù trước đó một nghị quyết của Hạ Viện Mỹ đã kêu gọi VN trả tự do cho nhà hoạt động Phạm Hồng Sơn bị bắt năm 2002 vì tội dịch bài viết “Dân chủ là gì"” lấy từ một trang web.


 


Vào ngày thứ Ba 18 tháng Tư vừa qua, hai bản báo cáo của ông Phan Diễn, thuộc Ban Bí Thư Trung Ương Đảng và của ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư đảng CSVN cho thấy Việt Nam vẫn “kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, kiên định tư tưởng Hồ Chí Minh,” vẫn quyết tâm xây dựng đất nước theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.


 


“Cơ bản thì vẫn thế, chẳng thay đổi, chẳng có bước ngoặt, cũng chẳng đổi mới toàn diện,” cựu đảng viên Bùi Tín, trả lời phỏng vấn của đài RFI.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.