Hôm nay,  

Ls Trần Thái Văn Đi Bắc Cali Vận Động Tranh Cử Dân Biểu

27/03/200300:00:00(Xem: 4920)
San Jose (Hạnh Dương) -- Vào lúc 01:30 giờ chiều Chủ Nhật 23-3-2003 vừa qua tại Thánh đường Tự Do trên đường Quimby, San Jose, khoảng 300 nhân sĩ, đại diện các tổ chức Cộng Đồng VN tại Bắc Cali, các Hội Đoàn và đại diện giới truyền thông, báo chí bắc Cali đã họp mặt chào đón Luật sư Trần Thái Văn, Nghị viên kiêm Phó Thị Trưởng thành phố Garden Grove; Luật sư Nguyễn Quốc Lân, Ủy viên Hội Đồng Giáo Dục học khu Garden Grove; và Nghị viên Andy Quách của thành phố Westminster, California.
Ls Trần Thái Văn đến thăm cộng đồng người Việt tỵ nạn và báo chí, truyền thông bắc Cali để công bố quyết định của ông sẽ ra tranh cử vào chức vụ Dân Biểu tiểu bang California. Ls Nguyễn Quốc Lân tường trình về những khó khăn trong thời gian qua khi cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Nam Cali tranh đấu một quyền lợi nào đó với chính quyền Hoa Kỳ đều gần như bị bỏ qua. Nhưng kể từ khi thế hệ trẻ Việt Nam có tiếng nói trong chính giới Hoa Kỳ thì mọi điều đã được thay đổi. Các vị dân cử nầy, gồm Nghị viên kiêm Phó Thị Trưởng Trần Thái Văn, Nghị viên Andy Quách đã dùng lá phiếu cũng như tiếng nói của mình trong chính trường Hoa Kỳ để vận động thành công các định chế, luật, quyết định giúp phát triển cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Nam Cali, cũng như đánh bại ảnh hưởng của Cộng Sản. Mới nay nhất là sự thành công rực rỡ trong việc vận động Hội Đồng Thành Phố Westminster chấp thuận công nhận lá Quốc Kỳ VNCH màu vàng 3 sọc đỏ là lá cờ duy nhất đại diện người Việt Nam để được treo nơi công cộng tại Nam Cali. Điều nầy đã làm cho chính quyền CSVN cay đắng.
Ba vị dân cử từ Nam Cali đến cũng đã long trọng trao cho đại diện các Hội Đoàn và Cộng Đồng người Việt bắc Cali bản sao Nghị quyết 3700 của Hội đồng Thành phố Westminster cho phép treo cờ VNCH tại quận Cam. Nghị viên Andy Quách là tác giả của Nghị quyết nầy cho biết vào ngày Quốc Hận 30-4-2003 sắp tới, cờ VNCHsẽ tung bay suốt 21 ngày (10 ngày trước và 10 ngày sau ngày quốc hận 30-4) tại trụ sở của quận Cam. Bộ Ngoại giao CSVN đã gởi thư phản đối đến Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nhưng đã bị từ chối rằng Nghị quyết đã được thông qua và thành phố có quyền riêng mà Liêng Bang không can thiệp được. Muốn thành công như ngày hôm nay, điều quan trọng là phải có nhiều tuổi trẻ Việt Nam đắc cử vào các chức vụ trong chính giới Hoa Kỳ. Điều nầy đòi hỏi bà con đồng hương phải ý thức đi bỏ phiếu đông đủ để chọn giới trẻ Việt Nam. Ls Trần Thái Văn sẽ ra tranh cử chức vụ Dân Biểu bang California trong thời gian tới và các đại diện cộng đồng, hội đoàn và báo chí, truyền thông bắc Cali nhất loạt hỗ trợ cho Ls Trần Thái Văn để cộng đồng Việt Nam tại California phải có người đại diện xứng đáng trong Quốc Hội Hoa Kỳ. Được biết Ls Trần Thái Văn theo gia đình vượt biên đến Hoa Kỳ khi ông vừa 10 tuổi. Ông đắc cử với số phiếu cao nhất vào Hội đồng Thành phố Garden Grove tháng 11 năm 2000 trong nhiệm kỳ 4 năm. Ông hiện giữ chức vụ Phó Thị Trưởng thành phố Garden Grove Nam Cali và là người Việt Nam đầu tiên giữ chức vụ dân cử cao nhất tại Hoa Kỳ.Ông cũng là Chủ Tịch cơ quan Gia Cư thành phố Garden Grove có 175,000 dân, đứng hàng thứ 18 trong số 479 thành phố, thị trấn của bang California. Cơ quan Gia cư do Ls Trần Thái Văn đảm trách có ngân khoản 20 triệu Mỹ kim nhằm phục vụ cho 2,000 gia đình có lợi tức thấp, trong đó có nhiều gia đình người Việt tỵ nạn.Ông vừa được bổ nhiệm vào Ủy ban Phát Triển Cộng Đồng, Kinh Tế và Gia cư của Hiệp Hội Các Chính Quyền Nam California chuyên lo phúc lợi cho 189 thành phố Nam Cali. Ls Trần Thái Văn có văn phòng Luật sư chuyên giúp đỡ bà con đồng hương tại Nam Cali và ông còn là Phụ tá Lập pháp cho Dân biểu Liên Bang Robert K. Dornan và Nghị sĩ Tiểu bang Ed Royce.
Trong một bài phát biểu đại diện các tổ chức công đồng và Hội Đoàn người Việt tỵ nạn bắc Cali nhân chào đón 3 vị dân cử từ Nam Cali, Cựu Đại tá Tư Lệnh Không Quân VNCH kiêm Nhà văn, nhà Bác học Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh đã nói rằng :" Tôi rất hân hạnh được Ban tổ chức mời nói đôi lời trong buổi ra mắt Cộng đồng và các cơ quan Truyền thông Bắc Cali của ba vị dân cử tuổi trẻ Việt Nam đã đến với chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta thường nghĩ đến một khoảng đời hai mươi lăm năm như là thời gian cho một thế hệ trẻ lớn lên và bước vào cuộc đời hoạt động. Khi chúng ta vào ngưỡng cửa thiên niên kỷ 2000 thì một phần tư thế kỷ cũng đã trôi qua kể từ ngày người Việt ào ạt rời nước ra đi. Một phần tư thế kỷ này cũng đã đưa lại cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại một thế hệ mới. Trong hai năm vừa qua đã có nhiều bài viết về sự hội nhập vào xã hội mới của khối người Việt di cư, ở mọi quốc gia trên thế giới, và đặc biệt ở Hoa Kỳ, và nhờ đó mà chúng ta biết được là giới trẻ Việt đã đạt được những thành tích xuất sắc trong mọi ngành. Nhưng có điều đáng tiếc là những tin thành công của người mình thường đến với chúng ta rất thưa thớt, và chỉ qua những bài báo tiếng Việt, phổ biến trong cộng đồng. Một đôi khi ta đọc được những tin tức này trên báo Mỹ hay được nhìn thấy trên những đài truyền hình. Cho đến nay những trường hợp như thế này cũng còn hiếm hoi và tôi nghĩ những người làm trong ngành truyền thông, nếu gặp dịp thì nên phổ biến nhanh chóng những tin tức thành công của thế hệ trẻ để gây phấn khởi trong lòng mọi người. Tôi lấy một thí dụ là một tin quan trọng trong năm 2002 là một bài viết của ký giả Robert Little của báo The Baltimore Sun về nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đã giúp cho Naval Surface Warfare Center ở Indian Head, Maryland chế tạo thành công bom nổ "nhiệt áp" (thermobaric) rất công hiệu để diêït trừ địch quân ẩn sâu trong lòng núi. Bài báo đã được dịch ra tiếng Việt và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Cùng một lúc hai bản tiếng Anh và tiếng Việt cũng được tung ra trên mạng lưới điện toán toàn cầu.
Từ mười năm nay, thế hệ thứ hai của những người Việt di cư đã bắt đầu đóng góp hữu hiệu vào đất nước này và những thành quả của các bạn phải được giới thiệu với mọi người, trước hết trên báo chí tiêùng Việt, và nếu có những trường hợp thật xuất sắc như với khoa học gia Dương Nguyệt Ánh thì chính người mình phải chuyển tin tới giới truyền thông Anh ngử mới phải. Những cộng đồng Á châu khác như cộng đồng Trung Hoa họ thường làm như thế để giới thiệu sự thành công của sắc dân họ trên toàn quốc. Cũng vì vậy mà tiếng nói của họ được chính quyền lắng nghe nhiều hơn so với các cộng đồng gốc Á châu khác. Tôi đã có dịp đi nhiều nơi và tiếp xúc với các bạn trẻ Việt, và tin tức thành công của các bạn ở đủ mọi ngành thật đã làm cho chúng ta thấy tự hào. Tháng 7 năm 2000, nhân dịp Đại Hội Võ Bị Hải Ngoại kỳ thứ 12 ở Orange County, California, đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu gồm có các con và cháu của những Cựu SVSQ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được chính thức giới thiệu ở đại hội và trên toàn cầu. Tôi có vinh dự được mời nói chuyện với các bạn và đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với một thế hệ đồng nhất mang dòng máu kiên cường và anh dũng của ông cha, những sinh viên đã theo tiếng gọi của non sông nhập ngũ để được huấn luyện thành những sĩ quan tài danh của đất nước. Gặp các bạn trẻ ở đại hội, các cháu trẻ thì còn đang theo học ở các đại học, các anh chị lớn hơn nay đã là những công dân lỗi lạc ở mọi ngành, là các bác sĩ, kỹ sư, luật gia hay ở trong thương trường, những cháu ở trong quân đội cả ba ngành hải, lục và không quân nếu mặc quân phục tới dự tôi đã nhìn thấy thấp thoáng những cấp hiệu thiếu tá hay đôi khi là trung tá, lòng tôi thấy rộn ràng một niềm vui khôn tả. Nhưng khi trở về, nói chuyện với những người bạn Hoa Kỳ, thì tôi lại thấy họ không biết nhiều về những đóng góp của người mình, không biết là con em mình đã lái những phi cơ phản lực siêu thanh, tham chiến ở vùng Vịnh cách đây hơn mười năm, và bây giờ chắc đại chúng Hoa Kỳ cũng không biết rằng hiện nay nhiều thanh niên Mỹ gốc Việt đang có mặt trong trận chiến ở Trung Đông với Iraq.

Cùng chung sống trên đất nước này, mà các người thuộc các sắc dân khác, và đặc biệt là khối đa số là những người da trắng, không biết nhiều về tầøm quan trọng của sự đóng góp của chúng ta là những người Mỹ gốc Việt vào xã hội Hoa Kỳ, chính là vì chúng ta chưa thực sự dấn thân hoạt động trong những lãnh vực và trong những địa bàn có liên hệ tới người bản xứ. Khi mà những hoạt động của chúng ta, những đóng góp của chúng ta, những quyết định của chúng ta không thực sự có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những người Hoa Kỳ nói chung, thì dù rằng cộng đồng Viêït Nam có được coi như là một cộng đồng thịnh vượng chăng nữa, chúng ta vẫn chỉ được nhìn như là những người di cư mới tới mà thôi.
Nhưng với lớp người trẻ dần dần đi vào những ngành luật pháp, chính trị và xã hội, nhiều người gốc Việt, cả phái nam lẫn phái nữ, đã được bổ nhiệm vào chức vụ thẩm phán, phụ tá pháp lý cho những dân biểu tiểu bang và liên bang, đã có những luật gia người Việt được tuyển làm việc ở văn phòng thẩm phán Tối Cao Pháp Viện. Người lỗi lạc nhất phải là tiến sĩ Đinh Phụng Việt, là giáo sư ở trường luật khoa danh tiếng của đại học Georgetown, và cách đây hai năm, khi mới ba mươi hai tuổi mà ông đã được Tổng Thống George W. Bush đề nghị với Quốc Hội Hoa Kỳ để được bổ nhiệm giữ chức vụ thứ trưởng Bộ Tư Pháp. Vào ngày 18 tháng 9, năm 2002, độc giả tiếng Anh có thể đọc được trên nhật báo Los Angeles Times bài viết của ký giả Eric Lichtblau nhiệt liệt ca tụng ông Đinh Việt là người đã dựa vào hiến pháp Hoa Kỳ để viết tài liệu cho Bộ Tư Pháp có thể chứng quyết và cho phép những cơ quan công quyền được những quyền hạn rộng rãi để lưu giữ và thẩm vấn những người tình nghi làm lũng đoạn nền an ninh quốc gia. Trong bài báo, tác giả đưa ra ý kiến là ông Đinh Việt có thể là người gốc Á châu đầu tiên sau này có thể được đề nghị vào trong Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Chúng ta có thể nói là giờ đây nếu người Mỹ khi đi phi cơ, có bớt lo âu hơn về nạn không tặc, khủng bố, chính là nhờ ở những bảng phân tách hiến pháp của thứ trưởng Đinh Việt đã giúp cho cơ quan FBI quyền hạn rộng rãi hơn để khám phá những tồ chức khủng bố đang hoạt động trên nội địa Hoa Kỳ. Trường hợp ông Đinh Việt chỉ là một thí dụ nổi bật nhất để quần chúng Hoa Kỳ biết đến chúng ta, nhưng nếu chỉ có một con én mà thôi thì đã không mang được lại cả một mùa xuân. Hoạt động của giới trẻ Việt, đóng góp vào xã hội này, khi xưa chủ yếu ở trong y khoa, hay ỡ trong ngành kỹ thuật cao, nay đã lan ra ở đủ mọi ngành và đã được những người bản xứ biết tới. Giờ đây nếu người dân theo dõi tin tức trận chiến với Iraq qua những màn ảnh truyền hình ở vùng Vịnh, thì chắc sẽ nhìn thấy khi đài loan tin địa phương, có những phóng viên trẻ, nam và nữ, mang tên là họ Vũ, họ Trần, họ Nguyễn ... nghe thật xa lạ, nhưng rồi đây sau khi quen thuộc, khán thính giả sẽ biết rằng đó là những tên họ Việt Nam, và những phóng viên truyền hình đó là nhửng người khi cách đây ít lâu đã theo cha mẹ tới giải đất này trong lúc còn tuổi ấu thơ.
Chính vì nay chúng ta có thể tự hào mà nói rằng, cả hai thế hệ, những người Việt Nam đi tiên phong trong cuộc di cư sang nước người, và thế hệ thứ hai, con em của chúng ta, đều đã có những đóng góp xứng đáng vào đất nước trú ngụ và được quần chúng Hoa Kỳ lưu ý tới và tỏ lòng tín nhiệm, mà cùng với thiên niên kỷ mới, cộng đồng người Việt đã bước sang giai đoạn mới, và chuyển hướng hành động. Người Việt di cư, nay đã là công dân Hoa Kỳ, chúng ta sẽ hoạt động để trở thành những người đại diện, không phải chỉ cho riêng cộng đồng người Việt mà thôi, mà là đại diện của chung mọi người khi được dân chúng tín nhiệm qua các cuộc bầu phiếu. Trong những người trẻ đi tiên phong trong giai đoạn này, hôm nay chúng ta có hạnh ngộ được tiếp đón ba bạn trẻ Việt Nam, những người đã gây được sự tín nhiệm của dân chúng Hoa Kỳ ỡ địa phương các anh cư ngụ, để được đắc cử vào nhựng chức vụ đại diện."
Nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh là nhà bác học Việt Nam tại cơ quan NASA Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng " Từ thuở còn xanh mái đầu, tôi đã nặng tình dân tộc. Tuy nửa cuộc dời sống xa quê hương mà lúc nào tôi cũng thấy như gắn bó liền với đất nước. Cũng vì vậy mà ngày nào đất nước còn lầm than, chưa được thanh bình, tự do, thì lòng tôi vẫn chưa toại nguyện. Như toàn thể qúy vị, như mọi người quốc gia, tôi mong mỏi thế hệ mình có ngày được thấy đất nước thoát được ách cộng sản, quê hương mở hội, tiếng sáo diều lại nghe êm dịu trên thôn xóm như độ nào. Nhưng nếu mộng không thành thì ý nguyện quang phục quê hương phải được thế hệ trẻ tiếp nối. Khối người Việt ở hải ngoại, và đặc biệt là các bạn trẻ, đời thứ hai của chúng ta, hiện nay sống ở khắp mọi nơi trên mặt địa cầu, và là công dân của những nước cư ngụ. Nhưng các bạn vẫn có thể trung thành với xứ sở trú quán của mình và cùng một lúc làm được điều hữu ích cho quê hương của ông cha khi xưa bằng cách dùng mọi cách để tranh đấu cho sự thực hiện một nền dân chủ thực sự cho Việt Nam. Những người bạn trẻ đến với chúng ta ngày hôm nay, các anh đã theo lý tưởng đó. Các anh đã là những đại diện xứng đáng cho những người dân đã bầu mình. Hai anh Andy Quách và Trần Thái Vân đã bầy tỏ nhiệt tình công dân khi cách đây hai tuần, vào ngày thứ Hai, 10 tháng 3, 2003, các anh hướng dẫn một phái đoàn người Mỹ gốc Việt tới Bôï Ngoại giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn để trao kiến nghị yểm trợ Tổng Thống Bush trong các vấn đề chống khủng bố, cụ thể là tấùn công quân sự vào Iraq. Và để đạt được nguyện vọng của khối người Việt di cư trên giải đất này muốn cho chính nghĩa quốc gia được mãi mãi tồn tại, hai vị dân biểu ở hai tỉnh miền Nam California đã vận động để cho hai thành phố Westminster và Garden Grove chấp thuận những Nghị Quyết công nhận lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là lá cờ chính thức đại diện cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Hôm nay tôi rất xung sướng và hãnh diện được nhận từ tay hai nghị viên trẻ tuổi này những Nghị Quyết lịch sử của hai tỉnh miền Nam California. Nghị quyết số 3750 đã được Hội Đồng Thành Phố Westminster thông qua, thuận và phê chuẩn ngày 19 tháng Hai năm 2003, và bản chính thức tôi có trong tay có chữ ký của bà Thị trưởng Margie L. Rice. Nghị Quyết số 8486-03 đã được Hội Đồng Thành Phố Garden Grove thông qua, thuận và phê chuẩn ngày 11 tháng Ba năm 2003, và bản tôi có trong tay có chữ ký của ông Thị trưởng Bruce A. Broadwater. Đây chỉ là những kết quả hoạt động sơ khởi của những người trẻ Việt Nam dấn thân vào địa bàn chính trị trên quê hương mới. Cùng môt lúc những tin vui này được loan ra bằng mọi phương tiện thông tin trong tập thể người Việt tỵ nạn trên toàn cầu, tin tức cũng gây chấn động cho nhà cầm quyền Việt cộng. Chỉ nội chưa đầy một tuần lễ sau khi Nghị Quyết của thành phố Westminster công nhận lá cờ Quốc gia Việt Nam là lá cờ biểu tượng của người Việt ở Hải Ngoại thì Đại sứ Việt cộng ở Hoa Thịnh Đốn là Nguyễn Tâm Chiến đã viết thư phản kháng với Thống đốc Gray Davis của Tiểu bang California và gửi bản sao tới Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để nhờ can thiệp. Và sau khi nhận được chỉ thị từ Tòa Đại sứ thì Tổng lãnh sự Việt cộng ở San Francisco là Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã viết thư cho Bà Thị trưởng Margie L. Rice để xin phế bỏ Quyết Nghị. Việc làm hết sức hồ đồ này chứng tỏ những viên chức Việt cộng không biết một chút gì thể thức điều hành theo lề lối dân chủ trên nước này. Tôi tin rằng qúy vị cũng như tôi, chúng ta nhiệt tình hổ trợ công việc làm của các anh, thuộc vào lớp trẻ Việt đang mang lại vinh dự cho cộng đồng Việt Nam".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
Ông tên là LĐL (xin viết tắt vì vấn đề an ninh, nếu có người bảo trợ chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết). Ông L hiện đang sống vất vưởng ở Thái Lan từ hàng chục năm qua như hàng trăm người tị nạn Việt Nam khác đang sống tại Vương quốc này. Ông đã phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản và tránh sự ngược đãi những cựu QNVNCH ở quê nhà hiện nay. Ông LĐL là quân nhân phục vụ tại Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, sau tháng Tư, 1975 ông đã trốn trình diện, sau đó lưu lạc sang Cam Bốt từ năm 1981, rồi qua Thái Lan năm 2003.
Những buổi học này không chỉ là về đường nét và màu sắc, mà còn mở ra một hành trình đáng yêu với câu chuyện, tạo ra những kí ức bền vững và xây dựng mối quan hệ ý nghĩa. Hãy đưa gia đình của bạn đến trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này, nơi không chỉ học về nghệ thuật mà còn kết nối qua sự sáng tạo và khám phá về biểu đạt nghệ thuật.
Lời khuyên để bảo vệ khách hàng khi SCE đang chấp nhận các hình thức trả hóa đơn ngày càng phổ biến. Từ Tháng Giêng, Southern California Edison bắt đầu nhận tiền trả hóa đơn của khách hàng bằng ví kỹ thuật số từ Apple Pay, Google Pay, PayPal và Venmo. Công ty đang chấp nhận việc sử dụng một số ứng dụng trả hóa đơn trên điện thoại cầm tay vì những ứng dụng này ngày càng trở nên phổ biến với khách hàng. Mặc dù các ứng dụng ví kỹ thuật số rất tiện lợi, nhưng phương thức trả hóa đơn này cũng trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo nhằm đánh cắp tiền và thông tin cá nhân của khách hàng. Là một phần trong Tuần Lễ Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Quốc Gia từ ngày 3 đến ngày 9 tháng Ba, SCE nhắc nhở khách hàng đề cao cảnh giác và tránh các hành vi lừa đảo liên quan đến việc trả hóa đơn bằng ví kỹ thuật số.
Hai giai đoạn đăng ký khác nhau cho bảo hiểm Medicare sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 3, đó là GEP (Giai đoạn đăng ký chung - General Enrollment Period) và MA OEP (Giai đoạn đăng ký mở Medicare Advantage). Hãy gọi điện hoặc email cho chúng tôi để được hỗ trợ đăng ký. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm y tế theo Đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, quý vị có thể gọi điện hoặc email chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Vào trưa ngày Thứ Năm 7 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với California Department of Aging ( CDA- Bộ Phụ Trách Vấn Đề Lão Hóa) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.