Hôm nay,  

Đằng Giao Từ Biệt, Tâm Sự Về Sơn Mài, Kỷ Niệm...

26/09/200300:00:00(Xem: 4999)
PHOTO: Ông Chu Vi Sơn kể lại giây phút cuối cùng của nhà văn, nhà báo Chu Tử. Từ trái: Bà Chu Vi Thủy, Phu nhân của ông Sơn. Và họa sĩ Đằng Giao tận cùng bên phải.

Westminster (Nguyễn Ngân) -- Sau 10 ngày gây sôi nỗi, không ngày nào là không có nhiều người đến xem và mua tranh.
Chiều 24 tháng 9 năm 2003, vào lúc 6 giờ chiều, nhiều thân hữu đã đến chia tay cùng Đằng Giao và những bức tranh sơn mài của ông tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt.
Nhà thơ Trần Dạ Từ với tư cách là người bạn thân thiết của Đằng Giao trong mấy chục năm qua đã lên mở đầu lời chia tay. Sau đó chính Đằng Giao đã cảm tạ thân hữu, đồng hương trong suốt 10 ngày qua đã dành cho ông và những bức sơn mài của ông những tình cảm mà ông không thể ngờ đến. Bà Chu Vị Thủy (vợ Đằng Giao và là con gái nhà báo, nhà văn Chu Tử) không dấu được vẻ xúc động, bà cảm nhận tất cả những tình cảm nồng nàng của tất cả mọi người đã dành cho bà. Bà nức nở cảm tạ bố (Chu Tử) bà hiểu được rằng sự thương yêu của mọi người chính là phần lớn do ảnh hưởng của bố bà đã để lại trong lòng mọi người. Bà cũng nói: Nếu sau này những bức tranh của Đằng Giao có tươi mát hơn thì đó chính là vì tình người mà quý thân hữu tai đây đã dành cho gia đình bà. Sau đó dù rất xúc động.
Ông Chu Vi Sơn là con trai trưởng của Chu Tử đã theo lời yêu cầu vắn tắt về những giây phút cuối của nhà văn, nhà báo rất nổi tiếng này, "Ngày 30 tháng 4, bố tôi (Chu Tử) cùng với 4 anh em lên tàu Thương Tín, để lại Chu Vị Thủy cùng với bà mẹ già. Khi tàu vừa rời bến, dù rất yếu, ông cũng muốn nhìn lại Sai gòn, nên chúng tôi đưa ông ra thành tàu. Ông cứ nhìn mãi về thành phố, đôi mắt rất buồn. Bổng nhiên một trái B40 định mệnh nổ ngay trên đầu, ông bị một mảnh vô má trái. Đến 12 giờ trưa thì ra đi. Sau đó 6 người lính có lẽ là Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Kích đã đưa thi hài bố tôi ra sau lái. Họ để ông 1 chút, khi tôi gật đầu, họ liền buông xác ông xuống biển theo nghi thức thủy táng".


Nói đến đây thì bà Chu Vị Thủy đã quá xúc động, nên nhà thơ Trần Dạ Từ đã mời ông Đỗ Ngọc Yến và Tài tử Kiều Chinh lên máy vi âm. Cả hai trong cách nói đã cố làm nhẹ đi không khí của phòng tranh, nhưng tác dụng không mấy như ý muốn. Mọi người cúi đầu im lặng. Sau đó ông Đỗ Ngọc Yến đã một lần nữa an ủi gia đình họ Chu với lời nhắc nhở đến một tang lễ của một nhà báo vừa qua đời được 2 ngày, đó là ông Trần Đình Quân sẽ được làm lễ tưởng niệm tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt vào tối thứ sáu này. Nguười cuối cùng lên chia tay với đôi vợ chồng người họa sĩ hiền lành này là bác sĩ Trần Ngọc Ninh, nhân vật cao niên nhất cũng là người từng quen biết với gia đình ông Chu Tử trước đây.
Truớc đó khi khách vào thăm viếng lần chót, dù thân hay sơ đều được mời ký tên vào bức tranh phó bản rất nổi tiếng của họa sĩ Đằng Giao có tên "Cô Đầu" để kỷ niệm và dùng bữa ăn do gia đình Đằng Giao thết đãi tại chổ. Nói chung buổi bế mạc tranh đã diễn ra hết sức cảm động, thân tình.
Khi bức biểu ngữ, giới thiệu phòng tranh của Đằng Giao được Anh Thanh và Ông Nguyễn Khả Lộc tháo khỏi bức tường của tòa soạn Người Việt. Chấm dứt 10 ngày sôi nỗi nhất trong tất cả các cuộc tranh trưng bày từ trước tới nay tại nơi đây, mọi người còn luyến tiếc ngồi lại phòng tranh cho đến hơn một giờ đồng hồ sau mới ra về để lại một căn phòng trống trải, mà trước đây chỉ vài giờ còn mang đầy màu sắc lung linh, kỳ diệu của nghệ thuật sơn mài Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.