Hôm nay,  

Phi: Dân Tị Nạn Mừng Đón Nhóm Thiện Nguyện Từ Mỹ

15/10/200300:00:00(Xem: 5005)
PHOTO: Trẻ em tị nạn tại Phi Luật Tân.

Manila, Phi Luật Tân (Nguyễn Ngân) -- Với một biểu ngữ lớn "Chào mừng phái đoàn: Nghệ Sĩ, Luật Sư, Phóng Viên & Đại diện Cộng đồng đến từ Hoa Kỳ", hàng trăm người tỵ nạn nghe tin đã có mặt tại đây rất sớm nôn nóng chờ đợi để chào mừng phái đoàn luật sư, báo chí và nghệ sĩ sang thăm và giúp đỡ về pháp lý cho 2000 đồng bào đang còn bị kẹt lại sau năm 1996 tới nay ngay tại phi trường Manila vào lúc 12 giờ trưa ngày 14 tháng 10 năm 2003 với rất nhiều hoa tươi.
Lần đi này có khoảng 18 người là Luật sư, phụ tá pháp lý, Tôn giáo và Báo chí, Truyền thanh, Truyền hình Mỹ-Việt cùng hơn 10 nghệ sĩ sẽ dự tính trình diễn 2 đêm (14- 10 tại Manila và 15- 10 tại Palawan) cũng như dành nhiều thì giờ giúp đồng bào điền đơn xin tái định cư.
Chúng tôi đến khách sạn Copacana chỉ kịp đưa hành lý lên phòng là phải bắt tay vào việc ngay tức khắc vì hàng trăm đông bào tỵ nạn khác không đến phi trường được đang chờ tại văn phòng tạm của luật sư Trịnh Hội. Trong bữa ăn đơn giản và vội vàng do chính các đồng bào dọn sẵn, chúng tôi bắt gặp nhiều khuôn mặt ngơ ngác của những em bé và những ánh mắt hy vọng của đồng bào mà thấy quá đỗi thương cảm. Vài người cho biết đã đến từ những hòn đảo rất xa ngày hôm trước. Những ca sĩ bị mọi người vây quanh và tặng nhiều đóa hoa tươi. Họ cho biết đã lâu lắm mới được thấy những người ca sĩ rất nổi tiếng này bằng xương bằng thịt, được chụp hình chung, có nhiều bà ôm cô Kỳ Duyên khóc mùi mẫn. Thanh Hà, Như Quỳnh, Lynh, Trúc Linh, Trizzie Phương Trinh cũng bị đám người vây quanh níu kéo đòi chụp hình chung. Còn các nam ca sĩ như Trung Thành, Thành Lễ, Công Thành, Bằng Kiều cũng không thoát khỏi sự ngưỡng mộ của đám đông.
Qua những giờ phút xao động, khi phái đoàn về đến văn phòng của LS Trịnh Hội thì sự việc chính và cũng là nỗi ước vọng, mong chờ của đa số đồng bào tỵ nạn mới được bộc lộ.
Các em: Phạm Trương Hảo (11 tuổi), Lê Thị Phương Minh (14 Tuổi), Hồ Kim Thúy (9 tuổi), Nguyễn Nhã Vy (13 tuổi), Lê Đức Huy (9 tuổi) đều tỏ ra xúc động cùng cực, các em ngây thơ tưởng là chúng tôi qua đây là đưa được các em rời đất Phi ngay tức khắc, thật là rất xúc động.
Bà Trần Thị C-G.. (47 tuổi) có chồng và 3 con sống bằng nghề bán hàng rong cho biết cuộc sống tại Phi quá cơ cực.
Hỏi: Tại sao không vào sống trong "Làng Việt Nam" bà cho biết:
-Muốn vào làng phải góp vào đó 30 ngày công lao động để làm nhà, nhưng vô đó thì sống bằng phương tiện gì, CADP đâu có trợ cấp. Nên mới phải trốn ra ngoài, hơn nữa ở đó làm sao có tiền cho con đi học.
Chị Lê Thị P.... 38 tuổi có chồng 2 con nối lời:
-Nhưng chỉ học giỏi lắm là hết lớp 9, lớp 10 đâu lên cao được.


Anh Đinh V-S.. Thì đã ở làng Việt Nam được 4 năm cho biết:
-Em ở làng Việt Nam được 4 năm, mới đầu cũng đóng vô đó hết 30 ngày công để hy vọng có nhà và có việc làm, nhưng rốt cuộc không có tay nghề, cũng không có trợ cấp gì hết nên phải trốn ra ngoài kiếm sống.
Trên đây chỉ là mấy lời trao đổi với đồng bào tỵ nạn một cách rất vội vàng, vì chúng tôi phải quay về Khách sạn để chuẩn bị cho buổi trình diễn ngay tối ngày 14 này.
Ngày mai chúng tôi sẽ lên đường đến Palawan tổ chức buổi diễn thứ hai. Nhưng vào buổi chiều lúc 4 giờ thì văn phòng luật sư Trịnh Hội cho biết, buổi diễn tại Palawan bị trở ngại vì vừa nhận được một thư fax từ văn phòng của vị Tướng Tư Lệnh tại Trại tỵ nạn (Trại cũ) cho biết là không thể trình diễn được, lý do: Ngày 15 tháng 9 vừa qua một phái đoàn Việt Nam đã có một buổi gây quỹ tại thành phố Makati mà trong đó đã nêu ra những hình ảnh không đẹp của nước Phi. Nhưng tất cả người tỵ nạn tại đây cho biết là không hề có chuyện này. Chắc là do ai đó muốn phá buổi diễn mà thôi. Nhất là nghe nói sẽ có nhiều Luật sư đến giúp người tỵ nạn lập hồ sơ xin tái định cư (").
Ngạc nhiên tôi đã hỏi vài người tỵ nạn: Tại sao lại không thích có luật sư đến giúp lập hồ sơ đi định cư" thì mọi người cho biết:
-Hiện nay chúng tôi coi như dân ở "lậu" vì đâu có quy chế gì. Mà dù cho được phép thành "thường trú nhân" thì tình trạng cũng đâu khác gì" Vẫn đâu được gì chứ" Chúng tôi không thể và không muốn trở về Việt Nam. Chúng tôi mong ước được đi định cư một nước thứ ba như vậy mới có tương lai nhất là con cái của chúng tôi mới có cơ hội học lên cao được.
Nhưng tại sao lại có người muốn đồng bào không được đi định cư" Vậy ý đồng bào có muốn ở lại Phi nếu được cấp thẻ "Thường trú" hay không"
Tất cả đếu nhao nhao trả lời:
-Sao lại không muốn định cư chứ" Ở đây có thẻ thường trú thì có khác gì bây giờ đâu"
Nhiều người cản trở vì họ sợ đồng bào đi hết thì họ đâu "xin" tiền được nữa!!!
Thấy không khiù có vẽ hơi gay cấn và ồn ào nên tôi trở về với câu hỏi tại sao lại không vô làng "Việt Nam Mới" thì cô Lê Thị P... cho biết:
-Muốn vô ở trong làng phải bỏ công sức ra làm. Phải có thẻ do Bà Sơ cấp mà cũng đâu được giúp đỡ gì chứ" Rồi lấy gì mà sinh sống"
-Sao nghe nói trong làng có cơ sở sản xuất do CADP làm mà"
Anh Đinh V- S.. cho biết:
-Đâu có dễ làm, phải có tay nghề, phải được Bà Sơ nâng đỡ, mà cũng đâu đủ sống.
Đến đây, chúng tôi phải trở về khách sạn để chuẩn bị cho buổi diễn buổi tối nên không thể hỏi thêm được nhiều hơn.
Câu chuyện tỵ nạn của người Việt kẹt trên đất Phi còn rất nhiều. Ai cũng muốn được nói nhưng thì giờ quá ngắn. Chúng tôi sẽ tiếp tục phỏng vấn thêm để tường trình cùng độc giả trong những bài viết sắp tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.