Hôm nay,  

Cđnvtd/uc Lên Radio Úc Đòi Csvn Phải Xin Lỗi Và Bồi Thường Nạn Nhân

13/04/200200:00:00(Xem: 4743)
[Bản Tin CĐNVTD/UC 12 / 4 / 2002] "Sự hoà giải giữa Hội Cựu Quân Nhân Úc (RSL) và CSVN sẽ hoàn toàn vô nghiã nếu Hà Nội không chịu nói lời xin lỗi với quả phụ của ít nhất là hàng ngàn người mà họ đã giết trong các trại tập trung sau chiến tranh VN".

Đó là một trong các luận cứ của BCH Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu, trong một bài quan điểm đọc trên đài phát thanh Radio National toàn quốc của Úc hôm 9 tháng 4 vừa qua.

Trên chương trình Perspective của Radio National, ông Đoàn Việt Trung, Chủ Tịch CĐNVTD/UC, nói rõ quan điểm về việc Thiếu Tướng Peter Phillips, Chủ Tịch liên bang của Hội Cựu Quân Nhân Úc (RSL), muốn sang thăm VN vào năm 2003, để hoà giải đánh dấu 30 năm kể từ ngày Úc rút quân khỏi VN.

Radio National phát thanh trên toàn quốc, thuộc hệ thống truyền thông Australian Broadcasting Commission được tài trợ bởi ngân sách quốc gia. Chương trình Perspective là diễn đàn bình luận thời sự của đài này.

Sau khi giải thích rằng tại VN tất cả các hội đoàn đều do cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc của Đảng CSVN điều khiển - từ hội phụ nữ đến hội cựu quân nhân, bài này nhấn mạnh rằng những người mà ông Phillips sẽ bắt tay hoà giải không phải là đại diện thực sự của cựu quân nhân VN, mà là các viên chức của Đảng CSVN.

Ngoài việc mất quyền tự do lập hội, nhiều quyền khác cũng bị tước đoạt. Do đó, nếu hoà giải với những kẻ đang khăng khăng đàn áp quyền tự do của dân chúng, thì chẳng khác nào ông Phillips phản bội lại lý tưởng bảo vệ tự do của những cựu chiến binh Úùc đã tham chiến tại VN.

Trước khi kết luận về việc Hà Nội trước hết phải nhận lỗi với các quả phụ, bài này đưa một số chi tiết về các tội ác tàn bạo của CSVN trong các trại ập trung đối với các cựu quân nhân VNCH.

Được biết, khoảng 2 tuần trước đó, các lý luận tương tự cũng được trình bày trong bản tin của nhật báo The Australian về vụ Chủ Tịch RSL định viếng thăm Việt Nam, và trong một lá thư dài của BCH được báo này đăng vài ngày sau.

Sau khi phát biểu trên Perspective, ông Trung nói "Ở Úc, cộng đồng chúng ta đã biến vấn đề RSL thành một cơ hội để nhắc đến những hành động đàn áp nhân quyền tại VN, và bắt đầu đòi Hà Nội phải nhìn nhận tội ác của họ. Nếu cộng đồng chúng ta không chuẩn bị cho tương lai, bắt đầu đòi ngay từ bây giờ, thì không ai khác sẽ làm việc này giùm chúng ta".

Ông tiếp: "Ở Hoa Kỳ thì tình thế thuận lợi hơn, bởi vì CSVN đang dùng vụ chất khai quang màu cam để vừa đòi Hoa Kỳ bồi thường, vừa nhằm khơi lại lòng thương hại của giới phản chiến cũ. Để nắm phần chủ động trên cả 2 phương diện này, cộng đồng VN tại hải ngoại cũng có thể yêu cầu Hoa Thịnh Đốn đòi Hà Nội phải có sự công bằng tối thiểu: Nếu CSVN đòi Mỹ bồi thường hoặc viện trợ, thì chính họ phải nhận lỗi và bồi thường cho ít nhất là 3 thành phần người Việt hải ngoại: những người đã bị họ hành hạ trong các trại điạ ngục trần gian mang tên "cải tạo", những người có thân nhân đã bị CSVN giết trong các trại tập trung, và những người đã bị nhà nước CSVN chiếm đoạt tài sản sau khi vượt biên."

Nguyên văn bài Perspective được phỏng dịch như sau:

"Hai bên phải thật lòng mới có thể hoà giải

Hoà giải là khái niệm được phần lớn người Úc tán thành, có lẽ vì nó thường đưọc dùng để chỉ việc hoà giải với người thổ dân Uùc.

Nhưng không phải sự hòa giải nào cũng tốt, nhất là khi chỉ có một bên thật lòng. Phải có nỗ lực tù cả hia phía thì mới có hòa giải thực sự..

1. Chủ Tịch RSL hoà giải với viên chức Đảng CSVN"

Mới đây, Thiếu Tướng Peter Phillips, Chủ Tịch toàn quốc của hội cựu quân nhân Úc (RSL), đã viết thư đề nghị với chính quyền Úc là năm tới ông chính thức qua Việt Nam để hoà giải, 30 năm sau khi Úùc rút quân khỏi VN.

Tôi đã suy nghĩ nhiều về tin này, bởi vì cuộc chiến VN đã chiếm gần nửa cuộc đời tôi. Theo tôi, Thiếu Tướng Phillips không nên đi.

Trước hết, những người mà ông ta sẽ bắt tay hoà giải chỉ là viên chức của Đảng CSVN, chứ chẳng phải là đại diện thực sự của giói cựu chiến binh.

Ở VN không có hội đoàn nào hoạt động độc lập cả. Từ các hội sinh viên học sinh cho đến hội phụ nữ, đến nghiệp đoàn, tất cả và tất cả, đều nằm dưới sự kiểm soát của Mặt Trận Tổ Quốc, cánh tay của Đảng CSVN. Cái tổ chức quái thai có con mắt cú vọ này điều khiển các các hội cựu chiến binh và mọi hội đoàn khác, và đưa viên chức Đảng CSVN vào cầm đầu, nhằm nắm chặt mọi sinh hoạt xã hội trong chế độ độc đảng này.

Thú thật, tôi không muốn thấy cảnh ông Chủ Tịch RSL khi trở về Úc, khoe rằng ông đã thành công trong việc hoà giải với các viên chức trong tập đoàn độc tài Đảng CSVN.

Người ta có thể nói, ông Phillips không thể làm gì được về việc thiếu tự do lập hội ở VN. Nói cách khác, ông Phillips phải chịu vậy thôi, vì ông muốn hoà giải trong thời gian đương nhiệm của ông, và những người duy nhất mà ông có thể bắt tay hoà giải bây giờ là viên chức Đảng CSVN. Tôi không hiểu tại sao phải gấp gáp hòa giải trong nhiệm kỳ của ông Phillips cho bằng được..

2. Hoà giải với kẻ đàn áp"

Thực ra, chính vì VN còn chưa có tự do mà ông Phillips không nên đi lúc này.

Khi Bắc Việt xâm chiếm miền nam, người lính Úc tham chiến để ngăn chặn sự bành trướng của chủ thuyết độc tài. Ngày nay, người dân cả miền nam lẫn miền bắc phải chịu cảnh đến chiêm bái tại các nơi thờ phượng do Đảng CSVN kiểm soát, học sinh sinh viên bị dạy là phải yêu quí "Bác Hồ vĩ đại, Bác Hồ tuyệt vời", những người tranh đấu chống tham nhũng thì bị quản thúc tại gia, và hàng ngày, người dân bị nhà nước tuyên truyền tới tấp bằng truyền thanh, truyền hình, báo chí quốc doanh, và ngay cả các loa phóng thanh trên đường phố tỉnh lỵ.

Binh lính Úc đã tham gia vào cuộc chiến VN để bảo vệ lý tưởng tự do, vậy thì người đại diện của họ làm gì vậy khi đi bắt tay hòa giải với những người đang khăng khăng đàn áp quyền tự do của người dân, những quyền tự do mà chính những người lính của chúng ta đã tranh đấu để bảo vệ"

Tôi đã tiếp xúc với một số cựu quân nhân Việt Nam, nay là công dân Úc. Họ đều thấy thất vọng và có cảm tưởng bị phản bội trước sự kiện này.

Họ vẫn còn nhớ như in những trại tù tập trung, nơi mà sau khi chiến tranh chấm dứt, một triệu người đã bị những kẻ chiến thắng nhỏ mọn giam giữ để trả thù. Họ vẫn còn nhớ tình trạng đói quanh năm, một thủ đoạn mà CSVN dùng để làm nhụt chí họ. Họ còn nhớ bị xiềng chân vào với nhau mỗi buổi tối. Họ còn nhớ những buổi học tập tẩy não, những buổi phải tự kiểm thảo mình và các bạn tù, mỗi tuần, có khi mỗi ngày.

Nhưng quan trọng hơn hết, một số bạn cựu quân nhân của tôi vẫn còn nhớ các bạn của họ trong số ít nhất là hàng ngàn quân nhân miền nam đã bị CSVN sát hại trong các trại tập trung lao cải.

Tôi tin rằng sự hoà giải sẽ hoàn toàn vô nghiã nếu Hà Nội không nói lời xin lỗi với quả phụ của những người mà họ đã giết trong các trại tập trung.

Thế nhưng, câu "xin lỗi" quả tình quá khó nói đối với những kẻ cao ngạo đang cai trị VN.

3. Hai bên phải thật lòng mới có thể hoà giải

Thay vì vội vã đi hoà giải, tôi cho là tiến trình hoà giải sẽ đúng đắn hơn nếu ông Phillips đi VN chỉ với tư cách cá nhân, hoặc chỉ việc nhấc điện thoại lên gọi các hội CQN Bắc Việt, nói với họ là ông đang chờ được thấy tinh thần độc lập và thiện chí hòa giải của họ. Các hội này có thể chứng tỏ thiện chí bằng cách lên tiếng đòi Hà Nội phải nói câu xin lỗi.

Nước Úc chúng ta đã chứng tỏ thiện chí qua việc viện trợ 73 triệu Úc Kim mỗi năm cho VN. Ông Chủ Tịch RSL đã chứng tỏ thiện chí bằng chuyến đi VN không chính thức hồi năm ngoái. Hãy chờ xem thiện chí từ phía CSVN. Bởi vì cả hai bên phải thật lòng thì mới đi đến hoà giải được."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.