Hôm nay,  

Dân Việt Washington Tổ Chức Ngày Quốc Hận 30/4

10/05/200000:00:00(Xem: 6351)
Tường trình của P.T.2000 & VƯƠNG THÀNH, Hình ảnh của MASTER TRỊNH

Thế kỷ đã sang trang nhưng mối di hận của 25 năm qua truyền kiếp ngàn đời vẫn không bao giờ phai lạt trong lòng con dân đất Việt. Mối thù kia ngày nào chưa rửa nhục ngày ấy vẫn còn và vẫn còn khắc cốt ghi tâm trong tấc dạ mỗi mỗi con người lưu xứ. 30/4 như một ngày tang chế, 30/4 như một ngày Quốc Nhục, 30/4 như một ngày đánh dấu sự đọa đày của cả một dân tộc lầm than. Hải ngoại thương nhớ về một Việt Nam điêu linh thống khổ.
Tất cả như một giấc mơ hãi hùng không phải của riêng ai mà của cả một dân tộc điêu linh cùng khốn dằn vặt trong lòng mọi người Da Vàng với 3 dòng máu Đỏ dù có trôi gịạt phương trời nào vô định của hải hồ lưu thân dung mạng của những khoảng đời rách nát còn lại, của những hơi thở còn lại, đâu tưởng rằng mình sẽ biệt xứ ngàn năm, đâu nghĩ rằng mình sẽ không có ngày về nhìn lại bờ tre quê hương đất Mẹ.
Có lắm chứ! Anh trở về Việt Nam. Chị trở về Việt Nam. Chúng ta sẽ trở về Việt Nam trong cái hiên ngang ngẩng cao đầu với thế giới năm Châu rằng Đàn Con Việt sẽ trở về quang phục lại quê hương, xây dựng lại những đổ nát hoang tàn trên 3 miền Đất Nước!
Có lắm chứ! Nếu cứ quay vòng quay 365 ngày để có một ngày chúng ta cùng hồi tưởng lại, để có một tháng chúng ta hồi tưởng lại, những kỷ niệm Đen, những ngày Đen, của Một Tháng Tư Đen như một nỗi kinh hoàng của tất cả chúng ta còn sống còn thở và còn luân lưu trong người dòng máu Việt.
Với tất cả tâm tình, chúng tôi xin ghi lại bằng tâm huyết những hình ảnh của kẻ lưu dân vùng Tây Bắc đang cố tình làm tất cả những gì có thể làm được để làm sôi sục ý chí căm hờn, nuôi dưỡng chí khí đấu tranh của dân Việt trên vạn nẻo đường trường chinh mang Thập Tự Giá về cứu nguy cho đất Mẹ!

SEATTLE (P.T.2000).- Vẫn là người phù thuỷ có đầu óc tổ chức hiệu năng và đầy năng lực của 5 năm về trước khi ông ta còn lèo lái Ủy Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa Quốc Gia, vẫn là ông đại tá Phạm Huy Sảnh bây giờ là Chủ Tịch Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chứ không phải là ai khác. Ông đã đứng ra tổ chức, có sức thu hút các hội đoàn bạn tham gia theo mô hình như mạng nhện trong nỗ lực làm cho buổi lễ mang tầm vóc to lớn và thu hút số người đông đảo ít ra cũng bằng hay là hơn ngày này năm xưa.
Đúng 1:00 trưa, hội trường Asa Merle ở đường Columbian Way được long trọng khai mạc với các nghi thức chào cờ Việt Mỹ nhưng có cái khác là không có giây phút mặc niệm mà Ban Tổ Chức muốn dành nguyên một khoảng thời gian dài lúc sau này để tất cả cùng đứng ở ‘thế nghiêm’ để Tưởng Niệm những người đã bỏ mình trong trận chiến Quốc Cộng cách đây 25 năm, không phải 1-2 phút mà hơn những 5-10 phút! Trên đường vào sân Hội Trường, BTC đã trang trí cả rừng cờ Việt Nam thật rạng rỡ và vàng hực cả lên không trung trong một buổi trưa đầy nắng ấm chỉ còn lấm lánh những hạt sương mai ngủ muộn như chưa bao giờ nhìn thấy.
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ấy, hàng trăm người đang cất cao lời thề Sông Núi, hẹn ước Non Sông, đáp tiếng quốc gia réo gọi để cùng một lòng gìn giữ tiền đồ Tổ Quốc, kêu gọi bầy thú dữ trả ta sông núi trời Nam về cho con dân Việt Tộc!
Ông Phạm Huy Sảnh, người đứng ra tổ chức ngày Quốc Hận 30/4 taị thành phố Ngọc Bích Seattle đã thưa cùng các cử tọa tham dự: “Kính thưa các quý vị lãnh đạo các Cộng Đồng,các Tổ Chức Chính Trị, các Đòan Thể Cựu Quân Nhân, Thương Mãi, Học Sinh, Sinh Viên, tất cả các Quý vị Đồng Hương! Được hân hạnh đại diện cho BTC ngày Quốc Hận 30 tháng Tư lần thứ 25 tổ chức tại Seattle,tiểu bangWashington, chúng tôi trân trọng gởi lời chào nồng nhiệt đến tất cả Quý Vị.
Thay mặt cho BTC, chúng tôi kính tri ân Quý vị đã hi sinh một ngày nghỉ hiếm có để tới địa điểm tại đây hầu ban cho chúng tôi những lời khuyến khích sau khi đã được quý vị hết sức nhiệt thành hưởng ứng ngày Quốc Hận 30/4 năm nay...
“Năm nay, năm 2000 chúng ta tổ chức Kỷ Niệm Ngày Quốc Hận 30 tháng Tư lần thứ 25. Hai mươi lăm năm,1/4 thế kỷ, một thời gian thật dài trong lòng người dân Việt ngày 30/4 vẫn gợi lại những đau buồn ray rứt. Taị quê nhà nhiều gia đình đã bị chia ly vì người thân bị tù đày, hàng triệu người đã bị mất sản nghiệp chắt chiu dành dụm suốt đời. Quyền Làm Người của người dân Việt đã bị tước đoạt và mọi người sống trong cảnh lo âu sợ hãi. Dưới sự kìm kẹp hà khắc nhất trong lịch sử Việt Nam của chế độ Cộng Sản, cả một dân tộc đang chịu cảnh lầm than, sống cũng như chết. Nhưng 25 năm qua cuộc chiến đấu đòi Tự Do của dân tộc Việt vẫn tiếp tục và lịch sử Việt Nam vẫn ghi đậm những sự kiện tranh đấu kiêu hùng của mọi thành phần.”
Ông Phạm Huy Sảnh dẫn chứng một cách hùng hồn bằng những sự vượt thoát tìm tự do của hàng triệu đồng bào xem tấm thân nhẹ hơn lông hồng bềnh bồng nơi biển cả. Họ bỏ nước ra đi, chấp nhận muôn vàn hiểm nguy đến tính mạng. Bằng cuộc chống đối của giới Nông Dân không chấp nhận hợp tác với nhà cầm quyền đã bỏ ruộng đồng kiếm cách khác mưu sinh. Bằng cuộc phản kháng của các thế hệ trẻ từ chối việc ép buộc học tập chủ nghĩa Cộng Sản tại học đường. Bằng vào sự biểu lộ tinh thần Kẻ Sĩ của giáo chức bỏ ngành sư phạm để phản đối giáo dục tại Việt Nam. Và kia là cuộc nổi dậy của đồng bào Thái Bình Xuân Lộc chống đối bất công và tham nhũng. Và những tiếng nói đầy khí phách của biết bao vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, của những nhà trí thức, những văn sĩ, những nghệ sĩ...đòi hỏi tự do tín ngưỡng, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Ông Phạm Huy Sảnh nói tiếp:“Hai mươi năm qua, ở hải ngoại,đó là những cuộc đấu tranh không ngừng của đồng bào mọi giới, từ mặt trận dân tộc dân chủ VN đến Phong trào Nhân Dân Hành Động, từ Mặt Trận QG Thống Nhất Giải Phóng VN đến Liên minh Dân Chủ VN Tự Do và nhiều tổ chức khác. Từ những cuộc biểu tình phản đối tẩy chay, xua đuổi CS VN tại khắp mọi nơi, những cuộc vùng dậy toàn cầu chống lá cờ máu CS như vụ Trần Trường tại Nam Calị. Hành động anh hùng như Trần Hồng đã hiên ngang lái xe ủi đất san bằng tòa đại sứ CS ở Pháp.” Ông nhấn mạnh cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn, công khai hay âm thầm.” Anh hùng hào kiệt khắp nơi vẫn đấu tranh mãnh liệt. Hiển nhiên chế độ Cộng Sản VN đang trên đà suy toàn và tự hủỵ” Và ông kết luận:” Ngày 30/4 lần thứ 25 năm nay, trong khí thế sôi sục ý chí đấu tranh là ngày muôn người như một quyết tâm đoàn kết, nhất trí dồn mọi nổ lực đẩy mạnh cuộc đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền đi đến thành công.”
Lễ tưởng niệm anh linh các chiến sĩ VNCH đã bỏ mình trong cuộc chiến được bắt đầu bằng 3 hồi chiêng trống rộn rã như thúc giục người chiến sĩ xông pha ngoài trận chiến nơi rừng sâu núi thẳm, nơi dốc núi lưng đèo, những địa danh lững lẫy như A Sao, A Lưới, như Do Linh Cam Lộ, như Đồng Xoài Bình Giả...được ghi lại trong ký ức, những anh hùng tử nhưng khí hùng bất tử, hồn tử sĩ vẫn rạt rào như sóng cồn nổi dậy, vẫn cuồn cuộn như khói mây dịu vợi, vẫn hiên ngang bạt núi xẻ non, vẫn âm âm u u quyện lấy bầu trời hải ngoại phò trợ cho người dân Việt lưu vong thấy được tương lai đất Việt. Nữ nghệ sĩ ngâm thơ Thu An và ông anh ruột của cô tên Minh được tay sáo điêu luyện vùng Tây Bắc là nghệ sĩ Thanh Khiết và bà Mỹ già tuổi ngoài 60 thổi kèn đồng chiêu hồn gọi phách những người đã nằm xuống từ hơn hai mươi mấy năm qua mà chưa một lần an nghỉ, khiến lòng người hai cõi âm dương không chia cách đôi đường mà cùng nhìn về một hứơng trời tương lai tươi sáng cùng cầu nguyện cho một Việt Nam ngày mai được quang phục.
Đài Chiến Sĩ Trận Vong được uy nghi trần thiết ngay giữa lòng khán đài sân khấu với trầm hương nghi ngút khói sương như đâu đây nghe tiếng gọi gió về của những vong linh người anh hùng tử sĩ Vị Quốc Vong Thân: “Họ là những anh hùng không tên tuổi, Trong loạn ly như giữa lúc thanh bình,Bền một lòng dũng cam chí hi sinh, Dâng Đất Nước cả cuộc đời trong sạch, Khi máu họ đã len vào mạch đất, Thịt cùng xương trộn lẫn với Non Sông...”


Và sau đó là màn của các bà thuộc Hội Phụ nữ Mê Linh cũng lên ca bài Phụ Nữ Việt Nam,muôn năm! Và tiếp sau nữa là ông Hội Tư Lê Thiện Ngọ đọc diễn văn... Người thuật chuyện cũng bận phải chạy đôn chạy đáo qua chùa Cổ Lâm xem các em trong đoàn Thanh Niên Trần Quôc Toản chuẩn bị đốt nến để truy điệu cho ngày đất nước suy vong 30/4 của 25 năm về trước!

TUỔI TRẺ SEATTLE THẮP NẾN NGÀY 30/4 (VƯƠNG THÀNH)
Cùng góp mặt với các bậc đàn anh, Tuổi Trẻ Seattle theo tiếng gọi của Đoàn Thanh Niên Trần Quốc Toản tổ chức một đêm thắp nến để tưởng niệm các vong linh các chiến sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến hôm qua. Đêm thắp nến được khai mạc đúng 7:OO giờ đêm 29/4 đến 11:00 giờ khuya quy tụ khoảng trên 300 người trong đó tuổi trẻ chiếm 1/3. Đó cũng là niềm khích lệ cho Ban Tổ Chức nhất là các em mới tổ chức lần đâu tiên tại Seattlẹ.
Sân chùa Cổ Lâm như nhỏ lại với hàng trăm ánh nến lung linh của tuổi trẻ đang mong muốn hòa cùng khí thiêng của những người nằm xuống trong cuộc chiến cách đây những 25 năm về trước, để cùng tiếp nối truyền thống cha anh trong công cuộc đấu tranh dành lại bờ tre quê hương từ tay loài quỹ dữ. Các em đã nói lên được lòng sắt son, chung thủy với các anh các chị trong công cuộc bảo vệ từng tấc đất ngọn rau cho xanh tình người, cho xanh lòng đất Mẹ. Từng cánh tay đưa lên như một quyết tâm, một thử thách trên một trận tuyến cùng nhau hướng nhìn về đất Mẹ, để mong rút ngắn ngày về trong sự lung linh réo gọi của đất nước!
Đến nửa khuya, các em chia tay ra về trong lời thề một lòng một dạ cho quê hương đất nước, cho dân tộc trường tồn, cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền sớm trở về với Đất Mẹ. Đêm nay tất cả các em thắp nến cùng có một giấc mơ thật đơn giản và thiết tha như thế!

TACOMA RƯỚC ĐẠI KỲ VIỆT NAM TRÊN VÙNG TRỜI THÀNH PHỐ
Chủ Nhật 30/4/2000, trời trong xanh và gió dịu, nhiệt độ 54-56 độ F. Rất thích hợp cho 1 buổi lễ tổ chức ngoài trời. Mười hai giờ trưa và trước đó, dân ta đã cùng nhau lũ lượt kéo đến Hội Trường trường Lincoln High School góc đường 37+G mỗi lúc một đông thêm khiến một vài người trong BTC lúng túng không biết rồi ra người ta có tìm được chỗ ngồi trong hội trường hay chăng, mặc dù giờ chính thức khai mạc là 1:00 giờ trưa.
Xa xa, trên bầu trời cao xanh, từ hướng Bắc dọc theo xa lộ xuyên bang I.5 cao độ có đến 1500 bộ, một chiếc Cessna đơn độc đang xé gió hướng về phía thành phố Tacoma. Chấm đen càng lúc càng lớn dần, cao độ càng lúc càng thấp xuống khi chiếc phi cơ chạm phải exit đầu tiên vào Tacoma thì người phi công đã đẩy cần lái bình phi xuôi Nam hòng cho đồng bào ta nhìn thấy rõ hơn, rõ hơn nữa, đại kỳ Việt Nam vàng hực cả bầu trời trong xanh và 3 dòng máu thắm kéo dài, kéo dài mãi tận cuối chân trời! Ô! đẹp lạ lùng và đẹp làm sao! Có lẽ đến những hơn 25 năm rồi đồng bào ta chưa hề thấy hiện tượng cao đẹp và tân kỳ ấybao giờ! Hơn 1 nghìn 200 con mắt - ít ra là chừng ấy con người đang đứng trước trường học Lincoln High School - dán lên và dõi theo từng động tác bay lượn ngược chiều kim đồng hồ theo một bán kính và cao độ khoảng chừng 800 đến một nghìn bộ. Chiếc Cesna vừa lấy lại thăng bằng. Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa trải dài trên nền trời của một xứ sở Tự Do, bay lượn giữa những con người tôn trọng Dân Chủ và coi Nhân Quyền như một nhu yếu cần thiết. Tôi đứng lẫn lộn trong số một vài cụ lão tóc trắng như mây. Tôi nhìn thấy các cụ lắp bắp những lời cầu nguyện. Các cụ cầu nguyện thật chân tình cho quốc thái gia an như khi các cụ vừa bước chân vào ngưỡng cửa giáo đường! Tất cả nhìn lên không trung mà yên lặng lạ thường. Hồn thiêng sông núi phảng phất đâu đây xin hãy chứng giám cho những tấm lòng thành của nhưng người từ muôn phương tề tựu nơi đây chú nguyện cho một quê hương Việt Nam sớm trở lại an bình để người lưu xứ bốn trời được về nâng niu bầu sữa phì nhiêu của Mẹ!
Mẹ Việt Nam ơi, con hình dung được bóng dáng thân thương của Mẹ rồi. Mẹ trên ấy với da vàng 3 dòng máu đỏ! Mẹ đang kêu gọi chúng con hãy “đứng lên đáp lời sông núi!” Ở phương trời nào chúng con vẫn là công dân của một nước Việt Nam, thì đây, Mẹ bảo “Công dân ơi! mau hiến thân dưới cờ!”
Hai mươi lăm vòng bay, một cung đường với khẩu kính 800 bộ, Quốc Kỳ Việt Nam đã làm một cuộc biểu trưng chịu đựng không cùng trong những một phần tư thế kỷ, một thời gian đủ dài để chúng ta cùng suy ngẫm về tương lai của một nước Việt Nam trong thiên niên kỷ mới!
Và,...chiếc phi cơ từ từ bốc mình vượt cao độ và tăng tốc để đưa Quốc Kỳ Việt Nam xuống vòm trời thủ phủ Olympia cho đồng bào mình ở đó nghênh đón. Bây giờ cũng đã 1:20 giờ xế trưa, người ta nhanh chân vào bên trong hội trường để làm lễ tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4/75.

KỶ NIỆM QUỐC HẬN 30/4 TẠI TACOMA
Người ta đồn rằng, từ ngày di tản 30/4/75 đến nay, hôm nay tại thành phố này mới thấy Cộng Đồng tổ chức ngày tưởng niệm về một Đại Tang của Dân Tộc, một Tháng Tư Đen của Đất Nước! Bởi thế cho nên, người ta tham dự vì tấm lòng nhiệt thành, vì tâm tình với lịch sử một đất nước lầm than, vì tri kỷ với những người bạn cùng chiến đấu với mình những năm xưa cũ, vì ngưỡng vọng những vị danh tướng và những đấng nam nhi “thà chết vinh hơn sống nhục” vào những ngày tranh tối tranh sáng giữa thiên đàng và địa ngục của một ngày dài vô tận ấỵ. Ôi, 30 tháng Tư làm đọa đày cả một dân tộc, gây tai vạ cả một đất nước!
Phần trang hoàng và trần thiết sân khấu cũng na ná như ở Seattle ngày hôm qua thứ bảy nhưng có khác chăng là phần ý nghĩ ở bên trong. Cũng khai mạc bằng toán Quốc Kỳ oai hùng dũng tiến lên khán đài, cũng tưởng niệm nhưng nơi đây có phần đầy đủ hơn mặc dù thời lượng tưởng niệm ngắn hơn nhưng lại nổỉ bật lòng tri ân những vị tướng lãnh và sĩ quan đã vì quốc gia dân tộc mà tuẩn tiết trước và sau ngày 30/4 cùng với các chiến sĩ quân cán chính không tên không tuổị đã nằm xuống.
Cần phải dài dòng một chút mà lập lại lời nói của bác sĩ Nguyễn Xuân Thìn tôi nghĩ rằng không phải là không cần thiết:” Chúng ta cũ nhân dịp này dành một vài phút để nhắc nhở những tấm gương tuẩn tiết chết theo vận nước của những vị anh hùng thời đại đã theo gương Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu:
1) Trong buổi sáng ngày 30/4/75, sau khi có lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh, Thiếu Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 BB, đã ra lệnh Chào Quốc Kỳ, sau đó khuyên thuộc cấp về nhà, rồi một mình tự sát.
2) Từ bệnh viện Grall Sàigòn, Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân Đoàn 2, yêu cầu thuộc cấp trở về nhà, rồi ông uống thuốc ngủ tự vẫn vào buổi chiều.
3) Taị Quân Đoàn 4, Tướng Tư Lệnh Phó Lê Văn Hưng, đã dặn dò gia đình rồi dùng súng tự sát lúc 11 giờ đêm 30 tháng Tư tại Tư Dinh.
4) Rạng sáng ngày 1/5/75, Tướng Nguyễn Khoa Nam, tự sát bằng súng lúc 5 giờ.
5) Tại Căn Cứ Đồng Tâm Mỹ Tho, Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB đã uống độc dược quyên sinh lúc 3 giờ chiều ngày 30/4.”
Xin một phút yên lặng để đặc biệt tưởng nhớ những chiến sĩ và anh hùng đã anh dũng nằm xuống trong những ngày cuối cùng của biến cố 30/4.
Một nhân sĩ, cũng là một người Chống Cộng cứng rắn, bác sĩ Nguyễn Xuân Dũng đã hết lời ca ngợi Tân Ban Chấp Hành của bác sĩ Nguyễn Xuân Thìn, và sau đó ông kêu gọi mọi người” đoàn kết” lại để cùng nhau xây dựng lại quê hương, bác sĩ Dũng nói: “Nhân đây tôi thiết tha kêu gọi mọi người chúng ta hãy cố gắng dẹp bỏ mọi tị hiềm, mọi hư danh, óc bè phái, óc địa phương, hãy ngồi lại với nhau trong tinh thần tương kính lẫn nhau để xây dựng Cộng Đồng vững mạnh và thăng tiến với Tân Ban Chấp Hành. Ý muốn tách riêng, xé lẻ, lập bè nhóm chỉ làm suy yếu Cộng Đồng và làm lợi cho Cộng Sản mà thôi.”
Và sau đó là phần phụ diễn văn nghệ thật đặc sắc của gia đình ca nhạc sĩ Nhật Trường, Mỹ Lan và Anh Chương trong chương trình tưởng niệm các chiến sĩ đã bỏ mình ngoài trận tuyến hay ở những tiền đồn Hạ Lào, Đăc Tô, Đắc Sút hay những bài ca viết về những anh chiến sĩ Cộng Hòa như Người Yêu Của Lính, Đồn Vắng Chiều Xuân, Tuyết Trắng, Hoa Dù...đã làm sống lại những thiên anh hùng ca bất tận của những trang hào kiệt đem tấm thân suốt đời chở che cho Quốc Gia Dân Tộc.
Buổi lễ kết thúc lúc 5:OO giờ chiều trong niềm suy tưởng vô biên còn tiềm ẩn trong lòng mọi người con dân nước Việt lưu cư ở quanh đây vùng Tacoma nầy.

VƯƠNG THÀNH, Những Ngày Sau 30/4 Đen

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bên cạnh công việc chính trên hãng, mỗi cuối tuần tôi thêm nghề “gõ đầu trẻ”, trở thành cô giáo của trường Việt Ngữ Suối Mở ở thành phố Offenbach, gần thành phố Frankfurt, Đức. Trường do Hội Văn Hóa Việt Nam 2000 thành lập năm 2000. Thật là một tình cờ lý thú, tách tên Offenbach thành hai phần, theo nghĩa tiếng Đức: Offen là mở, Bach là suối. Thế là trường Việt Ngữ được kèm theo chữ Suối Mở. Bên dòng suối tươi mát, có ngôi trường mở rộng cánh cửa đón tiếp những người đến với nhau trong tình thân ái, những người yêu ngôn ngữ Việt, yêu văn hóa Việt...
Từ trong cánh gà trên sân khấu của ngôi chùa lớn ở Montreal, hai con lân vàng và đỏ đang vươn mình dài, lấy đà nhẩy lên thật cao để với chiếc gói đỏ, món tiền thưởng lên đến cả ngàn dollars canadiens, do những nhà hảo tâm cúng dường cho nhà chùa, được treo trên một cây tre cao như một thách thức, xem đội lân nào sẽ cuỗm được món tiền ấy; rốt cuộc thì bất kể đội nào thắng, số tiền thưởng ấy cũng sẽ được trao cho nhà chùa, đây chỉ là một trong những màn đột phá ngoạn mục thu hút sự tham gia đông đảo của những người đi chùa, ngoài ra cũng là màn văn nghệ đặc sắc cho những kẻ thích cá độ hơn thua thử vận vào ngày đầu năm...
Lễ Niệm Hương khai mạc Hội Chợ Tết Sinh Viên tại Orange County, California ngày Thứ Bảy, 10 tháng 2 năm 2024, tức ngày Mồng Một Tết năm Giáp Thìn..
Thiền Viện Sùng Nghiêm vào trưa hôm Thứ Sáu ngày 9/2/2024 đã có buổi họp mặt nhỏ để chung sức sửa soạn giao thừa, đón Tết nguyên đán. Trong ngày cuối năm để chuẩn bị dọn sạch thân tâm để bước qua một năm rất mới, Dân biểu tiểu bang Trí Tạ đã ghé thăm để có lời chúc Tết công đồng.
Những ngày giáp Tết, Việt Báo hân hạnh tiếp đón Thượng nghị sĩ Thomas Umberg và Dân biểu Lou Correa trong một buổi viếng thăm ngắn nhưng đầy thân tình. Trong dịp này Thượng nghị sĩ Thomas Umberg có vài lời chúc Tết nguyên văn như sau: “Chúc Mừng Năm Mới! Cảm ơn các bạn đã cho tôi cơ hội trở lại Little Saigon để hòa nhập vào cộng động người Việt đầy sinh động và luôn hướng về đất mẹ Việt Nam của các bạn. Thật là vinh dự cho tôi được chia sẻ với các bạn về công việc của tôi tại Thượng viện Tiểu bang về các vấn đề như giáo dục, sự an toàn công cộng, an sinh xã hội và nhiều vấn đề khác. Thay mặt Thượng viện Tiểu bang California, xin chúc các bạn và toàn thể quý vị một năm mới nhiều hạnh phúc, an khang và thịnh vượng.”
Ở tuổi 90, Tết đến Xuân về suy gẫm bài kệ “CáoTật Thị Chúng ”của thiền sư Mãn Giác qua bản dịch của Hòa Thượng Thích Quảng Độ tôi thấy thấm thía vô cùng về triết lý nhân sinh. Chúng ta thường vui khi Xuân về hoa nở, buồn khi Đông đến tuyết lạnh rơi rơi. Nhưng quên rằng Đông là mùa ẩn tàng sức sống cho một ngày Xuân bừng dậy: “Nếu chẳng một phen sương lạnh buốt, hoa mai đâu đến ngát mùi hương”. 90 năm trong cuộc đời thăng trầm chìm nổi, gân xương mòn mỏi, cảm thương cho những ai vẫn mong đợi một điều không thật đó là trẻ mãi không già, sống hoài không chết. Già bệnh không hẹn với ai vẫn mà cứ đến, từ đó bao ưu bi, khổ não kết hợp gió bụi thời gian làm cho chúng ta da nhăn, tóc bạc thuận chiều theo triết lý duyên sinh.
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị một Năm Giáp Thìn thật hên và thật thịnh vượng! Biếu Tặng Tết Giáp Thìn $300,000. Bao Lì Xì Hot Seat Bài Bàn.
Vào ngày 1 tháng 2 năm 2024, Asian Smokers' Quitline (ASQ) Trung Tâm Cai Thuốc Lá Dành Cho Người Việt (1-800-778-8440) bắt đầu tiến đến năm Giáp Thìn với một ý tưởng hào hứng nhằm khuyến khích lối sống lành mạnh hơn trong cộng đồng của chúng ta. Trong tinh thần chào đón những khởi đầu mới, ASQ Trung Tâm Cai Thuốc Lá Dành Cho Người Việt vui mừng báo tin về một chương trình quà tặng đặc biệt dành cho những người hút thuốc lá, thuốc lá điện tử, hay dùng các loại thuốc lá khác, và luôn cả những ai muốn giúp người thân của mình cai, nếu hội đủ điều kiện.
Tại Chùa Bát Nhã số 4171 W 1St Santa Ana nơi đặt trụ sở Văn Phòng Thường Trực Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ (GHPGVNTNHK) đã long trọng tổ chức tang lễ cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Tăng Trưởng Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống, GHPGVNTN; Trưởng Ban Điều Hợp Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại; Chánh Văn Phòng Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK, Chứng Minh Hội Đồng Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã viên tịch vào lúc 6 giờ 50 phút sáng Thứ Năm, 25 Tháng Giêng (nhằm ngày Rằm Tháng Chạp năm Quý Mão), tại California, Hoa Kỳ, trụ thế 97 năm, 72 hạ lạp.
“Welcome Corps”, một truyền thống cao đẹp của đất nước Hoa Kỳ. Hành động cao cả này đã được thể hiện một cách rất rõ ràng và cụ thể, khi những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến HK vào những ngày cuối tháng Tư, 1975. Họ đã được đón nhận bằng những vòng tay nhân ái và lòng bao dung của người dân Mỹ. Chỉ trong thời gian 6 tháng ngắn ngủi mà hơn 130 ngàn người tị nạn Việt, Miên, Lào đã được định cư một cách tốt đẹp và hoàn hảo ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ. Tôi may mắn được tham dự vào tiến trình cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo đó, nên còn nhớ rất rõ từng chi tiết, từng cử chỉ và từng hành động mà mình đã chứng kiến trong thời điểm nói trên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.