Hôm nay,  

Ông Nguyễn Kim Điều Trần Về Nhân Quyền Việt Nam Trước Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Hoa Kỳ Ngày 23-07-2002

25/07/200200:00:00(Xem: 4842)
Bài điều trần trước Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 23-7-2002 của ông Nguyễn Kim, Tổng Vụ trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, thành viên Hội Đồng Điều Hợp Hội Nghị Liên Kết Các Tổ Chức Người Việt Tự Do:

Kính thưa Bà Chủ Tịch,
Kính thưa quý vị trong Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội,
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý vị đã dành cho tôi cơ hội được điều trần trước Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội ngày hôm nay. Là một người đã nhiều năm đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam, tôi vô cùng quan ngại về sự vi phạm nhân quyền trắng trợn của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong hơn 50 năm qua. Trong đề tài về tự do tự do ngôn luận hôm nay, tôi sẽ tóm tắt, trước hết là hình thức vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, kế đó là chính sách của chính phủ Việt Nam đối với vấn đề tự do ngôn luận và tự do báo chí, cuối cùng là những đề nghị mà Quốc hội có thể thực hiện để giải quyết các vi phạm đó.

Hình Thức Vi Phạm:
Sau hiệp định Genève năm 1954 chia đôi lãnh thổ Việt Nam ở vĩ tuyến 17, đảng Cộng Sản Việt Nam kiểm soát hoàn toàn miền Bắc Việt Nam. Hai năm sau đó, vào năm 1956 một cuộc đàn áp quyền tự do ngôn luận trên một quy mô rộng lớn đã xẩy ra, đó là vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Trong biến cố này, chính quyền cộng sản đã đàn áp dã man một số đông đảo các nhà trí thức, nhà văn, nhà thơ, nhà báo; những người đã chỉ trích sự sai lầm của chính phủ và kêu gọi cải cách. Kết quả là vô số người đã bị bắt đưa đi lưu đày, tù tội hàng thập niên mà không hề xét xử. Nhiều nạn nhân không chỉ bị tước đoạt phương tiện sinh sống, mà tương lai con cháu họ cũng bị chặt đứt. Sau biến cố này, tự do ngôn luận và tự do báo chí bị triệt tiêu ở miền Bắc Việt Nam.

Sau ba thập niên kiểm soát nghiệt ngã, quyền tự do ngôn luận được nới lỏng trong một thời gian ngắn vào năm 1986. Bắt chước chính sách "cởi mở" và "tái phối trí" của Liên Xô, đảng cộng sản Việt Nam khuyến khích các nhà văn, nhà báo diễn đạt ý kiến, cảm nghĩ của mình một cách rộng rãi, thoát ra khỏi sự tự chế, tự kiểm duyệt. Kết quả là đã có một loạt những lời chỉ trích, tất cả đều nhắm vào chính quyền. Trong đó có vô số bài viết về sự suy bại của đất nước, và quan trọng hơn là những bài đặt nghi vấn về tính cách hợp pháp trong việc áp đặt chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Chỉ mấy tháng sau khi chính sách mới này được khởi động, nhà nước lại xiết chặt như trước.

Tuy nhiên, một số người cầm bút đã bất chấp sự ngăn cấm của nhà nước, tiếp tục nói lên sự suy nghĩ của mình. Dĩ nhiên những người này đều chấp nhận những hậu quả sẽ đến với họ. Trong số những người tỏ rõ lập trường về tự do ngôn luận, đặc biệt nổi tiếng là nhà viết tiểu luận Hà Sĩ Phu (bút hiệu của tiến sĩ sinh học Nguyễn Xuân Tụ). Trong những tiểu luận chính trị của mình, ông đã vạch trần sự thất bại của chủ nghĩa xã hội và đặt vấn đề về sự hợp pháp của chủ nghĩa này ở Việt Nam như là sự lựa chọn bị áp đặt. Từ đó đến nay ông Hà Sĩ Phu liên tục bị sách nhiễu và hiện đang bị quản chế tại gia.

Từ đầu thập niên 1990, có thêm nhiều nhà trí thức và giới cầm bút tiếp tục thách thức sự ngăn cấm của nhà nước đối với quyền tự do ngôn luận. Sau Hà Sĩ Phu, nhiều người khác đã trở thành tiếng nói của lương tâm ở Việt Nam như Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang, Sử Gia Phạm Quế Dương, Tướng Trần Độ, ông Hoàng Minh Chính v.v... Tất cả đều bị nhà nước trù dập dã man bằng nhiều cách như bắt giữ, sách nhiễu, theo dõi, lục soát và tịch thu tài sản, cắt đường điện thoại, bạo hành thể xác.

Gần đây hơn, từ đầu năm nay đã có những vụ bắt bớ đáng chú ý, xuất phát từ việc ký kết hai bản hiệp ước về biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm 1999 và 2000. Mặc dù nội dung của các bản hiệp ước chưa được chính thức công bố, nhưng các nguồn tin tiết lộ cho biết, qua hai hai bản hiệp ước này, đảng cộng sản Việt Nam đã nhượng hơn 700 km vuông đất liền và gần 11 ngàn km vuông diện tích biển cho Trung Quốc. Tin này đã gây phẫn nộ cho những ai được biết, và việc nhà nước Việt Nam không công bố chi tiết của các bản hiệp ước đã càng gây thêm sự nghi ngờ và tức giận đối với nhà nước. Chính phủ lập tức trả thù những ai lên tiếng chống lại các bản hiệp ước đó. Dưới đây là 3 trường hợp điển hình.

1/ Nhà thơ kiêm nhà báo Bùi Minh Quốc: Ông đã bị bắt giữ gần Hà Nội hôm 8 tháng 1 năm 2002, sau đó bị quản thúc tại gia ở Đà Lạt với tội danh cất giữ tài liệu chống chính phủ. Người ta tin rằng việc bắt giữ ông Bùi Minh Quốc liên quan đến cuộc điều tra biên giới mới mà ông đã thực hiện trước đó bằng xe gắn máy dọc biên giới Việt Hoa.

2/ Luật sư kiêm nhà văn Lê Chí Quang: Ông Lê Chí Quang bị bắt ngày 21 tháng 2 năm 2002 và bị ghép tội gửi "tin tức nguy hiểm" ra nước ngoài. Ông Lê Chí Quang là một trong những người đầu tiên kết án những bản hiệp ước biên giới qua những bài tiểu luận được phổ biến rộng rãi trên mạng lưới thông tin toàn cầu (internet). Ông hiện đang bị biệt giam ở trại giam B 14, thuộc huyện Thanh trì, ngoại thành Hà Nội.

3/ Giáo sư văn chương kiêm nhà văn Trần Khuê: Tư gia giáo sư Trần Kuê bị công an lục soát hôm 8-3-2002 và tịch thu máy điện toán cùng các tài liệu của ông. Sau đó, ông bị quản chế theo nghị định 31/CP kể từ ngày 10-3 đến nay. Theo nghị định này công an có thể bắt bớ, giam giữ bất cứ ai trong vòng 2 năm mà không cần xử án. Giáo sư Trần Khuê bị bắt sau khi ông phổ biến trên mạng lưới thông tin toàn cầu lá thư của ông gửi chủ tịch Trung Quốc, ông Giang Trạch Dân, để phản đối về những hiệp định biên giới vừa ký kết giữa cộng sản Việt Nam và Trung Quốc.

Cuối cùng, trong vụ vị phạm quyền tự do ngôn luận mới đây nhất, bác sĩ y khoa kiêm nhà văn Phạm Hồng Sơn đã bị bắt vào ngày 27-3-2002 và bị ghép vào tội "chống nhà nước và chống đảng cộng sản Việt Nam". Trước khi bị bắt, bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã dịch ra tiếng Việt và đưa lên mạng lưới thông tin toàn cầu một bài viết trên trang thông tin điện toán (web site) của tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội mang tựa đề: "Dân Chủ là Gì"". Từ khi bị bắt đến nay, vợ của bác sĩ Sơn đã không được phép tiếp xúc với ông, dù rằng bà đã gửi lời thỉnh cầu lên các giới chức cao nhất của nhà nước.

Chính Sách Của Đảng Cộng Sản Việt Nam:
Nếu tự do báo chí là thước đo của quyền tự do ngôn luận tại một quốc gia thì quả thật, tự do ngôn luận không tồn tại ở Việt Nam vì quốc gia này không có tự do báo chí. Tất cả các cơ quan truyền thông đều bị chính quyền kiểm soát và không ai có quyền sở hữu đối với bất kỳ phương tiện truyền thông nào, cho dù là báo chí, dịch vụ điện tín, đài phát thanh hay đài truyền hình.

Luật báo chí được sửa đổi lần đầu tiên vào năm 1989 với Chương 1, Điều 1 có ghi như sau: "Báo chí tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là... tiếng nói chính thức của tất cả các cơ quan chính quyền và của Đảng Cộng Sản Việt Nam..." Chương 3, Điều 6, Mục 2 trình bày rõ vai trò của truyền thông là để "vận động và phổ biến mục tiêu, quan điểm và chính sách của Đảng CSVN..." Tóm lại, truyền thông là cái loa độc quyền của Đảng và nhà nước CSVN.

Còn về các nhà báo tại Việt Nam thì sao" Chương 5, Điều 15, Mục 2.b của luật báo chí nói rằng, những nhiệm vụ của một nhà báo bao gồm việc "bảo vệ mục tiêu, quan điểm và chính sách của Đảng CSVN." Điều quan trọng cần ghi nhận ở đây là tại Việt Nam, "các nhà báo" làm việc cho các cơ quan truyền thông chính thức trong thực tế lại là những nhân viên nhà nước. Trong một bài báo đăng trên Tạp Chí Cộng Sản vào tháng 6/2002, bà Trần Thị Hiền, thành viên Ban Văn Hóa Và Tư Tưởng Trung Ương của Đảng CSVN viết rằng: "Đảng và nhà nước tiếp tục nghiên cứu và áp dụng những chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhà báo để họ có thể tập trung tư tưởng trong việc hành nghề viết lách thay vì phải đi tìm cách gia tăng nguồn thu nhập gia đình."

Mặc dầu nắm giữ hoàn toàn hệ thống truyền thông, Đảng CSVN vẫn thắt chặt sợi dây thòng lọng của họ bất cứ lúc nào mà họ cần đến. Hiệp Hội Báo Chí Thế Giới (WAN), Diễn Đàn Chủ Bút Thế Giới (WEF) và Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ) gần đây đã gởi thư phản đối cho chủ tịch nước Việt Nam vì những sự việc sau đây:

1. Vào ngày 18/6/2002, Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải đã ký một sắc lệnh đề rằng, chỉ những viên chức và những cơ quan truyền thông nhà nước, và những cơ sở thương mại ngoại quốc hay người ngoại quốc mới được phép xem những chương trình truyền hình quốc tế được truyền qua vệ tinh vào Việt Nam.

2. Vào ngày 20/6/2002, Trưởng Ban Văn Hóa & Tư Tưởng Trung Ương của Đảng CSVN, ông Nguyễn Khoa Điềm, tuyên bố rằng các cơ quan truyền thông không còn được phép loan báo tự do về trường hợp tham nhũng liên quan đến các viên chức cao cấp và một băng đảng tội phạm có tiếng tại Việt Nam.

Đề Nghị Với Quốc Hội:
Với một quá trình lâu dài và mức độ trầm trọng của những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là tình trạng vi phạm quyền tự do ngôn luận của chính quyền CSVN, tôi thúc giục Quốc Hội Hoa Kỳ đóng một vai trò tích cực hơn trong việc đặt áp lực lên chính quyền CSVN cũng như ủng hộ những ước vọng tự do. Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt và đồng bào Việt Nam nói chung đã rất vui mừng khi Đạo Luật Nhân Quyền (HR 2833) được thông qua tại Hạ Viện vào tháng 9 vừa qua với số phiếu 410-1. Nhiều người trong số quý vị, như 2 nữ Dân Biểu Loretta Sanchez và Zoe Lofgren, đã lên tiếng và phản đối những hành động đàn áp của chính quyền Việt Nam. Chúng tôi cảm ơn tất cả những việc làm của quý vị.

Nhưng rất tiếc, còn nhiều việc nữa chúng ta cần phải tiến hành và tôi muốn kết thúc bài điều trần này bằng việc đề nghị 4 công tác hành động sau đây:

1. Phản đối những vụ bắt giam đối với những người trình bày quan điểm một cách ôn hòa và yêu cầu họ được phóng thích ngay lập tức. Với hành động phản đối như vậy, ngoài việc đặt áp lực giúp phóng thích những cá nhân tranh đấu này, sẽ đạt được những nhu cầu khác như:
- Gia tăng sự hỗ trợ tâm lý cho những cá nhân tranh đấu và gia đình của họ,
- Bảo vệ họ trước việc bị đe dọa hoặc hãm hại bằng cách giúp rọi đèn để tạo sự chú ý đến họ, và
- Khuyến khích những người khác tại Việt Nam cùng lên tiếng và tham gia vào công cuộc tranh đấu cho nhân quyền.

2. Tổ chức một phái đoàn quốc hội đến Việt Nam. Đây là phương thức trực tiếp nhất để điều tra và nắm bắt rõ hơn về tình hình hiện tại ở Việt Nam. Đây cũng là phương thức hữu hiệu để truyền đạt những mối lo ngại đến cho chính quyền Việt Nam. Và tất nhiên, một phái đoàn như vậy sẽ có lợi nhất khi được gặp gỡ với những nhà phản kháng hay những tù nhân lương tâm đang phải chịu đựng dưới bàn tay của chính quyền Việt Nam.

3. Đưa ra những đạo luật và các phương tiện khác nhau để phát huy nhân quyền. Đạo Luật Nhân Quyền Việt Nam (HR 2833) rõ ràng là một phương tiện mạnh mẽ. Điều đáng tiếc là Đạo Luật này vẫn còn nằm ở Thượng Viện, coi như bị ngăn chận và phải đối đầu với nhiều khó khăn để được tiến xa hơn. Chúng tôi mong được sự giúp đỡ của quý vị trong việc ủng hộ dự luật quan trọng này. Ngoài ra, chúng tôi kêu gọi quý vị ủng hộ việc thành lập một Ủy Ban Nhân Quyền Hoa Kỳ Đối Với Việt Nam.

4. Bảo đảm quyền lợi của các thương nghiệp và công dân Hoa Kỳ bằng cách đòi hỏi quyền được đầu tư vào lãnh vực truyền thông đại chúng bao gồm việc phát hành sách vở, báo chí và phát thanh tại Việt nam. Cũng giống như những thương gia Việt Nam làm ăn tại Hoa Kỳ, người Hoa Kỳ cần có quyền làm chủ và điều hành một cách độc lập các dịch vụ và cơ quan truyền thông tại Việt Nam.
Cảm ơn quý vị đã theo dõi những đề nghị của tôi và dành cơ hội cho tôi được điều trần trong ngày hôm nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
Ông tên là LĐL (xin viết tắt vì vấn đề an ninh, nếu có người bảo trợ chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết). Ông L hiện đang sống vất vưởng ở Thái Lan từ hàng chục năm qua như hàng trăm người tị nạn Việt Nam khác đang sống tại Vương quốc này. Ông đã phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản và tránh sự ngược đãi những cựu QNVNCH ở quê nhà hiện nay. Ông LĐL là quân nhân phục vụ tại Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, sau tháng Tư, 1975 ông đã trốn trình diện, sau đó lưu lạc sang Cam Bốt từ năm 1981, rồi qua Thái Lan năm 2003.
Những buổi học này không chỉ là về đường nét và màu sắc, mà còn mở ra một hành trình đáng yêu với câu chuyện, tạo ra những kí ức bền vững và xây dựng mối quan hệ ý nghĩa. Hãy đưa gia đình của bạn đến trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này, nơi không chỉ học về nghệ thuật mà còn kết nối qua sự sáng tạo và khám phá về biểu đạt nghệ thuật.
Lời khuyên để bảo vệ khách hàng khi SCE đang chấp nhận các hình thức trả hóa đơn ngày càng phổ biến. Từ Tháng Giêng, Southern California Edison bắt đầu nhận tiền trả hóa đơn của khách hàng bằng ví kỹ thuật số từ Apple Pay, Google Pay, PayPal và Venmo. Công ty đang chấp nhận việc sử dụng một số ứng dụng trả hóa đơn trên điện thoại cầm tay vì những ứng dụng này ngày càng trở nên phổ biến với khách hàng. Mặc dù các ứng dụng ví kỹ thuật số rất tiện lợi, nhưng phương thức trả hóa đơn này cũng trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo nhằm đánh cắp tiền và thông tin cá nhân của khách hàng. Là một phần trong Tuần Lễ Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Quốc Gia từ ngày 3 đến ngày 9 tháng Ba, SCE nhắc nhở khách hàng đề cao cảnh giác và tránh các hành vi lừa đảo liên quan đến việc trả hóa đơn bằng ví kỹ thuật số.
Hai giai đoạn đăng ký khác nhau cho bảo hiểm Medicare sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 3, đó là GEP (Giai đoạn đăng ký chung - General Enrollment Period) và MA OEP (Giai đoạn đăng ký mở Medicare Advantage). Hãy gọi điện hoặc email cho chúng tôi để được hỗ trợ đăng ký. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm y tế theo Đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, quý vị có thể gọi điện hoặc email chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Vào trưa ngày Thứ Năm 7 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với California Department of Aging ( CDA- Bộ Phụ Trách Vấn Đề Lão Hóa) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.