Hôm nay,  

Nhà Thơ Trần Anh Lan Ra Mắt Thơ ‘hoang Vắng Đôi Bờ’

27/11/200200:00:00(Xem: 5248)
PHOTO: Lối 500 khách dự buổi ra mắt CD và thi phẩm "Hoang Vắng Đôi Bờ" của Trần Anh Lan. Hình góc trên bên trái là Tác giả Trần Anh Lan, bên phải là Nha văn Thanh Thương Hoàng đang giới thiệu.

Thu Được $3,250 Gởi Tặng Văn Nghệ Sĩ Vnch Còn Kẹt Lại Tại VN
San Jose (bài và ảnh Hạnh Dương)-Vào hồi 01:30 giờ đến 04:30 giờ chiều Chủ Nhật 24-11-02, một buổi ra mắt CD ngâm thơ và Thi phẩm "HOANG VẮNG ĐÔI BỜ" của Thi sĩ Trần Anh Lan đã được tổ chức trọng thể tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa Thánh Đường Tự Do số 2296 Quimby Road, San Jose, CA95122, với khoảng gần 500 người tham dự mà hầu hết là giới văn nghệ sĩ, báo chí và các nhà kinh doanh tên tuổi tại San Jose và vùng Băùc Cali.
Ông Thái Văn Hòa, Biên Tập Viên Cảnh Sát Quốc Gia, từng chỉ huy ngành Cảnh Sát Đặc Biệt tại Quảng Ngãi, là một thân hữu cận kề với gia đình tác giả, đã giới thiệu Trần Anh Lan. Tác giả tên thật là TRẦN LANG, sinh năm 1941, quê quán tại Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Thủa nhỏ học tại Quảng Ngãi, hết cấp 2 thì vào học tại Nha Trang rồi vào Sài-gòn học Đại Học. Tốt nghiệp sư phạm, Trần Anh Lan trở lại Quảng Ngãi dạy trung học từ 1961 đến 1965 thì đi động viên khóa 21 Sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức, ra trường ngành Pháo Binh phục vụ tại Trung Đoàn 21 thuộc Sư Đoàn 2. Trần Anh Lan làm Pháo Đội Trưởng với chức vụ cuối cùng là Đại Uùy lúc anh được biệt phái trở về ngành Giáo Dục vào tháng 10 năm 1974.
Khi CS Bắc Việt chiếm Quảng Ngãi, Trần Anh Lan bị bắt đưa vào trại tập trung ở Quảng Ngãi kể từ ngày 18-4-1975, sau đó anh bị chuyển trại liên tục đến các trại Hành Tín Quảng Ngãi, Kim Sơn Bình Định và cuối cùng là trại Gia Trung Pleiku. Anh được CS phóng thích khỏi trại Gia Trung vào cuối năm 1981 và anh bắt đầu vượt biên với tất cả 21 lần. Lần cuối cùng anh đã đi được, nhưng chiếc tàu vượt biên của anh đã 10 lần bị hải tặc cướp của, hiếp dâm. Khi đến Thái Lan, Trần Anh Lan không bao giờ quên được việc anh phải thiêu xác một cô học trò mà anh thương mến nhất đã bị hải tặc hiếp dâm đến chết. Anh đến Hoa Kỳ vào đầu năm 1982 và gặp được một cô gái cùng quê Đức Phổ và anh đã lập gia đình với cô nầy hiện là vợ anh. Để bắt đầu cuộc sống mới tại Hoa Kỳ, Trần Anh Lan đã đi học suốt 5 năm về ngành Kỹ sư Điện Tử tại San Diego, anh tốt nghiệp kỹ sư nhưng nhận thấy nghề điện tử không hạp với anh nên anh lại tiếp tục học về khoa xã hội và tốt nghiệp Tiến sĩ Xã Hội Học. Anh được mời làm Social Worker nhưng anh cũng không hài lòng, nên anh lại đi học về ngành Kiến trúc xây dựng tại San Diego. Sau khi có thêm bằng về Kỹ sư xây dựng, Trần Anh Lan trở về San Jose làm thầu khoán xây dựng và kinh doanh nhà đất. Anh là một trong số ít người thành công trên lãnh vực xây dựng tại bắc Cali. Trần Anh Lan hiện nay là Hội Trưởng Hội Aùi Hữu tỉnh Quảng Ngãi suốt 2 nhiệm kỳ liên tiếp.
Trong hội trường của Thánh Đường Tự Do, tiếng cô xướng ngôn là MC Triều Nghi bắt đầu giới thiệu những khuôn mặt quen thuộc. Nhà Báo lão thành Hồ Văn Đồng có biệt danh là "Đồng Đen" cũng từ Washington DC đến dự. Các thi sĩ, nhà văn, nhạc sĩ, ca sĩ, những "ngâm sĩ" chuyên diễn ngâm thơ cũng ngồi đầy các hàng ghế. Trong khi những nhân vật cộng đồng, các thành phần trí thức và các nhà kinh doanh tên tuổi tại Bắc Cali và San Jose đã có mặt đầy đủ khi chương trình thực sự bắt đầu lúc 02:30 giờ chiều bằng buổi chào Quốc Kỳ hai nước Mỹ và VNCH. Phút mặc niệm dành cho các đồng bào, các cán bộ chiến sĩ, các văn nghệ sĩ VNCH bị Cộng Sản bách hại trong biến cố cưởng chiếm Miền Nam. Phút mặc niệm cũng dành để nhớ tới bà con đồng hương Quảng Ngải và người mẹ già của Trần Anh Lan bị Cộng Sản cướp trắng nhà cửa đuổi ra đường trong tuổi trăm năm !


Nữ thi sĩ Triều Nghi, tác giả thi tập "Trái Cấm Hồng", công bố rằng tất cả số tiền mà tác giả Trần Anh Lan bán được trong buổi ra mắt sẽ được gởi tặng cho các anh chị em văn nghệ sĩ VNCH hiện còn kẹt lại tại VN. Cả thính phòng vang lên tiếng vỗ tay. Nhà văn, nhà báo Thanh Thương Hoàng, nguyên Chủ tịch Nghiệp Đoàn Ký Giả VN trước 1975 tại Miền Nam, đã lên giới thiệu tác phẩm "Hoang Vắng Đôi Bờ". Thanh Thương Hoàng nói rằng "Có một nhà thơ mang thơ đi bán, vừa gặp chủ nhà sách thứ nhất, ông chủ chưa thấy tập thơ đã xua tay không nhận. Đến chủ nhà sách thứ nhì thì lịch sự hơn nói là không còn chỗ để trưng bày thơ. Người chủ tiệm sách thứ ba là vị học giả nói "thời buổi nầy thơ hay như cỡ thi hào thi bá cũng chẳng ai mua… thôi cứ làm như cụ Tản Đà cho là "Văn thơ hạ giới rẻ như bèo" mà gánh thơ lên Cỗngï Trời để bán vậy". Nghe nói thế, một sinh viên đại học hỏi "Ủa, cụ Tản Đà là ai vậy… mà có chợ trời nào ở San Jose lại bán thơ đâu "!" Thanh Thương Hoàng nói rằng, lúc nầy in thơ là cả một chuyện can đảm. Giới trí thức như sinh viên tại các Đại Học Mỹ bây giờ đâu có quan tâm gì nhiều về thi phú văn chương… thế nhưng, anh Thanh Thương Hoàng đã cho biết rằng, tại San Jose và bắc Cali, cứ mỗi tuần lại có một hoặc hai buổi ra mắt Thơ.. Do vậy nhà văn nhà báo Thanh Thương Hoàng đề nghị rằng "Vùng Vịnh bắc Cali nay phải được gọi tên là Kinh Đô của Thơ".
Người yêu thơ và người có cảm tình với Trần Anh Lan đã đến đông nghẹt. Riêng bà con đồng hương Quảng Ngãi thì phải nhường ghế cho khách, họ đành đứng ngoài hành lang. Những học trò cũ của Trần Anh Lan cũng thế.. Giới báo chí cho rằng đây là buổi ra mắt thơ có đông khách đến dự nhất. Nhìn hình thức, thi phẩm in khổ rộng, bìa giấy láng cứng và các trang ruột đều giấy trắng với tất cả các phụ bản là tác phẩm hội họa của Họa sĩ Phạm Cung in màu Offset. Thi phẩm nầy có 3 tác giả, đó là Trần Anh Lan và em gái Trần Kim Tước cùng cô cháu gái là Nguyễn Kim Thoa (con gái của Trần Kim Tước, gọi Trần Anh Lan bằng Cậu ruột). Trần Anh Lan với 23 bài thơ, trong đó có 12 bài thơ được các nhạc sĩ Thanh Sơn, Châu Kỳ, Vũ Đức Sao Biển phổ nhạc gồm "Đức Phổ Quê Tôi, Hồi Chuông Hóa Kiếp, Hoang Vắng Đôi Bờ, Cón Mãi Trong Anh, Quà Này Cho Em, Người Ở Lại, Khóc Người Thủy Mộ, Bơ Vơ, Mai Mái Ngói Sẽ Già, Mai Anh Về, Nối Khúc Sông Trà, Chân Vấp Hoàng Hôn." Những nhạc phẩm nầy được in trong tập thơ nên thi phẩm được xem như là một tập hợp thơ, nhạc và hội họa.
Nữ ca sĩ Lệ Hằng đã hát các nhạc phẩm phổ từ thơ Trần Anh Lan với giọng ca ngọt ngào thánh thót làm nhiều người nghe rất xúc động. Trong khi tiếng ngâm thơ chuyên nghiệp của chị Lệ Hiền (vợ của Thi sĩ Trần Thiện Hiệp), Tuấn Thịnh, Phương Thư, Đan Hùng, Thi Cầm đã làm cho buổi thi nhạc Trần Anh Lan mang nhiều sắc điệu hơn. Cặp vợ chồng Nhạc sĩ Trần Quảng Nam và Tú Minh đã trình diễn những tình khúc mới nhất của họ sáng tác để chúc mừng Trần Anh Lan.
Thi sĩ Trần Anh Lan được giới thiệu, anh nói trong nước mắt rằng lý do mà thi phẩm của anh có in kèm thơ của cô em gái và đứa cháu gái, vì ngày nhỏ vùng Quảng Ngãi bị tiêu thổ kháng chiến, anh đi làm lụng ngoài đồng và luôn luôn cõng theo đứa em gái như một cậu học trò mang theo cái túi ba-lô trên lưng. Trãi qua những cay đắng, gia đình anh đã xây dựng lại tương đối khang trang và thịnh vượng thì Cộng Sản vào, cướp nhà của anh để làm trụ sở, mẹ anh đã già thì bị đuổi ra nằm ngủ bên đường, anh bị bắt đi trại tập trung.. Những bài thơ của anh là những câu chuyện thật về quê hương của anh tại Quảng Ngãi. Tất cả các địa danh, những cảnh chân lấm tay bùn và tình người đều được lồng vào những âm vận rung lên từ cõi trái tim và tình người. Trần Anh Lan kể về chuyện nghèo khó của anh và hoàn cảnh gia đình anh làm nhiều người bùi ngùi. Sự thành công của thơ Trần Anh Lan là nhờ vậy, và buổi bán sách lấy tiền giúp các Văn nghệ sĩ VNCH còn kẹt lại tại VN của Trần Anh Lan đã thu được $3,250.00 (Ba ngàn hai trăn năm mươi Mỹ kim). Ngoài ra Trần Anh Lan cũng tuyên bố rằng anh tặng riêng $1,000 (một nghìn Mỹ kim) để góp vào công cuộc xây dựng Tượng Đài Chiến Sĩ VNCH tại Nam Cali. Khách tham dự hỏi rằng tên thật của anh là Trần Lang, tại sao lại có tên Trần Anh Lan " Nhà thơ tiết lộ "Ngày nhỏ lúc 14 tuổi tôi đi học ở Đức Phổ, nhà nghèo xơ xác.. trong lớp tôi có một cô gái con nhà giàu gốc gác hoàng tộc tên là Tôn Nữ Thị Oanh.. Cô Oanh được nhiều người mê mệt, kể cả thầy giáo… nhưng không ngờ vào lúùc hè chia tay, cô Oanh đã viết lưu bút cho tôi và nói là yêu tôi..! Mối tình đầu đời làm tôi nhớ mãi và sau đó khi vào Nha Trang học, tôi đã đổi tên thành Trần Lan Anh tức là Trần Lang Oanh nói hơi chệch ra một chút". Cả hội trường cười trong khi MC Nữ sĩ Triều Nghi giới thiệu 2 CD gồm các bài diễn ngâm thi phẩm "Hoang Vắng Đôi Bờ" của Trần Anh Lan do giọng ngâm của Hồng Vân, Tô Kiều Ngân thực hiện.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.