Hôm nay,  

Quốc Hận 30 Năm: Về Hội Ngộ, Biểu Tình Vì Ước Mơ Dân Chủ (iii)

04/05/200500:00:00(Xem: 6142)
(Trần Đông Đức tường thuật lại các hoạt động trong ngày 30/4 tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn)
Washington DC, 30/4/2005 - đệ tam thập chu niên VNCH thất thủ.
Trong không khí thiêng liêng và niềm bi cảm của sự mất mát lớn lao của toàn dân tộc Việt Nam chúng ta đúng 30 năm về trước, đồng bào Việt Nam hải ngoại đã tụ về thủ đô Hoa Kỳ để tổ chức đại "điển lễ" Quốc Hận lớn nhất từ trước đến nay. Chưa bao giờ trong lịch sử vong quốc ly hương, chúng ta có được những chương trình trang nghiêm như đến. Đó là sự kiện hàng ngàn đồng hương đã về Hoa Thịnh Đốn để tưởng niệm lại trang bi sử của máu và nước mắt trong quá khứ đồng thời khẳng định vị trí của trang tráng sử huy hoàng của hiện tại và tương lai - Xúc động, ấn tượng cộng với sự lộng lẫy tôn nghiêm đã làm cho tuần lễ này tại thủ đô sáng lên một quyết tâm và ý chí rõ ràng nhất của người Việt Nam tại hải ngoại. Trên tất cả, đó chính là ý nghĩa chính trị hôm nay và ngày mai của người Mỹ gốc Việt.
Dòng nước mắt trong mưa của nghi lễ tại đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam do Tập Thể Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa lúc ban sáng; Cuộc biểu tình đầy khí thế chống bạo quyền tại tòa đại sứ CS của cộng đồng Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn lúc ban trưa; cuộc tuần hành lớn nhất - đỉnh điểm vào lúc 4 giờ chiều tại Capitol Hill do các cộng đồng đoàn thể không những tại Hoa Kỳ mà cả đồng bào ở cả Úc Châu và Gia Nã Đại cùng về tham dự; Và còn có thêm những hoạt động thiêng liêng khác trong ngày đã tạo nên một cao trào lớn kêu gọi đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do dân chủ.
Quốc Hận và những giọt nước mắt trong mưa
Đó là nghi lễ tưởng niệm Quốc Hận tại công viên trước đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam do Tập Thể Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa vào sáng 30/4 là những bài diễn văn đẫm lệ. Sáng 30/4, cơn mưa dầm đầu xuân như khóc than với lòng người. Đó là những chuỗi hồi ức đau thương của đồng minh Mỹ Việt. Những vị cựu chiến binh Hoa Kỳ hội ngộ với cựu quân lực VNCH, mà đa số cựu quân lực VNCH trong số họ chính là nạn nhân của trại tù cải tạo sau ngày 30/4 đầy thảm kịch. Đó là lời trần tình trước lịch sử và sự chia xẻ nỗi đau buốt tận tâm can của những người đồng minh bị buộc phải bỏ rơi chiến hữu đồng minh VNCH. Đó là những tâm sự của người Mỹ và người Việt năm xưa rằng nước Mỹ giúp đỡ Việt Nam là hoàn toàn thành ý lúc ban đầu. Đó là sự tiếc nuối vào sứ mệnh cao cả nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Đó là những lời diễn từ chua xót và đắng cay.
"Sự hy sinh của 58,000 binh sĩ Hoa Kỳ và hàng trăm ngàn người lính VNCH anh dũng là đáng tiếc... nhưng đó là những hy sinh đáng giá...." "Không có VNCH, thì chắc chắn thế giới hôm nay tại Đông Nam Á hoặc một nơi xa xôi nào khác, sẽ có chỗ tăm tối hơn...." "Trong một ngày không xa công lý nhất định sẽ được khôi phục cho di sản đau thương này..." "Chế độ CS chỉ là tạm bợ trên đất Việt Nam." Đó là ký ức đau đớn suốt đời đối với một số vị tướng Mỹ đã hồi hưu có mặt trong nghi lễ này. Họ đã đọc lên trong những dòng tâm tư đẫm lệ. Những bài diễn văn còn cho biết các cựu quân nhân Hoa Kỳ đã phải đấu tranh suốt 7 năm trời mới thay đổi được quan niệm do giới truyền thông khuynh tả gây nên - để hôm nay có được cảnh quan này. "Nhưng hôm nay, không gian này là của tất cả người Mỹ chúng ta...."
"Viết cắt trong lòng tôi quá sâu, đó là những nhát chém tận linh hồn của hai dân tộc Việt Mỹ..." Bà Ann Wolcott có người con trai là Rex Sherman tử trận khi mới 18 tuổi. Bà là sáng lập viên của hội American Gold Star Mothers, một hiệp hội của những bà mẹ có con tử trận tại Việt Nam. Bà muốn tìm hiểu những gì về hai chữ Việt Nam mà con bà trai yêu quý của bà đã mất tuổi trẻ một cách oan uổng như thế. Những diễn từ của bà khiến nhiều cơn òa vỡ tận nội tâm nhức nhối của người Việt vốn đã kinh qua những hình ảnh của bạo lực, của du kích mà CS còn vẫn tự hào. Rex Sherman bị một viên đạn bắn từ sau lưng. Nước mắt càng tuôn rơi khi nghi lễ đặt vòng hoa trước đài tưởng niệm. Nước mắt của bà Wolcott đầm đìa trên đôi má trong sự an ủi thương xót của nhiều người Việt Nam. Những giọt nước mưa lăn tăn trên bức tường đen, tần ngần như dòng lệ tuôn dài trên những con chữ, trên những dòng tên của những người tử sĩ Hoa Kỳ. Hôm nay, cũng là nghi lễ tưởng niệm của Hoa Kỳ, một đoàn vệ binh trong áo choàng quân phục danh dự chỉnh tề đang diễn hành theo dòng người Việt Nam đang thăm viếng và đặt vòng hoa. Đây là một nghi lễ xúc động, những bài diễn văn đầy nước mắt, tất cả không khí hội ngộ này là do tập thể cựu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tổ chức.
Nhưng, không phải toàn bộ là của sự bi thương mà là mệnh vận của sự hồi sinh. Bà Dương Nguyệt Ánh là một nữ khoa học gia chế tạo loại bom phản du kích chiến và phản khủng bố. Trước mặt các cựu quân nhân Việt Mỹ tại công viên tưởng niệm, sự hiện diện của bà là một lời phát ngôn danh dự nhất của người Mỹ gốc Việt. Công việc của bà là ngăn chặn để bức tường đen khỏi xảy ra thêm lần nữa. Bà Dương Nguyệt Ánh là nhân chứng của hai cuộc đời. Rời Việt Nam lúc tuổi thiếu niên, nhưng trong lòng bà vẫn giữ mãi một hình ảnh VNCH tự do và nhân bản. Những người lính VNCH đang ngày đêm canh giữ để bảo vệ sư bình yên cho cuộc sống ở đô thành Sài Gòn năm xưa khỏi bị đặc công và du kích CS khủng bố. Bây giờ bà là khắc tinh của chiến thuật du kích. Một niềm tự hào cho người Mỹ gốc Việt, một biểu tượng, một đề tài mang tính phản biện cho chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân mà CSVN lấy làm tự hào.
Quốc Hận trước tòa đại sứ CS - Trào lưu kêu gọi bỏ ĐCS để cứu quốc.
Hàng trăm người Việt thuộc cộng đồng Washington DC và và các cộng đồng khắp nơi đã biểu dương khí thế chống cộng kịch liệt tại toà đại sứ CS. Đây là một cuộc biểu tình trước toà đại sứ CSVN lớn nhất trong những năm qua do cộng đồng tổ chức. Các đại diện cộng đồng và các chiến sĩ nhân quyền kêu gọi dư luận quốc tế về số phận của các nhà ly khai trong nưóc và quyết liệt tẩy chay nghị quyết tà mị 36. Những khẩu hiệu nguyền rủa chủ nghĩa CS và sự hiện thân ma quỷ của nó đang đè nặng lên dân tộc Việt Nam. Trong đoàn biểu tình gồm có các cụ già và những người vừa bước chân tới Mỹ. Thân phụ của chiến sĩ Hoa Kỳ trận vong tử trận tại Iraq với lời tâm sự vừa mất mát người con nhưng ông muốn có mặt với đồng bào. "Tôi ở Gò Vấp, hoàn toàn bị bưng bít thông tin. Tôi nói thật là ở trong nước bây giờ chỉ có các đảng viên CS cấp cao mới biết được sự thật của ĐCS. Dân chúng bình thường không làm sao biết được là họ (ĐCS) giam ai nhốt ai và cắt đất bán biển như thế nào." Ông gia nhập cùng dòng người biểu tình với ý chí và tinh thần của người con trai tử trận khi anh vừa ở tuổi 22. Một phong thái người cha hết sức kiên cường khi ông tỏ lòng hãnh diện về cái chết vinh quang đã để lại di sản niềm tin cho ông dù ông chỉ qua Mỹ 5 tháng. Cuộc biểu tình tại tòa đại sứ CS còn lôi cuốn được một tổ chức chống CS của người Hoa tham dự. Họ đến và có một đài truyền hình làm phim để chiếu lên toàn thế giới cho cộng đồng người Hoa được biết về bản chất chung của CS. Một phụ nữ người Việt gốc Hoa, Trần Thái Linh trả lời với đài truyền hình SBTN rằng chúng ta phải chống cộng để tự cứu mình và cứu nước. Giọng cô run rẩy lúc diễn đạt nhưng mạch lạc trong nôi dung gây lên một ấn tượng tinh thần cho người Việt nói chung. Cô nói rằng bản chất di truyền của Cộng sản là tà mị vay mượn, dùng chủ nghĩa của ngoại bang để làm cội rễ, là lừa dối, là kích động xúi bẩy, là lưu manh, lấy cặn bả hoang dại làm đội ngũ cơ bản, là kế ly gián, là đấu tranh phá hoại trật tự, là tạo hệ thống hoàn chỉnh để lý luận về diệt chủng và sau hết là khống chế để khủng bố toàn dân. Đó là hệ thống khủng bố mang tính toàn cầu. Bất luận CS Việt Nam hay Trung Quốc đều mang những bản chất di truyền trên của chủ nghĩa CS cho nên muốn tự cứu mình và cứu nước phải bỏ ĐCS. Tiến sĩ Sen Nieh gốc Đài Loan cựu chủ tịch phân khoa kỹ sư của Catholic University, nơi ông Charle Nguyễn người Việt Nam đầu tiên đang tiếp chức vị đã phát biểu rằng. "Chúng tôi là người Hoa Đài Loan. Chúng ta cùng có mục đích chung là xóa bỏ ĐCS ra khỏi quốc gia và văn hóa chúng ta." Người Trung Quốc sau mấy chục năm bị ru ngủ nay đã tỉnh thức và có đủ cương lĩnh phản cộng để thức tỉnh lương tâm. Ông ca tụng sứ mệnh chống cộng triệt để của người Việt đã làm biểu tượng tinh thần cho người Hoa chống cộng khắp nơi. Cuộc biểu tình được đài truyền hình Hoa Ngữ mang tên "Tân Đường Nhân" quay phim và làm phóng sự.

Tuần Hành cho Tự Do Việt Nam - Thấy rõ sứ mệnh của mình khi chứng kiến
Hàng ngàn người Việt trong rừng quốc kỳ VNCH ngút ngàn với những khát vọng dâng cao đã làm cho tiền đình điện Capitol quyền thế uy nghi như bị Việt hoá. Một phong quang rực rỡ bi hùng của bản sắc Việt Nam tại một nơi được coi là trung tâm quyền lực thế giới, là "thánh địa" của dân chủ và tự do đã khiến lòng kiêu hãnh của người Việt Nam tại Mỹ trở thành một thứ đặc quyền vô giá. Giữa đại lộ thênh thang và giữa một dòng người như dòng nước; Không thể ước đoán là số người, có thể là trên 2000 như tờ Washington Post đưa tin, có thể là 4000 người do các tờ báo Hoa Ngữ như Epochtimes đưa tin, có thể là khoảng 5000 vì trong số người tham dự không phải ai cũng mặc đồng phục màu vàng như người trong đoàn tuần hành. Đại lộ huy hoàng: màu đồng phục vàng, hàng trăm lá cờ lớn màu vàng, hàng ngàn lá cờ nhỏ màu vàng, đại kỳ cuồn cuộn vàng tươi như sóng và những dòng biểu ngữ cũng màu vàng đã tạo cho không gian nơi này trở thành "Một Ngày Việt Nam" hiếm có và đặc biệt.
"Chúng ta là người Việt Nam - Chúng ta là người Mỹ gốc Việt." Chúng ta là di sản của đau thương và chúng ta nhất định đòi lại công lý và cho huyền thoại di sản này. Đó là khẩu hiệu hô vang và là nội dung cho cuộc tuần hành Vietnam Freedom March. Đại lộ uy quyền - giá trị tự do dân chủ cộng với sự thông minh cần cù đã cho ra đời một thế hệ thanh niên Việt Nam mới, tràn trề mạch sống. Một thế hệ trẻ trung của phong cách hoạt bát, của tư duy độc lập và của những khát vọng trào lưu. Họ đang đòi hỏi cho một nhu cầu căn bản nhất mà thanh niên Việt Nam tại quốc nội đang bị ĐCS Việt Nam tước đoạt. Thanh niên Việt Nam trong nước không được biểu kiến, không có quyền biểu tình, tuần hành và ca hát tự do trên đường phố như người đồng trang lứa Việt Nam của họ sinh trưởng tại Hoa Kỳ.
Đây là cuộc tuần hành lớn nhất, có nhiều người trẻ (sinh sau 1975) của Việt Nam hải ngoại - tại một địa điểm danh giá nhất trong một dấu ấn lịch sử bi thương nhất. Tất cả và tất cả hình ảnh này đã tạo nên những chấm phá cuồng nhiên bất diệt của năng lực Việt Nam mà ít ra, một bộ phận của dân tộc chúng ta vốn được quyền sở hữu hơn 30 năm về trước tại lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
Rồi lại người trên các chuyến xe đổ xuống tại một công viên John Marshall Park. Trời quang mây tạnh, không nắng không mưa, không gian thoáng đãng đã rợp bóng vàng. Trước là người, sau là người, nhìn xa là dòng người.
Đứng trên đồi cao tiền đình của điện Capitol thấy màu vàng ngút mắt. Dòng người từ từ tiến tới điện Capitol. Những dòng uyển chuyển như khúc giang long cuộn những đợt sóng tràn trào. Hệ thống giao thông dừng lại vì số lượng người. Đây không phải là cuộc diễn hành theo quy cách thông lệ của thủ đô mà là tuần hành theo hình thức tự do đội ngũ nhưng lại có màu sắc và chủ đề. Nhìn thấy quang cảnh trong sắc vàng của màu cờ VNCH biểu hiện như một tính cách chủ lưu giữa chốn phồn hoa này làm nhiều du khách bên đường phải dừng chân quan sát. Ai chưa biết thì cũng sẽ biết đây là ngày tưởng niệm 30/4, "The Fall of Saigon." Những khát khao trong khẩu hiệu Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền của những sinh viên Việt Nam đến từ các trường đại học đã làm cháy bỏng thêm những nhiệt tình của tuổi trẻ. Đa số trong chúng ta đều không có ký ức của ngày định mệnh ấy, nhưng sự độc ác và nhẫn tâm với dân tộc của ĐCS ngay hôm nay đã khiến một thế hệ người Mỹ gốc Việt tiếp tục sứ mệnh chống cộng và chống lại tập đoàn độc đảng độc tài. Thế hệ này có đủ học vấn, và tính cách của họ được xây dựng trên một nền học đường của nhân bản chứ không phải là của dối trá, cho nên lương tâm và ý chí ngay thẳng. Trong ngôn ngữ vừa đơn giản, mạch lạc như chỉ mặt đặt tên cho bạo quyền. Xướng: "Chúng ta muốn gì" Hô vang: Dân chủ." Xướng: "Chúng ta muốn ở đâu"" Hô vang: "Việt Nam." Chúng ta muốn lúc nào" Hô vang: "Ngay bây giờ, ngay bây giờ... right now. Và cứ như thế nhịp nhàng theo song ngữ Anh Việt của những người trẻ.
Đoàn người tuần hành đã đến địa điểm dừng chân trước điện Capitol. Trước mặt là một sân khấu tráng lệ. Xa xa là đài tưởng niệm Washington vươn cao "như kiếm lập thanh thiên." Không gian này là duy nhất trong tất cả các sinh hoạt ngoài trời do người Việt tổ chức. Các vị đại diện cộng đồng, lãnh đạo tôn giáo, thân hào nhân sĩ lên đọc diễn từ quốc hận. Những lời diễn từ luôn chứa nặng tâm tư đau đớn như muôn lòng đã biết, nhưng hôm nay các hàng chú bác cha anh có sự khích lệ lớn lao vì trước mặt là một thế hệ Việt Nam mới đầy nhiệt tình. Dù họ có thể hoàn toàn bản địa hóa (Mỹ hóa) các suy tư về xã hội, nhưng họ chọn lấy di sản thiêng liêng của một cố quốc xa xôi. Tất cả nhận thức và hành động này của họ là do cập nhật từ kho tri thức đương đại để hiểu biết về Việt Nam. Một người bạn trẻ phát biểu bằng tiếng Anh với nội dung là ở Mỹ có người sẳn sàng dấn thân cho quyền của loài thú. Cho nên vấn đề nhân quyền của Việt Nam là một thứ lương tâm không thể quay lưng khi biết về nó.
Trong chương trình tưởng niệm này, đặc biệt có một tiết mục hát về Việt Nam do các ca sĩ trình bày. Trên tất cả các tên tuổi quen thuộc, một ấn tượng chấn động tâm linh khi được nghe hai bạn trẻ ở San Jose hát khúc nhạc theo thể loại Rap bằng song ngữ Tôi là Ai" Người Mỹ hay là người Việt Nam và bài có nội dung Tự do - dân chủ - nhân quyền. Cả không gian nín lặng khi lần đầu tiên được nghe một cách diễn đạt kịch liệt nhất của tiếng Việt. Nhạc Rap, một thể loại xa lạ với nhạc giới Việt Nam, nhưng thật bất ngờ trong ngày hôm nay, ngôn ngữ âm nhạc này là một lời kêu gọi còn mãnh liệt hơn lời hiệu triệu của thủ lãnh, cuồng liệt như trào lưu cách mạng, và một sự công phá vào thánh địa của niềm tin. Tiết mục này đã làm nhiều người rợn tóc, có người oà khóc và có người toát mồ hôi vì chính vì cái thông điệp đầy giá trị nhân văn của nó lại được diễn tả bằng ngôn ngữ gào thét òa vỡ nhất chưa từng nghe qua. Không thể nào có được một ngôn ngữ âm nhạc kinh điển để chuyển tải nội dung các thông điệp trên. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng trong âm nhạc do hai người bạn trẻ nhóm Lê Huy Phong trình bày. Đây là một điểm nhấn đặc biệt nhất của tuổi trẻ trong các tiết mục của chương trình.
Kết thúc trong mưa
Chương trình kéo dài tổng cộng trên 5 tiếng đồng hồ. Những tiết mục cuối cùng có chút trở ngại vì gặp lúc trời mưa. Nhưng tất cả đều không dừng lại. Các ca sĩ trẻ tuổi có nhân cách lớn tại hải ngoại như Diễm Liên, Philip Huy đã hát trong lúc mọi người đội mưa để nghe trình diễn. Gió thổi, mưa rơi, sân khấu chìm vào bóng mờ. Đoàn người mặc áo đội mưa lay động như những vành khăn tang Quốc Hận. Màn dương ảnh (Slide Show) chiếu về Việt Nam với những gam màu sắc ảm đạm, tâm lý ngổn ngang, hiện trạng kinh hoàng đã tạo nên nhưng dòng tâm tư và khát vọng cho ngày mai được lóe sáng.
Chương trình dù kết thúc những chương trình cuối cùng trong mưa gió nhưng phải nói đó là ân sủng lớn của trời đất. Nếu trận mưa này rơi sớm hơn thì bao nhiêu bi tráng huy hoàng tôn nghiêm của buổi ban chiều khó lòng thực hiện. Lại như một ấn tượng khó phai trong lòng người vì hôm nay tất cả những phong cảnh, thời quang. không gian, khí hậu đều hòa cùng một nhịp điệu với trạng thái tinh thần. Cho dù ngày 30/4 không có trong ký ức của nhiều người (như tác giả bài tưòng thuật này) vì họ chưa sinh ra hoặc còn quá nhỏ. Nhưng dấu ấn của thời khắc này với lịch sử đề tài tranh luận của muôn đời sau.
Một ngày không xa, trên tổ quốc Việt Nam, chúng ta sẽ tưởng niệm về một sự không may của lịch sử và chúng ta cũng sẽ kỷ niệm sự thăng hoa của năng lực dân tộc chúng ta ở khắp mọi nơi trên thế giới như chính ngày hôm nay.
Trần Đông Đức

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Tại Trường Valley High School, 1801 S. Greenville St, Santa Ana, CA 92704, sáng Thứ Bảy ngày 13 tháng Tư năm 2024, Giám Sát Viên Quận Cam Vicente Sarmiento Địa hạt 2 và Phó Thị Trưởng Santa Ana cô Thái Việt Phan đã tổ chức Hội Chợ Y Tế và Thông Tin Quyền Lợi của Cộng đồng. Hội chợ diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều, quy tụ hàng trăm cư dân, đa số là người Mễ Tây Cơ, một số ít người Việt Nam và các sắc dân khác. Đúng 9 giờ 15, Giám Sát Viên Vicente Sarmiento, Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan và Dân Biểu Lou Correa cùng một số viên chức thành phố Santa Ana ra chào mừng mọi người. Giám Sát Viên Vicente Sarmiento nói, hôm nay tôi và Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan tổ chức Hội Chợ Y Tế và giới thiệu với Cộng đồng các dịch vụ giúp phục vụ mọi cư dân trong thành phố hữu hiệu hơn. Chúng tôi cũng chào mừng Dân biểu Lou Correa đã đến với chúng ta, chứng tỏ ông rất quan tâm đến đời sống cư dân chúng ta.
Tại Clara Studio 15138 Goldenwest Circle Thành Phố Westminster vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật, 14 tháng Tư năm 2024 Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng làm Hội trưởng đã tổ chức thành công Chương Trình Văn Nghệ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng 4 với chủ đề "QUÊ HƯƠNG và TÌNH MẸ." Điều hợp chương trình do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng và MC Hồng Vân. Mở đầu với nghi thức chào cờ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm do ban hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ thực hiện.
Hiệp Hội Pháp Huy Công lý Người Mỹ gốc Á Nam California (AJSOCAL) đã công bố gói lập pháp năm 2024, bao gồm 04 ưu tiên nâng cao cộng đồng gốc Á. Các ưu tiên này nhằm mục đích tăng cường lực lượng lao động song ngữ, giáo dục những người lao động có trình độ Anh ngữ hạn chế về quyền lao động, cung cấp nghiên cứu về nạn buôn người và chấm dứt phương thức tuyển sinh truyền thống ở các trường đại học tư ở California.
– Vào trưa ngày Thứ Năm 11 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là để giới thiệu về những đặc điểm ưu việt của chương trình Medi-Cal mở rộng. EMS dự định sẽ có 6 buổi họp báo về chủ đề này, nhằm nâng cao nhận thức của các cộng đồng sắc tộc về những cải tiến gần đầy của Medi-Cal.
EMS cảnh báo khuynh hướng xã hội ngày nay xem người gầy như một chuẩn mực, dẫn đến tâm lý sợ hãi cơ thể mập một cách thái quá, đặc biệt đối với phụ nữ và thanh thiếu niên.
Ngày 14 tháng 4, năm 2024, văn thi sĩ Y Thy Võ Phú có buổi ra mắt tập truyện ngắn "Xóm Chài" và tập thơ "Nhật Ký 6/8 2023" của anh tại Mason District Government Center. Với hơn 150 thân hữu và bạn hữu đã đến tham dự buổi ra mắt sách của văn thi sĩ trẻ trong vùng Hoa Thịnh Đốn.
kính mời quí đồng hương tham dự buổi nói chuyện với các vị tăng ni tu viện Lộc Uyển về những phương cách kết nối truyền thông trong gia đình, cải thiện liên hệ giữa cha mẹ con cái.
Medi-Cal hiện nay đang chăm sóc y tế cho khoảng 1/3 dân số California, đang đi đầu trong cuộc cách mạng y tế toàn dân ở nước Mỹ.
Sky River Casino hào hứng giới thiệu một loạt những chương trình khuyến mãi vô cùng kích thích vào Tháng Tư này, hứa hẹn một Mùa Xuân ngập tràn cơ hội vui đùa, kích thích, và trúng lớn. Thêm vào đó, Sky River Casino thật là hãnh diễn và kích thích loan báo việc vừa mới kết hợp với Đội Bóng Đá Sacramento Republic FC. Việc kết hợp này không chỉ nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm giải trí cho quý vị khách cũng như 'fan' mà còn nhằm vinh danh và hỗ trợ di sản phong phú của Bộ tộc Wilton Rancheria và sự kết nối có từ thời tiên tổ của Bộ tộc với vùng Sacramento.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.