Hôm nay,  

Vợ Việt, Chồng Mỹ Ẵm Con Từ Mỹ Qua Canada Xin Tị Nạn

18/10/200400:00:00(Xem: 5392)
(Toronto - HTĐ/VATV) --Jeremy Hinzman gia nhập quân ngũ tại Boston, đã từng phục vụ quân sự tại A Phú Hãn và sửa soạn tham gia vào trường huấn luyện biệt động quân gạo cội nhất. Nhưng khi anh ta nhận lệnh sang đóng đô bên Iraq, anh gọn gàng cuốn quân trang cùng vợ con bỏ Fort Bragg trốn sang Gia Nã Đại.
Trong một cuộc phỏng vấn, Hinzman, 25 tuổi cho biết, “Cho dù tôi có muốn ra đi cách mấy, tôi không thể tự nhận với chính mình rằng giết người là điều phải.”
Hạ sĩ Hinzman là lính đào ngũ, một trong 4 anh lính đã theo gót chân của những phản chiến gia trong trận chiến tranh Việt Nam hơn một thế hệ trước đã di tản sang Gia Nã Đại trốn tránh. Nơi đây, họ đã được nhiều người của thế hệ ấy tiếp đón -- những cựu “Peaceniks” đam mê chủ thuyết hòa bình hiện đang là cột trụ của cộng đồng ấy.
Riêng về phía chính phủ thì kém hậu đãi hơn. Tuy không đồng ý với chiến tranh Iraq, chính phủ Gia Nã Đaị cũng không chấp nhận đơn di trú của lính đào ngũ vì lý do họ không bị trừng phạt. Chính phủ Gia Nã Đại cũng phản đối lý luận chiến tranh Iraq là bất hợp pháp.
Hinzman cho biết, “Chính phủ Gia Nã Đaị e ngại rằng nếu họ ban cho chúng tôi quyền di trú, những người khác sẽ theo gót chúng tôi.”
Việc lính đào ngũ tẩu thoát sang Gia Nã Đại đã gây phẫn nộ cho một số dân Hoa Kỳ vì họ cho rằng những người này trốn tránh trách nhiệm mà họ đã tự hứa. “Đây không phải là lính bị bắt quân dịch tổng động viên. Họ tự nguyện tham gia quân đội,” theo ông Jerry Newberry, phát ngôn viên của tổ chức Cưụ Chiến Binh Ngoại Chiến (“Veterans of Foreign Wars”) tại St. Louis. “Họ là những kẻ được voi đòi tiên.”
Trong dáng người mảnh khảnh, cần cù, Hinzman chấp nhận lời phê bình ấy. Anh cho biết anh anh phản đối việc dùng quân lực sau khi anh gia nhập quân đội, Từ trước khi anh nhận chỉ thị sang Iraq, anh đã đệ đơn xin chuyển sang quân vụ không tác chiến. Nếu đơn xin ấy được chấp thuận, Hinzman cho biết, anh ta sẽ làm tròn nghĩa vụ và sẵn sàng sang Iraq qua quân vụ cứu thương hay hỏa đầu quân hoặc bất cứ quân vụ nào không dính líu đến tác chiến.
“Nếu tôi nằm dưới vòng súng đạn bay tứ tung, tôi cũng không ngại,” anh ta biện hộ. “Dĩ nhiên tôi sẽ sợ nhưng tôi vẫn sẽ làm tròn bổn phận người lính miễn sao tay tôi không phải bấm cò súng.”
Hiện cư ngụ tại tầng trệt trong một khu chung cư tại Toronto, hằng ngày Hinzman dành thì giờ đọc sách báo và trông bé trai Liam vừa tròn 2 tuổi. Anh và vợ thay phiên nhau nấu nướng; họ ăn chay trường. Vợ của Hinzman, Nga Nguyễn, năm nay 31 tuổi, là nhân viên xã hội kiêm sinh học gia, là người Việt sống bên Lào. Gia đình cô di tản ngay sau cuộc chiến 75 khi cô vừa tròn 3 tuổi.
Họ đang lâm vào hoàn cảnh oái oăm trên phương diện pháp lý trong khi chờ đợi Bộ Tỵ Nạn Di Trú xét xử vào ngày 6 tháng 12, 2004. Họ hy vọng được phê chuẩn và ban giấy phép tìm việc. Trong thời gian chờ đợi, họ phải dùng quỹ tiết kiệm để dành từ 3 năm qua để trang trải chi phí hằng ngày và tiền luật sư.
“Tôi sẵn sàng ủng hộ quyết định của Jeremy dù anh phải ra đi hay vào tù,” Nga cho biết. “Ít nhất gia đình chúng tôi còn tồn tại.”
Thỉnh thoảng Hinzman có xuất hiện tại các buổi diễn thuyết cùng với hai lình Mỹ đào ngũ khác. Binh nhì Brandon Hughey, 19 tuổi, và David Sanders, mới đăng lính vào Hải quân. Ngoài ra còn ít nhất một lính đào ngũ nữa hiện đang cư ngụ tại Gia Nã Đại nhưng anh này vẫn muốn lánh mặt, theo ông Jeffrey House, luật sư đaị diện cho người Hoa Kỳ.
Ông House, năm nay 57 tuổi, cho biết ông có cảm giác rùng mình khi Hinzman đến văn phòng tìm ông. 34 năm trước, ông đã từng vượt biên giới Wisconsin sang Gia Nã Đại thay vì theo lệnh động viên sang Việt Nam.
Phỏng đoán có khoảng từ 30,000 đến 90,000 lính Hoa Kỳ đã đào ngũ sang Gia Nã Đại trong thời gian chiến tranh Việ Nam. Họ đã được Thủ Tướng đương thời, Pierre Trudeau, mời sang khi ông tuyên bố Gia Nã Đại là “nơi tỵ nạn khỏi chánh sách quân phiệt”.
Khi tuyên thệ nhiệm kỳ tổng thống, cựu tổng thống Jimmy Carter đã ban sắc lệnh tha bổng cho những người trốn lính và cho phép họ nộp đơn xin phân giải trường hợp của họ. Đa số đã trở về lại Hoa Kỳ. Một số ở lại Gia Nã Đại và phát triển cuộc sống trên vùng đất mới. Ngày nay, họ giữ những chức vụ quan trọng như thẩm phán, giảng sư đại học, xướng ngôn viên truyền thanh, chính trị gia, nhà phê bình phim ảnh và chuyên gia phổ biến nghệ thuật âm nhạc.
Ông House phân bày rằng “đó là một quyết định quan trọng, và tôi rất tôn trọng quyết định của anh ta.”
House tranh cãi trước ủy ban tỵ nạn rằng Hinzman trốn tránh một cuộc chiến bất hợp lệ. Ông sẵn sàng biện luận chiến tranh Iraq mang đến nhiều tội lỗi--điển hình là vụ lạm dụng, ngược đãi tại nhà tù Abu Ghraib--để biện minh cho lý do người lính từ chối trách vụ.
Chính phủ Gia Nã Đại trả lời rằng về pháp lý, cuộc chiến ấy không phải là một vấn đề và nhất là sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ đã được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn trước khi Hinzman rời Fort Bragg tháng Giêng vừa qua. Luật sư đại diện chính quyền cũng như phát ngôn viên của ủy ban và Cơ Quan Di Trú và Quyền Công Dân đều từ chối bàn luận thêm về trường hợp này.

Tuy nhiên, đã có nhiều người khác ủng hộ cho những ngưòi Hoa Kỳ này. Một chuyên gia phổ biến nghệ thuật âm nhạc đã tổ chức một buổi ca nhạc để gây quỹ cho họ. Một công ty chuyên về giao thông tại miền Tây Gia Nã Đại đã sáng lập một mạng lưới với những thư tín ủng hộ.
“Tại đây có rất nhiều chống đối về chiến tranh Iraq,” cô Carolyn Egan, chủ tịch của hội đồng địa phương thuộc Liên hội Công Nhân Sản Xuất Đồ Thép, đã cho biết. Liên hội này tích cực hỗ trợ Hinzman. Cô cho biết thêm, không giống như chiến tranh Việt Nam, những người đào ngũ này “không phát xuất từ những trường đại học đầy giẫy những lý tưởng chính trị. Họ chỉ là những thanh niên thật thà với một quyết định cá nhân đơn giản là họ không chấp nhận cuộc chiến.”
Hinzman trưởng thành tại Rapid City, South Dakota. Sau khi học xong bậc trung học, anh làm việc ở một tiệm bánh. Qua sự giới thiệu của bè bạn, anh quen được Nga Nguyễn. Họ dọn lên Boston và kết hôn. Sau đó, Hinzman gia nhập quân ngũ năm 2001 vì, theo anh ta, đó là một chức nghiệp đáng kính trọng, an toàn và có nhiều lợi bổng khi vào đại học. Anh được chuyển sang Sư đoàn Nhẩy dù 82 và đã nhẩy dù 17 lần trong thời gian huấn luyện.
“Quân đội đã huấn luyện cho tôi biết tập trung và cấu tạo một cuộc sống nề nếp,” Hinzman cho biết. “Khi tôi mới đăng lính, tôi dự đoán mình sẽ bị chuyển đi. Tôi nghĩ nếu tôi nhận được lệnh di chuyển, tôi có thể làm được việc ấy. Nhưng tôi không để tâm đến, có lẽ vì quá ngu ngơ, một trở ngại trong tâm thức về vấn đề hạ sát một con người khác.”
Hinzman thổ lộ rằng anh bị kích động bởi những tiếng reo “Giết! Giết!” trong thời gian huấn luyện và từ đó dồn tâm trí vào kinh sách nhà Phật. Anh cho biết, “tôi đã sửa soạn vào trưòng huấn luyện biệt động quân, nhưng tôi bị dằn co với lương tâm, không biết tôi có thể làm việc này được không. Cuối cùng tôi quyết định là không.”
Năm 2002, Hinzman đã đệ đơn xin chuyển sang tình trạng chống đối theo lương tâm; trong vai trò này anh vẫn có thể ở lại quân đội bên khu vực không tác chiến. Trong thời gian chờ đợi đơn phê chuẩn, đơn vị anh được lệnh sang A Phú Hãn. Anh được giao trách vụ rửa bát và nấu nướng trong thời gian đơn vị anh đóng ở Kandahar từ tháng 12, 2002 đến tháng 7, 2003. Tại A Phú Hãn, một sĩ quan Trung Úy đã bác đơn xin của Hinzman lý do là những nguyên nhân đệ trong đơn không phù hợp với ý nghĩa của người chống đối theo lương tâm. Đơn vị của anh sau đó trở về Fort Bragg.
Nhưng cuối năm 2003, anh được lệnh di chuyển sang Iraq. Anh và vợ bàn bạc rất lâu và việc anh từ chối sang đóng ở Iraq ngày càng rõ rệt. Anh cho biết, “đó là một cuộc chiến bất hợp pháp. Tôi không thể giết người hay hy sinh mình để đổi lấy xăng cho xe SUV của người khác.”
Ngày Tết tây vừa qua, Hinzman phụ giúp việc lắp những ống nhòm trong các xe tăng. Tối hôm sau, 3 ngày trước khi đi Iraq, anh và gia đình âm thầm cuốn gói ra đi. Trong chiếc xe Chevrolet Prism, họ thẳng tiến sang Gia Nã Đại.
Vào lúc 6 giờ chiều ngày 3 tháng Giêng tây, họ qua tới tháp Niagara và nói với nhân viên kiểm soát biên giới là họ đi viếng thăm bè bạn. Đó chỉ là lời giễu cợt. Trước đó, Hinzman đã liên lạc với Hội Tôn Giáo Thân Hữu thuộc gốc Quakers và tiến thẳng đến trung tâm hội họp của người Quakers tại Toronto để trú ẩn.
Sau đó, họ liên lạc với song thân. “Mọi ngưòi rất thông cảm và ủng hộ, “ Hinzman cho biết, “Ngoại trừ ông của tôi. Tuy ông không đồng ý với chiến tranh Iraq, ông có cái nhìn khác về trách vụ quân nhân.”
“Với tôi, Hoa Kỳ là một quốc gia vĩ đại,” Hinzman phân tỏ. “Nhưng hưóng đi của nó không khá lắm. Tôi không muốn là một phần tử của guồng máy đó. Cần phải có cơ hội cho người ta ở lại và nói lên nỗi bất ẩn. Nhưng tôi không có cơ hội ấy. Có người cho chúng tôi là hèn nhát, có người cho chúng tôi là nạn nhân.” Hinzman ngẫm nghĩ. “Theo tôi cả hai đều sai. Tôi tự chọn hướng đi này. Tôi cảm thấy tôi đã không còn lựa chọn nào khác.”
(Lê Thùy Lan chuyển ngữ từ bài phóng sự của Dough Struck trên www.washingtonpost.com)
Dưới đây là ý kiến sau khi đọc bài viết trên của một độc giả, Ông ALQ, người Hoa Kỳ gốc Việt:
“Tiếc thay, nhân viên tuyển mộ quân ngũ đã không giảng rõ cho Hinzman và người vợ gốc Việt của anh ta biết ý nghĩa và bổn phận làm lính. Họ nghĩ rằng đi lính là một thứ việc làm như bao nhiêu việc làm khác, dù nó đã dạy cho anh ta cách tập trung và nếp sống nề nếp. Anh ta đã không hiểu bổn phận lính chiến là phải kháng cự và tiêu diệt kẻ thù để bảo vệ quê hương dân tộc. Anh ta nghĩ rằng nhảy dù thì “cồ” hơn là nhảy “bungee” lại còn được miễn phí.
Ít ra, lần này, chính phủ Gia Nã Đại làm việc có lý lẽ hơn… cho tới khi tổng thống tương lai Kerry lại cũng ân xá cho tất cả các lính đào ngũ như Carter thời nào….
Và bạn có biết chuyện gì đã xẩy ra cho anh chàng đào ngũ vừa từ Bắc Hàn trở về" Tấm hình đầu tiên tôi thấy sau khi hắn ra trình diện tại Nhật chụp hắn trong quân phục mới, dĩ nhiên không cùng bộ quân phục thời hắn đào ngũ. Kỳ này, hắn lại được phục hồi chức vụ cũ và làm việc văn phòng. Nhắm chừng có lẽ được bù lại tiền lương cho những năm vắng bóng. Chuyện chỉ có thể xảy ra tại Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào trưa ngày 29 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc có buổi họp báo, với chủ đề có liên quan đến căn bệnh Alzheimer trong cộng đồng sắc tộc
EMS đã có buổi họp báo nhằm vinh danh những nhà lãnh đạo tổ chức cộng đồng, vừa vinh dự nhận giải thưởng James Irvine Foundation Leadership Award năm 2024.
Vào lúc 11 giờ 30 trưa chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024 trước khu Thương Xá Phước Lộc Thọ, Thành phố Westminster, kể từ nay hằng ngày lá Cờ Việt Nam Cộng Hòa sẽ tung bay cùng lá cờ Hoa Kỳ, trong một buổi lễ khánh thành trụ cờ và Thượng Kỳ được long trọng tổ chức trước sự vui mừng trong niềm xúc động của hàng trăm đồng hương và các cựu quân nhân QL/VNCH.
Tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant, Nam California vào tối Chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024, Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới (THPTVTTG) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 32 năm thành lập và kết thúc đại hội Quốc Tế Võ Thuật 2024. Khoảng 400 quý vị Chưởng Môn, Võ Sư, Võ sinh thuộc các môn phái từ khắp nơi trên thế giới về tham dự
Hôm nay, Dân Biểu Liên Bang Michelle Steel (Đảng Cộng Hòa-CA) trong tuần qua đã thúc giục Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đưa Việt Nam vào danh sách các “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn
Dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy những người thợ móng tay—chủ yếu là phụ nữ Việt Nam, dân nhập cư và tị nạn—đang bị trả lương quá thấp dưới mức tối thiểu và bị xếp loại nghề nghiệp sai chỗ tràn lan, điều này làm suy yếu khả năng bảo vệ quyền lợi lao động của họ tại nơi làm việc. Ngoài ra, chủ tiệm—phần lớn điều hành các tiệm nail gia đình nhỏ lẻ—không nhận được giải trình về luật lao động hợp với ngôn ngữ và văn hóa của họ. Những kết quả báo cáo đã ghi trong dự luật AB 2444, một dự luật mới được Dân biểu Tiểu bang California Alex Lee (AD 24) đệ trình vào ngày 13 tháng 2 năm 2024 để thực thi các yêu cầu về giáo dục trong ngôn ngữ và tinh tế trong văn hóa cho thợ và chủ tiệm nail.
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.