Hôm nay,  

Người Thương Binh... Bốn Không

27/01/200600:00:00(Xem: 6515)
- Trong nỗi xôn xao của những ngày giáp Tết, vào một buổi trưa, trước ngày "Ông Táo lên chầu trời", tôi nhận được một cú điện thoại rất bất ngờ của một ông bạn từ Seattle gọi về. Không cần thủ tục ban đầu, chào hỏi linh tinh, ông bạn tôi nói ngay: "Này ông, bà xã tôi vừa đọc bài "Lá thư hay nhất trong năm" của ông đấy. Tôi chưa kịp cảm ơn thì ông bạn tôi đã tiếp: "Bà ấy ngồi kể lại với mấy bà bạn trong bữa họp mặt tất niên rồi gửi một người bạn sắp về VN 200 USD để ông muốn tặng ai thì tặng".

Tôi lại chưa kịp cảm ơn, ông bạn tôi tiếp luôn: "Bà LNX tặng một trăm và bà NMH cũng gửi theo 50 USD nữa. Các bà cũng yêu cầu ông cứ "tự do" tặng cho người nghèo, không cần thông báo cho chúng tôi và không nêu tên tuổi". Ông này cẩn thận đến nỗi cứ nhắc đi nhắc lại điều này hai ba lần.

Cũng trước đó đúng một ngày, bà Giáo Trưng Vương mà tôi đã có dịp tường trình với bạn đọc khi bà giúp người thợ sắp chữ của "Saigon xưa" làm được ngôi nhà mới, bà cũng điện thọai cho tôi và bà nói một người học trò cũ của ở tiểu bang khác đã kể lại "lá thư của ông NTP", bà chưa đọc tờ báo đó và hỏi tôi "ông viết cái gì cho tôi biết rõ hơn". Tôi kể lại sơ lược chuyện về ông NTP, bà vui vẻ nói ngay: "Nếu có chuyện gì cần ông cứ cho tôi biết, tôi hết lòng ủng hộ. Thôi thì cuối năm rồi, tôi gửi về ông 100 USD để tặng người nghèo quanh ông".

Nhận được những tấm lòng đồng cảm đó tôi hết sức biết ơn vì quả thật tôi đang lúng túng bởi vừa nhận được tin về một người thương phế binh nghèo đang cần sự giúp đỡ. Nhưng những số tiền mà bà con gửi tặng, tôi và mẹ con bà Thụy Vũ đã cấp tốc mang đến từng gia đình nghèo nghèo khổ. Còn số tiền ông NTP tặng tôi đã nhờ xã Lộc Điền làm 100 phiếu phát quà cho người nghèo vào chủ nhật 22-1 rồi. Bây giờ bất ngờ có thêm 450 USD nữa, tôi giải quyết được một "gánh nặng" đang canh cánh bên lòng.

Thêm một người đồng cảm

Một ông cùng xóm biết tôi làm công việc này, ông đến thăm tôi vào một buổi tối. Ông hất hàm hỏi "tội" tôi: "Ông tặng quà cho những người không quen mà có người quen thì ông chưa tặng". Tôi lắc đầu: "Quà của những vị có lòng hảo tâm ở nước ngoài nhờ tôi tặng chứ tôi có gì đâu. Nhưng ông nói "người quen" của tôi là ai vậy""

Ông cho biết: "Là một anh thương binh "chế độ cũ" của các ông đấy". Tôi tưởng ông nói đến anh thương binh có quán chè bưởi mà tôi đã gặp nên xua tay cười đắc chí: "Tôi gặp rồi ông ơi!". Ông lão cùng xóm lắc đầu: "Anh thương binh này đói rách hơn nhiều. Có thằng con đang làm cho cái garage xe hơi ở đầu đường này thôi, còn gia đình ông thương binh thì ở tuốt trên Bù Đốp". Và ông kể lại cho tôi nghe về hoàn cảnh của người thương binh này.

Thật tình tôi muốn nhảy ngay đi thăm người thương binh đó. Ông bạn cùng xóm hiểu ý tôi nên ông vỗ vai tôi thân mật: "Tôi sẽ đưa ông đi hoặc sẽ bảo thằng con trai ông ấy đưa ông đi. Từ đây đến Bù Đốp hơn gần 30 cây số đấy ông ạ". Tôi cảm ơn lòng tốt của ông hàng xóm này. Cũng cần nói thêm rằng, hầu hết những ông trong xóm tôi ở đều là "dân cách mạng", tức là những người từng sống lâu đời ở vùng gọi là "trung ương Cục Miền Nam", nhưng sau những thăng trầm, bây giờ họ chỉ còn là một người dân bình thường và không còn thiết tha gì ngoài việc còng lưng xuống những mảnh vườn. Có lẽ chỉ mình tôi là người của "chế độ cũ" về đây dưỡng già. Họ đã nhìn thấy cách mà Việt kiều ở nước ngoài cũng như những người đồng đội cũ của chúng tôi giúp đỡ lẫn nhau.

Thái độ của ông già hàng xóm này chứng tỏ họ kính trọng những tấm lòng cao đẹp đó và có thể là họ bất ngờ nữa. Vì thế họ sẵn lòng chỉ cho tôi những người cần giúp đỡ và nhất là những người đồng đội cũ của chúng tôi. Thái độ của họ rất chân thành. Nó cũng giống như câu các cụ ta thường dạy: "Sống lâu mới biết đêm dài. Ở lâu mới biết lòng người có nhân". Tôi nghĩ, đó cũng là một tấm lòng đồng cảm mà từ lâu họ chưa hiểu nhiều về chúng tôi.

Người thương binh lạnh lùng... cùng khổ

Ngay sau khi nhận điện thoại của ông bạn tôi từ Seattle, tôi chắc mẩm có tí tiền giúp đỡ anh thương binh, quả là các bà đã giúp tôi "hiên ngang" lên được một tí khi phóng đi tìm ông già trong xóm để xin ông đưa tôi đi gặp anh "thương binh của chúng tôi". Thế nhưng ông hàng xóm đi vắng, tôi nhắn lại cần gặp ông gấp vì Tết đến nơi rồi.

Thế là ngay buổi tối hôm đó, ông hàng xóm đèo xe gắn máy đưa anh thương binh đến thăm tôi. Quả là ông này cũng thông minh thật và có lòng nhân nghĩa lắm.

Hai người chưa bước vào nhà, tôi chú ý ngay đến nét khắc khổ trên người khách "lạ mà quen" này. Ông ta chậm chạp tháo đôi giày cũ mèm trước hàng hiên. Chiếc áo blouson loại hàng sida chính hiệu, cũ đến nỗi không thể gọi nó là màu gì nữa. Nhìn dáng ông đi, có vẻ yếu lắm rồi. Chúng tôi vào nhà ngồi và ông bắt đầu kể cho tôi nghe về cuộc đời trôi nổi của ông.

Tên ông là Tần Văn Huê, năm nay 56 tuổi, cựu quân nhân, thuộc Đại đội 324 Địa Phương Quân của tiểu khu Bình Dương, ông đọc thuộc làu số quân: 491471859. Ông ngập ngừng nói thêm: "Tôi chỉ là binh nhất". Tôi ôm vai ông: "Lúc này nói đến cấp bậc là thừa ông ạ, địa phương quân hay chính quy cũng thế thôi, tôi chỉ biết chúng ta là đồng đội. Còn có duyên gặp được nhau là quý lắm rồi".

Năm 1972, trong một lần đi hành quân, ông bị "sụp hầm" tại Rạch Bắp - Bến Cát. "Những chiếc chông xuyên vào bụng làm tôi lòi ruột, bị bể thận, may mà có máy bay tải thương, không thì tôi đã toi mạng rồi", ông nói mà như còn cảm thấy rùng rợn. "Đau lắm, nhưng chỉ một lát sau là ngất đi. Tỉnh dậy trong bệnh viện mới biết là một quả thận của ông đã "ăn chông" nát bét phải cắt đi rồi. Từ đó tôi chỉ còn một quả thận chống chọi với cuộc sống".

Sau đó ông được giải ngũ về làm ăn ngay tại hãng đường Bà Lụa tại Bình Dương. Tưởng rằng cuộc sống đã yên ổn, nhưng sau năm 1975 ông "được đi vùng Kinh tế mới" ở tại Long Tân Bến Cát, thuộc tỉnh Sông Bé.

Cái gì cũng "lậu"

Nó đến đây ông lắc đầu: "Vùng Kinh tế mới có gì đâu mà sống. Đất đai khô cằn, không ai làm ăn gì được thì mình đến làm ăn. Vậy mà cứ phải sống lay lắt mấy năm liền. Đồng khô cỏ cháy, không thể "tăng gia sản xuất" như cái khẩu hiệu mà các ông ấy nói. Đói quá, tôi buộc phải mang cả gia đình bỏ đi, vất vưởng hết nơi này đến nơi khác. Mãi đến năm 1989, tôi mới "định cư lậu" ở xã Tân Hòa, bây giờ là Thị trấn Thanh Bình, thuộc huyện Bù Đốp cho đến nay. Thấy đâu có đất thì cứ cắm dùi. Có bao nhiêu vốn liếng mua chiếc xe "gắn máy biên giới" tức là loại xe lậu của bên Campuchia tuồn sang, làm nghề chạy xe ôm, nuôi vợ và bảy đứa con.

Ông hàng xóm xen vào, nói dỡn cho vui: "Cái lối ở nhà quê, chẳng có gì giải trí, đến cái truyền hình đen trắng cũng chẳng có mà xem, nên đi ngủ sớm, thế nên cứ đẻ sồn sồn". Ông ta nói để giải thích lý do mà nhiều người dân ở vùng này thường có đông con.

Ông Huê gắng gượng đính chính: "Tôi có muốn thế đâu, trời cho sao thì hay vậy. Cũng may mà năm ngoái, tôi đau yếu bệnh tật thì thằng con trai lớn của tôi đi làm được rồi, nó làm nuôi cả nhà đấy". Đó là cậu con trai tên Tí đang làm thợ hàn hay đúng hơn là đủ thứ thợ, chủ sai gì làm nấy, ở cái garage sửa xe hơi nhỏ bên Quốc Lộ 13, ngay đầu ngõ lối vào nhà tôi.

Không nhà, không đất, không trợ cấp

Khi tôi hỏi đường đến nhà ông Huê, ông dùng tay chấm tí nước, vẽ lên mặt bàn rồi lạnh lùng: "Tôi làm gì có nhà. Nhà ở thuê đấy ông ạ. Mỗi tháng trả 150.000 tiền thuê nhà, còn điện nước, cố dè xẻn cũng mất thêm vài chục nữa, vị chi hơn hai trăm ngàn. May mà không có thước đất nào để phải bơm nước tưới cây chứ có vài sào đất là cứ việc đi kiếm nước mang về tưới. Nếu tưới bằng bơm điện, có mà tiền điện nó ăn hết".

Rồi ông kể tiếp rằng năm 1989, trôi dạt về thị trấn Thanh Bình- Bù Đốp. Thấy miếng đất bỏ hoang thì làm cái chòi ở tạm, cứ thế thành cái nhà lá tồi tàn che nắng trú mưa. Nhưng mới năm trước đây thôi, ông Quản Lý Thị Trường đuổi nhà vì đó là đất của huyện. Bắt nhà tôi phải dời đi mà không biết đi đâu. Đã là đất của huyện thì không được đền bù xu nào nên cả gia đình chỉ có nước kéo nhau ra đường. May mà thằng con bắt đầu đi làm nên đành bấm bụng thuê cái nhà ở tạm, chứ ở đâu bây giờ! Tôi thì già yếu rồi, lại mắc bệnh gan rất nặng nên không thể chạy xe ôm được nữa. Mỗi tháng cũng mất vài trăm tiền thuốc, tháng nào không đủ tiền thì "nhịn" uống thuốc, thôi thì đành phó mặc cho trời.

Từ đó đến nay ông thương binh này cũng chưa hề nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào. Đừng nói đến giúp đỡ, mà mãi đến tháng vừa qua, gia đình ông mới xin được cái hộ khẩu.

- Mừng cho ông. Như thế ít ra khi chết cũng còn có nơi khai tử.

Và cái không thứ tư: không hộ khẩu

Tôi vừa mừng dứt câu thì ông Huê đã lắc đầu:

- Ông đừng mừng cho tôi vội. Cả nhà tôi đều có tên trong hộ khẩu, nhưng riêng tôi thì không có tên. Mặc dù tôi có Chứng minh nhân dân đàng hoàng.

Tôi quá ngạc nhiên:

- Sao vậy" Họ cho ông là thành phần bất hảo à" Hay là thương phế binh..."

- Không phải thế. Họ nói lý do là vì tôi ở Bến Cát, khi bỏ đi không khai báo, chưa "cắt hộ khẩu" ở nơi cũ, nên nhất định không cho hộ khẩu mới. Thực ra tôi đả ở cái thị trấn Thanh Bình này hơn 16 năm rồi, ai cũng biết, kể cả xã ấp, thị trấn cũng có giấy xác nhận, vậy mà huyện Bù Đốp vẫn không cho vào hộ khẩu. Chỉ cho vợ con tôi thôi. Tôi không hiểu nổi, nhưng không hiểu thì chịu chứ kiện ai đây"! "Ông Huyện" mà không cho thì chịu.

Rồi dường như ông nổi khùng:

- Tôi xin hoài, không được, bây giờ tôi cũng chẳng cần. Cho thì cho, không cho tôi vẫn cứ ở. Công dân lậu cũng được, ở lậu cũng được. Không có nơi khai tử thì tôi khai với trời, với đất. Lúc này tôi bệnh tật có ăn uống gì được đâu. Có muốn vào bệnh viện của dân nghèo cũng không được vì không có hộ khẩu. Nói là bệnh viện của dân nghèo nhưng cũng è cổ ra trả tiền, không có "thủ tục đầu tiên" thì đừng có hòng vào nằm, cứ về mà chết. Thế thì tôi cần gì.

Tôi tưởng ông nổi nóng, nhưng dường như ông nổi nóng nhiều rồi, phẫn nộ nhiều rồi, nên lúc này ông cứ lạnh băng. Ông cho tôi xem đầy đủ các thứ giấy tờ, từ cái giấy giải ngũ năm 1972, cho đến giấy chứng thương xưa và cả cái "Thẻ Căn Cước" cũ nữa, ông giữ hết như giữ lại quãng đời xưa cũ của mình để thỉnh thoảng mang ra ngắm ("). Tuy rằng ông nói ông "chẳng cần" cái hộ khẩu, nhưng ở đây đã có không biết bao nhiêu người dân khốn khổ vì cái hộ khẩu rồi. Không hộ khẩu thì không làm ăn gì được, nếu có làm thì chỉ là làm lậu, làm "chui". Nó buộc người ta vào cái thế phải sống gian, sống lậu như thế, chứ có ai muốn đâu.

Nếu những quan huyện Bù Đốp chịu khó nghe lời trần tình hoặc năn nỉ của anh thương phế binh này thì may ra họ thông cảm được chăng" Hay là trái tim đóng băng rồi" Dù có "vì nguyên tắc" đến mấy thì các quan huyện cũng phải có lúc ngó xuống cho dân nhờ. Cho một cái hộ khẩu có mất mát gì đâu, chỉ là thêm một cái tên là xong. Vợ con người ta ở đó mà không cho gia chủ (ở đây gọi là chủ hộ) vào hộ khẩu thì quả là một việc tôi không thể nào tưởng tượng nổi. Và nếu tôi không về cái vùng quê này sống thì tôi không thể nào biết được có những chuyện quái đản, đau lòng như thế này.

Tình nghĩa sâu nặng

Tôi ngậm ngùi đưa tặng ông thương binh số tiền mà các bà vợ bạn tôi vừa cho biết sẽ gửi về, trước mặt người hàng xóm của tôi. Món quà đầu tiên, tôi tặng giùm hai bà bạn là 200 USD. Còn 150 USD nữa tôi dự định sẽ đến thăm những người dân ở một xã mà tôi vừa thuê thợ khoan giếng nhưng họ không chịu làm vì ở đó không thể bảo đảm sẽ có nước. Xóm này vẫn là xóm xơ xác nhất nằm ngay bên quốc lộ. Tôi nghĩ lúc này là lúc giúp cho nhiều người có được một chút tiền tiêu tết.

Còn gia đình ông thương binh Trần Văn Huê, tôi sẽ đến thăm sau và hy vọng cũng sẽ được bà con giúp đỡ. Nếu cần tôi sẽ đưa hết số tiền mà tôi đang được bạn bè hứa giúp đỡ cho ông Huê vào đúng ngày Mùng Một Tết năm nay, gọi là bà con "lì xì" cho gia đình ông, chẳng phải là một chuyện thú vị sao"

Ông hàng xóm của tôi nhìn ông Huê lúng túng tìm chỗ cất tiền, ghé tai tôi nó nhỏ:

- Cả đời nhà ông này chưa bao giờ cầm được tờ một trăm đô la bao giờ đâu ông ạ. Ông xem tay chân ông ta lúng túng thế kia.

Quả nhiên, ông Huê lúng túng thật, tìm cái túi áo của cái "blouson hàng sida" thì nó thủng từ đời nào, tìm cái túi áo trong thì không có, ông đành nắm nó ở tay cho đến khi ra về. Thằng con trai ông đón ông ở đầu ngõ. Hai cái bóng trên chiếc xe gắn máy cà tàng khuất dần dưới ánh đèn đêm, phủ đầy bóng dừa.

Ông Hàng xóm thân mật ôm vai tôi:

- Cái tình của các ông đối với nhau sâu nặng, đáng quý thật. Trời Phật phù hộ độ trì cho những tấm lòng vàng.

Đó là một điều khiến tôi vui mừng nhất.

Tôi xin ghi lại địa chỉ của người thương binh đó ở đây để bạn đọc có thể liên lạc trực tiếp với ông này, không cần qua bất cứ sự trung gian nào.

Ông Trần Văn Huê (CMND số 280312044) - Ấp 8, Thị Trấn Thanh Bình, Huyện Bù Đốp, Tỉnh Bình Phước.

Nghịch Cảnh

Khi chúng tôi trở vào trong nhà, tờ báo trên bàn nằm chềnh ềnh trên mặt bàn với cái tin mới toanh, ông hàng xóm cầm lên đọc và chỉ con biết thở dài:

"Tin mới nhất về vụ án cá độ hàng triệu USD:

- Chưa đầy 2 tháng, Tổng giám đốc Bùi Tiến Dũng đã cá độ 2,4 triệu USD

- Phó tổng giám đốc Nguyễn Việt Bắc thừa nhận thua độ lớn

Hà Nội: Ngày 20-1, có tới ba cán bộ, nhân viên Ban quản lý các dự án 18 (PMU18) bị Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an triệu tập vì liên quan "đường dây cá độ hàng triệu USD". Tổng giám đốc PMU18 Bùi Tiến Dũng bị bắt khẩn cấp về tội đánh bạc. Cơ quan Điều tra (CQĐT) đã xác định Bùi Tiến Dũng tham gia cá độ bóng đá, chơi lô đề trong đường dây của Bùi Quang Hưng từ lâu. Nhiều trận đấu, Bùi Tiến Dũng đã chơi với số tiền hàng trăm nghìn USD. Theo nguồn tin mới nhất CQĐT đã giải mã được, ghi rõ cụ thể tổng số tiền cá độ lên tới gần 2,4 triệu USD trong vòng gần 2 tháng (mà 1,8 triệu USD chỉ là tổng số tiền Dũng chơi trong vòng 1 tháng).

.... Theo giấy triệu tập cùng 3 đồng nghiệp là ông Nguyễn Việt Bắc - phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc, ông Dương Mạnh Hoa - lái xe của ông Bùi Tiến Dũng và ông Tiên - phó văn phòng PMU 18.

Ông Nguyễn Việt Bắc đã khai báo khá thành thật về mối quan hệ với Bùi Tiến Dũng, Bùi Quang Hưng, cũng như việc tham gia cá độ diễn ra như thế nào. Tuy nhiên, ông Bắc không nhớ mình đã cá độ trận nào, bao nhiêu tiền và chơi lô đề với số tiền bao nhiêu. Ông chỉ cho biết hầu hết đều thua và số tiền không nhỏ.

Nhờ khai báo thành thật như thế, ông Bắc được cho về nhà. Trong khi đó, tại Phòng trực ban hình sự, hai ông Tiên và Hoa cũng có một ngày làm việc căng thẳng. Cả hai ông đều đã được xác nhận là "tâm phúc" của tổng giám đốc Bùi Tiến Dũng..."

Đại khái cái tin mới toanh, cho đến khi tôi viết bài này mới chỉ có vậy. Nếu so với cái cảnh khốn khổ của anh thương binh trên, bạn đọc nghĩ gì" So sánh hai cảnh này, tôi chắc mỗi bạn đọc đã có cái kết luận của riêng mình. Riêng tôi cho tôi rằng dùng chữ "phẫn nộ" là chưa đủ. Nhưng nghĩ mãi mà chẳng ra được chữ nào khác, tôi xin chịu. Có lẽ, chỉ có... "tiếng đức" may ra mới diễn tả được đôi phần, vậy xin để bạn đọc "tùy nghi sử dụng".Bài báo này đến tay bạn đọc, chắc là ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền đã đến hoặc có nơi đã vừa qua. Song dù sao cũng là Năm Mới. Kính chúc bạn đọc Một Năm Bính Tuất Mạnh Khỏe và Nhiều May Mắn.

Tôi không thể quên cảm ơn các bạn đã hoặc sẽ giúp đỡ trực tiếp cho anh thương binh cùng khổ tôi đã ghi địa chỉ ở trên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hằng năm cứ vào dịp Tết Nguyên Đán các Thầy, Cô và cựu học sinh Bưởi Chu Văn An Nam California đều tổ chức họp mặt mừng Xuân, kỷ niệm ngày sinh của Thầy Chu Văn An. Tiệc mừng Tân Xuân Giáp Thìn 2024 của Hội Bưởi-Chu Văn An được tổ chức vào lúc 11 giờ trưa Thứ Bẩy ngày 17 tháng 02 năm 2024 tại nhà hàng Diamond Seafood số 1 (trên đường Lampson-và góc Beach)
Sáng Chủ Nhật 18-2-2024 nhằm Mùng 9 Tết Giáp Thìn, tại Tượng Đài Quang Trung trên đường Euclid thành phố Garden Grove, Nam Cali, nhiều đồng hương đến dự buổi lễ kỷ niệm chiến thắng Đống Đa của vua Quang Trung Xuân Kỷ Dậu 1789, do Hội Tây Sơn Bình Định thực hiện...
Hội Ái hữu trường Bưởi-Chu Văn An, Nam California tổ chức tiệc mừng Tân Xuân Giáp Thìn vào lúc 10:30 sáng thứ bảy ngày 17/2/2024 (mùng 8 Tết âm lịch), tại nhà hàng Diamond Seafood 1, thành phố Garden Grove...
WASHINGTON — Hôm nay, Dân biểu liên bang Michelle Steel (CA-45) và Lou Correa (CA-46) đã giới thiệu một nghị quyết lưỡng đảng công nhận những đóng góp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt cho Hoa Kỳ. Quận Cam, California là quê hương của Little Saigon và gần 190,000 người Mỹ gốc Việt, biến đây trở thành cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhất trên thế giới bên ngoài Việt Nam.
ĐẠI NHẠC HỘI BẦU CỬ Rock The Vote Chủ Nhật ngày 18 tháng 2/2024 từ 12 giờ trưa tới 5 giờ chiều tại QT Golden Marketplace & Food Court 9772 Garden Grove Blvd., Garden Grove CA 92844 tổ chức bởi TNS Janet Nguyễn Vào cửa tự do - thức ăn trưa miễn phí.
HỘI CHỢ Y TẾ hoàn toàn miễn phí tổ chức bởi Senator Janet Nguyễn ngày 17 tháng 2/2024 từ 9 giờ sáng tới 2 giờ chiều tại Concorde Career College 12952 Euclid St, Garden Grove CA 92840 Nhãn khoa, Y khoa, Nha Khoa và nhiều nữa Hoàn toàn miễn phí
Vào năm 2021, Clever Care Health Plan Inc. (sau đây gọi là "Clever Care") đã đưa ra thị trường một Chương Trình Medicare Advantage được xây dựng dựa trên các dịch vụ nhạy cảm về văn hóa, với thiết kế nhằm duy trì các giá trị văn hóa của những người thụ hưởng chưa được phục vụ đầy đủ, bằng ngôn ngữ ưa thích của họ. Được thành lập bởi Myong Lee và Hiệp Phạm, Clever Care đã kết nối và duy trì thành công một cộng đồng chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, kết hợp y học phương Tây với chăm sóc sức khỏe phương Đông thông qua các dịch vụ toàn diện bằng ngôn ngữ mà người thụ hưởng sử dụng. Dưới sự lãnh đạo của Myong, Clever Care đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể về số lượng hội viên trong kỳ Ghi Danh Hàng Năm (AEP) vừa qua, và hiện đang được dự đoán là một trong 5 chương trình phát triển hàng đầu tại các quận hạt cốt lõi ở Miền Nam California. Chương trình này đã đạt mức tăng trưởng 112% so với cùng kỳ năm ngoái và hiện đang phục vụ hơn 22,000 hội viên.
Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng đối với nhiều cộng đồng châu Á; cho dù là bạn ăn Tết với cộng đồng người Việt, Tết với người Trung Quốc, hay Seollal với cộng đồng người Hàn Quốc. Tết năm nay là năm Giáp Thìn - năm con rồng – là năm đặc biệt may mắn, nhất là với các gia đình mong chờ một năm may mắn, thành công, và những cơ hội mới. Năm nay, khi tôi suy ngẫm về kỳ nghỉ lễ và đặt ra những dự định cho cả năm; tôi đã chuẩn bị cho sự thành công của mình bằng cách hoàn thành và nộp Đơn Xin Hỗ Trợ Tài Chính Cho Sinh Viên Từ Liên Bang (không tính phí) (FAFSA) 2024-25 trước thời hạn ưu tiên ngày 2 tháng 4.
Khi nghĩ tới con số khoảng 2,000 sòng bài trên toàn nước Mỹ, gồm cả những sòng bài ở Las Vegas và New Jersey, quý vị sẽ hình dung ra được sự cạnh tranh căng thẳng tới mức nào. Và Pechanga Resort Casino, nằm ngay ngoài Temecula, Calif. lại vừa mới được mang tên sòng bài #1 ngoài Las Vegas bởi độc giả tạp chí Newsweek. Tờ báo phát hành toàn quốc này đã mời độc giả xếp hạng những sòng bài 'top 10' 'ngoài Vegas' của mình trong một cuộc thăm dò ý kiến 'online'. Cuộc tranh đua bao gồm cả những cơ sở đánh bài tại các vùng lâu đời như Reno, Nev., Miền Nam, Đông Nam, Tây Bắc Thái Bình Dương cùng những cơ sở khác ở Nam Cali. Kết thúc thời gian bầu chọn dài-nguyên-một-tháng, Pechanga đã là kẻ chiến thắng sau cùng.
Ngày 16 tháng Hai, 2024 – Năm Giáp Thìn đã đến! Để đảm bảo trái cây họ cam quýt mà quý vị tặng người thân trong dịp Tết Nguyên đán này là hiện thân của phúc lộc, may mắn và thịnh vượng, Chương Trình Phòng Chống Sâu Bệnh & Dịch Bệnh Gây Hại Giống Cây Cam Quýt (CPDPP) đề nghị các biện pháp thực hành tốt nhất sau đây để bảo vệ giống cây cam quýt quý hóa của California trong nhiều năm tới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.