Hôm nay,  

Nguyễn Thị Khánh Minh: Bằng Hữu và Con Mãnh Điêu Trên Dòng Cảm Xúc

3/24/202511:55:00(View: 2371)
KhanhMinhRMSach 1
Nhà thơ NTKM đang nói lời cảm tạ trong buổi RMS.


(Một vài ghi chép & suy niệm sau buổi ra mắt sách “Bằng Hữu và Văn Chương” của nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh).

Tôi đến buổi ra mắt sách của Nguyễn Thị Khánh Minh với tâm thế lặng lẽ, chỉ định lắng nghe và chung vui cùng chị và tác phẩm mới. Nhưng rồi, không khí hôm ấy đã chạm vào tôi một cách không ngờ. Đặc biệt là khi nghe Trịnh Y Thư “hoàn nhạc” – sau lời tạm biệt cây đàn suốt 15 năm – rồi đến Lại Tôn Dũng phiêu lãng trong những bản nhạc do chính anh sáng tác. Âm nhạc vang lên trong một không gian thấm đẫm tình bằng hữu, nơi mà văn chương không chỉ được đọc mà còn được sống. Trong bầu không khí ấy, tôi buộc lòng phải đứng lên, chia sẻ đôi lời – dù vốn chỉ định im lặng.

Hôm sau, chị Khánh Minh nhắn tin, mong tôi ghi lại lời phát biểu hôm ấy. Nhưng vì những gì tôi nói hôm đó là bộc phát, nên hôm nay tôi xin được ghi lại một vài suy niệm – như một cách lắng đọng lại trải nghiệm của mình về buổi ra mắt sách Bằng Hữu và Văn Chương.

Với tôi, cuốn sách này không chỉ đơn thuần là một tuyển tập bài viết. Nó là một hóa thân sống động của tình bằng hữu – và đồng thời là tấm gương soi chiếu cách một con người có thể sống trọn vẹn cùng chữ nghĩa.

Nguyễn Thị Khánh Minh không chỉ là một người làm thơ hay viết văn – chị sống cùng với văn chương, như sống cùng hơi thở. Và hơn thế nữa, chị sống trọn với bằng hữu. Những ai từng đồng hành cùng chị, dù trong văn chương hay đời thường, đều cảm nhận được nơi chị một thứ ánh sáng rất riêng – dịu dàng, từ tốn, mà sâu lắng. Trong số đó, tôi có duyên được chứng kiến và cảm nhận mối gắn kết sâu xa giữa chị và nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ – một tình bạn văn chương hiếm hoi giữa hai tâm hồn đồng điệu. Nếu trong thơ của Nguyễn Lương Vỵ, chất liệu chủ đạo là âm thanh, thì với Khánh Minh, đó là ánh sáng. Âm thanh và ánh sáng – hai yếu tố nền tảng của mọi tri giác – đã trở thành biểu tượng cho sự hỗ tương sáng tạo giữa họ. Một người nghe thấy tiếng vọng của thế giới. Một người nhìn ra đường đi của cảm xúc.

Chính từ mối giao cảm ấy, tôi bắt đầu nhìn kỹ hơn vào văn chương của chị. Và tôi nhận ra rằng: Khánh Minh viết bằng một loại cảm xúc rất đặc biệt – đã được tôi luyện qua thời gian, vừa tinh khôi, vừa tỉnh táo. Chị gọi đó là “theo cảm xúc mà đi”, nhưng trên thực tế, đó là một hành trình nội tâm sâu sắc. Chị không để cảm xúc cuốn mình đi, cũng không cố gắng kiểm soát hay lý tưởng hóa nó. Chị chỉ đơn giản là lắng nghe – như một người thiền giả lắng nghe từng hơi thở, sống trọn vẹn với “cái đang là” trong từng khoảnh khắc.

Và từ hình ảnh ấy, tôi liên tưởng đến một biểu tượng rất rõ ràng: Khánh Minh như một con mãnh điêu – một con ó biển đang lượn cao trên dòng cảm xúc. Con ó ấy không bay để thoát ly, mà để nhìn rõ. Khi thời điểm đến, nó lao xuống – chuẩn xác, dứt khoát – để chụp lấy con cá đang bơi dưới mặt nước. Cũng như vậy, Khánh Minh quan sát cảm xúc của mình từ trên cao, bằng ánh mắt sáng suốt. Và khi cần, chị “chụp” lấy những cảm xúc sâu kín nhất và chuyển hóa chúng thành ngôn ngữ – thứ ngôn ngữ không đơn thuần là chữ nghĩa, mà là ánh sáng – tinh khiết, sắc sảo và đầy nhân tính.

Với tôi, “con mãnh điêu trên dòng cảm xúc” không chỉ là một hình ảnh đẹp, mà là biểu hiện trung thực của bản thể thi sĩ nơi Khánh Minh. Chị không né tránh nỗi đau. Cũng không cường điệu sự mong manh. Chị chỉ lặng lẽ soi chiếu cảm xúc của mình vào gương ngôn ngữ – để cho thơ tỏa hương, như một đóa hoa đang nở. Chị không vội. Và chính vì thế, mỗi bài viết của chị đều mang một chiều sâu lắng đọng, khiến người đọc cảm thấy như mình đang lắng nghe chính tâm hồn mình – qua giọng nói của một người khác.

Tôi rời buổi ra mắt hôm đó với lòng biết ơn và cảm kích. Biết ơn vì được chứng kiến một tâm hồn trung thực đến mức tinh khiết. Và cảm kích vì thấy giữa thời đại ồn ào, vội vã này, vẫn còn những người dám đi chậm, dám viết thành thật, và dám sống hết mình với một chữ rất cũ mà rất cần: chữ “bạn”.

Với Khánh Minh, văn chương không chỉ là nơi để viết, mà là một “nhà quê chung” – nơi mọi người có thể trở về, ngồi lại bên nhau, suy nghĩ và cảm nhận. Và chị, như một người giữ lửa thầm lặng, đang mời chúng ta quay về với phần trong sáng nhất của mình: nơi cảm xúc vẫn còn nguyên sơ, nơi chữ nghĩa chưa bị lãng quên.

-- Tô Đăng Khoa

KhanhMinhRMSach 2
Nhà thơ NTKM đang ký sách.

KhanhMinhRMSach 4
Nhà văn Tô Đăng Khoa đang phát biểu.
Hình ảnh của NAG Michael My. Để xem thêm hình ảnh buổi RMS, xin bấm vào đường dẫn sau:

Khánh Minh Ra Mắt Sách Mar 22, 2025 - Google Photos

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quan Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên. Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh (sinh 1938) là một Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Ngài từng đảm trách vai trò Giám Mục chính tòa Giáo phận Kontum trong khoảng thời gian 12 năm, từ năm 2003 cho đến khi hồi hưu cuối năm 2015. Ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, ngài còn có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Latinh. Ngài cũng có thể giao tiếp bằng các ngôn ngữ dân tộc Bana, Jarai và Xê-đăng. Giám Mục Hoàng Đức Oanh quê ở Hà Tây, từ nhỏ đã đi theo con đường tu trì. Năm 1954, ngài cùng gia đình di cư vào miền Nam và tiếp tục theo đuổi việc tu học. Sau quá trình học dài hạn, năm 1968, ngài được truyền chức linh mục tại Sài Gòn.
Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ đang chuẩn bị trở thành chiến trường cho các vấn đề về tài trợ, sự đa dạng, người nhập cư dưới thời tổng thống đắc cử Donald Trump. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đề cập đến việc chấm dứt Bộ Giáo dục Hoa Kỳ; cắt giảm tài trợ của liên bang cho các trường công, đặc biệt là những trường duy trì chính sách đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI). Ông cũng tuyên bố sẽ đảo ngược ngược Đạo luật IX, một luật cấm phân biệt đối xử dựa trên giới tính đã được mở rộng dưới thời Biden.
Biến đổi khí hậu là có thật. Thiên tai diễn ra ngày càng thường xuyên hơn, khắc nghiệt hơn. Riêng ở tiểu bang California, trong những năm qua, bên cạnh động đất, người dân chứng kiến nạn cháy rừng, mưa lũ ngày càng nhiều. Câu hỏi đặt ra là chính quyền và người dân California đã và đang chuẩn bị đối phó với thiên tai ra sao?
Vào chiều ngày Chủ Nhật 8 tháng 12 2024, tại Tu Viện Đại Bi (Garden Grove, California), nhóm Phật tử Đuốc Tuệ đã tổ chức buổi nói chuyện về đề tài Chánh Niệm trong gia đình, người thuyết trình là tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ. Khoảng 50 người đã tham dự buổi nói chuyện, thuộc nhiều lứa tuổi và thành phần, từ những Phật tử cao niên cho đến những huynh trưởng trong các Gia Đình Phật Tử. Được biết trong cùng khoảng thời gian này, các vị tăng ni thuộc tu viện Lộc Uyển cũng có những buổi nói chuyện trên zoom, cũng về đề tài Chánh Niệm trong gia đình. Điều này cho thấy những khúc mắc, mâu thuẫn trong một gia đình luôn luôn tồn tại. Các thế hệ trong gia đình không tạo được sự truyền thông tốt đẹp với nhau dẫn đến những rạn nứt, cần tìm những giải pháp để nối lại nhịp cầu thương yêu.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa với người ủng hộ rằng ngay sau khi nhậm chức, ông sẽ bắt đầu cắt giảm mạnh chi tiêu chính phủ để giảm lạm phát và nợ công. Một số chương trình y tế liên bang quan trọng có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt ngân sách trong vài năm tới. Các khoản cắt giảm có thể nhắm vào Chương Trình Bảo Hiểm Y Tế Cho Người Có Thu Nhập Thấp (Medicaid), Chương Trình Bảo Hiểm Y Tế Trẻ Em (CHIP), và Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP).
Tại phòng sinh hoạt Viện Việt Học, Westminster vào lúc 1 giờ chiều Thứ Bảy ngày 14 tháng 12 năm 2024, Luật Sư Đỗ Thái Nhiên đã tổ chức buổi ra mắt tác phẩm “Dân Chủ Tham Gia”. Tham dự buổi ra mắt sách có một số các cựu học sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng, (đồng môn với tác giả) một số các thành viên Viện Việt Học, quý vị nhân sĩ và thân hữu của LS. Đỗ Thái Nhiên, Đặt biệt có Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt và phu nhân (GS. Đoàn Viết Hoạt cũng là bạn tù với LS. Đỗ Thái Nhiên), một số cơ quan truyền thông.
Trong không khí của mùa lễ Giáng Sinh đang về, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ tổ chức chương trình mừng Giáng Sinh cho các em thiếu nhi trong chương trình đào tạo và phát triển tài năng trẻ.
Người dân California có thể tự tin khẳng định rằng: California là tiểu bang đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng về luật bầu cử và mở rộng quyền bỏ phiếu hơn bất kỳ tiểu bang nào khác. Thành tựu này càng có ý nghĩa hơn khi chúng ta chuẩn bị kỷ niệm 60 năm Đạo Luật Quyền Bỏ Phiếu năm tới. Đạo luật mấu chốt này đã khởi xóa việc đàn áp, đe dọa và tước quyền bỏ phiếu lâu dài trong lịch sử mà quá nhiều người Mỹ đã phải trải qua tại các cuộc bỏ phiếu suốt nhiều thập kỷ.
Quý vị có biết từ Lễ Tạ Ơn đến ngày đầu năm mới, người Mỹ thải rác ra nhiều hơn khoảng 25% so với bất kỳ thời điểm nào khác trong năm không? Đây là sự gia tăng rác thải đáng kể và có thể tác động tiêu cực đến không gian cộng đồng yêu thích của chúng ta, do việc làm tăng thêm lượng rác thải và mảnh vụn mà chúng ta thấy trên khắp tiểu bang. Tôi mong muốn thấy cộng đồng của mình sạch sẽ và không có rác thải, đó là lý do tại sao tôi khuyến khích tất cả quý vị cùng tôi chung tay để giảm thiểu lượng rác thải mà chúng ta tạo ra trong mùa lễ này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.