Hôm nay,  

Nguyễn Thị Khánh Minh: Bằng Hữu và Con Mãnh Điêu Trên Dòng Cảm Xúc

3/24/202511:55:00(View: 2362)
KhanhMinhRMSach 1
Nhà thơ NTKM đang nói lời cảm tạ trong buổi RMS.


(Một vài ghi chép & suy niệm sau buổi ra mắt sách “Bằng Hữu và Văn Chương” của nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh).

Tôi đến buổi ra mắt sách của Nguyễn Thị Khánh Minh với tâm thế lặng lẽ, chỉ định lắng nghe và chung vui cùng chị và tác phẩm mới. Nhưng rồi, không khí hôm ấy đã chạm vào tôi một cách không ngờ. Đặc biệt là khi nghe Trịnh Y Thư “hoàn nhạc” – sau lời tạm biệt cây đàn suốt 15 năm – rồi đến Lại Tôn Dũng phiêu lãng trong những bản nhạc do chính anh sáng tác. Âm nhạc vang lên trong một không gian thấm đẫm tình bằng hữu, nơi mà văn chương không chỉ được đọc mà còn được sống. Trong bầu không khí ấy, tôi buộc lòng phải đứng lên, chia sẻ đôi lời – dù vốn chỉ định im lặng.

Hôm sau, chị Khánh Minh nhắn tin, mong tôi ghi lại lời phát biểu hôm ấy. Nhưng vì những gì tôi nói hôm đó là bộc phát, nên hôm nay tôi xin được ghi lại một vài suy niệm – như một cách lắng đọng lại trải nghiệm của mình về buổi ra mắt sách Bằng Hữu và Văn Chương.

Với tôi, cuốn sách này không chỉ đơn thuần là một tuyển tập bài viết. Nó là một hóa thân sống động của tình bằng hữu – và đồng thời là tấm gương soi chiếu cách một con người có thể sống trọn vẹn cùng chữ nghĩa.

Nguyễn Thị Khánh Minh không chỉ là một người làm thơ hay viết văn – chị sống cùng với văn chương, như sống cùng hơi thở. Và hơn thế nữa, chị sống trọn với bằng hữu. Những ai từng đồng hành cùng chị, dù trong văn chương hay đời thường, đều cảm nhận được nơi chị một thứ ánh sáng rất riêng – dịu dàng, từ tốn, mà sâu lắng. Trong số đó, tôi có duyên được chứng kiến và cảm nhận mối gắn kết sâu xa giữa chị và nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ – một tình bạn văn chương hiếm hoi giữa hai tâm hồn đồng điệu. Nếu trong thơ của Nguyễn Lương Vỵ, chất liệu chủ đạo là âm thanh, thì với Khánh Minh, đó là ánh sáng. Âm thanh và ánh sáng – hai yếu tố nền tảng của mọi tri giác – đã trở thành biểu tượng cho sự hỗ tương sáng tạo giữa họ. Một người nghe thấy tiếng vọng của thế giới. Một người nhìn ra đường đi của cảm xúc.

Chính từ mối giao cảm ấy, tôi bắt đầu nhìn kỹ hơn vào văn chương của chị. Và tôi nhận ra rằng: Khánh Minh viết bằng một loại cảm xúc rất đặc biệt – đã được tôi luyện qua thời gian, vừa tinh khôi, vừa tỉnh táo. Chị gọi đó là “theo cảm xúc mà đi”, nhưng trên thực tế, đó là một hành trình nội tâm sâu sắc. Chị không để cảm xúc cuốn mình đi, cũng không cố gắng kiểm soát hay lý tưởng hóa nó. Chị chỉ đơn giản là lắng nghe – như một người thiền giả lắng nghe từng hơi thở, sống trọn vẹn với “cái đang là” trong từng khoảnh khắc.

Và từ hình ảnh ấy, tôi liên tưởng đến một biểu tượng rất rõ ràng: Khánh Minh như một con mãnh điêu – một con ó biển đang lượn cao trên dòng cảm xúc. Con ó ấy không bay để thoát ly, mà để nhìn rõ. Khi thời điểm đến, nó lao xuống – chuẩn xác, dứt khoát – để chụp lấy con cá đang bơi dưới mặt nước. Cũng như vậy, Khánh Minh quan sát cảm xúc của mình từ trên cao, bằng ánh mắt sáng suốt. Và khi cần, chị “chụp” lấy những cảm xúc sâu kín nhất và chuyển hóa chúng thành ngôn ngữ – thứ ngôn ngữ không đơn thuần là chữ nghĩa, mà là ánh sáng – tinh khiết, sắc sảo và đầy nhân tính.

Với tôi, “con mãnh điêu trên dòng cảm xúc” không chỉ là một hình ảnh đẹp, mà là biểu hiện trung thực của bản thể thi sĩ nơi Khánh Minh. Chị không né tránh nỗi đau. Cũng không cường điệu sự mong manh. Chị chỉ lặng lẽ soi chiếu cảm xúc của mình vào gương ngôn ngữ – để cho thơ tỏa hương, như một đóa hoa đang nở. Chị không vội. Và chính vì thế, mỗi bài viết của chị đều mang một chiều sâu lắng đọng, khiến người đọc cảm thấy như mình đang lắng nghe chính tâm hồn mình – qua giọng nói của một người khác.

Tôi rời buổi ra mắt hôm đó với lòng biết ơn và cảm kích. Biết ơn vì được chứng kiến một tâm hồn trung thực đến mức tinh khiết. Và cảm kích vì thấy giữa thời đại ồn ào, vội vã này, vẫn còn những người dám đi chậm, dám viết thành thật, và dám sống hết mình với một chữ rất cũ mà rất cần: chữ “bạn”.

Với Khánh Minh, văn chương không chỉ là nơi để viết, mà là một “nhà quê chung” – nơi mọi người có thể trở về, ngồi lại bên nhau, suy nghĩ và cảm nhận. Và chị, như một người giữ lửa thầm lặng, đang mời chúng ta quay về với phần trong sáng nhất của mình: nơi cảm xúc vẫn còn nguyên sơ, nơi chữ nghĩa chưa bị lãng quên.

-- Tô Đăng Khoa

KhanhMinhRMSach 2
Nhà thơ NTKM đang ký sách.

KhanhMinhRMSach 4
Nhà văn Tô Đăng Khoa đang phát biểu.
Hình ảnh của NAG Michael My. Để xem thêm hình ảnh buổi RMS, xin bấm vào đường dẫn sau:

Khánh Minh Ra Mắt Sách Mar 22, 2025 - Google Photos

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tại Tượng Đài Vua Quang Trung, góc đường Euclid và đường Emperor Quang Trung, thành phố Garden Grove vào lúc 11 giờ trưa Chủ Nhật, ngày 09 tháng 2 năm 2025 Hội Ái Hữu Tây Sơn Bình Định Nam California đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ Niệm 236 năm Chiến Thắng Đống Đa năm Kỷ Dậu 1789 và Tưởng Niệm Đại Đế Quang Trung vị anh hùng dân tộc.
Mừng sinh nhật lần thứ 90 của giáo sư Đặng Thông Phong, chúng tôi đến chúc thọ giáo sư tại Đạo đường Westminster Aikikai, số 15601 Beach Blvd, Westminster, California, vào thứ bảy ngày 8/2/2025. Một buổi sinh nhật ấm cúng với nhiều màn võ thuật đẹp mắt là quà tặng của các học trò tặng thầy. Chúng tôi rất vui khi thấy thầy mạnh khỏe và an lạc.
Những gì Đức Phật khuyên dạy chúng ta, hãy lắng nghe, suy ngẫm kỹ, để tâm mà hành trì thì đời này tốt đẹp, đời sau tốt đẹp, người trí khen ngợi và được quả báo bậc nhất cả hai đời và sau khi chết sinh thiên.
Tưng bừng Diễn Hành Tết 2025. Thành phố Westminster đã tổ chức Lễ diễn hành Tết thường niên vào ngày 1 tháng 2 năm 2025, chào mừng "Năm Con Rắn Ất Tỵ". Có tham gia của các vị khách và quan chức nổi tiếng, vũ công múa lân, nghệ sĩ biểu diễn trường học, tổ chức cộng đồng, doanh nghiệp địa phương, chương trình bắn pháo hoa và nhiều hoạt động khác. Tổng cộng khoảng 80 xe hoa, phái đoàn. Bên ngoài thương xá tràn ngập khách du xuân, áo dài nhiều mầu nhiều kiểu tung bay, tiếng pháo rền vang dù hôm nay là thứ Tư trong tuần, đúng Mồng Một Tết. Lễ hội đang diễn ra, pháo liên hoàn nổ kéo dài có đến 15 phút, mùi pháo và xác pháo đỏ, hồng và những ca khúc đón mùa xuân mới gợi nhớ cho tôi không khí Tết ở quê nhà ngày xưa. Khách du xuân nhiều người được chủ nhân thương xá là ông Triệu Phát và ban tổ chức lì xì phong bì đỏ trong đó có tấm vé số 888 lấy hên đầu năm.
Sky River Casino rất hào hứng được chào đón Năm Ất Tỵ 2025 với những giải thưởng lớn dành cho các thành viên Sky River Rewards. Chúng tôi kính chúc mọi người một năm mới thịnh vượng. Kính mong những dự án mới của bạn sẽ được chúc phúc với “nguồn may mắn vô hạn”! Sky River sẽ trình diễn một màn Múa Rồng và Múa Lân vào ngày 1 tháng 2 năm 2025, lúc 3 giờ chiều để chào mừng Tết Nguyên Đán. Những chú lân cho sự kiện này được thiết kế riêng cho sòng bạc Sky River, dùng thương hiệu và màu sắc tượng trưng của sòng bạc, và được trình diễn đặc biệt bởi Hiệp Hội Múa Lân và Rồng Sếu Trắng Leung’s. Màn trình diễn ngoạn mục này sẽ tượng trưng cho điềm lành và chào đón may mắn cho năm sắp tới.
Mời quý khách cùng Pechanga Casino Resort mừng năm Ất Tỵ 2025! Tận hưởng các hoạt động và chương trình thiết kế để mang niềm vui và điều may đến với mọi người.
Người nhập cư là xương sống của nền kinh tế Hoa Kỳ, là lực lượng lao động chính của nhiều ngành nghề, trong đó có xây dựng, các dịch vụ khác liên quan đến việc tái thiết sau thảm họa. Sau các vụ cháy rừng khủng khiếp ở Los Angeles, giống như mọi thảm họa khác từng xảy ra ở Hoa Kỳ, những người nhập cư đã làm việc chăm chỉ để dọn dẹp khi khu vực này. Nhiều người trong số những công nhân này là người nhập cư chưa có giấy tờ.
Ban Trị sự Phật Giáo Hòa Hảo/ Miền Nam California đã tổ chức buổi tiệc Mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025, do Thanh Niên Đoàn PGHH đảm nhiệm, vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật, 2 tháng 02 năm 2025, nhằm ngày mùng 5 Tết Ất Tỵ tại Hội quán PGHH, số 2114 W. Mc Fadden Ave. Santa Ana CA 92704.
Ngày ba mươi Tết, các Phật tử đến chùa hái lộc, xem múa lân, nghe đốt pháo. Chùa nào có trực tiếp truyền hình thì chùa đó có đông đồng bào đến. Các Phật tử có cơ hội đi nhiều chùa trong đêm Giao Thừa vì mỗi chùa tổ chức mỗi giờ khác nhau. Đến chùa Huệ Quang, chùa Bảo Quang, chùa Bát Nhã ở thành phố Santa Ana, chùa Điều Ngự ở Westminster, Tổ Đình Minh Đăng Quang ở Santa Ana, Đạo Tràng Nhân Quả ở Garden Grove, chùa Hải Đức, chùa Việt Nam, chùa Phật Tổ, v.v.: Phật tử phải đậu xe thật xa, đi bộ đến chùa. Chùa nào cũng có múa lân, đốt pháo, ca nhạc, kịch. Chùa Bảo Quang có trình diễn võ thuật rất hào hùng. Chùa Điều Ngự rất đông người từ Los Angeles, San Bernardino, Riverside. Chùa Điều Ngự có nhiều sinh hoạt hàng tuần cho nên Phật tử đến từ khắp nơi.
Ở Việt Nam, có nhiều nơi linh thiêng lắm, thí dụ mộ cha Trương Bửu Diệp ở Tắc Xậy. Hàng năm, hàng ngàn người ở khắp nơi trên thế giới về thăm viếng ngài. Ngài đang được giáo dân trong nước và ngoài nước xin Đức Giáo Hoàng phong Thánh cho ngài. Sớm muộn gì ngày đó cũng tới mà thôi. Chúng tôi đến Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi thăm Đức Cha Đinh Đức Đạo, đi cùng với vợ chồng Hùng, Tuyết và cháu bé, cháu của Đức Cha Đạo. Đi đâu các em cũng nói về nhà thờ, nói về sinh hoạt của cộng đồng Công Giáo ở Kontum, vì gia đình Hùng, chồng cô Tuyết ở Kontum. Ở nơi nào thì có kỷ niệm của nơi đó, lưu luyến nơi đó. Hùng, Tuyết có những người con thành tài: Huỳnh, con trai duy nhất đang làm việc ở Sài Gòn chạy về Phú Cường thăm bố mẹ; Ngân, con gái của Tuyết, Hùng có 4 đứa con, đời sống khá giả nên những đứa bé được chăm sóc một cách chu đáo. Cô Trinh xinh đẹp, dễ thương, đợi người lý tưởng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.