Hôm nay,  

Nước Mỹ Đối Mặt Với Mùa Cúm Tồi Tệ Nhất Trong 15 Năm

10/03/202508:46:00(Xem: 2004)
EMS briefing 2-28-25
Ảnh: EMS


Quận Cam (VB) - Trong một cuộc họp báo qua zoom của Tổ Chức Dịch Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS) vào ngày 28/02/2025, các chuyên gia y tế đã tổng kết lại mùa cúm năm 2025, được đánh giá là nghiêm trọng nhất trong 15 năm qua. Theo đó, cùng với một chủng virus cúm độc lực hơn, sự hoài nghi về vaccine, những thay đổi về chính sách công, thông tin sai lệch, và nỗi sợ bị trục xuất của cộng đồng di dân đã góp phần tạo nên cơn bão hoàn hảo cho một mùa cúm.

 

Tính đến ngày 22 tháng 2, Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) báo cáo có 37 triệu ca cúm trong mùa này; với 480,000 ca nhập viện, 21,000 ca tử vong do cúm. CDC  ghi nhận 98 trẻ em chết do cúm.

Tiến Sĩ Peter Chin-Hong, giáo sư y khoa và giám đốc Chương Trình Bệnh Truyền Nhiễm tại Đại Học California, San Francisco cho biết: "Điều này khiến mọi người bất ngờ. Chúng tôi từng nghĩ năm nay chỉ là một mùa cúm trung bình; nhưng những gì chúng tôi thấy vượt xa mức trung bình."

 

Theo Tiến Sỉ Chin-Hong, các triệu chứng cúm thường xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng. Ông lưu ý rằng cúm ảnh hưởng đến cả hệ hô hấp trên và dưới, không giống như cảm lạnh thông thường, chủ yếu gây ra các triệu chứng ở phía trên cổ. Các triệu chứng cúm bao gồm sốt cao, đau nhức cơ thể, mệt mỏi nghiêm trọng, ho và khó thở. Các triệu chứng thường kéo dài một hoặc hai tuần. Nhưng các biến chứng như viêm phổi có thể kéo dài hơn; đặc biệt là ở trẻ em, người già và những người mắc bệnh mãn tính. Thuốc kháng virus như Tamiflu phải dùng trong vòng 2 ngày đầu tiên. Trẻ em nên được đưa đến bệnh viện nếu có dấu hiệu mất nước hoặc mệt lả. Nếu trẻ khóc nhưng không chảy nước mắt, đó là dấu hiệu mất nước và là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng.

 

Một chủng vi-rút cúm độc lực hơn, H3N2, đang lưu hành trong mùa cúm năm nay, cùng với chủng virus H1N1 thông thường. Theo Tiến Sĩ Benjamin Neuman- giáo sư sinh học và cựu trưởng khoa Virus học tại Đại học Texas A&M- đối phó với H3N2 luôn khó khăn hơn, vì nó có nhiều phân nhóm khác nhau hơn, và nhiều cách để biến đổi hơn. Rất có thể việc tiêm vaccine kết hợp cho hai phiên bản khác nhau sẽ có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan. Nhưng điều cần thiết là mọi người phải tiêm vaccine.

 

Trong 5 năm qua, tỷ lệ tiêm chủng đã giảm mạnh; một trong những nguyên nhân là do những người của  công chúng lên tiếng hoài nghi về vắc-xin. Cục Quản Lý Thực Phẩm Và Dược Phẩm (FDA) hiện nay được lãnh đạo bởi ông Robert Kennedy Jr., một người nổi tiếng hoài nghi về vaccine. FDA đã thông báo vào đầu tháng 3 rằng họ sẽ không tổ chức cuộc họp sắp tới với Ủy Ban Cố Vấn Về Vắc-Xin Và Sản Phẩm Sinh Học. Việc hủy bỏ không được công bố trên trang web của FDA, mà gởi bằng email cho Ủy Ban.

 

Ông Neuman cho biết ông việc hủy bỏ cuộc họp như vậy là rất đáng lo ngại. Sự chấp thuận của FDA là một phần thiết yếu của tiến trình cập nhật vaccine mới. Trong những cuộc họp với FDA, giới chuyên gia nghiên cứu vaccine có thể trình bày các dữ liệu nghiên cứu của mình, báo cáo về những gì một số tập đoàn sản xuất vắccine đang thực hiện. Việc hủy bỏ một cuộc họp sẽ làm gián đoạn tiến trình đưa ra vaccine cúm có hiệu quả nhất, nhanh chóng nhất.  Đây có thể tạo ra một tiền lệ nguy hiểm, là một dấu hiệu ban đầu đáng báo động về sự bất hợp tác với việc chủng ngừa. Và nếu mọi thứ tiếp tục theo cách này, có thể sẽ có thêm nhiều hội đồng cố vấn y khoa bị đóng cửa.

 

Tỷ lệ tiêm chủng vaccine cúm cho tất cả các nhóm dân số đang ở mức hơn 40%. Vào năm 2020, hơn 56% dân số Hoa Kỳ đã được chủng ngừa. Chỉ có 43% người lớn trên 65 tuổi; và chỉ có 45% trẻ em được chích ngừa cúm.

 

Trong khi dịch cúm lây lan nhanh, nhiều người nhập cư lại tránh hoàn toàn việc đi khám chữa bệnh do sợ bị trục xuất. Dữ liệu cho thấy 22% người nhập cư không có giấy tờ tránh đi khám sức khỏe do lo ngại về việc trục xuất. Tiến sĩ Daniel Turner-Lloveras, đồng sáng lập Liên Minh Đổi Mới Y Tế, cho biết có những nơi dịch bệnh thầm lặng đang xảy ra. Nhiều gia đình nhập cư sợ không đi bác sĩ ngay cả khi con cái bị cúm nặng. Họ lo lắng ICE đang đẩy mạnh việc trục xuất, và nỗi lo của họ không phải là vô căn cứ. Tháng trước có một chiếc xe tải của ICE đậu bên ngoài một phòng khám sức khỏe cộng đồng ở Adelanto, California. Có những bệnh nhân hỏi rằng nếu họ đến phòng cấp cứu, ICE có đợi bên ngoài không? Nỗi sợ hãi đó khiến nhiều người bị cúm mà không đi chữa trị, dẫn đến hậu quả chết người! Điều này không chỉ xảy ra với trẻ em nhập cư không có giấy tờ, mà còn đối với cả các em sinh ra ở Mỹ, là những người đủ điều kiện để được chăm sóc y tế. Dữ liệu đã cho thấy trẻ em gốc Latin có khả năng phải nhập viện do các biến chứng liên quan đến cúm cao gấp đôi so với trẻ em da trắng. Và chúng cũng ít có khả năng được tiêm chủng hơn; và tỉ lệ có bảo hiểm y tế thấp hơn.

 

Để chống lại điều này, Tiến sĩ Daniel kêu gọi mở rộng các phòng khám sức khỏe lưu động, chương trình y tế điều trị từ xa; và các chương trình tiêm chủng tại nơi làm việc. Đây là các lựa chọn cho phép người nhập cư tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế mà không sợ bị trục xuất. Cần đưa vaccine đến với người nhập cư theo cách họ cảm thấy an toàn hơn. Nếu không làm như vậy, không chỉ có cộng đồng nhập cư bị tổn thương; mà cả những công dân Mỹ cũng bị ảnh hưởng theo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
15 năm đã qua, có lẽ mọi người đều biết Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (Vietnamese Artists Friendship Club) do Nhạc Sĩ Anh Bằng và Nha Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng thành lập vào tháng 3 năm 2010 tại Orange County, miền Nam tiểu bang California, nơi có Little Saigon, được mệnh danh là "Thủ Phủ của Người Việt tại hải ngoại", với tôn chỉ và mục đích là đoàn kết các anh chị em nghệ sĩ tại hải ngoại, bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam tại hải ngoại, nâng đỡ và phát triển các tài năng trẻ, và yểm trợ các sinh hoạt đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền cho quê hương Việt Nam...
Tưởng tượng một khu vườn xinh đẹp như vườn thượng uyển của vua chúa ngày trước với hoa lá muôn màu lung linh trong gió hiền và nắng ấm. Rồi bỗng dưng một cơn mưa đá đổ xuống. Cây, lá, cành, nụ… đủ sắc màu quằn quại dưới những cục đá thả xuống từ không gian. Tàn cơn mưa, những nụ, những hoa, những cánh lá xanh non tan nát. Những cục nước đá tan đi. Bạn không còn tìm ra dấu vết thủ phạm, bạn chỉ thấy những thứ bạn phải gánh chịu: ấy là những tổn thất bất ngờ. Ở một nơi mà vô số các sắc tộc sống chung với nhau như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mỗi ngôn ngữ là một loài hoa đầy hương sắc trong khu vườn muôn sắc màu ấy. Nhưng rồi trong trận thiên tai, mỗi sắc lệnh của chính phủ là một hòn đá ném xuống, hoa lá cành tan nát theo nhau. Bạn không biết những cơn mưa đá còn bao lâu. Bạn cũng không thể nào đoán trước được những tổn thất chúng đổ xuống cho khu vườn yêu quý mà bạn dày công gầy dựng.
Nhân viên, chủ cơ sở thương mại và người làm việc tự do Quận Los Angeles bị ảnh hưởng bởi những cơn bão lửa ở California hiện có thời hạn đến Thứ Hai, 31 tháng Ba, 2025 để nộp đơn xin Trợ Cấp Thất Nghiệp do Thiên Tai (DUA). Tiểu thương và nhân viên cũng có thời hạn đến Thứ Tư, 12 tháng Ba, 2025, lúc 5:00 giờ chiều để nộp đơn xin hỗ trợ tài chính trực tiếp từ Quỹ Cứu Trợ Tiểu Thương và Nhân Viên Khu Vực Los Angeles.
Vào ngày 27/02/2025, Tổ Chức Dịch Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS) hợp tác với Ủy Ban Hỗ Trợ Sinh Viên California (CSAC) có buổi họp báo trên mạng. Trong buổi họp báo, các chuyên viên giáo dục tóm tắt thông tin về việc gia hạn thời hạn hỗ trợ tài chính của tiểu bang, và tầm quan trọng của nó đối với sinh viên California. Với thời hạn mới được gia hạn đến ngày 2 tháng 4 năm 2025, sáng kiến này nhằm bảo đảm tất cả sinh viên đủ điều kiện đều có quyền bình đẳng nộp đơn xin hỗ trợ tài chính.
Theo thống kệ, hiện có khoảng 33.2 triệu doanh nghiệp nhỏ tại Hoa Kỳ, chiếm 99.9% tổng số doanh nghiệp. Hơn 40% chủ doanh nghiệp nhỏ là phụ nữ, 24% là người nhập cư, và gần 20% là người chủng tộc thiểu số
Dữ liệu cho thấy phân biệt đối xử tại nơi làm việc vẫn là rào cản đối với sự thăng tiến nghề nghiệp của phụ nữ da đen.
Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày sẽ bắt đầu vào Chủ Nhật, ngày 9 tháng 3/2025, lúc 2 giờ sáng giờ địa phương tại Hoa Kỳ. Đồng hồ "nhảy lên" một giờ, nghĩa là mặt trời mọc và lặn sẽ xảy ra muộn hơn một giờ.
Tại ViệtLife TV số 15609 Beach Blvd vào lúc 4 giờ chiều Thứ Sáu ngày 28 tháng 2 năm 2025, Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban Điều Hành Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam và Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu, Hội Trưởng Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Hải Ngoại đã tổ chức buổi gặp gỡ cựu Tù Nhân Nhân Lương Tâm Nguyễn Bắc Truyển, nhân dịp ông đến Hoa Kỳ tham dự Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, ghé thăm Little Sài Gòn, đây là buổi gặp gỡ để trao đổi với ông về tình hình đấu tranh cho tự do và nhân quyền tại quê nhà.
Tại Tượng Đài Đức Thánh Trần trên đại lộ Bolsa (Đại Lộ Trần Hưng Đạo) vào lúc 10 giờ sáng thứ Bảy, ngày 1 tháng Ba, 2025, Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai, Hội Đồng Quản Trị Đền Thờ Đức Thánh Trần đã tổ chức Lễ Chào Cờ Đầu Tháng 3 năm 2025 theo thông lệ mỗi thứ Bảy đầu tháng.
Lần cuối cùng bạn thấy một khu resort/casino đẳng cấp trên bờ Tây trao tặng một căn nhà mới là khi nào? Pechanga Resort Casino sắp sửa trao chìa khóa một căn nhà mới toanh, biệt lập sang trọng với 4 phòng ngủ, 3 phòng tắm, nằm trong khu dân cư an ninh tại Temecula cho một người chiến thắng may mắn. Từ tháng Ba đến tháng Năm, Pechanga Resort Casino mang đến cơ hội có một không hai cho tất cả hội viên Club để giành lấy ngôi nhà cao cấp mới toanh này từ Meritage Homes. Ngôi nhà này tọa lạc trên một lô góc rộng rãi, hưởng trọn tiện ích đẳng cấp của cộng đồng Prado. Đây là một căn nhà gia đình biệt lập với thiết kế không gian mở rộng rãi, bếp hiện đại lấy cảm hứng từ phong cách của các đầu bếp danh tiếng, hệ thống tiết kiệm năng lượng, đầy đủ trang thiết bị, rèm cửa và không gian ngoài trời rộng rãi. Cộng đồng này còn có hồ bơi, clubhouse, khu BBQ, chòi picnic và công viên xanh mát.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.