Hôm nay,  

Lạc Quan, Yêu Người, Yêu Đời Mà Sống

13/02/202518:03:00(Xem: 2201)

 

 

Sinh nhật lần thứ 90 của giáo sư Đặng Thông Phong (ngồi thứ tư từ trái sang), tại Đạo đường Westminster Aikikai, 15601 B
Sinh nhật lần thứ 90 của giáo sư Đặng Thông Phong (ngồi thứ tư từ trái sang), tại Đạo đường Westminster Aikikai, 15601 Beach Blvd, Westminster, California, vào thứ bảy ngày 8/2/2025. (Hình: Christina Lê)

Mừng sinh nhật lần thứ 90 của giáo sư Đặng Thông Phong, chúng tôi đến chúc thọ giáo sư tại Đạo đường Westminster Aikikai,  số 15601 Beach Blvd, Westminster, California, vào thứ bảy ngày 8/2/2025. Một buổi sinh nhật ấm cúng với nhiều màn võ thuật đẹp mắt là quà tặng của các học trò tặng thầy. Chúng tôi rất vui khi thấy thầy mạnh khỏe và an lạc.

 

Giáo sư Đặng Thông Phong sinh ngày 10/2/1935, là em trai của giáo sư Đặng Thông Trị- người sáng lập môn võ Aikido Tenshinkai năm 1958. Năm 1964, Giáo sư Đặng Thông Phong phụ trách Hiệp Khí Nhu Đạo Việt Nam, là giai đoạn mở đầu cho sự phát triển Aikido Việt Nam. Thầy Đặng Thông Phong đã mở nhiều lớp Aikido mới để quảng bá rộng rãi hơn trong cộng đồng. Từ đó số môn sinh ngày càng tăng, đặc biệt trong các giới sinh viên, giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, và văn nghệ sĩ.

 

Ý niệm về Aikido, một bộ môn võ thuật tự vệ, tự luyện ý chí với triết lý hòa bình, hướng về một cuộc sống thanh cao, lành mạnh đã thu hút sự chú tâm của rất nhiều người, nhiều giới trong xã hội.

 

 

Giáo sư Đặng Thông Phong trong buổi sinh nhật lần thứ 90. (Hình Kiều Mỹ Duyên)
Giáo sư Đặng Thông Phong trong buổi sinh nhật lần thứ 90. (Hình: Kiều Mỹ Duyên)

 

Trên đà phát triển như thế, giáo sư Đặng Thông Phong mở nhiều lớp đào tạo môn sinh mà với đai đen nhị đẳng vào năm 1964, giáo sư cho rằng ở cấp bậc này khó có đủ uy tín để lãnh đạo môn phái. Giáo sư Đặng Thông Phong quyết tâm sang Nhật, đến Hombu Dojo, cái nôi của Aikido thế giới, để bổ túc thêm phần kỹ thuật cũng như để thi lên tam đẳng tại đây. Đến cuối năm 1967, giáo sư Đặng Thông Phong thực hiện được hoài bão mà giáo sư đã từng ấp ủ. Tại Hombu Dojo thời gian đó, võ sư Ueshiba Morihei vẫn còn ra sân dạy vào mỗi buổi sáng, đồng thời luôn luôn có sự hiện diện của võ sư Ueshiba Kisshomaru, sau này là Đệ nhị Chưởng môn Aikido. Giáo sư Đặng Thông Phong có cơ hội thụ giáo cả hai vị võ sư này. Trước khi về nước, giáo sư đã dự thi lên tam đẳng tại cái nôi Aikido thế giới. Ngay khi trở về Việt Nam, giáo sư liền soạn thảo bản nội quy để thành lập tổng cuộc Aikido Tenshinkai.

 

Đầu tháng 1 năm 1968, giáo sư Đặng Thông Phong nhận được văn bằng tam đẳng từ Aikikai và một ủy nhiệm thư do Tổ sư Ueshiba Morihei đồng ký chính thức ủy quyền cho giáo sư phát triển Aikido trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong "Tinh Thần Thương Yêu và Hòa Bình".

 

Sau năm 1975, giáo sư bị bắt ở tù bảy năm rưỡi. Sau khi ra  tù, giáo sư đã cố gắng trốn thoát khỏi Việt Nam nhiều lần, nhưng thất bại. Cuối cùng, giáo sư đã đến Mỹ ngày 26/2/1986.

 

Chúc mừng sinh nhật lần thứ 90 của giáo sư Đặng Thông Phong. (Hình Kiều Mỹ Duyên)
Chúc mừng sinh nhật lần thứ 90 của giáo sư Đặng Thông Phong. (Hình: Kiều Mỹ Duyên)

  

Thầy của chúng tôi năm nay hơn 90 tuổi, thầy đào tạo biết bao nhiêu võ sư ở Việt Nam, California và nhiều tiểu bang khác của nước Mỹ. Nhiều võ sư sau này lưu vong khắp nơi trên thế giới. Thầy hiền lành, không bao giờ lớn tiếng với bất cứ người nào, dù đó là học trò của mình.

  

Tôi học Aikido với giáo sư Đặng Thông Phong thập niên 60. Sau này, ở Mỹ, khi nghe tin thầy vượt biên, định cư ở Orange County, chúng tôi mừng lắm. Một số đệ tử của thầy tìm gặp thầy và đề nghị thầy mở lại võ đường. Đầu tiên, thầy mở ở Brookhurst Way, thành phố Garden Grove, sau này dời về đường Westminster, thành phố Westminster, rộng rãi hơn. Võ đường thứ hai ở thành phố Fountain Valley. Rồi từ từ, có nhiều võ đường do đệ tử của thầy thành lập ở Washington D.C và nhiều tiểu bang khác. Nơi nào có võ đường thì nơi đó ít có trộm cắp, cướp bóc.

 

Tham dự buổi sinh nhật của thầy, đa số là võ sư và võ sinh. (Hình Christina Lê)
Tham dự buổi sinh nhật của thầy, đa số là võ sư và võ sinh. (Hình: Christina Lê)

 

 

Tham dự buổi sinh nhật của thầy, đa số là võ sư và võ sinh. Dáng thầy vẫn thẳng nhưng thầy có vẻ yếu, 2 đệ tử dìu thầy đến trước bàn thờ để bái Tổ Sư. Hàng trăm võ sư, võ sĩ ngồi đầy võ đường. Võ đường vẫn hoạt động đều đặn. Đệ tử của thầy rất đông, từ người già trên 90 tuổi đến những em bé 4- 5 tuổi đều mặc võ phục với phù hiệu của Aikido.

 

 

Dáng thầy vẫn thẳng nhưng đi hơi yếu, 2 đệ tử đang dìu thầy đến bàn thờ bái Tổ Sư. (Hình Christina Lê)
Dáng thầy vẫn thẳng nhưng đi hơi yếu, 2 đệ tử đang dìu thầy đến bàn thờ bái Tổ Sư. (Hình: Christina Lê)

 

Từ ngày thành lập võ đường, lúc đầu chừng 3-5 người, có bác sĩ Trần Tiên Huyến, đến bây giờ học trò của thầy không phải chỉ là người Việt Nam mà còn có người Mỹ, Tàu, Lào, Mễ. Mỗi lần có đại hội, các võ sư từ xa về đây hội họp. Có nhiều võ sư, võ sinh ở lại nhà thầy, dù họ có bà con hoặc có thể mướn khách sạn nhưng họ vẫn thích ở nhà thầy, cùng hàn huyên tâm sự với đủ đề tài hấp dẫn từ võ đường ở đường Hiền Vương, Thị Nghè, Sài Gòn đến chuyện các võ đường Aikido ở Úc, miền Đông, miền Tây Hoa Kỳ, v.v.

  

Người già học võ, người trẻ học võ, ông bà học võ, con trai, con gái học võ, cháu nội, cháu ngoại học võ. Một người học võ, cả họ học võ. Tinh thần võ sĩ đạo truyền từ đời này sang đời khác. Học võ để tự vệ, học võ để cứu người. Có võ ra đường không sợ bị bắt nạt, không sợ bị cướp giật. Học võ để có sức khỏe, yêu đời, và lạc quan hơn.

 

Các trưởng tràng hướng dẫn các môn sinh nhỏ tuổi một cách tận tình. (Hình Christina Lê)
 Các trưởng tràng hướng dẫn các môn sinh nhỏ tuổi một cách tận tình. (Hình: Christina Lê                  

 

 

Lúc tôi vào học võ Aikido, trưởng tràng là anh Kiệt được nhiều anh chị em ngưỡng mộ. Anh tận tụy trong việc dạy võ, nói năng chững chạc. Thầy dạy võ không nói đùa, anh Kiệt cũng vậy, anh rất nghiêm nhưng dạy võ rất tận tình.

 

Sinh nhật lần thứ 90 của thầy có nhiều màn trình diễn võ thuật xuất sắc. Màn đầu tiên của một võ sư, anh trình diễn rất hào hùng, khuôn mặt nghiêm trang. Mọi người yên lặng theo dõi từng động tác của võ sư. 

 

Trong võ đường nhiều thế hệ tham dự, ít nhất có 4 thế hệ. Tôi hỏi một anh đang bồng con trên tay:

- Vì sao anh có mặt ở đây hôm nay?

- Tôi cũng là võ sinh. Chúng tôi bồng con đến đây để con tôi nhìn thấy những màn biểu diễn tuyệt vời này. Bây giờ, con tôi chưa được 1 tuổi, nhưng sau này con tôi lớn sẽ là võ sinh của Aikido. Dạy con đâu phải đợi đến khi trưởng thành, mắt của đứa trẻ nhìn thấy những màn biểu diễn võ thuật hôm nay sẽ in vào đầu chúng nó.

 

Trong hội trường, những tiếng vỗ tay vang dội khi các võ sinh nữ xinh đẹp, mặt tươi như hoa biểu diễn võ thuật, tay không chống trả với những võ sinh nam có khí giới trong tay. Những võ sinh nữ xinh đẹp trong những màn trình diễn thu hút người xem. Hai bàn tay dịu dàng, nõn nà, có thể tước khí giới của kẻ tấn công mình một cách nhanh chóng, với những cú đá chớp nhoáng. Những võ sinh này sẽ thành công trong gia đình và ngoài xã hội.

 

Tất cả những màn biểu diễn Aikido đều hấp dẫn người xem, màn nào cũng nhận được những tràng pháo tay vang dội gần vỡ hội trường, như màn võ sĩ múa kiếm đẹp tuyệt vời, hay một võ sinh to lớn với một em nhỏ chừng 4- 5 tuổi biểu diễn: võ sinh tí hon té nhiều lần nhưng khuôn mặt vẫn bình tĩnh đứng dậy một cách nhanh chóng, võ sinh này đứng chưa bằng 1/3 chiều cao của võ sư cùng biểu diễn, ...

 

Trong lúc các võ sinh trình diễn võ Aikido, giáo sư Đặng Thông Phong chăm chú xem học trò của mình thực hiện từng động tác, không ngừng nghỉ. Những màn trình diễn hấp dẫn giống như trong các phim chưởng của Kim Dung do Lý Tiểu Long đóng. Trong võ đường, võ sinh đứng nhường chỗ cho người lớn và quan khách ngồi, khách mời đa số là phụ huynh của võ sinh. 

 

Học võ giúp mình tự tin và tự bảo vệ mình. Tinh thần võ sĩ đạo là giúp người, người học võ bao giờ cũng có quảng đại, người học võ thường giúp người một cách vô vị lợi. Học võ té rầm rầm xuống sàn nhà không sợ bể cái đầu vì biết cách té, bảo vệ được cái đầu thì không sợ chết bất đắc kỳ tử. Nhiều người lớn tuổi ở nhà một mình, té không ai hay, máu chảy ra nhiều, đến khi có người biết chở vào nhà thương thì hết chữa. Học võ có nhiều cái lợi lắm, lợi cho chính mình là có niềm tự tin ở sức mạnh của chính mình, phòng ngừa kẻ gian tấn công mình một cách bất ngờ.

 

Buổi sinh nhật lần thứ 90 của giáo sư Đặng Thông Phong vô cùng có ý nghĩa, là dịp để các đệ tử tỏ lòng biết ơn của mình đối với thầy- người đã suốt đời tận tâm với học trò và tận tụy với võ đạo.

 

Cầu xin Đấng Tối Cao phù hộ cho giáo sư Đặng Thông Phong mạnh khỏe, sống lâu trên 128 tuổi như người Nhật, để dạy học trò và để phổ biến võ đạo giúp đời.

     

Orange County, 13/2/2025

KIỀU MỸ DUYÊN

(kieumyduyen1@yahoo.com)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4904) DL.2025 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Thứ Bảy, ngày 05 tháng 4 năm 2025 (Nhằm ngày 08 tháng 3 Âm Lịch Năm Ất Tỵ) tại Saigon Grand Center,16149 Brookhurst ST, Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và rất đông đồng hương tham dự đã ngồi kín hội trường.
“Năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, là cột mốc 50 năm kể từ ngày những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ. Nửa thế kỷ kiên cường, dựng xây và tái định nghĩa thế nào là người Mỹ gốc Việt. Trong suốt hành trình đó, nghệ thuật kể chuyện đã đóng một vai trò thiết yếu—lưu giữ lịch sử, mở rộng tương lai, và thắt chặt cộng đồng. Chính vì thế, chúng tôi vô cùng tự hào được mang đến cho quý vị VietBook Fest năm nay—không chỉ một lễ hội sách, mà một không gian để kết nối, đối thoại và tôn vinh Bản Sắc Người Việt 50 Năm.”
Một tay cầm micro, tay kia cố gắng lật trang sách để giữ nó cố định, Thái Nguyễn chỉ vào hình ảnh cô tài tử Hollywood gốc Việt đang tiếp nhận những ‘hào quang ánh sáng’ của báo chí điện ảnh Mỹ, trong tà áo dài màu xanh lá cây đậm, giới thiệu về sách thiếu nhi Mai’s áo dài: “Đây là lần đầu tiên áo dài Việt Nam hiện diện trên thảm đỏ Oscar!”
Để đánh dấu năm thứ 15 phục vụ cộng đồng, tối Chủ Nhật, ngày 23 tháng 3 năm 2025 tại nhà hàng Hoàng Sa, Paracel Seafood Restaurant, 1583 Brookhurst Street, Westminster, CA 92683, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLBTNS) đã tổ chức một buổi Đại Nhạc Hội với sự tham dự của gần 500 người.
Museum of the Republic of Vietnam xin mời quý đồng hương và bạn hữu đến tham dự Buổi Hội Thảo Tưởng Niệm 50 Năm Sau Chiến Tranh Việt Nam vào thứ Bảy ngày 12 tháng Tư, 2025 từ 12:00 đến 1:30.
Chúa Nhật, ngày 30/3/2025, thư viện Việt Nam kỷ niệm 26 năm thành lập, được tổ chức lúc 11 giờ sáng nhưng từ 10 giờ đồng hương đã đến sắp hàng để được nhà báo Du Miên- ký tặng sách. Sách viết về Little Saigon bằng tiếng Anh, sách tiếng Việt đã phát hành rồi. Ấn bản tiếng Anh "Little Saigon Chronicles" của tác giả Ngọc Hà và Du Miên giúp những người trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ hay ở các quốc gia nói tiếng Anh như Úc, Canada, Tân Tây Lan, v.v., có thể đọc hiểu được về lịch sử hình thành Little Saigon. Năm 1975, Việt Cộng chiếm Sài Gòn, xóa tên Sài Gòn, chúng ta đã dựng lại được Little Saigon ở hải ngoại, quyển sách giới thiệu lịch sử Little Saigon với nhiều hình ảnh giá trị từ 1975 đến 2024. Đông đảo đồng bào tham dự gồm thế hệ thứ nhất, người trẻ thế hệ thứ hai, và thứ ba, ...
Nhân kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt hải ngoại kể từ biến cố ngày 30/4/1975, trang mạng Da Màu sẽ thực hiện chuyên đề “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” (VHVNHN 1975-2025), bắt đầu từ tháng 3/2025 và kéo dài cho đến hết năm 2025. Trong lúc đợi chờ một định nghĩa chính xác về nền văn học mới mẻ này trong lịch sử văn học Việt Nam, chúng tôi tạm hiểu “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” là một nền văn học bao gồm tất cả các công trình biên khảo cũng như các sáng tác văn chương nghệ thuật đủ loại của người Việt Nam viết bằng tiếng Việt hay các thứ tiếng khác (Anh, Pháp…), được xuất bản hay phát hành bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, kể từ ngày 30/4/1975 cho đến 30/4/2025
Kể từ ngày lên nắm quyền, tổng thống Trump liên tục hành động nhằm cắt giảm chi tiêu chính phủ, trong đó có cả chi tiêu y tế. Với việc Hạ Viện đang đề nghị mức cắt giảm Medicaid lớn nhất trong lịch sử, sức khỏe của 79.3 triệu người Mỹ ghi danh vào chương trình đang bị đe dọa. Trong một cuộc họp báo trên mạng do tổ chức Ethnic Media Services (EMS) tổ chức vào ngày 21/03/2025, các chuyên gia trong ngành y tế đã thảo luận về những hệ lụy của dự luật này đối với người dân nghèo ở Mỹ.
Thư Viện Việt Nam (tọa lạc số 10872 Westminster Ave Suites # 214 & 215) do nhà báo Du Miên Giám Đốc điều hành, cùng Ông Bà BS. Võ Trọng Di một trong năm người đứng ra thành lập thư viện trong đó có: Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng, Nhà Văn Nguyễn Đức Lập, Giáo Sư Trần Lam Giang (3 người nầy đã qua đời), đã tổ chức buổi tiếp tân kỷ niệm 26 năm thành lập vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 29 tháng 3 năm 2025 tại phòng sinh hoạt Thư Viện Việt Nam, với hơn 200 nhân sĩ, trí thức, một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng, các cơ quan truyền thông và đồng hương thân hữu tham dự.
Tại tòa nhà Freedom Hall trong công viên Mile Square Park vào sáng Thứ Bảy ngày 29 tháng 3 năm 2025 Giám Sát Viên Địa Hạt 1 Quận Cam Bà Janet Nguyễn đã tổ chức Hội Chợ Y Tế phục vụ cộng đồng, đây là việc làm mà bà đã liên tục tổ chức trong nhiều năm kể cả khi bà làm Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.