Hôm nay,  

Sau Thảm Họa Cháy Rừng, Liệu Los Angeles Có Khôi Phục Nhanh Chóng Mà Không Cần Người Nhập Cư?

07/02/202500:00:00(Xem: 1826)

EMS briefing 1-24-25

Ảnh EMS

 
Quận Cam (VB) - Người nhập cư là xương sống của nền kinh tế Hoa Kỳ, là lực lượng lao động chính của nhiều ngành nghề, trong đó có xây dựng, các dịch vụ khác liên quan đến việc tái thiết sau thảm họa. Sau các vụ cháy rừng khủng khiếp ở Los Angeles, giống như mọi thảm họa khác từng xảy ra ở Hoa Kỳ, những người nhập cư đã làm việc chăm chỉ để dọn dẹp khi khu vực này. Nhiều người trong số những công nhân này là người nhập cư chưa có giấy tờ.
 
Vào đầu năm 2025, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã liên lạc với chính quyền mới của tổng thống Trump, thuyết phục nên giảm bớt các kế hoạch trục xuất di dân hàng loạt, với lời hứa khi tranh cử lên đến 10 triệu người! Lý do là nhiều ngành công nghiệp đã ở giai đoạn "thắt lưng buộc bụng", thiếu hụt lao động trầm trọng.
 
Trong một cuộc họp báo trên zoom do Dịch Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS) tổ chức vào ngày 24/01/25, các chuyên gia đã thảo luận về hậu quả của nỗ lực trục xuất di dân, và những nỗ lực bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động nhập cư.
 
Những diễn giả trong hội thảo:
Pablo Alvarado, giám đốc điều hành của National Day Laborers Organizing Network (NDLON).
Nik Theodore, giáo sư danh dự, Khoa Quy hoạch và Chính sách đô thị Đại học Illinois Chicago
Anabella Bastida, giám đốc, Liên Minh Vì Quyền Của Người Nhập Cư Los Angeles (CHIRLA).
Jennie Murray, chủ tịch Diễn Đàn Nhập Cư Quốc Gia (NIM)
 
Thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử Los Angeles đã thiêu rụi hơn 50,000 mẫu Anh, khiến 28 người chết. Thiệt hại của thảm họa ước tính lên tới 275 tỷ đô la, gần 17,000 tòa nhà bị phá hủy, hơn 150,000 người phải sơ tán hoặc mất nhà cửa. Việc phục hồi nhanh chóng sẽ rất quan trọng đối với tương lai của thành phố nói riêng và nền kinh tế nói chung. Sự phục hồi có hiệu quả sẽ giúp đỡ không chỉ với những người mất nhà cửa, mà còn cả đối với ngành bảo hiểm.
 
Nhưng hiện nay, trước các mối đe dọa trục xuất di dân của chính quyền Trump, ngành xây dựng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng ở Quận LA và trên toàn quốc. Sau cơn bão Katrina năm 2005, Tổng thống George W. Bush đã tạm dừng lệnh trừng phạt của chủ doanh nghiệp thuê những người nhập cư chưa có giấy tờ. Các doanh nghiệp đang thuyết phục Tòa Bạch Ốc làm điều tương tự.
 
Theo giáo sư Nik Theodore, nhu cầu dọn dẹp và tái thiết là cấp thiết. Khu vực cháy đang bị ô nhiễm bởi ​​tro bụi có chì, các chất độc khác bị rò rỉ vào lòng đất, ngấm vào nước ngầm và không khí. Trong công việc dọn dep các khu vực phục hồi sau thảm họa đô thị mà NDLON đã nghiên cứu trong hai thập niên, các nhà thầu thường đến từ ngoài tiểu bang, thuê lao động địa phương và những người nhập cư,  tạo ra các đội làm việc nhanh chóng, rẻ tiền. Điều đáng nói là những người nhập cư được trả lương thấp, nhưng chưa bao giờ được hưởng các điều kiện bảo vệ sức khỏe theo tiêu chuẩn lao động Hoa Kỳ.
 
Trên toàn quốc, khoảng 30% công nhân ngành xây dựng là người nhập cư. Ở các tiểu bang như California và Texas, tỷ lệ này là 40%. Vào năm ngoái, tình trạng thiếu hụt nhân công ngành xây dựng đã lên tới hơn nửa triệu trên toàn quốc.
 
Bà Jennie Murray (NIM) cho rằng Los Angeles sẽ phải phụ thuộc vào người lao động nhập cư để tái thiết sau thảm họa. Nhưng hiện nay họ đang quá sợ hãi, không dám nhận việc vì sợ bị trục xuất. Thế vận hội Olympic 2028 vẫn đang được chuẩn bị tại Los Angeles. Ngành công nghiệp xây dựng đang cần nhiều nhân công nhập cư ngay cả khi không có thảm họa cháy rừng.
 
Một bản ghi nhớ của Bộ Nội An mới được công bố, cho phép các nhân viên thực thi pháp luật về nhập cư nhanh chóng trục xuất những người di cư đến Hoa Kỳ theo chương trình ân xá của Biden. Khoảng 1.5 triệu người di cư chủ yếu là từ Haiti, Cuba, Nicaragua và Venezuela đang nằm trong tầm ngắm.
 
Ngay cả một số cử tri Cộng Hòa cũng cho rằng việc trục xuất nên nhắm vào những thành phần tội phạm hơn là những người đang góp phần xây dựng nước Mỹ. Theo một cuộc thăm dò toàn quốc do NIM thực hiện với 1,200 người lớn trên toàn quốc, 60% cử tri Cộng Hòa và 67% cử tri nói chung cho biết cơ quan thực thi luật nhập cư nên nhắm vào những tội phạm bạo lực và những người đã có lệnh trục xuất, thay vì  nhắm vào tất cả những di dân chưa có giấy tờ.  Nước Mỹ đã quen với việc hưởng lợi từ người lao động nhập cư, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng có tính nhân đạo dành cho họ. Các diễn giả cảnh báo đừng rơi vào cái bẫy mà chính quyền Trump tuyên truyền là chỉ để truy đuổi tội phạm bạo lực. Thực tế, phần lớn những người đang bị trục xuất không phải là mối đe dọa đối với an ninh công cộng.
 
Trung tâm điều hành của tổ chức NDLON ở Pasadena, cách đám cháy Eaton một dặm về phía nam, là tổ chức hoạt động ứng phó thảm họa lớn nhất trong khu vực. Tổ chức cung cấp hơn 1,000 người lao động mỗi ngày. Họ còn có 500 xe đi khắp nơi để nhận các khoản quyên góp thực phẩm, quần áo, khẩu trang N95… Những người nhập cư làm việc chung với những người địa phương như một lực lượng lao động lành nghề. 15 đội đang dọn dẹp những đống đổ nát trên khắp thành phố, và những người lao động nhập cư dẫn đầu công việc này.Một điều đáng trân trọng ở đây là khi cùng nhau làm việc, người dân không còn để ý đến sự khác biệt về chính kiến. Những người MAGA cùng người nhập cư dọn sạch các lối đi bị chặn vào các căn nhà; họ không hỏi chủ căn nhà mà họ đang dọn dẹp là đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ, là bạn hay thù.
 
Anabella Bastida là giám đốc của CHIRLA, tổ chức chuyên bảo vệ quyền lợi của người nhập cư. Bà cho  biết nhiều gia đình hiện đã mất hết giấy tờ tùy thân trong hỏa hạn: passport, giấy tờ liên quan đến tình trạng di trú… CHIRLA đang hợp tác với lãnh sự quán Mexico ở Los Angeles để giúp đỡ họ làm lại giấy tờ, đang kết nối họ với những tổ chức hỗ trợ thực phẩm và các dịch vụ xã hội. Tổ chức đặc biệt hỗ trợ cho các gia đình thu nhập thấp, những người không đủ điều kiện nhận trợ giúp từ FEMA, hoặc không dám cung cấp thông tin về tình trang di trú. Một gia đình đã nói sẽ không mạo hiểm cung cấp thông tin cho chính phủ, vì sợ sẽ bị trục xuất.  
 
CHIRLA cũng hợp tác với các nhà thờ địa phương và khu học chánh của quận tổ chức gần 150 buổi hướng dẫn về quyền lợi hợp pháp của người nhập cư, trong trường hợp họ phải đối phó với ICE. Mới đây, người dân đã chứng kiến ​​các cuộc đột kích của ICE ở Bakersfield và ở Quận LA. Những người nhập cư không phải là tội phạm, đang chờ được xét duyệt tình trạng di trú, đang làm việc và đóng thuế cần được tiếp tục đến trường, đi bệnh viện, nhận được sự giúp đỡ mà họ cần. California đang cần họ để tái thiết lại Los Angeles.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
15 năm đã qua, có lẽ mọi người đều biết Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (Vietnamese Artists Friendship Club) do Nhạc Sĩ Anh Bằng và Nha Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng thành lập vào tháng 3 năm 2010 tại Orange County, miền Nam tiểu bang California, nơi có Little Saigon, được mệnh danh là "Thủ Phủ của Người Việt tại hải ngoại", với tôn chỉ và mục đích là đoàn kết các anh chị em nghệ sĩ tại hải ngoại, bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam tại hải ngoại, nâng đỡ và phát triển các tài năng trẻ, và yểm trợ các sinh hoạt đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền cho quê hương Việt Nam...
Tưởng tượng một khu vườn xinh đẹp như vườn thượng uyển của vua chúa ngày trước với hoa lá muôn màu lung linh trong gió hiền và nắng ấm. Rồi bỗng dưng một cơn mưa đá đổ xuống. Cây, lá, cành, nụ… đủ sắc màu quằn quại dưới những cục đá thả xuống từ không gian. Tàn cơn mưa, những nụ, những hoa, những cánh lá xanh non tan nát. Những cục nước đá tan đi. Bạn không còn tìm ra dấu vết thủ phạm, bạn chỉ thấy những thứ bạn phải gánh chịu: ấy là những tổn thất bất ngờ. Ở một nơi mà vô số các sắc tộc sống chung với nhau như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mỗi ngôn ngữ là một loài hoa đầy hương sắc trong khu vườn muôn sắc màu ấy. Nhưng rồi trong trận thiên tai, mỗi sắc lệnh của chính phủ là một hòn đá ném xuống, hoa lá cành tan nát theo nhau. Bạn không biết những cơn mưa đá còn bao lâu. Bạn cũng không thể nào đoán trước được những tổn thất chúng đổ xuống cho khu vườn yêu quý mà bạn dày công gầy dựng.
Nhân viên, chủ cơ sở thương mại và người làm việc tự do Quận Los Angeles bị ảnh hưởng bởi những cơn bão lửa ở California hiện có thời hạn đến Thứ Hai, 31 tháng Ba, 2025 để nộp đơn xin Trợ Cấp Thất Nghiệp do Thiên Tai (DUA). Tiểu thương và nhân viên cũng có thời hạn đến Thứ Tư, 12 tháng Ba, 2025, lúc 5:00 giờ chiều để nộp đơn xin hỗ trợ tài chính trực tiếp từ Quỹ Cứu Trợ Tiểu Thương và Nhân Viên Khu Vực Los Angeles.
Vào ngày 27/02/2025, Tổ Chức Dịch Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS) hợp tác với Ủy Ban Hỗ Trợ Sinh Viên California (CSAC) có buổi họp báo trên mạng. Trong buổi họp báo, các chuyên viên giáo dục tóm tắt thông tin về việc gia hạn thời hạn hỗ trợ tài chính của tiểu bang, và tầm quan trọng của nó đối với sinh viên California. Với thời hạn mới được gia hạn đến ngày 2 tháng 4 năm 2025, sáng kiến này nhằm bảo đảm tất cả sinh viên đủ điều kiện đều có quyền bình đẳng nộp đơn xin hỗ trợ tài chính.
Theo thống kệ, hiện có khoảng 33.2 triệu doanh nghiệp nhỏ tại Hoa Kỳ, chiếm 99.9% tổng số doanh nghiệp. Hơn 40% chủ doanh nghiệp nhỏ là phụ nữ, 24% là người nhập cư, và gần 20% là người chủng tộc thiểu số
Dữ liệu cho thấy phân biệt đối xử tại nơi làm việc vẫn là rào cản đối với sự thăng tiến nghề nghiệp của phụ nữ da đen.
Cùng với một chủng virus cúm độc lực hơn, sự hoài nghi về vaccine, những thay đổi về chính sách công, thông tin sai lệch, và nỗi sợ bị trục xuất của cộng đồng di dân đã góp phần tạo nên cơn bão hoàn hảo cho một mùa cúm
Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày sẽ bắt đầu vào Chủ Nhật, ngày 9 tháng 3/2025, lúc 2 giờ sáng giờ địa phương tại Hoa Kỳ. Đồng hồ "nhảy lên" một giờ, nghĩa là mặt trời mọc và lặn sẽ xảy ra muộn hơn một giờ.
Tại ViệtLife TV số 15609 Beach Blvd vào lúc 4 giờ chiều Thứ Sáu ngày 28 tháng 2 năm 2025, Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban Điều Hành Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam và Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu, Hội Trưởng Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Hải Ngoại đã tổ chức buổi gặp gỡ cựu Tù Nhân Nhân Lương Tâm Nguyễn Bắc Truyển, nhân dịp ông đến Hoa Kỳ tham dự Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, ghé thăm Little Sài Gòn, đây là buổi gặp gỡ để trao đổi với ông về tình hình đấu tranh cho tự do và nhân quyền tại quê nhà.
Tại Tượng Đài Đức Thánh Trần trên đại lộ Bolsa (Đại Lộ Trần Hưng Đạo) vào lúc 10 giờ sáng thứ Bảy, ngày 1 tháng Ba, 2025, Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai, Hội Đồng Quản Trị Đền Thờ Đức Thánh Trần đã tổ chức Lễ Chào Cờ Đầu Tháng 3 năm 2025 theo thông lệ mỗi thứ Bảy đầu tháng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.