Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Phật Đản: Thiền Viện Sùng Nghiêm

30/05/202422:16:00(Xem: 1084)
 
_1-Phat-Dan_hop-ca-Thi-Phat-Quy-Y

Ca đoàn Sùng Nghiêm hát bài “Thí Phát Quy Y” – một ca khúc hay cả nhạc và lời của Ni sư Chân Thiền.



Văn Nghệ, Nói Pháp, Dâng Hương

GARDEN GROVE (Phan Tấn Hải & Nguyễn Thanh Huy, VB) --- Thiền Viện Sùng Nghiêm đã trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật Đản hôm Chủ Nhật 26/5/2024, trùng với những ngày Lễ Memorial Day tại Hoa Kỳ, cũng là ngày trùng hợp có nhiều sự kiện cộng đồng tại Quận Cam.

Cảm giác sơ khởi của phóng viên là, nhìn chung, quý Ni sư và các cư sĩ trụ cột trong Thiền Viện Sùng Nghiêm lộ hẳn tuổi cao hơn, nhưng phong thái thanh thoát thấy rõ. Ni sư sáng lập Thiền viện Sùng Nghiêm là nhà thơ Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền lộ vẻ cao niên hơn, bước đi chậm hơn, nhưng vẫn nụ cười vô ưu. Những bài thơ của Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền được phổ thành các ca khúc tuyệt vời. Ni Sư Chân Diệu vẫn nhanh nhẹn điều hành sắp xếp buổi lễ. Ni Sư Chân Minh giữ nhiệm vụ MC.

_2-Phat-Dan_-Dang-Huong

Nghi thức dâng hương.

Cùng giữ nhiệm vụ MC là anh Cư sĩ Trưởng tràng Đỗ Tấn Phước, năm nay tóc trắng nhiều hơn, nhưng tia mắt rất nhanh nhẹn và nụ cười vui thấy rõ. Phía quan khách có một số Ni sư.  Hiện diện phía cư sĩ có Huynh trưởng GĐPT Tuệ Linh, BS Trương Minh Cường, GS Phạm Kim Dung, ca sĩ Kiều Loan, ca sĩ Diệu Hoàng, ca sĩ Mỹ Nga, ca sĩ Phương Thảo, ca sĩ Bích Nguyên, Ái Liên, nhà văn Nguyễn Thị Mắt Nâu, nhà thơ Nguyễn Tiến Quỳnh Giao, Diệu Mai, Lê Tín Nghĩa, Diệu Lý, Cẩm Linh, Minh Thu, Ái Liên, Đào Ngọc Phong, Phùng Anh Kim, Tường Thắng (SBTN), Thanh Phong (Viễn Đông), Nguyễn Thanh Huy (Việt Báo), Phan Tấn Hải, nhạc sĩ Nguyễn Phú Hùng và ca đoàn. Trong khi quý nam nữ cư sĩ Thiền sinh Thiền viện Sùng Nghiêm tham gia nhiều hoạt động tiếp tân và ca nhạc, hai vị MC là Ni sư Chân Minh và Cư sĩ Đỗ Tấn Phước (Frank Đỗ) đã khéo léo điều hợp chương trình trôi chảy.

_3-DB-Tri-Ta_va-TV-Sung-Nghiem

Từ phải: Ni sư Chân Thiền, Trí Tạ (Dân biểu tiểu bang), Ni sư Chân Diệu, Ni sư Chân Minh, phụ tá văn phòng Dân Biểu TB Trí Tạ, Phước Đỗ (Trưởng tràng Thiền viện Sùng Nghiêm).

Trong khi quan khách chưa tới đầy đủ, ca sĩ Minh Thu hát bài “Nhận Biết Hơi Thở Bằng Con Mắt Tâm.” Tiếp theo Lê Tín Nghĩa hát bài “Hạnh Ngộ” của Lê Uyên Phương. Và Cẩm Linh hát bài “Đố Ai.”

Tiếp theo, Cư sĩ Trưởng tràng Phước Đỗ mời quan khách đứng lên làm nghi thức Chào cờ Hoa Kỳ, Chào cờ VNCH, và Phật giáo kỳ. Ni sư Chân Minh hướng dẫn một phút Từ bi quán, rồi đọc Chương Trình Buổi Lễ. Tiếp theo, MC Chân Minh giới thiệu quan khách tham dự. MC Phước Đỗ tuyên bố khai mạc Đại Lễ Phật Đản.

Tiếp theo buổi lễ, Ni sư Chân Thiền được cung thỉnh lên chào mừng quan khách. Ni sư nói lời cảm ơn và chúc sức khỏe quan khách, nói rằng hôm nay hoan hỷ chúc quý vị an lạc, chúc ngày nào cũng là ngày Phật Đản. Ni sư nói, khi Đức Phật ra đời, một tay chỉ trời và một tay chỉ đất, nghĩa là chỉ vào Phật Tính bao trùm hết, không cụ thể ở đâu hết, và do vậy Phât tính này xa lìa tham sân si. Ni sư nói rằng trong bài thơ Phật Giáo Kỳ của Ni sư, về sau được phổ nhạc, cũng là nói về lá cờ nhiều màu tượng trưng thế giới,  mang ý nghĩa chào mừng Phật Đản trong từng giây, từng phút. Ni Sư trong dịp này cũng cảm ơn Dân Biểu tiểu bang Tạ Đức Trí đã tới tham dự Phật Đản với Thiền viện Sùng Nghiêm. Ni Sư Chân Thiền cũng kể rằng khi ba chị em Ni sư học Thiền với Thiền sư Philip Kapleau (1912-2004) vẫn thường được Ngài Kapleau nhắc rằng các con đi đâu, đứng đâu, ngồi đâu cũng phải thắp sáng nơi đó bằng công phu, không bao giờ rời công phu. Nếu ai Niệm Phật thì phải Niệm Phật thường trực. Nếu ai tham công án thì thường trực giữ công án nơi tâm.
 
_4-Phat-Dan-Sanh_Dang-hoa-cung-Phat

Nhạc cảnh Phật Đản Sanh - Dâng Hoa Cúng Phật.

 
Phần tiếp theo, Ni sư Chân Minh nói rằng thừa lệnh Sư Thầy Chân Thiền để nói về ý nghĩa Đại Lễ Phật Đản, rằng Đức Phật dạy ra đời để dạy chúng sinh giác ngộ, rằng trong cái vô thường đã có cái thường hằng bất biến, và trong cái thường hằng bất biến đã có cái vô thường. Đó là ý nghĩa Bát Nhã, luôn luôn tương tục chuyển hóa, vì nếu các pháp cứ tồn tại thì sẽ không thể có cái mới xuất hiện được.

Sau đó MC Phước Đỗ mời quan khách thưởng thức nhạc cảnh Dâng Hoa Cúng Phật do ca đoàn Sùng Nghiêm thực hiện qua ca khúc Phật Đản Sanh. Tiếp theo, anh Hòa lên đọc bài thơ “Tắm Phật,” một sáng tác của Ni Sư Chân Thiền. Dân Biểu tiểu bang Tạ Đức Trí được mời lên phát biểu, đã cảm ơn các Ni sư và Thiền Viện Sùng Nghiêm đã hướng dẫn, chỉ dạy cho Phật tử hiểu và tu theo giáo lý nhà Phật. Dân Biểu dịp này cũng gửi lời chúc các Phật tử thân tâm thường an lạc.

_5-ba-ni-su

Từ phải: Ni sư Chân Diệu, Ni sư Chân Thiền, Ni sư Chân Minh.



Rồi toàn thể ca đoàn Sùng Nghiêm lên hát bài “Thí Phát Quy Y” -- ca khúc này là sáng tác của Ni sư Chân Thiền. Ca khúc rất mực xúc động. Nơi đây xin chép lại 20 dòng nhạc trong ca khúc như sau.

Chúng sinh vô biên thề nguyện độ
Phiền não vô tận thề nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô lượng thệ nguyên thành
Vì muốn trọn câu thề con quy y xuống tóc
Nguyện xả thân này cho vẹn đạo từ bi
Nguyện bật tận gốc tam độc tham sân si
Nguyện gánh vác sứ mạng Như Lai tuyệt đối
Mặc áo Như Lai con nguyện xa danh tài ái dục
Mặc áo Như Lai con nguyện con nguyện chuyển hóa muôn bề
Mặc áo Như Lai không còn tham ngã mạn si mê
Mặc áo Như Lai con xin thệ nguyện nhẫn nhục
Vào nhà Như Lai con nguyện vượt siêu phàm tục
Vào nhà Như Lai con nguyện buông xả thân tâm
Vào nhà Như Lai con nguyện tu sửa mọi lối xưa
Vào nhà Như Lai con xin nguyện độ chúng sinh
Ngồi tòa Như Lai con phục vụ chúng sinh
Ngồi tòa Như Lai ôm trọn bạn và thù
Ngồi tòa Như Lai muôn loài đồng nhất thể
Ngồi tòa Như Lai người và vật chẳng còn hai.

Tiếp theo là Lễ Dâng Hương và Tụng Bát Nhã Tâm Kinh. Toàn thể các vị Ni được mời lên trước bàn thờ Phật để làm lễ dâng hương, và rồi toàn thể đại chúng cùng tụng bài Bát Nhã Tâm Kinh.

Sau đó, ca sĩ Mỹ Nga hát bài “Bước Chân Ai” trong khi ca đoàn Thiền viện Sùng Nghiêm thiền hành theo bài ca này.

Kế tiếp là ca sĩ Kiều Loan hát bài “Hành Khất Không Nhà” (theo tinh thần Kinh Pháp Hoa về kẻ lãng tử ăn xin, mà là có sẵn tài sản lớn là viên ngọc trong chéo áo). Phụ họa múa là Diệu Mai.

_6-Phuoc_Kieu-Loan

Từ phải: Kiều Loan, Diệu Mai, MC Phước Đỗ.

SA
Chương trình Lễ Phật Đản nhìn chung, là kết hợp ba phần: nói lên Chánh pháp, văn nghệ, và đại chúng vừa thọ trai vừa nghe văn nghệ. Chủ yếu buổi lễ nơi Thiền viện Sùng Nghiêm là các bài nói chuyện, bài thơ, ca khúc đều là những lời dạy Pháp, dạy cách nhìn theo Chánh kiến, dạy cách giữ tâm lìa xa tà kiến. Nhiều năm như thế, Thiền viện Sùng Nghiêm đã đào tạo được các Phật tử không chỉ tín tâm thuần thành, đồng thời có những cái nhìn sắc bén về giáo pháp và các trải nghiệm an lạc với Thiền Tông. Như thế, cực kỳ hy hữu.

Phật Tử quan tâm có thể tới Thiền Viện Sùng Nghiêm hàng ngày hay hàng tuần để học thiền, ngồi thiền, độc tham và nghe thuyết giảng theo các thời khóa biểu ghi sẵn. Có lớp Thiền Trẻ Em cuối tuần, và các lớp thiền cho mọi trình độ. Thiền viện cũng có giờ phát thanh và phát hình hàng tuần. Câu hỏi, xin liên lạc về:

Thiền Viện Sùng Nghiêm, 11561 Magnolia St., Garden Grove, CA 92841. Tel: (714) 636-0118.
 
VỀ THIỀN VIỆN SÙNG NGHIÊM

Thiền Viện Sùng Nghiêm tại Quận Cam là nơi tu học từ nhiều năm qua chuyên về Thiền Tông, với nhiều lớp Thiền - cũng như giúp tham học giáo lý Kinh, Luật, Luận, Thiền chữa bệnh, Yoga... -- được hướng dẫn cho mọi trình độ và lứa tuổi, từ em bé 5 tuổi cho tới các vị lão niên. Riêng thiếu niên có dạy cả Việt ngữ. Tuy nhiên, không phải là khép cửa tu học, Thiền Viện cũng là nơi từng tổ chức những cuộc triển lãm hội họa, nhiếp ảnh, những chuyến đi làm từ thiện...

Cũng nên nhắc về dòng truyền thừa của Thiền viện Sùng Nghiêm, rằng Cố Đại Lão Thiền Sư Philip Kapleau là người thầy truyền pháp môn Thiền Tông cho ba vị ni sư -- quý ni sư Chân Thiền, Chân Diệu, và Chân Như - để sau này 3 vị về Quận Cam sáng lập Thiền Viện Sùng Nghiêm, nơi sau này đã có thêm nhiều vị hỗ trợ hoằng pháp, trong đó bây giờ có Ni Sư Chân Minh trong nhiều vị nổi bật. Trước đó, quý ni sư đã cầu học rất mực gian nan: Quý ni sư đã đi tới nhiều thiền lâm nổi tiếng, sang tận Trung Quốc, nhập nhiều khóa thiền thất, và rồi dự các khóa sesshin (tiếp tâm) ở nhiều tiểu bang, trước khi về học với Thiền Sư Philip Kapleau.
 
Ngài Kapleau sinh năm 1912, viên tịch 2004. Năm 1953, xin xuất gia tu học, được lão sư Soen tiếp nhận Kapleau cho tu tại chùa Phát tâm (Hosshinji). Ba năm sau, theo giới thiệu của lão sư Soen, Kapleau đến cầu pháp với thiền sư Bạch Vân (Yasutani), Nhật Bản. Trong khóa tu thứ 20 (mùa hè năm 1958) với thiền sư Bạch Vân, Kapleau đã đạt ngộ được thiền sư Bạch Vân ấn chứng và ban cho danh hiệu "Roshi" (Lão sư một danh hiệu khó đạt được, chỉ ban cho những ai đã đạt ngộ chân lý). Ngài Kapleau nổi tiếng trên tầm quốc tế sau khi biên soạn cuốn sách tựa đề là "Ba Trụ Thiền" (Three Pillards of Zen), in tại Nhật bản vào năm 1965; tác phẩm này đã giúp nhiều người vào cổng nhà Thiền.

Sau nhiều năm tu học tại Nhật, năm 1965, ngài Kapleau trở về nước và bắt đầu sứ mệnh truyền pháp. Từ đó, dòng Thiền của Ngài Kapleau đã phát triển mạnh mẽ tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Và bây giờ, ngọn đèn pháp của Thiền Tông hiện đang được gìn giữ và trao truyền tại Thiền Viện Sùng Nghiêm, nơi đang tìm nhiều cách hoằng pháp lợi sanh với nhiều phương tiện, cho nhiều thành phần và nhiều lứa tuổi.

Chỗ này xin ghi thêm, có người nói Thiền Viện Sùng Nghiêm dạy khó quá, và ít người hiểu được Thiền pháp này. Không phải như thế, có nhiều Thiền sinh Thiền Viện Sùng Nghiêm đã ngộ nhập được lý duyên khởi, nhận ra thường trực pháp ấn vô ngã trong thân tâm và thế giới. Ngộ thì khó, nhưng khi ngộ được thì vào bất kỳ nơi nào cũng không dính tà kiến, không chệch hướng, cũng không cầu nguyện linh tinh cho chuyện trần gian nào hết. Nhà văn Nguyên Giác Phan Tấn Hải kể rằng khi con trai của ông còn ở bậc trung học cơ sở, cháu đã tới Thiền viện Sùng Nghiêm tập thiền hàng tuần, trong nhiều năm như thế. Hiện thời hàng trăm thiếu niên trong các lớp Thiền nhiều năm qua ở Thiền Viện Sùng Nghiêm bây giờ đã là các Bác sĩ, Luật sư, Giáo sư, cô giáo, công chức, cảnh sát, chiến binh... Họ đã và đang vào đời với Chánh kiến, với tâm  tỉnh thức và từ bi học từ các lớp Thiền nơi đây. Ngọn đèn pháp đang lưu truyền bất tận trên đất Mỹ.

Thực ra, thiền cho trẻ em, chủ yếu là pháp thư giãn, giữ chánh niệm, như thế sẽ giúp việc học vấn, tăng sức chú tâm và tỉnh thức. Nhưng Thiền Tông cho người muốn bước sâu vào giáo lý nhà Phật, theo truyền thống Thiền Viện Sùng Nghiêm là khán thoại đầu, thường là đặt tâm vào chữ Vô – phát âm theo tiếng Nhật là “Mu”. Đúng ra, chữ Vô này không có nghĩa là Không, cũng không có nghĩa là Có. Thoại đầu được xem như viên gạch gõ cửa, khi vào nhà xong là buông bỏ, vì tự thấy bản tâm và biết cách lìa tâm tham sân si.

Đối với người thực tâm muốn giác ngộ, Ni sư Chân Thiền dạy phức tạp hơn, và hiển nhiên cần nhiều thời gian tu học hơn. Ni sư Thích Nữ Chân Thiền viết trên trang web của Thiền Viện Sùng Nghiêm lời giải thích về Thiền, trích:

“Thiền Định đúng nghĩa của nó là:

- Bên ngoài: Đang nơi tướng mà lìa tướng gọi là Thiền. Hay nói một cách khác, ngoài mà chấp tướng trong tâm sẽ loạn, ngoài lìa tướng thì tâm chẳng loạn.

- Bên trong: Đang nơi niệm mà lìa niệm là Định. Nói một cách khác, bên trong chẳng động, chẳng loạn là Định hay Bản Tính đã tự định, tự tịnh rồi, chỉ vì ta thấy cảnh, chấp cảnh thành ra loạn mà thôi. Ngược lại, nếu chúng ta thấy mọi cảnh mà tâm chẳng loạn, thì đó mới chính là “chân định”, chứ chẳng phải muôn điều chẳng nghĩ, chẳng nói và muôn niệm chẳng khởi là “Định”. Nếu ai rơi vào trường hợp này để rồi chấp Thiền là không nói gì cả, thì quả là hơi phiền đấy! Ngược lại, cũng có người chấp chặt mọi thứ để rồi trong tâm lúc nào cũng loạn bởi muôn điều, muôn vật từ thô đến tế, cứ chấp vào những thiên hình, vạn trạng hình tướng khác nhau, rồi tự chôn vùi mình trong mọi cảnh, mọi hình tướng giả dối, huyễn hoá ấy, để tự động lúc nào cũng lọt vào nhị biên tương đối: có không, động tịnh, xấu tốt, thấp cao, thật giả, v.v…”(hết trích)

Tuy thấy phức tạp như thế, cũng như một bài toán khó, mà đây lại là mê lộ của tâm, muốn dò đường để tới một hôm bừng tỉnh ngộ, hẳn là cần thời gian. Nhưng trước tiên, học Phật là hạnh phúc tức thì, là an lạc tức khắc. Một ngày học Phật, là một ngày an lạc, và là nhân duyên để giải thoát. Chỉ nhìn khuôn mặt an lạc, rạng rỡ của quý ni sư và quý nam nữ cư sĩ trong Thiền viện này cũng thấy rằng họ đang sống với hạnh phúc tự tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đài Truyền Hình SBTN, hội thiện nguyện Bên Em Đang Có Ta và Trúc Hồ Music mời những người yêu nhạc đến với một sự kiện âm nhạc đặc biệt của mùa hè 2024: Đại Hội Nhạc Trẻ Mùa Hè 2024 (SBTN Music Festival) sẽ diễn ra tại Garden Grove Amphitheater (12762 Main Street, Garden Grove CA 92843) vào ngày Thứ Bảy 31 tháng 8, bắt đầu lúc 7:00 PM.
Mùa bỏ phiếu lại đang bước vào giai đoạn gay cấn, nhưng lần này, không phải là để bầu các viên chức dân cử hay chọn các dự luật. Cuộc thăm dò ý kiến độc giả thường niên 10Best.com của USA Today mời người hâm mộ bình chọn sòng bài bên ngoài Las Vegas mà họ yêu thích nhất và một trong những ứng cử viên hàng đầu trong hạng mục này là Pechanga Resort Casino gần Temecula. Cuộc tranh đua trên toàn quốc khởi động vào Thứ Hai, ngày 29 tháng 7 và kéo dài đến Thứ Hai, ngày 26 tháng 8. Kể từ năm 2015, năm nào nhóm chuyên gia về sòng bài cũng đưa Pechanga Resort Casino vào cuộc tranh giải này
Chùa Giác Nguyên tọa lạc tại số: 6502 Humboldt Ave, Westminster CA.92683, Điện thoại số (626) 731-8748, Email: giacnguyentemple@gmail.com do Thượng Tọa Thích Thanh Nguyên làm Viện Chủ đã trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Vu Lan PL. 2568-DL. 2024 tại hội trường Khu Summerset Mobile Estates số 9200 Westminster Blvd, Thành Phố Westminster vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật ngày 28 tháng 7 năm 2024. (Quý đồng hương Phật tử cũng đã biết trong các ngày lễ lớn vừa qua chùa phải đi tổ chức tại những địa điểm khác ngoài chùa là vì trong thời gian qua chùa cũng đã gặp phải một số chướng duyên trong sinh hoạt tại địa phương chưa giải quyết xong nên tạm thời phải tùy thuận như vậy, hy vọng trong những ngày tháng tới mọi sinh hoạt của chùa sẽ được bình thường.)
Tại Hội trường Thành phố Westminster số 8200 Westminster Blvd vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật ngày 28 tháng 7 năm 2024, Đảng Tân Đại Việt do Ông Hoàng Đình Khuê làm Chủ Tịch đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm lần Thứ 34 Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, Đảng Trưởng Đảng Tân Đại Việt, nhân ngày sinh nhật 100 năm của Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, nhân dịp nầy ban tổ chức cũng đã cho ra mắt cuốn sách “Kissinger’s Betrayal” của GS. Stephen Young.
Ngoài trời thì nóng nhưng trong hội trường của nhà thờ The Church of Jesus Christ of Latter Day Saints, ở đường Bolsa, thành phố Westminster mát rười rượi. Nhạc hội Vinh Danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Tôn Vinh chữ Quốc Ngữ khai mạc đúng 1 giờ ngày Chúa nhật ngày 27/7/2024, với sự tham gia của 4 thế hệ. Các cháu 4- 5 tuổi mặc quân phục thiếu sinh quân, Không Quân, Hải Quân, Bộ Binh, Thủy Quân Lục Chiến, rất dễ thương. Các cháu gái mặc áo dài màu vàng, màu xanh, thành viên của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ của nhạc sĩ Cao Minh Hưng. Đoàn nghệ sĩ này đã đi trình diễn khắp California, Arizona, Houston, Seattle, ..., hoàn toàn miễn phí.
Tại nhà hàng White Palace Seafood 15351 Brookhurst St #104 Thành phố Westminster vào lúc 11 giờ trưa Thứ Bảy ngày 27 tháng 7 năm 2024, Hội Ái Hữu An Ninh Quân Đội Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa do Niên Trưởng Nguyễn Hồng Thái làm Hội Trưởng đã tổ chức buổi họp mặt Hè 2024. Buổi họp mặt Hè diễn ra trong bầu không khí thân tình giữa những niên trưởng cùng các chiến hữu, gia đình An Ninh Quân Đội Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và thân hữu trong tình “Huynh Đệ Chi Binh”.
CalGrows khuyến khích, hỗ trợ những người chăm sóc tại nhà và dịch vụ chăm sóc cộng đồng (HCBS) tham gia các khóa học bằng cách tặng tiền thưởng.
Vào ngày 19 tháng 7 năm 2024, Clever Care Health Plan Inc. (sau đây gọi là "Clever Care") đã vinh danh những đóng góp xuất sắc về chất lượng, sự phát triển và cống hiến của cộng đồng các bác sĩ người Việt bằng một buổi lễ trao giải và tiệc tiếp tân tại Nhà Hàng Paracel ở Westminster. Sự kiện được mở đầu bởi anh Jayden Vũ, Giám Đốc Quản Lý Mạng Lưới của Clever Care, với vai trò là một MC. Những thông tin cập nhật quan trọng đã được chia sẻ bởi các lãnh đạo điều hành, bao gồm Tổng Giám Đốc Điều Hành Karen Walker Johnson, Tổng Quản Trị Richard Greene, Tổng Giám Đốc Vận Hành Erin Ramsey, Tổng Giám Đốc Y Khoa - Bác Sĩ Khaliq Siddiq, và Tổng Giám Đốc Tăng Trưởng Martina Lee Strickland. Một băng thu/video đặc biệt từ ông Hiệp Phạm, người Đồng Sáng Lập & Cố Vấn của Clever Care cũng được trình chiếu tại sự kiện. Bữa tiệc chúc mừng cũng có sự tham dự của báo chí, truyền thông và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người Việt tại địa phương.
Trong suốt ba năm rưỡi qua, TT Biden đã phục vụ người dân Hoa Kỳ một cách xuất sắc qua những chương trình mở rộng bảo hiểm sức khỏe, thi hành xóa nợ cho các sinh viên phải vay mượn dưới lãi suất cắt cổ để trả học phí, hỗ trợ lương bổng tối thiểu giúp cho người lao động đủ sống, và thi hành các chương trình có tích cách lịch sử để đối phó với nạn biến đổi khí hậu. Khi quyết định chấm dứt cuộc tái tranh cử TT hôm Chúa Nhật vừa qua, ông đã đóng góp thêm một hành động có ảnh hưởng lâu dài vào bảng thành tích của ông.
Những thay đổi đối với Medicare Phần D là gì? Các quy định mới được thiết kế để giúp người cao tuổi dễ dàng mua được thuốc theo toa hơn. Lần đầu tiên, chính phủ liên bang thương lượng giá của một số loại thuốc được Medicare chi trả. Luật thiết lập các giới hạn hàng năm về chi tiêu tự chi trả của quý vị cho tất cả các loại thuốc, với mức đặc biệt dành cho insulin. Những người thụ hưởng cũng có thể chia đều chi phí chia sẻ của họ trong suốt năm của chương trình và quý vị không còn phải tự chi trả tiền túi cho các loại vắc xin dành cho người lớn do Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh (Center for Disease Control) khuyến nghị.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.