Tết của người Việt Nam

20/01/202300:15:00(Xem: 1252)
Tet-Cua-Nguoi-Viet-Nam-hinh
Hình trái: Nicolas Vũ học gói bánh chưng Tết.
Hình phải: bình hoa mai. (Photo: Nguyễn L.Hậu)
 
Trên thế giới chỉ có dân tộc Việt Nam nói riêng và nói chung là dân Á Đông (Tầu, Nhật, v.v…) là yêu mến ngày Tết và trọng mùa xuân hơn cả. Mùa xuân là mùa đem lại sức sống mới cho vạn vật: cây cối đâm chồi nẩy nụ, rồi hoa đua nở, cầm thú vui tươi và người người như trẻ ra. Người ta sửa soạn đón xuân ăn Tết với niềm vui rộn rã tràn ngập tâm hồn. Và người Việt Nam ăn Tết lâu hơn mọi dân tộc khác.
 
Giải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam ôm ấp mái nhà tranh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc
Những thằng cu áo đỏ chạy lon ton
Vài cụ già chống gậy bước lom khom
Cô yếm thắm cho môi cười lặng lẽ
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu“
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau…
(Bàng Bá Lân)
 
Ngày Tết ở chữ « Tiết Nhật » là ngày đầu tiên của một năm mới, « ngày tư ngày Tết » thì ai ai cũng náo nức, thưởng xuân được thể hiện nhiều cách: cúng lễ ông bà, gia tiên, đi lễ đầu năm, chúc tuổi, sêu Tết nhau, v.v… Gọi chung là ăn Tết, vì ngày Tết là ăn ngon, hẳn nhiên rồi. « Mùng ba ăn cuốn, Mùng bốn ngồi không » Và hết Tết cũng thấy tiếc và nhớ nhớ, vì cuộc vui chóng tàn quá! Thật vậy, hồi chúng ta còn nhỏ, chắc có vài lần ta đã bồi hồi hỏi mẹ: « Sao Tết không lâu lâu hơn một chút? » Hay ngây thơ hơn: « Sao một năm không có vài lần Tết?»
 
Thi sĩ Tản Đà, cùng tâm sự, đã xướng lên rằng:
 
Xuân ơi! Xuân hỡi!
Vắng xuân lâu, ta vẫn đợi chờ mong
Trải bao nhiêu ngày, tháng hạ mưa đông
Ròng rã nỗi nhớ mong xuân có biết?
Khứ tuế, xuân quy, sầu cửu biệt,
Kim niên, xuân đáo, khánh tương phùng…
 
Người ta cầu mong xuân mau trở lại, người ta quý chuộng mùa xuân cho đến nỗi phải đặt ra bao nhiêu từ đẹp, ý hay để có chữ xuân được bao hàm trong đó:
 
– Khóa xuân: (Một nền đồng tước khóa xuân hai kiều – ND).
– Xuân tình: Ý nói một cách thơ mộng hơn tình yêu trai gái xuân tín là tin vui.
– Xuân miên hay xuân thụy: Chỉ giấc ngủ ngon, dù là ngủ vào mùa đông hay mùa hạ.
– Có sự vui vẻ cũng gọi đêm xuân.
– Xuân còn được dùng để chỉ tuổi trẻ hay người đẹp: (Khi về hỏi liễu chương đài/ Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay – ND).
– Xuân cũng dùng để chỉ người cha: (Xót thay huyên cỗi xuân già/ Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi – ND).
 
 
 
Vậy thì xuân là tất cả những gì đẹp nhất, tươi trẻ nhất và mọi người yêu quý nhất. Vì quan niệm như thế đó nên mới phát sinh ra bao nhiêu phong tục, lễ nghi, hội hè, đình đám vào xuân: « Chơi xuân kẻo hết xuân ». Óc tưởng tượng của người Việt Nam chúng ta phong phú là chừng nào thì xuân và ý niệm về xuân bao la là chừng nấy. Bởi thế, đến Tết là nhà nhà người người lo nghỉ ngơi, hoãn lại công việc đang làm dở, đón đông quân và thưởng xuân cái đã.
 
Chẳng phong lưu cũng ba ngày Tết
Kiết cú như ai cũng rượu chè…
 
Thiên hạ ăn Tết phè phỡn, thỏa thuê, ăn quá đến phát ngán “dửng dưng như bánh chưng ngày Tết”. Ăn quá đến nỗi một Trần Tế Xương phải bực mình cay cú:
 
Chí cha chí chát khua giầy dép
Đen thủi đen thui cũng lượt là…
 
Hoặc tức khí hơn:
 
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu…
 
Mùa xuân như thế đó, với muôn vàn sắc thái, có uy lực cải lão hoàn đồng, làm lòng người và cây cỏ chim muông như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Thiên hạ trân trọng mùa xuân như vậy hẳn đúng? Đơn giản thôi, mùa xuân tự nó đáng yêu rồi:
 
Trong làng nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió bên tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang…
(Hàn Mặc Tử)
 
Này nhé, mùa xuân khí hậu dịu dàng ấm áp, không lạnh cóng, không nóng đổ mồ hôi. Trời hồng hồng sáng trong trong… không gian phảng phất mùi hoa thơm vừa hé nụ, đâu đây chim hót líu lo hót đầu cành… Tất cả là những yếu tố tạo nên sự phục sinh về tâm hồn và thể xác. Ta hãy nghe nữ sĩ Hồ Xuân Hương ỡm ờ viết câu đối Tết:
 
Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới…
Sáng mồng một, lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào.
 
Đó là giai thoại thêu dệt cho vui ngày Tết và vô hình trung các hiện tượng trên của muôn loài cũng ít nhiều là những biểu hiện cảm ứng của mùa xuân. Còn nếu như ta muốn tìm hiểu sâu hơn về bản chất, nối kết nhân sinh quan vào phần nào vũ trụ quan của người Á Đông mà suy ra thì dân Việt Nam và Trung Hoa vốn sống về nghề nông và yêu thiên nhiên. Thiên nhiên hỗ trợ cho nhà nông và giúp ích rất nhiều cho việc đồng áng. Thiên nhiên cho ra sự « sinh » thể hiện rõ rệt nhất là ở mùa xuân.
 
Thiên địa chi đại đức viết sinh – Kinh Dịch.
 
Đất trời, âm dương vận chuyển là sự biến hóa khôn cùng của sinh tử tử sinh. Con người nhập thế thì mưu cầu sự sinh mà xa lánh sự tử. Cực chẳng đã, khi không tránh được cái tử, thì tự an ủi là « Sự sinh như sự tử, Sự tồn như sự vong ».
 
Còn thì luôn luôn cái gì thiện cho về sự sinh, con người hướng về ý niệm thiện để cầu mong sự sinh tốt đẹp luôn luôn. Muốn thiện tất phải có lòng nhân (nhân cũng cho ra cái mầm của sự sinh nữa) do đấy mà Khổng giáo xếp chữ nhân đứng đầu ngũ thường. Nếu có: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín thì sống hợp lòng người thuận lòng trời và bồi dưỡng sự sinh thêm rạng rỡ.
 
Bởi được bắt nguồn từ lòng kính yêu sự sinh sống và thiên nhiên ruộng đồng, trân trọng Khổng Mạnh nên người Việt Nam ta cũng như người Hoa xem Tết Nguyên Đán là ngày rất thiêng liêng:
 
Ngày đầu năm các gia đình sum họp thờ cúng gia tiên là những đấng đã sinh thành tạo dựng cho chúng ta ngày nay.
 
Nhà cầm quyền, vua chúa, quốc trưởng, bầy hương án nghênh xuân, tế lễ trời đất, tổ tiên, cầu cho quốc thái dân an. (Theo Kinh Lễ, ngày lập xuân làm lễ Tịch Điền là khai ruộng sau đó làm lễ Khai Trường).
 
Mùa xuân giảm án tử hình, cấm hành thủ độc ác, nói chung là cấm hủy diệt sự sinh.
 
Trọng đức sinh còn không hẳn là tuân theo một số quy luật một cách cứng nhắc và bất động, mà còn nương ở sự Trung Dung, là cách hành động theo quân bình rất mực Á Đông, nghĩa là vất bỏ đi những gì thái quá và bất cập và bảo tồn cái tính mềm dẻo, uyển chuyển khi hành sự. Chuộng sự cân đối, thích sự trung hòa, biết ăn ở cư xử hợp lòng người, thuận đạo trời, cũng do đó mà nếu cái gì hợp lòng người, thuận lòng trời (thiên thời + địa lợi + nhân hòa) thì vững bền và sinh sôi nẩy nở phồn thịnh. Cái gì nghịch lòng người, phản đạo trời ví như cây chết gốc mất ngọn thì đi đến chỗ triệt. Trong nhân quần xã hội cũng như trong gia đình hoặc mỗi cá nhân: cương, nhu, tình, lý, danh chính, ngôn thuận! Nhất nhất hệ ở chỗ trung dung là toàn hảo.
 
Mùa xuân thì thật lý tưởng cho ý niệm về trung dung, vì tiết xuân tạo cho con người trạng thái bình tĩnh, an lạc nhất: ngoại cảnh và nội tâm hòa hợp làm con người yêu đời yêu người và ham sống hơn, từ đó sự sinh và ý niệm về Trung Dung sẽ tươi nở. Khí hậu thời tiết êm dịu, vào xuân, đất trời cũng thay đổi, không quá nóng như nhập hạ, không buồn bã tê buốt như đông hàn, không hắt hiu ảm đạm giống thu sang. Ngày đêm dài bằng nhau, giấc ngủ điều hòa giúp cho thần khí sáng suốt, lòng lâng lâng một niềm vui, cuộc sống dạt dào ý nghĩa đến độ thích chí hát vang lên:
 
Xuân vừa về trên bãi cỏ non
Gió xuân đưa lá vàng xuôi nguồn
Hoa cười cùng tia nắng vàng son
Lũ ong trên đường cánh tung tròn
Có một chàng thi sĩ miền quê
Ngắt bông hoa biếu nàng xuân thì
Có một bầy em bé ngoài quê
Hát câu i tờ đón xuân về…
(Phạm Duy)
 
Nói tóm lại dân Việt Nam ta sở dĩ trân trọng ngày Tết, đặt ra bao nhiêu tục lệ để tôn vinh ngày Tết là vì yêu cái lẽ sinh tồn, quý sự trung dung trong cuộc sống. Đó như một bản năng bẩm sinh của dân tộc, thể hiện từ rất lâu đời bàng bạc trong cuộc sống: yêu thiên nhiên, yêu ruộng đồng, cách bài trí bàn thờ ông bà, trong ngôn ngữ cử chỉ giao tế với nhau thường ngày. Qua bao thay đổi, cuộc sống hiện tại, con người khổ sở, nỗi ai oán ngày một ngút ngàn, phải chăng vì đã thiếu hoặc mất luôn hai đức tính dân tộc đó?
 
Thiết lập lại và duy trì được 2 điều căn bản đó, hy vọng mỗi cá nhân sẽ có thân tâm an lạc, mỗi gia đình đầm ấm hạnh phúc hơn, xã hội an vui và nhân loại thái bình.
 
Đó hẳn là điều toàn thế giới đang mong ước?
 
– Chúc Thanh
 
*(Phỏng lược và tóm tắt theo giáo sư Phan Khoang, Đại học Văn khoa Sài Gòn)
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Luật Sư Nguyễn Quốc Lân tuyên bố sẽ tranh cử vào chức vụ Thị Trưởng Thành Phố Garden Grove vào tháng 11 năm 2024.
Trung tâm Atlantis Play Center thuộc Thành phố Garden Grove sẽ tổ chức chương trình để các em thiếu nhi vui chơi nhân dịp lễ Phục sinh (Easter). Chương trình ‘Eggs-Cavation’ sẽ được tổ chức vào Thứ Bảy, ngày 8 tháng Tư, 2023, từ 2:00 giờ trưa đến 5:00 giờ. Địa chỉ của Atlantis Play Center là 13630 Atlantis Way, phía sau Garden Grove Park.
Vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 26 tháng 3 năm 2023, tại hội trường Thư Viện Việt Nam số 10872 Westminster Ave, Suites 214 & 215, Garden Grove, CA 92843, Thư Viện Việt Nam đã tổ chức buổi tiếp tân Kỷ Niệm 24 Năm Thành Lập.
Buổi nói chuyện của Giáo sư Trần Gia Phụng chiều Chủ-nhật ngày 26/3/2023 tại Viện Việt-Học (Westminster, Quận Cam) về đề tài “Vận Động Ngoại Giao Trước Ngày 30-4-1975” đã truyền tới khán giả những xúc động, khi diễn giả nghẹn lời nói về khoảnh khắc lịch sử trước ngày miền Nam hoàn toàn sụp đổ. Trong khi nhiều người tự che giấu các cảm xúc khi sắp tròn 48 năm ngày đất nước hoàn toàn nhuộm đỏ, diễn giả Trần Gia Phụng có lúc nghẹn lời như sắp khóc, và khi nhà văn Trần Ngọc Ánh đứng lên góp ý kiến cũng không tự ngăn được nước mắt.
Tại nhà hàng Diamond Seafood Palace 3, Westminster, vào lúc 11 giờ sáng Thứ Bảy ngày 25 tháng 3 năm 2023, Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng đã long trọng tổ chức Lễ giỗ chí sĩ Phan Châu Trinh lần thứ 97
Tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant vào tối Chủ Nhật ngày 26 tháng 3 năm 2023, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLBTNS) đã tổ chức thành công bữa tiệc đại nhạc hội Kỷ Niệm 13 năm thành lập.
Trung Tâm Quốc Gia Châu Á Thái Bình Dương Về Người Cao Niên (NAPCA) là một tổ chức phi lợi nhuận, chuyên cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam và gia đình họ. Chúng tôi điều hành một Trung Tâm Hỗ Trợ Cao Niên NAPCA dành cho Người Lớn Tuổi và Người Chăm Sóc và có sẵn bằng 5 ngôn ngữ khác nhau. Trong chuyên mục này, chúng tôi muốn chia sẻ một số câu hỏi quan trọng mà chúng tôi nhận được từ độc giả. Hy vọng quý vị sẽ thấy chúng rất hữu ích.
Đại Học Santa Ana (SAC) gần đây đã thông báo rằng dự án Workforce Development Pathways Targeting Dislocated and At-Risk Populations (Lộ Trình Phát Triển Lực Lượng Lao Động Tập Trung Đến Các Nhóm Dân Số Bị Mất Việc và Có Nguy Cơ) đã nhận được 2 triệu mỹ kim tài trợ liên bang được bảo đảm bởi Đại diện Lou Correa (CA-46). Quỹ này sẽ giúp SAC phát triển lộ trình giáo dục nghề nghiệp cho những người trưởng thành có hoàn cảnh khó khăn và có nguy cơ theo học.
Hội Ung Thư Việt Mỹ kính mời quý đồng hương cùng tham gia các sinh hoạt sắp tới: Buổi thuyết trình qua Zoom về chương trình Thu Hồi Tài Sản từ Medi-Cal, Buổi trợ giúp thực phẩm miễn phí cho quý đồng hương tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ, Buổi khám vú y tế và giải đáp thắc mắc về bệnh ung thư vú cùng Bác sĩ Bích Liên Nguyễn, Buổi chụp hình quang tuyến vú miễn phí cho những ai hội đủ điều kiện.
Edison International và Southern California Edison đang nhận đơn vào Chương Trình Học Bổng cho Nhân Viên Đường Dây của Edison International năm 2023, tạo cơ hội cho các ứng cử viên từ các cộng đồng không được đại diện đầy đủ trở thành nhân viên đường dây của SCE. Chương trình học bổng được tài trợ bởi các cổ đông của Edison International và IBEW Local 47 và trao số tiền lên tới $25,000 cho mỗi người nhận.
AZCPOS - Order online directly to POS system
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.