Hôm nay,  

Dự Luật Trình Giữa Tháng 1: Xiết Gắt Csvn Về Nhân Quyền

10/12/200200:00:00(Xem: 4509)
Washington D.C (CRFV- 9-12-2002) -- Hôm thứ hai 2 tháng 12 năm 2002, một phái đoàn người Việt đã tiếp xúc riêng với dân biểu Christopher Smith, tác giả đạo luật nhân quyền cho Việt Nam 2001, tại Hạ Viện Hoa Kỳ để thảo luận các vấn đề đang là mối quan tâm của cộng đồng người Việt hải ngoạị
Thành phần phái đoàn gồm có: TS Nguyễn Đình Thắng, GD điều hành của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, kiêm Ủy Viên thường trực của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam; Bà Nguyễn Huỳnh Mai, Tổng Thư Ký Tập San Đuốc Từ Bi; và Bà Ngô Thị Hiền, Chủ Tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam.
Bốn vấn đề sau đây đã được thảo luận:
1- Dự Luật Nhân Quyền 2003: Như lời đã hứa trong buổi tiệc tái tranh cử mà UBTDTGVN đã tổ chức cho ông Dân biểu Christopher Smith khẳng định sẽ bổ túc để hoàn thành dự luật Nhân Quyền mới cho Việt Nam và dự trù đệ trình vào giữa tháng giêng năm 2003.
Dân biểu Smith có bàn thảo với phái đoàn về những điều khoản nên thêm bớt vào dự luật cùng một kế hoạch và thời điểm vận động thuận tiện nhất, nhằm đối phó trường hợp TNS John Kerry lại tiếp tục chặn đứng dự luật này ở Thượng Viện. Theo thể thức của Thượng Viện, bất kỳ vị TNS nào cũng có thẩm quyền ngăn chặn một đạo luật.
Đạo luật nhân quyền cho Việt Nam 2001, sau khi thông qua tại Hạ Viện không còn là đạo luật mạnh. Tiếng lóng của nhân viên Quốc Hội là: "đạo luật không còn cái răng nào." Vì ngay từ đầu, dân Biểu Tom Lantus, San Francisco đã cắt bỏ từ đạo luật, phần ủy hội trực thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ kiểm soát tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, một ủy hội tương tự như trong đạo luật nhân quyền của Trung Quốc. Và vào phút chót vận động, để giúp đạo luật được thông qua tại Hạ Viện, dân biểu Smith lại phải nhượng bộ hành pháp, dành cho Tổng Thống quyền phủ quyết mỗi khi có vấn đề cắt giảm viện trợ.

Cộng đồng người Việt hải ngoại chắc chắn muốn có một đạo luật mạnh hơn. Nhưng đạo luật càng mạnh thì càng khó thông qua. Trở ngại quan trọng nhất vẫn là TNS John Kerry tại Thượng Viện. UBTDTGVN sẽ luôn làm việc chặt chẽ với văn phòng của DB Smith và tường trình đầy đủ những tiến triển của việc tu chính và đệ nạp dự luật nhân quyền cho Việt Nam 2003 cùng tất cả quí đồng hương.
2- Vấn đề thứ hai được bàn thảo là tình trạng của các hồ sơ đã bị loại trừ một cách bất công trong các chương trình tị nạn tại Hoa Kỳ. Những hồ sơ này gồm có hàng ngàn trường hợp HO và cựu nhân viên chính phủ Hoa Kỳ đã bị từ chối một cách oan ức tại bàn phỏng vấn, những trường hợp con cái HO bị kẹt lại ở Việt Nam, những trường hợp quả phụ không có giấy chứng tử của chồng, những trường hợp HO không kịp ghi danh tham gia trước ngày 1 tháng 10, 1994, một số trường hợp thuyền nhân bị hồi hương, và những trường hợp con lai bị từ chối vì các lý do không chính đáng. Ngoài ra phái đoàn còn thúc đẩy Hoa Kỳ thực hiện chương trình tị nạn Ưu Tiên 1 (Priority 1) nhằm định cư các nạn nhân đang bị ngược đãi.
3- Vấn đề tu chính Đạo Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người được bàn đến một cách chi tiết trong chiều hướng giúp cho các nạn nhân sớm ổn định về tình trạng cư trú, được giúp đỡ về mặt nội tâm, và sớm đoàn tụ với thân nhân trực hệ.
4- Cuối cùng phái đoàn yêu cầu DB Smith đưa ra dự luật cho phép các trường hợp con lai, vì những thiệt thòi trong quá khứ trong vấn đề học vấn ở Việt Nam, được miễn phần thi tiếng Anh khi thi nhập tịch.
Cùng tham dự trong buổi họp là Ông Nick Manetto, phụ tá cho DB Smith và Đại Sứ Grover Joseph Rees. Đại Sứ Rees trước đây là cố vấn lập pháp của Uỷ Ban Ngoại Giao Hạ Viện và là người đã soạn thảo dự luật Nhân Quyền cho Việt Nam 2001. Ông Rees vừa được bổ nhiệm đại sứ Hoa Kỳ ở Đông Timor.
Trong buổi khoản đãi và tiễn chân Đại Sứ Rees ngay sau đó, phái đoàn tiếp xúc với Bà Nina Shea, một thành viên kỳ cựu của Uỷ Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ. Hai bên đồng ý một số kế hoạch hành động nhằm đẩy mạnh cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.