Hôm nay,  

Tưởng Niệm Nhà Văn Minh Đức Hoài Trinh

16/06/202111:53:00(Xem: 2752)


blank

Nhà văn Nguyễn Quang, nhà văn Khánh Lan, Kiều Mỹ Duyên, nhà văn Việt Hải


Chị Minh Đức Hoài Trinh mới mất đây mà đã 4 năm, nhưng gia đình và bằng hữu vẫn nhớ đến chị, làm lễ tưởng niệm chị. Buổi tưởng niệm được tổ chức ở nhà hàng Diamond Seafood, thành phố Westminster sau dịch cúm vô cùng cảm động. Ba thế hệ tham gia buổi lễ tưởng niệm, đồng thời cũng nhân ngày của Cha. Phụ nữ trong những tà áo dài màu sắc sặc sỡ, tha thướt như ngày nào còn là nữ sinh trung học. Nhà văn Việt Hải, trưởng ban tổ chức, nói về lý do buổi tiệc hôm nay. Lệ Hoa, vợ của Việt Hải vẫn đẹp như ngày nào nhưng không đi bên cạnh chồng lúc Việt Hải phát biểu ý kiến. Giọng nói của Việt Hải rất mạnh, tinh thần minh mẫn mặc dầu đã qua cơn bạo bệnh. Người có tâm huyết thì nhất định phải sống lâu trăm tuổi để làm việc cho cộng đồng.

Lời nói của Việt Hải nhắc về nhà văn Minh Đức Hoài Trinh rất tình cảm và chân thành. Người đi thì đã đi nhưng người ở lại nhớ mình là một điều rất khó. Nhà văn Minh Đức Hoài Trinh đã ra đi nhưng để lại nhiều bài viết rất xuất sắc. Thơ của chị đã được phổ thành nhạc ở Âu Châu và Mỹ Châu. Bài hát Ai trở về xứ Việt do nhạc sĩ Phan Văn Hưng phổ thơ của chị Minh Đức Hoài Trinh được hát khắp nơi trong các cuộc họp mặt hoặc các buổi cắm trại sau năm 1975 ở Âu Châu và Úc Châu.


blank

Nhà văn Thụy Lan, Việt Hải, Khánh Lan.


Nhà văn Việt Hải nói ít nhưng phát biểu đầy ý nghĩa. Nhà văn Nguyễn Quang, phu quân của chị Minh Đức Hoài Trinh nhắc về những kỷ niệm của anh chị từ ở Pháp sang Hoa Kỳ định cư. Nhạc sĩ Võ Tá Hân, con trai Đại Tá Võ Sum, cũng phổ nhạc nhiều bài hát từ thơ của thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh. Nhạc sĩ Võ Tá Hân gọi thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh là cô. Trong một gia đình có nhiều văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ Linh Bảo cũng được nhắc nhở đến nhiều.

Trong buổi họp mặt chủ nhật ngày 13/6/2021 có sự hiện diện của các bậc trưởng thượng như Đại tá Lê Thương (Chỉ huy trưởng Pháo binh SĐ2 Bộ binh), Đại tá Lê Bá Khiếu (Tỉnh trưởng Quãng Ngãi), Trung Tá Hà Văn Thức (Chỉ huy trưởng quân nhu bốn vùng chiến thuật), Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhường (Tiểu đoàn 34 Pháo Binh), Giáo sư Dương Ngọc Sum, Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt, Giáo sư Lê Tinh Thông, ông Nguyễn Đức Luận. Ban hợp ca cất tiếng hát lảnh lót, đa số là nữ ca sĩ, chỉ có một nam ca sĩ, là nhà văn Vi Khiêm Nguyễn Văn Liêm, tươi sáng như gươm lạc giữa rừng hoa.

Các diễn giả phát biểu ý kiến xen những bài hát được phổ nhạc từ thơ của Minh Đức Hoài Trinh, làm cho buổi tưởng niệm nhà văn Minh Đức Hoài Trinh thêm phần hào hứng. Lúc đầu, nhà văn Việt Hải nói dự trù khách tham dự chừng 50 người, không ngờ cuối cùng hàng trăm người đến dự. Buổi lễ rất vui, khai mạc đúng giờ, các MC gồm 3 cô luân phiên điều hợp chương trình là các ca sĩ Mộng Thủy, Khánh Lan và Thụy Lan, những người điều khiển chương trình duyên dáng, tha thướt trong chiếc áo dài nhu mì không kém phần thời trang. Các nàng người nào cũng ăn mặc đẹp, bận rộn trình diễn ca nhạc và tiếp khách. Nhà thơ Dương Hồng Anh (cháu nội của danh sĩ Dương Khuê) tươi cười và có sách, thơ in hàng năm tặng bằng hữu, sách không bán. Sự lạc quan của các thi văn sĩ trong những bài hát làm cho những người trẻ hiện diện thích thú. Nếu đến đám đông mà nghe rên than thì tuổi trẻ không thích, nhiều người trẻ phát biểu ý kiến như thế. Ban Tổ Chức cố gắng dung hòa giữa những thế hệ. Buổi lễ được Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian  thực hiện, đây là do sự kết hợp bởi 2 nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật chuyên về thi ca văn học và nhóm Tiếng Thời Gian chuyên về âm nhạc và ca kịch, ca vũ nghệ thuật. Tổ chức ra đời được gần 7 năm, với nhân số hội viên hơn 70 người.

blank

Nữ sĩ Dương Hồng Anh ký tên tặng sách.


Giáo sư Quyên Di nói về ngày của Cha rất có ý nghĩa, với năng khiếu thuyết trình trong phong thái ý nhị và dí dỏm khi trình bày đề tài. Giáo sư Quyên Di hát về Cha giống như ca sĩ chuyên nghiệp, được vỗ tay nồng nhiệt nhưng lại hát có mấy câu, chờ lần sau hội ngộ.

blank

Kiều Mỹ Duyên kể lại những kỷ niệm đẹp với chị Minh Đức Hoài Trinh


Kiều Mỹ Duyên nhớ về chị Minh Đức Hoài Trinh là gặp chị ở trong thang máy đến nơi họp báo của hòa đàm Paris, năm 1969. Chúng tôi bàn với nhau về việc đặt câu hỏi với phái đoàn Bắc Việt về biến cố Mậu Thân. Tại sao các ông giết 6 giáo sư người Đức sang Việt Nam dạy học trong chương trình trao đổi văn hóa quốc tế? Câu hỏi này được sự thu hút của giới truyền thông quốc tế, nhất là ký giả người Đức. Tối hôm đó, chúng tôi lại gặp nhau tại buổi tiệc của Liên Hợp Quốc. Chị em có cơ hội ngồi gần nhau. Sau này, chúng tôi gặp lại, chị kể chị du học ở Trung Quốc. Khi Trung Quốc biến thành Cộng Sản, chị sang Hồng Kông, nhờ người bạn bán cây đàn dương cầm để giúp chị đi sang Pháp. Ở Pháp, chị học về báo chí.

Chị kể cho chúng tôi nghe rất nhiều về cuộc đời của chị, rất sống động và đầy hứng thú. Xa quê hương, nhưng năm nào chị cũng về Việt Nam vào gần Tết để giẫy mã cha mẹ. Chị Minh Đức Hoài Trinh cuối đời được phước có anh Quang chăm sóc cho chị. Chị định cư ở Hoa Kỳ, tại Midway City, Orange County. Thỉnh thoảng, tôi đến thăm chị. Chị dạy đàn tranh và thường cùng học trò trình diễn đàn tranh trong đại hội. Tôi rất thích nghe tiếng đàn của chị vì tiếng đàn rất lạc quan.



Có nhiều người trong buổi tiệc là góa phụ. Không hiểu tại sao sang đây đàn ông đi trước nhiều hơn đàn bà?

Nhiều người thương nhà văn Minh Đức Hoài Trinh và ca ngợi nhà văn Nguyễn Quang vì anh đã chăm sóc chị cho đến cuối đời. Có bao nhiêu đàn bà được hưởng hạnh phúc như thế?


blank

Nhà văn Nguyễn Quang, phu quân của chị Minh Đức Hoài Trinh nhắc về những kỷ niệm của anh chị từ ở Pháp sang Hoa Kỳ định cư.


Nhà văn Quyên Di nói về Cha rất ý nghĩa và thâm thúy, cảm động nhất là đoạn chót. Đàn ông cũng khóc nhưng nói mình chảy nước mắt là do mùi hành.

Kiều Mỹ Duyên thì cho rằng đàn ông Việt Nam người nào cũng làm vua vì được hầu, những bàn tay của phụ nữ hiện diện vỗ tay như pháo.

Sau đây tôi xin trích đoạn một phần mà Giáo sư Quyên Di kể chuyện về Minh Đức Hoài Trinh: “Mở đầu sách Đại Học, tức là một trong Tứ Thư của Nho giáo, chúng ta đọc được câu: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện,” có nghĩa là: Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ vô cùng chí thiện. Khi được gợi ý và rồi chấp nhận tên Minh Đức làm bút hiệu, cô thiếu nữ có tên thật là Võ Thị Hoài Trinh đã có một chí lớn, noi theo gương Triệu Thị Trinh: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ.” Tuy nhận tên Minh Đức nhưng cô thiếu nữ ấy không quên gốc gác của mình, bởi vậy đã thêm vào bút danh hai chữ Hoài Trinh để trở thành Minh Đức Hoài Trinh. Hoài là ôm ấp, giữ gìn. Hoài Trinh là ôm ấp, giữ gìn một lòng trung trinh, chung thuỷ với quốc gia dân tộc.

Minh Đức Hoài Trinh sinh ở Huế ngày 15 tháng 10 năm 1930; trở về với Đại Ngã tại Cam Thành ngày mồng 9 tháng 6 năm 2017 (tức là cách đây 4 năm.) Trong 87 năm tại thế, Minh Đức Hoài Trinh đã làm những việc lớn lao. Năm 1964, Minh Đức Hoài Trinh sang Pháp, theo học đại học lừng danh Sorbone, ngành Báo Chí và Hán Văn. Tốt nghiệp năm 1967, Minh Đức Hoài Trinh trở thành phóng viên đài truyền hình Pháp. Năm 1972, MĐHT được cử theo dõi để tường trình về hoà đàm Paris. 

Đây là những công việc hết sức khó khăn đối với một người nữ, với thân hình mảnh mai, xinh đẹp. Nhưng Minh Đức Hoài Trinh đã vượt qua tất cả để thực hiện được.

Năm 1974, Minh Đức Hoài Trinh về nước, làm giáo sư ngành báo chí tại Đại Học Vạn Hạnh. Năm 1975, Minh Đức Hoài Trinh sáng lập Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại và là chủ tịch tiên khởi. Ngoài ra, như tôi được biết, Minh Đức Hoài Trinh còn được đề cử vào ban tuyển lựa những tác phẩm của giải Nobel Văn Chương.

Những việc làm lớn lao Minh Đức Hoài Trinh làm một mình, âm thầm mà làm, nhưng đã làm rực sáng lên con người Minh Đức Hoài Trinh. Những công việc này không phải dễ dàng để ai cũng làm được, nhưng Minh Đức Hoài Trinh đã làm được. 

Hôm nay chúng ta tưởng niệm Minh Đức Hoài Trinh. Nghiêng mình trước di ảnh của bà, tôi rất xúc động và lấy làm hãnh diện vì nữ giới Việt Nam có một người như Minh Đức Hoài Trinh.

Trong lúc này, tự dưng tôi nhớ đến một bài hát của Nguyễn Đức Quang. Anh viết du ca rất nhiều, trong đó có một bài không phổ biến lắm, nhưng đã nghe hay đã hát thì ai cũng thích. Đó là bài “Chiều Quan Tuy Hoà.” Bài này được viết trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam khốc liệt. Một ngày nào đó, nhạc sĩ đến Tuy Hoà, thấy cảnh xơ xác của đồng quê Việt Nam. Tuy nhiên trong đêm đen xơ xác đó, nhìn lên bầu trời, chúng ta thấy lấp lánh một vì sao. Tôi xin hát một đoạn, để chúng ta “thưởng thức” tâm tình của Nguyễn Đức Quang. Tôi hát đoạn này vì thấy có cái gì liên quan đến Minh Đức Hoài Trinh. Đoạn ấy như sau:


“Rồi khi tia nắng phía non tây tàn,

Người đây như cũng như dần tan.

Nhịp đêm tiếng súng đong đưa ngoài ngõ,

Người qua song chắn ngó nhìn trời xa.

Ôi, đỉnh trời lấp lánh trong đêm dài,

Mình tu chưa chín nên nào hay.”


Minh Đức Hoài Trinh như là một vì sao sáng trong đêm dài, nhưng có khi chúng ta chưa nhìn thấu được cái lấp lánh đó. Một lấp lánh của mong ước Việt Nam được hoàn toàn tự do, nhân quyền, dân chủ. Và ước vọng của Minh Đức Hoài Trinh, bà đã từng thổ lộ với tôi và nhiều người khác, là dựng lại cờ vàng tại Việt Nam.

Những điều đó làm sao chúng ta không cảm phục được.  Một mình mà làm, âm thầm mà làm, nhưng…”. 

Phải chăng Minh Đức Hoài Trinh đã ra đi, nhưng sự ngưỡng mộ và luyến tiếc vẫn ở mãi với nhiều người.


blank

Ảnh chụp kỷ niệm nhân Giỗ 4 năm của nhà văn Minh Đức Hoài Trinh, 13/06/2021.


Những buổi tiệc vui và nhớ về người đã ra đi là cơ hội gặp gỡ nhau, nghe nhạc, hàn huyên, nhắc về quá khứ và nói đến tương lai. 

Nhà văn Minh Đức Hoài Trinh suốt đời tranh đấu cho Việt Nam có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Chị là Chủ Tịch văn bút Việt Nam. 

Bây giờ chị đã về với ông bà. Xin chị linh thiêng phù hộ cho người Việt Nam tị nạn có ngày về khi Việt Nam thật sự có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.


blank

Sinh viên Minh Đức Hoài Trinh đang đi trong khuôn viên  Sorbonne, Paris, 1955.


blank

Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh và phu quân Nguyễn Quang sinh hoạt với Liên nhóm, 2016.


Orange County, 13/6/2021

KIỀU MỸ DUYÊN

(kieumyduyen1@yahoo.com) 


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
Ông tên là LĐL (xin viết tắt vì vấn đề an ninh, nếu có người bảo trợ chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết). Ông L hiện đang sống vất vưởng ở Thái Lan từ hàng chục năm qua như hàng trăm người tị nạn Việt Nam khác đang sống tại Vương quốc này. Ông đã phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản và tránh sự ngược đãi những cựu QNVNCH ở quê nhà hiện nay. Ông LĐL là quân nhân phục vụ tại Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, sau tháng Tư, 1975 ông đã trốn trình diện, sau đó lưu lạc sang Cam Bốt từ năm 1981, rồi qua Thái Lan năm 2003.
Những buổi học này không chỉ là về đường nét và màu sắc, mà còn mở ra một hành trình đáng yêu với câu chuyện, tạo ra những kí ức bền vững và xây dựng mối quan hệ ý nghĩa. Hãy đưa gia đình của bạn đến trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này, nơi không chỉ học về nghệ thuật mà còn kết nối qua sự sáng tạo và khám phá về biểu đạt nghệ thuật.
Lời khuyên để bảo vệ khách hàng khi SCE đang chấp nhận các hình thức trả hóa đơn ngày càng phổ biến. Từ Tháng Giêng, Southern California Edison bắt đầu nhận tiền trả hóa đơn của khách hàng bằng ví kỹ thuật số từ Apple Pay, Google Pay, PayPal và Venmo. Công ty đang chấp nhận việc sử dụng một số ứng dụng trả hóa đơn trên điện thoại cầm tay vì những ứng dụng này ngày càng trở nên phổ biến với khách hàng. Mặc dù các ứng dụng ví kỹ thuật số rất tiện lợi, nhưng phương thức trả hóa đơn này cũng trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo nhằm đánh cắp tiền và thông tin cá nhân của khách hàng. Là một phần trong Tuần Lễ Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Quốc Gia từ ngày 3 đến ngày 9 tháng Ba, SCE nhắc nhở khách hàng đề cao cảnh giác và tránh các hành vi lừa đảo liên quan đến việc trả hóa đơn bằng ví kỹ thuật số.
Hai giai đoạn đăng ký khác nhau cho bảo hiểm Medicare sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 3, đó là GEP (Giai đoạn đăng ký chung - General Enrollment Period) và MA OEP (Giai đoạn đăng ký mở Medicare Advantage). Hãy gọi điện hoặc email cho chúng tôi để được hỗ trợ đăng ký. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm y tế theo Đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, quý vị có thể gọi điện hoặc email chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Vào trưa ngày Thứ Năm 7 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với California Department of Aging ( CDA- Bộ Phụ Trách Vấn Đề Lão Hóa) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
Sky River Casino hãnh diện thông báo tưng bừng khai trương The Humidor, một khu Lounge uống rượu mạnh và hút xì-gà cho những tay sành điệu trong vùng Sacramento. Khu hưởng thụ thanh lịch này là niềm tự hào mới nhất của sòng bài, hiện đã phô trương tới 18 'bar', nhà hàng và 'lounge' thượng đẳng gồm SR Prime Steakhouse, 32 Brews Street, Dragon Beaux, và khu ẩm thực sinh động The Market. The Humidor sẽ là nơi thường xuyên thoải mái lui tới cho những ai mà lẽ sống là hưởng thụ những thứ thanh lịch nhất trong đời, với một bộ sưu tầm trên 50 loại rượu mạnh ngon, hiếm luôn được tìm kiếm và đã được tỉ mỉ chọn lựa. Danh sách bộ sưu tầm gồm những nhãn hiệu tên tuổi như Macallan, Pappy Van Winkle Family, WhistlePig, và Louis XIII, mà khách hàng có thể nhấm nháp trong một khung cảnh thật sang trọng, thật tiện nghi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.