Hôm nay,  

Ở Tuyến Đầu Chống COVID-19: Các Tổ Chức Người Mỹ Gốc Á Đảo Thái Bình Dương Kêu Gọi Thêm Nguồn Trợ Giúp và Dữ Liệu Phân Tích Bằng Tiếng Bản Ngữ

15/12/202017:19:00(Xem: 8284)

A3PCON - CHWLOS ANGELES (10 tháng Mười Hai, 2020)— Các vị lãnh đạo từ các cộng đồng Người Mỹ Gốc Á Đảo Thái Bình Dương (AAPI) đã cùng họp báo từ xa vào ngày Thứ Năm, 10 tháng Mười Hai để bàn về ảnh hưởng với tỷ lệ khác nhau của COVID-19 lên các cộng đồng AAPI đa dạng của Quận Los Angeles, tập trung vào các cố gắng hiện tại với nền tảng là giải quyết các nhu cầu khẩn cấp và chưa được đáp ứng của cộng đồng. Họ thúc đẩy những nhà lập chính sách ở địa phương, tiểu bang và liên bang đặt cầu nối các khoảng cách về dịch vụ và cung cấp các nguồn trợ giúp bằng tiếng bản ngữ, có dữ liệu phân tích và cho mọi người cơ hội đi xét nghiệm. 

 

Bà Manjusha Kulkarni, giám đốc điều hành của Hội Đồng Quy Hoạch và Chính Sách Châu Á Thái Bình Dương (Asian Pacific Policy and Planning Council, hay A3PCON) cho biết: “Thật sự có nhu cầu thêm về tiếp cận ngôn ngữ và dữ liệu phân tích. Chúng tôi không có đủ dữ liệu xem COVID-19 ảnh hưởng lên mỗi và mọi cộng đồng AAPI riêng. Người Mỹ gốc Á và Đảo Thái Bình Dương không phải là một tảng đá nguyên khối, mỗi người trong chúng ta trải qua căn bệnh này theo những cách khác nhau.”


Cuộc họp báo tập trung vào các đối tác và nhà cung cấp tiếp ngoại và giáo dục cộng đồng về COVID-19: Bà Heng Lam Foong và Bà Corina Penaia, Phong Trào Tiến Bộ của API (API Forward Movement, hay APIFM); Ông Peter Ng và Ông Jack Cheng, Trung Tâm Dịch Vụ Chinatown (Chinatown Service Center, hay CSC); Bà Esther Jung, Liên Hiệp Người Mỹ Gốc Đại Hàn (Korean American Coalition, hay KAC); Bà Shikha Bhatnagar, Hệ Thống Nam Á (South Asian Network, hay SAN); Bà Diane Valencia, Liên Minh Cộng Đồng Đông Nam Á (Southeast Asian Community Alliance, hay SEACA); và Ông Myron Dean Quon, Tổ Chức Gia Đình Người Mỹ Gốc Á và Đảo Thái Bình Dương Chống Lạm Dụng Dược Chất (National Asian Pacific American Families Against Substance Abuse, hay NAPAFASA).

 

Bà Corina Penaia, APIFM cho biết: “Theo như chúng ta biết, tỷ lệ nhiễm bệnh của người Bản Địa Hạ Uy Di và Đảo Thái Bình Dương vượt quá xa so với tỷ lệ nhiễm bệnh của các chủng tộc và sắc tộc khác, và có tỷ lệ ngang bằng với các cộng đồng người gốc Latin và Tây Ban Nha.” Bà Penaia nói tiếp rằng điều này “có thể quy cho sự thật là nhiều người NHPI làm việc trong những ngành nghề được biết là đặt nhân viên vào nguy cơ nhiễm COVID cao hơn.”


Những yếu tố khác đặt các cộng đồng của chúng ta vào diện nguy cơ cao bao gồm nhà ở nhiều người và thiếu giao tiếp bằng tiếng bản ngữ rõ ràng như ở Chinatown. Bà Diane Valencia, SEACA cho biết: “Chúng ta có những cư dân sống đông đúc trong nhà hoặc sống trong căn hộ độc thân (SRO), nơi tất cả những người thuê nhà dùng chung nhà bếp và nhà tắm nên rất khó thực hành dãn cách xã hội.” 


Bà Shikha Bhatnagar, SAN, chia sẻ việc cộng đồng người gốc Nam Á đối mặt với những khó khăn đặc trưng ra sao, do số người và sự đa dạng của cộng đồng cũng như việc tiếp cận hạn chế tới các nguồn trợ giúp COVID-19 bằng ngôn ngữ Nam Á từ viên chức của tiểu bang và quận. “Thông qua việc tiếp ngoại tới cộng đồng, chúng tôi thấy nhiều người gốc Nam Á không hiểu biết về nguy cơ, không biết cách giữ an toàn, không biết đi xét nghiệm ở đâu và bằng cách nào, và khi có kết quả dương tính với bệnh, họ không biết cách tự cách ly và kiểm dịch như thế nào.” Nhờ Sáng Kiến Tiếp Ngoại của Nhân Viên Y Tế Cộng Đồng Quận LA (LA County Community Health Worker  Outreach Initiative), SAN bây giờ đã đào tạo các nhân viên y tế cộng đồng người gốc Nam Á cung cấp trợ giúp riêng cho nền văn hóa và bằng tiếng bản ngữ trong lúc nguy cấp, khi số các ca nhiễm bệnh tăng nhanh. 


Tiếp cận bằng ngôn ngữ là quan trọng đối với các cộng đồng AAPI. Thông tin về COVID-19 thay đổi liên tục và các tổ chức cộng đồng (CBO) với số lượng nhân viên hạn hẹp gặp phải khó khăn để nhanh chóng dịch tài liệu, điều này nhấn mạnh nhu cầu tiếp cận về ngôn ngữ không chỉ trong phạm vi CBO, mà còn trong những ban của quận và tiểu bang bởi vì đại dịch này không phải là cuộc khủng hoảng cuối cùng.


Bà Esther Jung, KAC cho biết: “Mỗi ngày và mọi ngày, chúng tôi làm việc tận tụy hơn để bắc cầu cho khoảng cách giữa cộng đồng và chính phủ. Tiếp cận về ngôn ngữ không phải là điều riêng biệt đối với cộng đồng người Mỹ gốc Đại Hàn, nó là điều mà tất cả chúng ta đang đối mặt mà COVID-19 chắc chắn [làm nghiêm trọng thêm] nhu cầu có các nguồn trợ giúp bằng bản ngữ ngay lập tức.” Bà Jung cũng nhấn mạnh ảnh hưởng tới kinh tế của đại dịch lên các cộng đồng AAPI và thấy có nhu cầu lớn hơn để giúp các thành viên trong cộng đồng nhận trợ cấp thất nghiệp từ EDD, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, mượn nợ SBA, và bảo vệ khỏi bị đuổi ra khỏi nhà.


Ông Jack Cheng, CSC, nhấn mạnh nhu cầu giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của lệnh ở nhà. “Chúng ta thấy tỷ lệ nhiễm bệnh tăng cao, trong hai tuần vừa qua chúng ta thấy tỷ lệ nhiễm bệnh tăng 300%, và hơn một nửa những người này đều không có triệu chứng.” Thấy sự mệt mỏi của cộng đồng trong đại dịch, ông Cheng nhấn mạnh vì sao “điều quan trọng là giáo dục các cộng đồng về tầm quan trọng của việc xét nghiệm và xét nghiệm lại. Bởi vì ngay cả khi quý vị đã xét nghiệm hôm nay, nhưng ngày mai quý vị vẫn có thể có kết quả dương tính.” CSC đã dùng một xe y tế lưu động để tới những vùng khó tiếp cận ở Chinatown như nhà ở cho các vị cao niên, và đang tiến dần đến San Gabriel Valley để cung cấp cơ hội xét nghiệm cho mọi người.


Sau khi bàn thảo, bà Kulkarni nhắc lại nhiều khó khăn riêng mà các cộng đồng AAPI đang gặp phải và kêu gọi các nhà lập chính sách phải chịu trách nhiệm. Bà nói: “Từ mùa xuân năm nay, chúng tôi chưa được cứu trợ, quá là bất hợp lý trong hoàn cảnh hiện nay; cùng một lúc tại Hoa Kỳ, 40 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Và quỹ thất nghiệp đã gần cạn kiệt rồi.” 


A3PCON, Asian Resources, Inc. (ARI) và Tổ Chức Gia Đình Người Mỹ Gốc Á và Đảo Thái Bình Dương Chống Lạm Dụng Dược Chất (NAPAFASA) là các tổ chức đồng nhận bảo trợ của chương trình Sáng Kiến Tiếp Ngoại Cộng Đồng của Nhân Viên Y Tế từ Sở Y Tế Công Cộng của Quận Los Angeles, đã vận động một hệ thống bao gồm 14 đối tác cộng đồng, tiếp ngoại đến những cộng đồng bị ảnh hưởng nhiều để cung cấp thông tin chính xác và mới nhất về COVID-19 và kết nối với các cư dân cần các dịch vụ quan trọng, bao gồm bảo hiểm y tế, xét nghiệm, dịch vụ sức khỏe tâm thần và các dịch vụ an toàn hệ thống như nơi phát thực phẩm miễn phí và trợ giúp về nhà ở. 14 đối tác của hệ thống Nhân Viên Y Tế Cộng Đồng bao gồm: Chương Trình Lạm Dụng Dược Chất của người Mỹ Gốc Á (Asian American Drug Abuse Program, hayAADAP), Nhóm Can Thiệp AIDS Châu Á Thái Bình Dương (Asian Pacific AIDS Intervention Team, hay APAIT), Trung Tâm Tư Vấn và Điều Trị Châu Á Thái Bình Dương (Asian Pacific Counseling and Treatment Centers, hay APCTC), Phong Trào Tiến Bộ API (API Forward Movement, hay APIFM), Trung Tâm Thanh Niên Châu Á (Asian Youth Center,  hay AYC), Trung Tâm Dịch Vụ Chinatown (Chinatown Service Center, hay CSC), Gia Đình Khỏe Mạnh (Families in Good Health, hay FiGH), Liên Minh Người Mỹ gốc Đại Hàn (Korean American Coalition, hay KAC), Dịch Vụ Gia Đình Người Mỹ gốc Đại Hàn (Korean American Family Service, hay KFAM), Hội Việc Làm Châu Á Thái Bình Dương (Pacific Asian Consortium in Employment, hay PACE), Dịch Vụ Tư Vấn Châu Á Thái Bình Dương (Pacific Asian Counseling Services, hay PACS), Hệ Thống Nam Á (South Asian Network, hay SAN), Liên Hiệp Cộng Đồng Đông Nam Á (Southeast Asian Community Alliance, hay SEACA), và Trung Tâm Phát Triển Cộng Đồng Thái (Thai Community Development Center, hay Thai CDC).


Để nghe toàn bộ cuộc nói chuyện, xin ghé vào: https://fb.watch/2iyARi2c4I/


###

 

Hội Đồng Quy Hoạch & Chính Sách Châu Á Thái Bình Dương

Hội Đồng Quy Hoạch và Chính Sách Châu Á Thái Bình Dương (Asian Pacific Policy and Planning Council, hay A3PCON) là một liên minh các tổ chức cộng đồng bênh vực các quyền và nhu cầu của người Mỹ Gốc Á và Đảo Thái Bình Dương (Asian and Pacific Islander American, hay APIA) trong vùng Los Angeles rộng lớn, đặc biệt tập trung vào những người có lợi tức thấp, người nhập cư, tỵ nạn và những người chịu nhiều thiệt thòi khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chủ đề của buổi họp báo có liên quan đến các nỗ lực đối phó, ngăn ngừa tác hại của chất gây nghiện tại các cộng đồng sắc tộc khu vực Trung và Bắc California.
Sky River Casino hãnh diện hợp tác với cơ quan vận chuyển San Francisco Municipal Transportation Agency (SFMTA) trong việc đặc quyền quảng cáo bắt đầu từ tháng này tại trạm xe điện ngầm Central Subway Chinatown-Rose Pak Station.
Ngày 19-1-1974 nhằm ngày 27 Tháng Chạp cuối năm Quí Sửu, người dân Miền Nam Việt Nam chuẩn bị đón Tết Giáp Dần thì Trung Cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa...
Chủ đề của buổi họp báo có liên quan đến những thông tin quan trọng liên quan đến việc chuyển đổi dịch vụ y tế từ My Health LA sang chương trình Medi-Cal mở rộng.
Phim The Last Wife (Người Vợ Cuối Cùng) của đạo diễn Victor Vũ, một trong 6 bộ phim thành công nhất của phòng vé Việt Nam năm 2023, sẽ là phim Việt đầu tiên ra mắt tại các rạp multiplex ở Cộng hòa Séc khi khởi chiếu tại quốc gia châu Âu này vào ngày 18 tháng 1. Victor Vũ được nhiều người đánh giá là đạo diễn đương đại với nhiều tác phẩm điện ảnh nhất Việt Nam với 17 tác phẩm điện ảnh xuyên 20 năm trong ngành. Bộ phim được công ty 3388 Films phát hành dưới tựa đề Poslední manželka (Người Vợ Cuối Cùng) tại Cộng hòa Séc. 3388 Films có trụ sở ở Bắc Mỹ và cũng đã phát hành thành công bộ phim này tại Mỹ và Canada vào tháng 12 năm ngoái. Hiện phim vẫn còn đang công chiếu tại Bắc Mỹ.
Tịnh Xá Giác Lý tọa lạc tại 11262 Lampson Ave., thành Phố Garden Grove do Thượng Tọa Thích Minh Tâm Trụ Trì đã long trọng tổ chức Lễ Đại Tường Tưởng Niệm Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Giác Sĩ, Viện Chủ khai sơn Tổ Đình Tịnh Xá Giác Lý vào lúc 10 giờ sáng chủ Nhật ngày 01 tháng 01 năm 2024.
Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo Miền Nam California trang trọng tổ chức Đại lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhựt ngày 07 tháng 01 năm 2024, nhằm ngày 26 tháng 11 năm Quý Mão tại Hội quán PGHH số 2114 W. Mc Fadden Ave. Santa Ana CA 92704.
Tại Chánh Điện Chùa Kiều Đàm Địa chỉ: 1129 South Newhope Street, Santa Ana, CA 92704 do Ni Sư Thích Nữ Nguyên Bổn làm Viện Chủ, vào lúc 10 giờ sáng Thứ Hai ngày 1 tháng 1 năm 2024, Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ đã long trọng tổ chức Lễ Khánh Thọ lần Thứ 97 Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Chánh Văn Phòng Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ (GHPGVNTNHK)
Nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024, kính mời quý vị đến tham dự buổi văn nghệ đón xuân do Paris by Night tổ chức vào ngày Chủ Nhật 18 tháng 2, 2024 qua hai suất lúc 2:30 chiều và 7:30 tối trên sân khấu rạp Pechanga Casino. Chúng ta đang ở ngưỡng cửa mùa Xuân mới. Mùa của vạn vật bừng tỉnh sau giấc đông miên và cây cối chuẩn bị đón xuân với các chồi nụ biếc. Mọi người chúng ta đều cảm thấy nguồn sống mới lại quay về chảy mạnh trong tâm hồn mình. Xuân là sức mạnh tạo sinh lực cho muôn loài. Xuân là lúc chúng ta nở nụ cười, dang tay chào đón năm mới, gửi lời chúc tụng nhau, nhìn nhau bằng những ánh mắt tràn đầy niềm vui. Xuân năm nay là Xuân Giáp Thìn. Năm con rồng là năm mọi người Việt tin là một năm tốt cho mọi điều. Paris by Night rất hân hạnh cống hiến quý vị một chương trình văn nghệ tuyệt vời với chủ đề “Xuân Vui Ca”.
Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt tổ chức họp mặt Tân Niên tại Thư Viện Việt Nam, thành phố Garden Grove, lúc 11 giờ sáng, thứ hai ngày 1/1/2024. Từ 9 giờ sáng, những tà áo dài rực rỡ đến từ San Diego. Trưởng đoàn là ông Nguyễn Văn Lực, Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt San Diego. Phái đoàn gồm có nhiều ca sĩ tài tử, những nhà giáo, những người quan tâm đến tiếng Việt, bảo toàn văn hóa Việt Nam. Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt Nam California gồm có cô Quỳnh Hoa, giáo sư Phạm Thị Huê, kỹ sư Phạm Kim Long. Nhiều hội đoàn, người lớn tuổi nhất có lẽ là giáo sư Dương Ngọc Sum, giáo sư Trần Huy Bích.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.