Hôm nay,  

Triển Lãm Tranh Mỹ Thuật PG Với Chủ Đề ‘Mưa Từ Rưới Khắp’

02/10/201900:00:00(Xem: 2053)
TRIEN LAM PHAT GIAO DSC_0850
Hinh ảnh trong cuộc triển lãm.
TRIEN LAM PHAT GIAO DSC_0869
Hinh ảnh trong cuộc triển lãm.
TRIEN LAM PHAT GIAO DSC_0878
Hinh ảnh trong cuộc triển lãm.
TRIEN LAM PHAT GIAO DSC_0881
Hinh ảnh trong cuộc triển lãm.
TRIEN LAM PHAT GIAO DSC_0887
Hinh ảnh trong cuộc triển lãm.
TRIEN LAM PHAT GIAO DSC_0892
Hinh ảnh trong cuộc triển lãm.
TRIEN LAM PHAT GIAO DSC_0898
Hinh ảnh trong cuộc triển lãm.
TRIEN LAM PHAT GIAO DSC_0900
Hinh ảnh trong cuộc triển lãm.

 

Westminster (Nguyên Giác- Bình sa)- - Tại Hội trường Nhật báo Việt Báo 14841 Moran St., Thành phố Westminster, Nam California, một cuộc triển lãm tranh Mỹ Thuật Phật Giáo với chủ đề “Mưa Từ Rưới Khắp” với những tác phẩm nghệ thuật Phật Giáo của Họa Sĩ Phượng Hồng và những bức tranh thư pháp của Thượng Tọa Thích Nguyên Tâm.

Cuộc triển lãm theo chương trình đã diễn ra trong hai ngày Thứ Bảy ngày 28 và Chủ Nhật ngày 29 tháng 9 năm 2019, nhưng theo sự yêu cầu của một số đồng hương Phật tử trong vùng để có thời gian thưởng ngoạn cũng như có dịp để Thượng Tọa Thích Nguyên Tâm viết tặng những câu thư pháp cho quý đồng hương Phật tử nên cuộc triển lãm đã kéo dài đến chiều Thứ Ba ngày 01 tháng 10 mới kết thúc.

Cuộc triển lãm do Ni Sư Thích Tịnh Quang, Viện Chủ Tu Viện Quan Âm tại số 12670 18th Street, Redlands, California, CA 92373 đứng ra tổ chức, số tịnh tài thu được trong cuộc triển lãm nhằm giúp cho Tu Viện Quan Âm để tu sửa lại ngôi chánh điện của chùa bị mưa dột.

Điều hợp chương trình lễ khai mạc phòng triển lãm do hai MC. Vĩnh Lộc và Yến Sơn.

Khai mạc cuộc triển lãm vào lúc 9 giờ sáng Thứ Bảy ngày 28 tháng 9 năm 2019, chứng minh tham dự lễ khai mạc có: Hòa Thượng Thích Nhật Quang, Phó Chủ Tịch Nội Vụ Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, HT. Thích Minh Trí, Viện Chủ chùa Hoa Nghiêm, HT. Thích Minh Dung, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hóa GHPGVNTN/HK Viện Chủ Tu Viện Sơn Tùng và Chùa Quang Thiện, cùng một số chư tôn đức Tăng Ni đến từ các chùa và tự viện Nam California. Về quan khách có: Nhà văn Nhã Ca, nhà thơ Trần Dạ Từ, Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa, Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm và phu nhân, Nhà văn Vĩnh Hảo, Huynh Trưởng Dung Kiều, Gia Đình Phật Tử Miền Quảng Đức, cư sĩ Đoàn Ngọc Đa và số đông các nhân sĩ Phật giáo cùng đồng hương Phật tử, các cơ quan truyền thông.

Mở đầu Ni Sư Tịnh Quang, thay mặt ban tổ chức lên ngỏ lời cảm ơn chư tôn đức Tăng Ni, quý vị quan khách, các cơ quan truyền thông và đồng hương Phật đã đến tham dự buổi khai mạc hôm nay, Ni Sư không quên chân thành cảm tạ Thượng Tọa Thích Nguyên Tâm, Họa Sĩ Phượng Hồng đã bỏ thì giờ công sức để thực hiện cuộc triển lãm đầy ý nghĩa nầy.

Sau đó là lời phát biểu của Hòa Thượng Thích Minh Dung, HT. cảm ơn ban tổ chức, HT. nói: “Trong khung cảnh với nghệ thuật tuyệt vời nầy, qua những bức Tranh, những bức Thư Pháp với những nét đẹp mỹ thuật để cống hiến cho mọi người xem thật là một công trình vô giá.” Trong dịp nầy HT. cũng đã nhắt lại khoảng thời gian 2 năm về trước, HT. có đến dự ngày Đại Lễ Phật Đản tại Tu Viện Quan Âm, HT. Nhìn thấy cảnh chùa sau cơn mưa chánh điện phải dùng những chiếc thùng để hứng nước, nơi Đức Phật ngồi cũng bị dột ước, chính vì vậy mà hôm nay HT. kêu gọi đồng hương Phật tử hãy tiếp tay để cho Tu Viện Quan Âm có điều kiện lợp lại mái chùa và hoàn thành một số công tác Phật sự dang dỡ cho những ngày tháng tới…

Sau đó Thượng Tọa Thích Nguyên Tâm lên cảm ơn ban tổ chức, cảm ơn chư tôn đức tăng, ni và đồng hương Phật tử đã đến tham dự buổi triển lãm hôm nay.

Tiếp theo Ban tổ chức mời Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa lên phát biểu, mở đầu ông chúc mừng ban tổ chức đã tổ chức hoàn thành buổi triển lãm, sau đó ông nói nhiều về thư pháp, ông cho biết nhân duyên ông đã gặp Thầy Thích Nguyên Tâm là vì ông đã đọc cuốn Tự Điển Phật Học của Thầy, ông nói một vị Thầy giỏi như vậy cho nên không có chùa mà lúc nào cũng với tâm nguyện phục vụ chúng sanh. Sau đó ông so sánh Thư Pháp của Thầy Nguyên Tâm với những nhân vật thư pháp, ông kể trong lời phát biểu khá chi tiết, nghiên cứu sâu sắc về hội họa, nhất là về Thư Pháp, ông kể chuyện người bán quạt, không bán được nhưng khi nghe nói quạt có chữ viết thư pháp của Tô Đông Pha là số quạt lại bán hết ngay. Ông nói: “Thầy Thích Nguyên Tâm quá trẻ tại sao có một sự uyên bác như vậy, muốn biết thư pháp ra sao thì nhìn Thầy vẽ và viết để thấy đó là văn hóa Á Đông.”…

Họa Sĩ Phượng Hồng trong lời phát biểu ngắn gọn ông cảm ơn ban tổ chức, cảm ơn quý vị đã đến thưởng lãm tranh hôm nay.

Sau đó ban tổ chức mời quý Thầy, quý quan khách cùng đồng hương hiện diện lên cùng cắt băng khánh thành buổi triễn lãm trong tiếng vỗ tay chúc mừng vang dội cả hội trường.

Trong dịp nầy Thầy Nguyên Tâm cho biết: Thư pháp không phải là thư pháp, đối với Thầy Nguyên Tâm. Đó là những gì Thầy cảm nghiệm trong nhiều thập niên học thư pháp, tập thư pháp, viết thư pháp, sống thư pháp, và ngộ ra rằng trong thư pháp nhà Phật cũng chính là thần lực linh ứng.

Thầy Nguyên Tâm giải thích với phóng viên rằng từ khi vào chùa năm 20 tuổi, Thầy đã say mê học chữ Hán, hàng ngày học Kinh bằng chữ Hán, trong những khi làm ruộng Thầy dùng các mẩu giấy nhỏ bằng nửa bàn tay, một mặt viết chữ Việt và một mặt  chữ Hán. Và từng chữ một, Thầy dùng ngón tay viết chữ Hán lên không trung.

Thấy nói, nỗi đam mê quá lớn, từng chữ trong kinh sách Thầy luyện viết ban đầu là học để biết, và từ từ thâm nhập như một nghệ thuật. Hễ tới nơi nào, nhìn thấy cách viết thư pháp lạ, Thầy cũng thắc mắc xem từng nét và suy nghĩ tại sao viết như thế, và tìm hiểu các nhà thư pháp với các cách viết khác nhau.

Cho tới khi sang Nhật du học, Thầy tìm hiểu thêm thư pháp Nhật Bản, đối chiếu với nhiều cách viết của các thư pháp  gia người Trung Hoa và Việt Nam, Thầy tự có một phong cách thư pháp riêng.

Thầy nói, thư pháp thoạt nhìn tưởng là nghệ thuật, nhưng khi viết Kinh Phật  với trọn lòng thành trong sạch, chữ viết không còn là thư pháp mà chính là lời mời gọi các vị thần, hiển lộ cả linh và ứng.

Thầy nói, có một lần, Thầy viết một bài vị cho một người mới từ trần, khi viết sai thì vong hiện vào một người trong tang lễ và nói với Thầy rằng viết sai rồi. Thầy giải thích, nếu chữ viết không có thần lực, hẳn sẽ không triệu mời được vong tới để tiết lộ chỗ cần sửa chữa.

Thầy Nguyên Tâm nói rằng phong cách viết của Thầy được một nhà phê bình Nhật Bản nhận định là độc đáo, gọi là Thư pháp Nguyên Tâm, không giống cả ba truyền thống thư pháp Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản – và cách viết chữ của Thầy cũng tùy theo nghĩa được viết, nét chữ thư thả buông xả khi viết bài Bát Nhã Tâm Kinh, nét chữ vuông vức cỗ kính khi viết bài Đại Bi, nét chữ vui như hoa xuân khi viết tới Xuân Đáo Bách Hoa Khai (thơ của Thiền sư Mãn Giác), và phải vận dụng toàn lực với cây chổi khổng lồ để viết chữ Phật, và vân vân.

Thầy Nguyên Tâm chỉ vào bức thư pháp lớn bên trái hội trường Việt Báo, trên nền vải vàng, nói rằng đó là bức thêu lại từ bức thư pháp Bát Nhã Tâm Kinh của Thầy, và bức lớn bên phải là Đại Bi. Thầy nói, ai đứng xem cũng thấy là hai phong cách khác nhau. Hai bài Tâm Kinh và Đại Bi đều cùng nằm trong Nhật tụng Phật Giáo VN, bài Tâm Kinh nêu lên ý nghĩa Sắc chính là Không, và bài Đại Bi là lòng yêu thương không bờ bến của người học pháp Bồ Tát Đạo. Cách viết thư pháp Bát Nhã phải có nét buông xả, thích hợp với giáo nghĩa Không, trong khi viết thư pháp Đại Bi cần vuông vức, trang trọng, bày tỏ lòng tôn kính và yêu thương chúng sinh như mẹ của mình.

Thầy Nguyên Tâm kể, lần đầu Thầy viết Bát Nhã Tâm Kinh, kỹ lưỡng, chậm rãi, nhưng khi hoàn tất, có người ngạc nhiên chỉ ra rằng thiếu một chữ. Thầy ngạc nhiên, Tâm Kinh chỉ khoảng 260 chữ, Thầy thuộc lòng từ khi mới vào chùa và hàng ngày tụng trong nhiều thập niên, sao lại thiếu chữ nào được. Lần thứ nhì cũng thế, cũng thiếu một chữ. Lần thứ ba  cũng thiếu một chữ. Thầy mới làm nghi thức lễ Phật, sám hối nhiều ngày, rồi xin được viết Tâm Kinh. Lần thứ tư thì toàn hảo. Và từng chữ một đều có thần lực.

Thầy Nguyên Tâm kể, khi một nữ Phật tử ở Bà Rịa nhìn thấy tấm thư pháp này, liền tức khắc điện thoại gọi ông chồng đang ở Chợ Bà Rịa vào xem, vì biết chồng là người mê nghệ thuật, ưa sưu tầm tranh. Ông chồng chị này kiểu trí thức cao ngạo, chưa tin Phật, liền chạy tới xem, khi xem thấy, đứng sửng kinh ngạc, và xin mượn về đồ lại để thêu. Thầy Nguyên Tâm nói, Thầy chỉ đồng ý cho anh kia đem tấm thư pháp về nhà thêu lại với điều kiện phải quy y Tam Bảo, và phải học thuộc bài Bát Nhã Tâm Kinh.

Vị trí thức đó liền quỳ trước Thầy, xin quy y tức khắc. Thầy liền đặt pháp danh cho vị kia là Quảng Ngộ, và cho thọ tam quy, ngũ giới…  Bây giờ vị kia đã từ trần.

Thầy nói, bức thư pháp thêu đó về sau cho thấy có thần lực. Một nữ Phật tử ở Irvine (Quận Cam) bị ung thư, kể với Thầy rằng bác sĩ đã chẩn đoán, thử nghiệm, rồi chữa trị, và rồi nói rằng nhiều phần là hết chữa. Thầy Nguyên Tâm nói rằng chị hãy giữ tâm buông xả, vì ung thư tới thì nên chuẩn bị ra đi, Thầy cho mượn bức thư pháp Bát Nhã, mỗi ngày chị ngồi tụng kinh trước tấm thư pháp này. Hơn một tháng sau, chị này vui mừng kể với Thầy rằng, khi tái khám, bác sĩ nói các dấu vết ung thư đã biến mất.

Được biết, Thầy Thích Nguyên Tâm hoàn tất học vị Tiến sĩ Phật học ở Nhật Bản, đang cư ngụ vùng Nam California.

Phật tử muốn thỉnh thư pháp hay có những câu hỏi, xin liên lạc: Quan Am Buddhist Meditation  (909) 389-1570.

Họa sĩ Trương Đình Uyên trong bài viết “Thư Pháp Thầy Nguyên-Tâm” đã kể về Thầy, một bạn học thời thơ ấu, trích:

“Ngày ấy, Thầy còn học ở Quốc Học - Huế, Thầy lớp 6 - 2 còn tôi thì 6 – 1. Từ Nguyệt Biều, sáng sáng Thầy đạp xe xuống trường ... nhà tôi lại ở bên thành nội, có hôm trời mù sương, tôi đi học qua sông bằng chuyến đò ngang, trời nuớc bãng lãng sương khói như xứ thần tiên...  Lên Đệ Lục, gia đình tôi dọn vô Sài Gòn vì tình hình chiến sự ở Huế, ngày càng leo thang khốc liệt, còn Thầy thì đi tu, rồi sang Nhật để học tiếp chuơng trình Tiến Sĩ tại Đại Học Aichigakuin.

Thầy truớc tác nhiều công trình nghiên cứu Phật học giá trị như Tự Điển Phật Học Tinh Tuyển, Tự Điển Thuật Ngữ Và Điển Tích Tam Giáo ... Đặc biệt là bộ Sớ Điệp Công Văn được soạn thảo rất công phu với hoài bão chấn chỉnh lại các lễ nghi cổ truyền của Đạo Phật dường như đã mai một từ lâu...”

Cùng triển lãm với Thầy Nguyên Tâm trong chương trình Mưa Từ Rưới Khắp là họa sĩ Phượng Hồng.

Họa sĩ Phượng Hồng nổi tiếng nhiều thập niên về tranh vẽ chủ đề Phật giáo, tranh Thiền và tranh Bồ Đề Đạt Ma,

Được biết, họa sĩ Phượng Hồng sinh năm 1949 tại Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam, có tranh triển lãm tại Nha Trang từ khi chỉ mới 15 tuổi. Trang Quảng Đức ghi rằng Họa sĩ Phượng Hồng hiện là người giữ Kỷ lục quốc gia về sáng tác tranh Phật giáo Việt Nam, với khoảng 5.000 tác phẩm từ 1965 đến nay. Anh hiện là thành viên Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam – Chuyên đề Mỹ thuật Phật giáo. Có nhiều cá nhân sưu tập tranh của họa sĩ Phượng Hồng ở rất nhiều nước trên thế giới, như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nga, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Hà Lan, Tiệp Khắc, Ý, Úc, Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan...

Trả lời phỏng vấn của phóng viên VB, họa sĩ Phượng Hồng nói rằng anh vẽ tự tâm ra, vì chưa từng học trường mỹ thuật nào. Anh vẽ khi còn thơ ấu, chỉ ưa vẽ tranh đề tài Phật giáo vì tự nhiên thấy lòng mình vui khi vẽ tranh Phật giáo.

Anh kể với phóng viên rằng anh có một kỷ niệm đầy xúc động. Anh vốn xuất thân từ Nha Trang, năm 1985 vào Sài Gòn hoạt động mỹ thuật. Sau nhiều năm xa quê, khi về thăm Nha Trang, các bạn và người quen nói thôi thì triển lãm cho cố hương đi. Lúc đó là năm 1997, anh là họa sĩ nghèo kinh niên, không biết làm sao kiếm tiền mua màu, mua vải, mua gỗ làm khung để vẽ cho triển lãm. Anh nói anh thức, hút thuốc liên tục, cuối cùng liều mạng vay mượn đủ thứ để vẽ tranh triển lãm.

Không ngờ người xem tranh tới chật phòng tranh, đứng tràn cả ra phố. Lúc đó, anh mang nợ chị bán vải ngoài chợ, nợ anh thợ mộc, nợ nơi in thiệp… Cũng không ngờ trong ngày khai mạc, ông chủ tịch Hội Thân Hữu Việt-Mỹ (không rõ tên tiếng Anh) tới xem, và nói ông sẽ quay trở lại hôm sau. Và hôm sau, ông này đưa cả một phái đoàn nhiều người Mỹ tới xem tranh, mua tới 4/5 số lượng tranh hôm đó. Một họa sĩ đồng nghiệp của họa sĩ Phượng Hồng nói rằng chưa từng thấy ai bán tranh nhanh và nhiều như thế trong một buổi triển lãm.

Theo một bài viết nhan đề “Thiền trong tranh Phượng Hồng” của Đỗ Văn trên trang Quảng Đức, nét Thiền trong tranh Phượng Hồng được kể như sau:

“…ông khăn gói đi và đến những nơi mình muốn, thỏa chí sáng tác tranh. Hành trang trên vai ông là một vài cành cọ với mấy lọ màu nước, lúc ông lên non, khi xuống biển, mỏi gối lại vào chùa tu đạo, học thiền...nên nội dung tranh của ông hướng về thiền đạo.

Họa sĩ Phượng Hồng cho biết, thiền trong đạo Phật không phải là một cái gì đó quá thâm u, thiền tại tâm ta, do ta nắm bắt, và do ta tự giác ngộ nơi mình. Với ông, Đức Phật hiện hữu ở khắp nơi, từ thiên nhiên, vạn vật cho đến con người đều mang pháp thân của Đức Phật. Thế nên, thiền trong tranh là sự chuyển tải cái tâm lực của một người hành thiền vào trong bức họa, để qua đó truyền tải một cách trọn vẹn sức mạnh bất diệt của tinh thần Phật giáo đến với người thưởng thức.

Họa sĩ Phượng Hồng chủ yếu vẽ tranh bằng chất liệu màu nước trên vải và giấy dó. Đó là hình ảnh những chú chim nhỏ bé bay nhảy tự do, tự tại giữa thiên nhiên rộng lớn, là số kiếp lênh đênh của con người trước muôn ngàn đổi thay của tạo hóa, là sự bình dị của núi rừng, mặt trời, ánh trăng... Thế giới tranh của Phượng Hồng là thế giới động trong cái tĩnh lặng, và sống, chết bằng tâm thức của chính tác giả. Những tác phẩm của ông có dung mạo rất riêng, đó là sự dung dị mà sâu sắc, trầm lắng trong vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên, vạn vật và muôn loài.

Ngoài ra, ông còn vẽ tranh sơn mài, sơn dầu, phấn tiên... Dù ở chất liệu nào, tranh ông cũng mang hơi hướng thiền trong Phật giáo, quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Đó là những tâm tình, sự tri ân của ông với cuộc đời, tri ân Phật giáo đã nuôi dưỡng, hun đúc nên con người ông như ngày nay. Thiền trong tranh Phượng Hồng mang đến sự yên bình, thanh thoát cho người xem…”

Được biết, họa sĩ Phượng Hồng đang tạm cư ngụ ở Chùa Bát Nhã (cũ)

803 S. Sullivan Street, Santa Ana, CA 92704 và sẽ rời California trong tuần lễ đầu tháng 11/2019.

Mọi chi tiết liên lạc về Tu Viện Quan Âm:

QUAN AM BUDDHIST MEDITATION 12670 18th Street, Redlands, California 92373, điện thoại (909) 389-1570, (909) 342-8199, Email: tinhquang@gmail.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino hãnh diện thông báo tưng bừng khai trương The Humidor, một khu Lounge uống rượu mạnh và hút xì-gà cho những tay sành điệu trong vùng Sacramento. Khu hưởng thụ thanh lịch này là niềm tự hào mới nhất của sòng bài, hiện đã phô trương tới 18 'bar', nhà hàng và 'lounge' thượng đẳng gồm SR Prime Steakhouse, 32 Brews Street, Dragon Beaux, và khu ẩm thực sinh động The Market. The Humidor sẽ là nơi thường xuyên thoải mái lui tới cho những ai mà lẽ sống là hưởng thụ những thứ thanh lịch nhất trong đời, với một bộ sưu tầm trên 50 loại rượu mạnh ngon, hiếm luôn được tìm kiếm và đã được tỉ mỉ chọn lựa. Danh sách bộ sưu tầm gồm những nhãn hiệu tên tuổi như Macallan, Pappy Van Winkle Family, WhistlePig, và Louis XIII, mà khách hàng có thể nhấm nháp trong một khung cảnh thật sang trọng, thật tiện nghi.
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
Cuộc vận động sẽ tăng cường kiến thức và thảo luận để giảm nguy cơ, phát hiện dấu hiệu và đưa ra lựa chọn...
Pechanga Resort Casino hân hạnh kính mời quý vị đến tham dự chương trình nhạc hội chủ đề “Trấn Thành – The Galaxy Show” sẽ được tổ chức vào lúc 8 giờ tối ngày Thứ Bảy 30 tháng Ba, 2024 tới đây trên sân khấu Pechanga Summit. Nhạc Rap xuất phát từ thập niên 70 tại Mỹ và khi bước sang thập niên 90 thì nở rộ. Đây là một thể loại nhạc “khác với những dòng nhạc khác” nhưng có lẽ nhờ vậy, nó lại chiếm một chỗ riêng trong thế giới âm nhạc. Đối với khán thính giả người Việt, nó rất lạ và thời gian đầu không được chào đón nồng nhiệt lắm, phần vì còn quá mới mẻ và phần vì giới nghệ sĩ Việt còn bỡ ngỡ chưa quen với thể loại nhạc không phải nhạc này. Có thể nói đó là một hình thức hát nói. Nhưng theo thời gian, giới trẻ lớn lên đã quen thuộc với nó và biết sử dụng những âm hưởng nhạc tiềm ẩn của ngôn ngữ Việt để đặt ra những ca khúc Rap rất riêng cho khán thính giả Việt
Forbes Travel Guide đã thông báo Yaamava’ Resort & Casino được đánh giá sao cao quý ở ba hạng mục trong hai năm liên tiếp. Serrano Spa đã giành được 5-Sao, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort mỗi nơi được bình chọn 4-Sao từ Forbes Travel Guide. “Chúng tôi rất vinh dự vì dịch vụ chăm sóc khách hàng mà chúng tôi luôn ưu tiên hàng đầu đã được công nhận,” Kenji Hall, Giám Đốc Điều Hành của Yaamava’ Resort & Casino cho hay. “Serrano Spa, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort đại diện cho những trải nghiệm tuyệt vời và cao cấp mà khách hàng của chúng tôi mong đợi. Chúng tôi xin tri ân San Manuel Band of Mission Indians đã tin tưởng và trao trách nhiệm để chúng tôi vận hành khu nghỉ dưỡng và giải trí của bộ lạc.”
Vào trưa ngày Thứ Năm 29 tháng 2 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với hai tổ chức Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), Asian Americans Advancing Justice Southern California (AJSOCAL) có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Trưa thứ bảy ngày 2/3/2024 trước Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc, hàng ngàn người thuộc Cộng đồng người Việt Tự do cùng Cộng đồng người Cam Bốt hải ngoại, Cộng đồng người Miến Điện tự do và Cộng đồng người Lào tự do đã tổ chức biểu tình phản đối các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, đàn áp người dân tại các quốc gia quê nhà...
Chiều Chủ nhật 3-3-2024, tại nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst của thủ đô tị nạn Little Saigon, nhiều đồng hương đến dự buổi ra mắt cuốn sách thứ nhì của ca sĩ kiêm nhà văn Thanh Lan có tên là Trắng Đêm...
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Tháng 3 năm 2024, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thành lập được 14 năm. Trong gần 8 năm qua với mục đích đào tạo và khuyến khích tài năng trẻ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thực hiện chương trình "Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ" với các lớp dạy tiếng Việt, dạy múa và hát hoàn toàn miễn phí cho các em...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.