Hôm nay,  

Sinh Viên Mỹ Gốc Á Học Hỏi Cách Tránh Bài Bạc Không Lành Mạnh

3/14/201900:00:00(View: 3406)
Katherine Kam (Kaiser Health News)

 
Không rõ vì sao sinh viên đại học Mỹ gốc Á lại mê bài bạc hơn những sinh viên khác cùng trang lứa. Một tổ chức vô vị lợi vùng vịnh San Francisco giúp sinh viên trang bị kiến thức để không bị cuốn hút vào trò chơi bài bạc không lành mạnh này.

Các sinh viên lắng nghe chăm chú khi ông Ryan Wong giải thích cách các sòng bạc giữ khách hàng để theo đuổi giải độc đắc rất khó nắm bắt.

Cách bố trí như mê hồn trận của sòng bạc bắt buộc khách phải đi ngang qua những bàn đánh bài và máy kéo, phòng vệ sinh và cửa ra luôn được che giấu khéo léo.

Sòng bài dụ khách bằng rượu uống miễn phí để khách cởi mở những ức chế trong lòng họ. Cũng không thể tìm thấy đồng hồ treo tường trong sòng bài.

Ông Wong đang thực tập tại cơ quan vô vị lợi NICOS - Liên Minh Y Tế Trung Hoa, một tổ chức y tế và dịch vụ xã hội tại San Francisco.

“Bạn sẽ quên hết thời gian,” Wong, 23 tuổi, nói với sinh viên của một lớp học tại trường Cao đẳng Thành phố San Francisco. "Bạn càng đánh bạc, càng thích sòng bạc."

Nhân viên và thực tập viên của NICOS tham quan các lớp học người Mỹ gốc Á quanh Vùng Vịnh San Francisco để nói chuyện với sinh viên về bài bạc vì các nghiên cứu cho thấy sinh viên đại học Mỹ gốc Á chiếm tỷ lệ có vấn đề cờ bạc cao hơn các sinh viên khác. NICOS hy vọng sẽ giảm thiểu nguy cơ mê bài bạc của họ.

Không phải sinh viên Mỹ gốc Á đánh bạc nhiều hơn những sinh viên khác, nhưng vì họ có nhiều khả năng ham mê bài bạc không lành mạnh hơn các sinh viên da trắng, da đen, hay Mỹ (gốc) La Tinh, theo một nghiên cứu năm 2016 của tờ Journal of Gambling Studies.  Cuộc nghiên cứu đã tìm thấy 8 % sinh viên Mỹ gốc Á tại một đại học công lập lớn ở Texas hội đủ  triệu chứng đánh bạc bệnh lý, so với 5 % sinh viên da trắng và 4 % sinh viên da đen và Mỹ (gốc)  La Tinh.

Những vấn đề của bài bạc không lành mạnh bao gồm nói dối về thua bạc, mặc cảm tội lỗi vì cờ bạc, và dẫn đến hậu quả bỏ học hay bỏ làm.

Khi vấn đề cờ bạc trở nên tồi tệ hơn trong nghiện ngập, còn được gọi là cờ bạc không lành mạnh,  bệnh hoạn hoặc máu mê, thì họ lại càng không kềm chế được thói quen xấu đó. Và nếu phải dừng lại, họ bị triệu chứng của người cai nghiện, như bồn chồn nóng nảy hoặc dễ gắt gỏng. Họ đánh bạc tăng số tiền để duy trì sự phấn khích ngày càng tăng.

  Tại sao sinh viên Mỹ gốc Á có tỷ lệ cao hơn về những vấn đề liên quan đến cờ bạc thì lý do không hoàn toàn rõ ràng, theo ông Nolan Zane, giáo sư tâm lý học và nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại Đại học California-Davis.

Ông nghĩ yếu tố văn hóa, xã hội và tâm lý đóng vai trò quan trọng.  Ông ghi nhận trong nhiều văn hóa Á Châu, “tư tưởng may mắn và số hên tràn ngập trong những phong tục tập quán và nghi lễ.”

Trong những cuộc hội họp gia đình hay xã hội, nhiều người Mỹ gốc Á trưởng thành đặt cược tiền trong những trò chơi cần tài nghệ và may rủi, như mạt chược.  Thường thường họ cũng dạy con em chơi.  Cho trẻ tiếp cận với cờ bạc ở tuổi non nớt có xu hướng xem bài bạc là chuyện bình thường.


“Nhìn qua các nền văn hóa, mỗi khi có một hành vi được chấp nhận nhiều hơn, thì người ta có nhiều khả năng phát triển các vấn đề với hành vi đó”, ông Zane nói.

Nghiên cứu của Zane cho thấy sự bốc đồng không phải là yếu tố trong vấn đề cờ bạc của sinh viên Mỹ gốc Á như với sinh viên da trắng.  Thật ra họ đánh bài để đối phó với những tình cảm tiêu cực, chẳng hạn như lo lắng, tủi hổ, cô đơn hay cảm giác bị chơi vơi trong nếp sống đại học hoặc trong xã hội giòng chính.

Các khoa nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại các trường đại học vùng vịnh lần đầu tiên tiếp cận với NICOS cách đây hơn một thập niên về việc giáo dục sinh viên. Giám đốc chương trình Michael Liao nói.  “Các thầy để ý thấy cờ bạc đã ảnh hưởng đến sinh viên của mình, hoặc trực tiếp hoặc qua một người mà họ biết ví dụ như một thành viên trong gia đình.”

Liao có kinh nghiệm bản thân.  Cha kế của ông toan tự tử sau khi nợ nần chồng chất vì đánh bạc và mất hết tiền tiết kiệm của gia đình.

Một số di dân có việc làm lương thấp bị căng thẳng về tài chánh xem cờ bạc như một tấm vé nhiệm mầu, nhất là khi họ biết tiếng Anh chút ít, ông Liao nói. “Tấm vé số hay chuyến đi Las Vegas sắp tới – đó có thể là lối thoát cho tôi, là một cơ hội để tôi cho các con đi học trường mà chúng muốn học...”

Ngay cả những người Mỹ gốc Á trẻ tuổi có học vấn cao cũng bị quyến rũ vì những món tiền trúng lớn.  Thử thách đến với sinh viên tốt nghiệp đại học Calvin Zhao bắt đầu ở tuổi 21.  Cậu làm phụ tá và thông dịch cho một nhà đầu tư trong một công ty mỹ phẩm.  Vị này được biết đến như tay cờ bạc cao, hay “cá voi” trong sòng bài - một khách hàng nướng nhiều ngàn đồng trong một ngày.  Zhao đã thường xuyên theo ông chủ của mình vào sòng bài.

“Tôi ở trong sòng bài nhiều ngày, có khi suốt nhiều đêm”, Zhao nhớ lại.

Khi bắt đầu dùng tiền của chính mình và thua nhiều ngàn đồng, Zhao nhận thức cờ bạc đã trở thành một thói quen có hại đối với cậu: “Bạn thua và bị mất tiền,bạn buồn”.  Khi đánh bạc trở thành thói quen ngày càng lớn, Zhao nói cậu trở nên tự cô lập.

Cuối cùng Zhao dứt được thói quen tồi tệ này bằng cách dứt khoát nghỉ việc và ra giới hạn cho mình về cờ bạc.  Cuộc đụng độ với cờ bạc đưa Zhao, nay là sinh viên tốt nghiệp của Đại Học bang San Franisco, tới nghiên cứu thói cờ bạc không lành mạnh trong giới sinh viên Mỹ gốc Á tại các trường để trình luận án cao học.

Nếu sinh viên đến sòng bài, NICOS giúp cho những mẹo sau:  Giới hạn tiền tiêu bằng cách để thẻ tín dụng và thẻ rút tiền ở nhà, đặt chuông báo trên điện thoại di động hoặc đồng hồ đeo tay để báo hiệu thời điểm cần dừng lại.

Khi sinh viên xin lời khuyên về nỗi lo ngại cờ bạc của họ, Zhao nói đánh bài tự nó không phải là chuyện xấu.  Chỉ cần “đừng làm quá mức”, anh nói. Khi bạn bị thua, bạn nên chấp nhận số tiền mình bị mất. Bạn sẽ ổn chỉ với những gì bạn đã bị mất.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một tay cầm micro, tay kia cố gắng lật trang sách để giữ nó cố định, Thái Nguyễn chỉ vào hình ảnh cô tài tử Hollywood gốc Việt đang tiếp nhận những ‘hào quang ánh sáng’ của báo chí điện ảnh Mỹ, trong tà áo dài màu xanh lá cây đậm, giới thiệu về sách thiếu nhi Mai’s áo dài: “Đây là lần đầu tiên áo dài Việt Nam hiện diện trên thảm đỏ Oscar!”
Để đánh dấu năm thứ 15 phục vụ cộng đồng, tối Chủ Nhật, ngày 23 tháng 3 năm 2025 tại nhà hàng Hoàng Sa, Paracel Seafood Restaurant, 1583 Brookhurst Street, Westminster, CA 92683, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLBTNS) đã tổ chức một buổi Đại Nhạc Hội với sự tham dự của gần 500 người.
Museum of the Republic of Vietnam xin mời quý đồng hương và bạn hữu đến tham dự Buổi Hội Thảo Tưởng Niệm 50 Năm Sau Chiến Tranh Việt Nam vào thứ Bảy ngày 12 tháng Tư, 2025 từ 12:00 đến 1:30.
Chúa Nhật, ngày 30/3/2025, thư viện Việt Nam kỷ niệm 26 năm thành lập, được tổ chức lúc 11 giờ sáng nhưng từ 10 giờ đồng hương đã đến sắp hàng để được nhà báo Du Miên- ký tặng sách. Sách viết về Little Saigon bằng tiếng Anh, sách tiếng Việt đã phát hành rồi. Ấn bản tiếng Anh "Little Saigon Chronicles" của tác giả Ngọc Hà và Du Miên giúp những người trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ hay ở các quốc gia nói tiếng Anh như Úc, Canada, Tân Tây Lan, v.v., có thể đọc hiểu được về lịch sử hình thành Little Saigon. Năm 1975, Việt Cộng chiếm Sài Gòn, xóa tên Sài Gòn, chúng ta đã dựng lại được Little Saigon ở hải ngoại, quyển sách giới thiệu lịch sử Little Saigon với nhiều hình ảnh giá trị từ 1975 đến 2024. Đông đảo đồng bào tham dự gồm thế hệ thứ nhất, người trẻ thế hệ thứ hai, và thứ ba, ...
Nhân kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt hải ngoại kể từ biến cố ngày 30/4/1975, trang mạng Da Màu sẽ thực hiện chuyên đề “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” (VHVNHN 1975-2025), bắt đầu từ tháng 3/2025 và kéo dài cho đến hết năm 2025. Trong lúc đợi chờ một định nghĩa chính xác về nền văn học mới mẻ này trong lịch sử văn học Việt Nam, chúng tôi tạm hiểu “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” là một nền văn học bao gồm tất cả các công trình biên khảo cũng như các sáng tác văn chương nghệ thuật đủ loại của người Việt Nam viết bằng tiếng Việt hay các thứ tiếng khác (Anh, Pháp…), được xuất bản hay phát hành bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, kể từ ngày 30/4/1975 cho đến 30/4/2025
Kể từ ngày lên nắm quyền, tổng thống Trump liên tục hành động nhằm cắt giảm chi tiêu chính phủ, trong đó có cả chi tiêu y tế. Với việc Hạ Viện đang đề nghị mức cắt giảm Medicaid lớn nhất trong lịch sử, sức khỏe của 79.3 triệu người Mỹ ghi danh vào chương trình đang bị đe dọa. Trong một cuộc họp báo trên mạng do tổ chức Ethnic Media Services (EMS) tổ chức vào ngày 21/03/2025, các chuyên gia trong ngành y tế đã thảo luận về những hệ lụy của dự luật này đối với người dân nghèo ở Mỹ.
Thư Viện Việt Nam (tọa lạc số 10872 Westminster Ave Suites # 214 & 215) do nhà báo Du Miên Giám Đốc điều hành, cùng Ông Bà BS. Võ Trọng Di một trong năm người đứng ra thành lập thư viện trong đó có: Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng, Nhà Văn Nguyễn Đức Lập, Giáo Sư Trần Lam Giang (3 người nầy đã qua đời), đã tổ chức buổi tiếp tân kỷ niệm 26 năm thành lập vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 29 tháng 3 năm 2025 tại phòng sinh hoạt Thư Viện Việt Nam, với hơn 200 nhân sĩ, trí thức, một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng, các cơ quan truyền thông và đồng hương thân hữu tham dự.
Tại tòa nhà Freedom Hall trong công viên Mile Square Park vào sáng Thứ Bảy ngày 29 tháng 3 năm 2025 Giám Sát Viên Địa Hạt 1 Quận Cam Bà Janet Nguyễn đã tổ chức Hội Chợ Y Tế phục vụ cộng đồng, đây là việc làm mà bà đã liên tục tổ chức trong nhiều năm kể cả khi bà làm Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang.
Tại nhà hàng Diamond Seafood 2, 12181 Brookhurst ST, Garden Grove, Ban tổ chức gồm có: Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California, Tập Thể Chiến Sĩ Trung Tâm Tây Nam Hoa Kỳ, Đền Thánh Trần, Tổng Hội Sinh Viên Nam California, Viện Bảo Tàng Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa. Đồng đứng ra tổ chức buổi tiệc gây quỹ để có phương tiện tổ chức lễ Tưởng Niệm 50 Năm Quốc Hận.
Tại hội trường Westminster Community Center vào lúc 12 giờ trưa Chủ Nhật ngày 30 tháng 3 năm 2025, Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn Tổ Chức Buổi Vận Động Đẩy Mạnh Phong Trào Đòi Trả Tên Sài Gòn. Tham dự buổi vận động có quý vị nhân sĩ, quý vị đại diện cộng đồng, một số các hội đoàn, đoàn thể đấu tranh, các cơ quan truyền thông và rất đông đồng hương.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.