Hôm nay,  

Chùa A Di Đà Trang Nghiêm Tưởng Niệm Hai Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Thiên Ân và Thích Mãn Giác

04/01/201900:00:00(Xem: 3785)
CHUA A DI DA DSC00034CHUA A DI DA DSC00097CHUA A DI DA DSC00107CHUA A DI DA DSC00133CHUA A DI DA DSC00153

Trong buổi lễ.

 
Westminster (Bình Sa)- - Chùa A Di Đà tọa lạc tại số 14042 Swan St, Thành phố Westminster do Sư Bà Thích Nữ Như Ngọc làm Viện Chủ đã long trọng tổ chức lễ Vía Đức Phật A Di Đà và lễ tưởng niệm hai cố Đại Lão HT. Thích Thiên Ân và Thích Mãn Giác vào lúc 1:30 trưa Chủ Nhật, ngày30 tháng 12 năm 2018.

Điều hợp chương trình Ni Sư Thích Thông Thành.

Tham dự lễ tưởng niệm có Hòa Thượng Thích Trí Tuệ, chủ tịch Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ, viện chủ chùa Phổ Đà, Santa Ana; Hòa Thượng Thích Ân Giao (người Mỹ), viện chủ Thiền Viện Thiên Ân, Lucerne Valley, California, cùng một số tăng, ni đến từ các chùa và tự viện Nam California, một số quý huynh trưởng gia đình Phật Tử đến từ các chùa Vạn Hạnh, San Deigo, Orange County và Los Angeles.

Mở đầu buổi lệ tưởng niệm Ni Sư nói: “Uống nước nhớ nguồn đó là truyền thống muôn đời của người con Phật, trong đó có những Phật tử ly hương trên đất nước Hoa Kỳ lúc nào cũng đồng vọng về ân của thầy tổ và đất nước. Như dòng sông nước chảy về nguồn, như con người không quên tổ đức, chúng con trọn đời ghi sâu công ơn những bậc thầy đã dạy dỗ chúng con. Vì thế hôm nay, chùa A Di Đà có tổ chức lễ Vía Đức Phật A Di Đà và Lễ Tưởng Niệm nhị vi ân sư Hòa Thượng Thích Thiên Ân và Thích Mãn Giác, đồng thời cũng tưởng niệm cố Hòa Thượng Thích Minh Châu, nguyên viện trưởng Viên Đại Học Vạn Hạnh, Sài Gòn và Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải.”

Sau đó Sư Bà Thích Nữ Như Ngọc, Viện Chủ Chùa A Di Đà lên giới thiệu Hòa Thượng Thích Ân Giao (người Mỹ), một trong những đệ tử đầu tiên của cố trưỡng lão Hòa Thượng Thích Thiên Ân, đã theo học Phật pháp với Hòa Thượng Thích Thiên Ân một thời gian khá dài lên ban một thời pháp, trong phần thuyết pháp HT. đã nói về ba đề tài: 1- Cuộc đời và sự nghiệp của cố trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiên Ân. 2- Cuộc đời và sự nghiệp của cố đại lão Hòa Thượng Thích Mãn Giác. 3- Trên bước đường hành đạo của chính Hòa Thượng.

Mở đầu, Ông kể: “Vị thầy của tôi đầu tiên là người Nhật Bổn. Có dịp tôi và một số thiền sư Nhật Bổn gặp được Hòa Thượng Thích Thiên Ân khi đó Ngài đã có một ngôi chùa ở Los Angeles. Thông thường thì những vị thiền sư Nhật Bổn ít khi cười, nhưng trong buổi gặp gỡ đó, tôi thấy Hòa Thượng Thích Thiên Ân cười nói vui vẻ, vì thế, tôi rất cảm kích ông, mặc dù hòa thượng lúc đó còn rất trẻ. Một thời gian sau, tôi đến gặp Ngài và thưa rằng, tôi cần được Ngài hướng dẫn tôi về Phật pháp, tại vì tôi là một người tăng mới xuất gia được hai năm rưỡi. Lúc đó, có nhiều người đến nhà của tôi ở Long Beach để nhờ tôi hướng dẫn về đạo pháp, nhưng tôi thì chưa thấu hiểu, nên tôi mới đến học thêm về Phật pháp với Hòa Thượng Thích Thiên Ân…”

Trong lời khai mạc, Sư Bà viện chủ đã nói: “Những vị khả kính đó trong cánh rừng thiền  đã mở ra con đường đạo pháp và thắp sáng hướng đi cho biết bao nhiêu người mong muốn tìm đường giải thoát, vì họ đã bị biết bao nhiêu sầu khổ và muốn tìm đường về an lạc. Kể từ bước vào đường đạo, chúng tôi đã may mắn được hai vị tôn sư hướng dẫn đạo pháp nhằm du nhập vào đường đời và vững chải trên dường đạo. Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân là vị tăng sĩ Phật Giáo Việt Nam đầu tiên đóng góp vào việc phát triển qua môi trường văn hóa tại các đại học ở Sài Gòn và đại học Huế. Ngài đã không quên trách nhiệm với đời là, lập chùa, độ chúng, mở rộng cánh cửa thiền môn để giao tiếp với Phật tử Việt Nam và giao lưu văn hóa tín ngưỡng giữa truyền thống Việt Nam và Hoa Kỳ. Di sản của Ngài để lại ngoài sách vở còn là Viện Đại Học Đông Phương, Việt Nam; chùa Việt Nam, Los Angeles và chùa A Di Đà, Westminster.”

“Cố Hòa Thượng Thích Mãn Giác là một nhà văn hóa lớn. Ngài đã tham gia những sinh hoạt văn hóa trong môi trường đại học Việt Nam, góp phần rất lớn trong việc chấn chỉnh những chương trình giảng dạy về văn khoa và  giao hảo tốt đẹp giữa Phật Giáo và hàng ngũ trí thức. Hòa thượng là người biết sử dụng cơ cấu tổ chức như là một phương tiện tốt làm cách mạng để đem tinh thần Phật Giáo áp dụng vào văn hóa và đời sống. Hòa Thượng cũng là một gạch nối giữa giáo sư và sinh viên; là một thi sĩ với bút hiệu Huyền Không qua hàng trăm bài thơ mang tình tự quê hương, dân tộc, và cũng đã có công tiếp nối Hòa Thượng Thích Thiên Ân gìn giữ hai ngôi chùa Việt Nam, Los Angeles và A Di Đà, Westminster.”

Tiếp theo lời Đạo Từ của Hòa Thượng Thích Trí Tuệ, mở đầu Hòa Thượng cho biết: “Đức Phật A Di Đà đã phát 48 lời nguyện để cứu độ cho tất cả chúng sanh. Thật sự, những lời nguyện của Đức Phật A Di Đà đã chan hòa khắp nơi, khắp chốn, và cho đến bây giờ, pháp môn niệm Phật lại là một pháp môn ai ai cũng biết, và truyền thống của Phật Giáo Việt Nam nó cũng bắt nguồn từ câu chào hỏi để tạo một sự thân thiện, hòa hợp, đó là khi gặp nhau, chúng ta đều nói A Di Đà Phật. Cái thân thương hòa hợp đó đã nhắc nhở cho chúng ta phải biết được ý nghĩa quan trọng của danh hiệu đó.

Bởi vì thế gian quá cực khổ nên khi muốn được an vui cực lạc, thì Đức Phật có nhắc nhở với chúng ta rằng, chúng ta phải hiểu rõ các danh hiệu của Đức Phật đã cho chúng ta, đó là vô lượng thọ, vô lượng quang, và Ngài còn nhắc nhở cho con người sống trên thế gian nầy rằng, nếu trí tuệ và tinh thần của chúng ta không được bền bỉ lâu dài thì chúng ta sẽ mang lấy cái khổ suốt đời, suốt kiếp,”

Tiếp theo là Nghi thức lễ vía Đức Phật A Di Đà và Lễ Tưởng niêm.

Sau nghi thức lễ là phần cúng dường trai tăng, Ban tổ chức mời đồng hương Phật tử dùng bữa cơm chay thân mật do đạo tràng chùa A Di Đà khoản đãi, tiếp theo là chương trình văn nghệ do ban văn nghệ Hương Từ và các Phật tử trình diễn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.