Hôm nay,  

Thư Viện, Bảo Tàng Viện Việt Nam Kỷ Niệm 20 Năm Thành Lập

26/09/201800:00:00(Xem: 2828)
KY NIEM 20 NAM THANH LAP THU VIEN DSC_0824KY NIEM 20 NAM THANH LAP THU VIEN DSC_0827KY NIEM 20 NAM THANH LAP THU VIEN DSC_0832
Hình ảnh trong lễ kỷ niệm.

 

Garden Grove (Bình Sa) Vào lúc 11 giờ sáng Thứ Bảy ngày 22 tháng 9 năm 2018, tại hội trường Thư Viện Bảo Tàng Viện Việt Nam đã tổ chức buổi tiếp tân Kỷ Niệm 20 Năm Thành Lập.

Tham dự buổi kỷ niệm ngoài qúy vị nhân sĩ các thành viên, các thiện nguyện viên, các vị mạnh thường quân còn có qúy vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, qúy cơ quan truyền thông và đồng hương

Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm.

Tiếp theo Nhà báo Du Miên, một trong 5 người sáng lập Thư Viện Việt Nam đó là: Giáo Sư Trần Lam Giang, Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng, Bác Sĩ Võ Trọng Di, Nhà Văn Nguyễn Đức Lập, Nhà Báo Du Miên, (Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng, Nhà Văn Nguyễn Đức Lập đã qua đời) hiện tại còn 3 người, nhưng người đứng mũi chịu sào để chống đở qua những cơn khó khăn, nhằm duy trì những sinh hoạt của Bảo Tàng Viện Thư Viện Việt Nam đó là nhà báo Du Miên, GS. Trần Lam Giang thì ở xa, Bác Sĩ Võ Trọng Di, cũng ở xa, nhưng lúc nào BS. Di cũng quan tâm đến những sinh hoạt của Thư Viện.

Với vai trò Giám Đốc Điều Hành Thư Viện Bảo Tàng Viện Việt Nam nhà báo Du Miên phải đương đầu với những khó khăn nhất là về phương diện tài chánh.

Mở đầu cho buổi kỷ niệm nhà báo Du Miên lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự hiện diện của tất cả mọi người, sau đó ông cho biết: "Thư Viện Bảo Tàng Viện Việt Nam được thành lập từ năm 1999 Từ đó đến nay trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm theo thời gian với muôn ngàn khó khăn nhưng Thư Viện Bảo Tàng Viện vẫn tiếp tục hoạt động. Trong dịp nầy nhà báo Du Miên cũng đã tri ân những vị mạnh thường quân, những anh chị em thiện nguyện viên, đặc biệt nhất là những người đã bỏ nhiều công sức để lo cho Thư Viện trong đó có Anh Bùi Đắc Danh, và một số anh chị thiện nguyện viên.. .

Nhà báo Du Miên tiếp: “Nhớ đến những người cùng sáng lập như Anh Trầm Tử Thiêng thì anh thấy bên này không vui nên anh qua bên kia sống vui hơn, rồi ở nơi đó thiếu người viết văn nên anh Nguyễn Đức Lập đến cùng với anh Trầm Tử Thiêng làm một thư viện ở chổ mới. Trong phần trình bày dí dỏm của nhà báo Du Miên nhưng mọi người không dấu được niềm tiếc thương khi thấy Thư Viên còn đây mà người xưa khuất bóng.”

Nhà báo Du Miên nói: “Khi chúng tôi làm thư viện này, không biết anh Bùi Đắc Danh là ai, vậy mà tới giờ phút này ngày nào anh cũng mở cửa thư viện. Không có anh chắc thư viện… chết lâu rồi! Sự có mặt của Thư Viện Việt Nam trong 20 năm qua đã gìn giữ được văn hóa của cộng đồng người Việt tị nạn, và đây cũng là câu trả lời cho một số người là nay sách vở trên mạng thiếu gì tại sao phải lập thư viện.”

Tiếp theo ký giả Du Miên mời mọi người xem một số sách báo tài liệu quý hiếm từ khi mới định cư tại Hoa Kỳ, những tờ báo, những tài liệu hầu như không còn thấy ở bât cứ nơi nào ngoài Thư Viện Bảo Tàng Viện Việt Nam. Đó là những số báo đầu tiên khi cộng đồng người Việt vừa bước chân đến miền đất tự do. Những số báo và những hình ảnh về lịch sử của Little Saigon mà trong đó có nhiều sự đánh phá để không hình thành được. Những tài liệu này sẽ giúp cho các thế hệ sau hiểu rõ thêm về cuộc di tản vĩ đại của dân tộc Việt đã không chấp nhận chế độ cộng sản như thế nào?

Trong số đó có: - Tờ báo tiếng Việt đầu tiên tại hải ngoại, xuất bản tháng 11 năm 1975.

- Tờ báo tiếng Việt đầu tiên tại quận Cam.

- Cuốn niên giám điện thoại đầu tiên xuất bản tại phố Bolsa khi vừa có tên Little Saigon.

- Một số trang của nhựt báo The Register, số đề ngày 1 tháng 2 năm 1981, đúng ngày Mồng Một Tết năm Tân Dậu. Đặc biệt với phóng sự Tết Việt Nam và đăng bản đồ Phố Sài Gòn của báo Sài Gòn và đây là dấu tích của danh xưng “Little Saigon” mà ngày nay trở thành một danh xưng trìu mến trong lòng con dân Việt.

- 2 tấm bản đồ “Phố Sài Gòn” của báo Sài Gòn đầu thập niên 1980 của thế kỷ trước.

Trong dịp này ký giả Du Miên cũng giới thiệu một số những người đã đóng góp công sức vào việc hình thành nên Litte Saigon, trong đó có Đốc Sự Phùng Minh Tiến. Đồng thời ông cũng giới thiệu một số thân hữu thường đóng góp tài chánh vào việc duy trì và phát triển Thư Viện Việt Nam như Mục sư Nguyễn Xuân Hồng, Giáo Sư Tiến Sĩ Bùi Xuân Tùng, v.v…

Sau phần trình bày Nhà báo Du Miên mời Mục Sư Nguyễn Xuân Hồng, Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Hoa Kỳ lên phát biểu, trong lời phát biểu ông nói: “Đây là một việc làm rất quan trọng phát sinh từ lòng yêu nước. Thư Viện là dấu tích cho các thế hệ sau biết về nguồn cội của mình, những lưu lạc, truân chuyên lịch sử. Dòng Việt tộc trong các xã hội khắp nơi từ đâu mà có, nó hiện diện và trường tồn như thế nào, nó đã phải tranh đấu để sống còn ra sao… xin cứ vào thư viện mà tìm hỏi. Là người Việt khi ra đi đã mang theo cả quê hương đất nước và Thư Viện Việt Nam là nơi lưu giữ. Xin thành thật cám ơn những người đã thành lập thư viện này.”

Tiếp theo Nha báo Du Miên mời qúy quan khách và anh chị em thiện nguyện viên lên cắt bánh mừng sinh nhật Thư Viện Việt Nam tròn 20 tuổi.

Sau phần cắt bánh, mời tất cả cùng dùng bữa cơm thân mật để cùng chia xẻ với nhau những khó khăn, trong lúc nầy nhiều đồng hương cũng đã phát tâm đóng góp để Thư Viện có điều kiện duy trì cơ sở.

Nhà báo Du Miên cho biết, sở dĩ Thư Viện còn có được ngày hôm nay đó cũng nhờ vào lòng hảo tâm, và sự ý thức của các vị mạnh thường quân, bạn bè, thân hữu nên mới đủ trang trải qua từng tháng.

Thư Viện rất mong được sự quan tâm hơn nữa của các tổ chức tôn giáo, cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể để thư viện có điều kiện tiếp tục sinh hoạt.

Nhà báo Du Miên tâm sự: “Cho đến nay, thư viện không có hệ thống tổ chức, không có gì hết, nhưng vẫn tồn tại suốt 20 năm qua, chắc có phép lạ. Thư viện này là của anh em, của cộng đồng. Tôi không bao giờ nói thư viện là của chúng tôi cả, mà là thư viện của chúng ta. Tất cả những người sáng lập đều muốn đem tấm lòng của mình ra để mong thư viện giúp ích được cho cộng đồng. Vì vậy, dù có khó khăn đến đâu, chúng ta cũng phải duy trì bằng được thư viện này. Thư Viện Việt Nam không chỉ là nơi có đủ chỗ chứa sách, những cổ vật quý hiếm, mà còn có đủ tiền để duy trì tiền nhà, điện nước và những chi phí bắt buộc khác. Chính vì vậy nên Thư Viện rất cần được sự quan tâm tiếp tay của các cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể người Việt khắp nơi trên thế giới.

Mọi chi tiết thư từ xin liên lạc về: 10872 Westminster Avenue, Suite # 214-215 Garden Grove, CA 92843 hoặc điện thoại (714) 398-3033.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.