Hôm nay,  

Smithsonian Sẽ Triển Lãm Lịch Sử, Di Sản Mỹ Gốc Việt

01/03/200600:00:00(Xem: 5848)
(Falls Church, VA - LTL) Vào chiều thứ Bẩy, 25 tháng 2, 2006, một buổi dạ tiệc gây quỹ cho dự án Triển Lãm Di Tích Lịch Sử và Truyền Thống Văn Hóa của Người Mỹ Gốc Việt đã được tổ chức tại nhà hàng Thần Tài, thuộc thành phố Falls Church, tiểu bang Virginia, với khoảng 500 quan khách tham dự cùng sự góp mặt của một số nghệ sĩ đến từ vùng nắng ấm California dưới sự điều khiển chương trình duyên dáng và vui nhộn của Kiều Thu và Trịnh Hội.

Được biết, vào cuối năm 2004, để đánh dấu kỷ niệm 30 năm người Việt tị nạn định cư tại Mỹ, Chương Trình Về Người Mỹ Gốc Á Châu Thái Bình Dương thuộc viện Smithsonian dự trù khai trương một dự án cao siêu nhằm mục đích tạo dựng một cuộc triển lãm về lịch sử và văn hóa của người Mỹ gốc Việt tại Cơ Quan Bảo Tàng Viện Smithsonian, một hệ thống bảo tàng quốc gia lớn nhất nước Mỹ và cả thế giới. Giới chức điều hành bảo tàng viện đã hoạch định một phòng triển lãm khoảng 2,500 bộ vuông (2500 square feet) để trưng bầy những kỷ vật di tích lịch sử và thành quả của người dân Việt tị nạn. Dự tính buổi khánh thành cho dự án triển lãm di tích lịch sử và truyền thống văn hóa của người Mỹ gốc Việt sẽ được khai trương vào tháng 12 năm 2006. Và nếu mọi việc an bề và hội đủ tài chánh, cuộc triển lãm sẽ lan rộng hơn, di động như một cuộc hành trình toàn quốc để mọi người có cơ hội thưởng ngoạn và học hỏi.

Để có khả năng điều hành dự án, Chương Trình Về Người Mỹ Gốc Á Châu Thái Bình Dương (gọi tắt là Chương Trình APA) lập tức tiến hành công cuộc gây quỹ. Khi Chương trình APA thông báo về dự án này vào tháng 11 năm 2004, họ đã được sự ủng hộ nhiệt liệt của một số thành viên hoạt động trong cộng đồng người Việt tại vùng thủ đô. Trong công cuộc gây quỹ đầu tiên, với dự tính gây số quỹ $60,000.00 mỹ kim, sự hưởng ứng của cộng đồng người Việt từ khắp nơi đã đánh dấu lòng nhiệt thành của người dân tị nạn với mong ước được thế giới biết đến một khía cạnh đặc biệt của người dân gốc Việt, cần cù và rộng lượng. Kết quả vào cuối năm 2004, viện Smithsonian đã thâu nhận được $107,000.00 mỹ kim cho mục đích trên, vượt trội con số nhắm đạt tới. Số quỹ khởi đầu này được quyên từ 31 cá nhân và hội đoàn trong vùng; họ đã được liệt kê vào danh sách “Founder’s Circle”. Theo bà Francey Youngberg, người đóng góp đầu tiên vào quỹ này là ông Quan Hoàng, chủ nhân của công ty NVCom. Số tiền này đã giúp Chương trình APA có cơ hội mời một học giả lo trách vụ bảo quản cho dự án triển lãm. Kết quả, Tiến Sĩ Phạm Vũ đã được mời để gánh vác công tác này. Phạm Vũ hiện cư ngụ tại vùng nắng ấm California. Gia đình anh đã định cư tại Mỹ từ năm 1975 khi anh chỉ tròn 2 tuổi. Trưởng thành tại Mỹ nhưng anh vẫn cố gắng duy trì tiếng Việt. Anh theo học tại Đại học Cornell và tiếp tục theo đuổi con đường anh yêu thích. Tại UCLA, anh đã đỗ bằng Tiến Sĩ về Asian Studies nhưng chú trọng và nghiên cứu nhiều nhất về Việt Nam.

Lần gây quỹ thứ hai, chương trình APA đã thâu thập được $13,000. Số ngân khoản còn lại là $67,000.00 mỹ kim. Đó là mục đích của buổi gây quỹ đêm thứ Bẩy vừa qua. Điều đáng nể phục trong kỳ gây quỹ này là không những ban tổ chức thâu được số ngân quỹ ấn định, mà họ cũng đã có cơ hội thổ lộ thêm sự cần thiết để gây thêm $1 triệu mỹ kim cho quỹ nghĩa quyên “endowment”. Số tiền này sẽ được chi dùng trong những công tác trợ giúp giáo dục, khảo cứu và trưng dụng tài năng. Tiến Sĩ Nguyễn Văn Thành, ủy viên của Ban Quản Trị dự án cho biết tổng số tiền gây quỹ đêm ấy là $256,000.00. Có thể nói con số này đã phá kỷ lục trong những buổi gây quỹ trong cộng đồng người Việt vùng thủ đô. Theo Tiến Sĩ Franklin Odo, Giám đốc Chương trình APA, lòng cao thượng và quảng đại của cộng đồng người Mỹ gốc Việt cho công tác này quả là một tấm gương sáng cho mọi chủng tộc trên nước Mỹ.

Mở đầu chương trình của buổi dạ vũ, Tiến Sĩ Phạm Vũ, Giám Đốc Dự Án Di Sản Truyền Thống của Người Mỹ Gốc Việt, đã trình bày một slide show về ý nghĩa của danh từ “Người Mỹ”. Qua những hình ảnh diễn đạt những nét đặc thù văn hóa phong tục Việt Nam quyện lẫn với những thành quả mà những người dân Việt tị nạn đã đóng góp đủ để dẫn chứng cho thấy chúng ta chính là “Người Mỹ”. Anh kết thúc bằng câu hỏi, “chúng ta phải làm gì để người khác nhớ đến chúng ta"”

Sau đó, Tiến Sĩ Nguyễn Văn Thành, một trong những nhân vật mang trách nhiệm tổ chức buổi gây quỹ mà MC Trịnh Hội vinh danh là “cái đầu đằng sau dự án” (“the brain behind the project” theo lối dịch của “những người trẻ”), đã lược sơ về lịch sử viện bảo tàng Smithsonian.

Sử tích kể rằng khoảng năm 1729, bà Elizabeth Hungerford Keate là một nhân tình nhân ngãi với một người trong hoàng tộc bên Anh và năm 1765 bà hạ sanh một bé trai tại Pháp. Khi bà lập gia đình với ông James Macie, đứa con hoang kia được đặt tên là Jacque Macie. Khi Jacque được 9 tuổi thì bà mẹ muốn con được trở về với dòng giống quý tộc nên đổi tên cho con là James Lewis Macie. James được huấn dạy tại Pembroke College tại Oxford bên Anh và trở thành một khoa học gia. Sau đó, ông được nhận vào Royal Society. Cũng trong thời gian này, ông khám phá ra mình là đứa con hoang của quận công Sir Hugh Smithson (với danh xưng là Sir Hugh Percy, Baronet, 1st Duke of Northumberland, K.G.). Tuy nhiên, ông không được dòng quý tộc hậu đãi. Buồn chán, ông rời Anh quốc.

Năm 1800, mẹ ông qua đời. Bà tuy không có danh phận quý tộc, nhưng là một thương gia ngành địa ốc, bà đã trở thành một thiếu phụ giầu có tại Pháp. James và người em cùng mẹ khác cha được thừa hưởng một gia tài khổng lồ. Trong thời gian này, ông đổi họ sang Smithson và dùng tiền thừa hưởng mở một công ty chuyên thổi thủy tinh (glass blowing). Ông qua đời năm 1829 tại Ý. Gia tài của ông được trao cho người cháu với điều kiện nếu người cháu qua đời và không có người kế nghiệp thì gia sản này phải được tặng cho Hoa Kỳ để sáng lập một cơ quan tại thủ đô Hoa Kỳ với trách vụ tăng trưởng và mở mang kiến thức cho nhân loại. Ông Smithson chưa hề có cơ duyên sang Hoa Kỳ, nên mục đích chính tại sao ông lại tặng gia sản cho Hoa Kỳ trong di chúc của ông vẫn không ai hiểu rõ. Có lời đồn rằng như để trả đũa cho sự bạc đãi của dòng quý tộc bên Anh, ông Smithson truyền dặn rằng cơ quan mà ông muốn Hoa Kỳ sáng lập phải trường tồn và bền vững hơn triều đại của bố ruột của ông.

Năm 1835, người cháu của ông qua đời và không có con cái thừa hưởng gia tài. Do đó, như đã hứa hẹn trong di chúc, gia sản của James Smithson được tặng cho Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chính phủ Anh Quốc cũng đã đệ đơn thưa đòi quyền lợi của chúc thư, nhưng Hoa Kỳ đã được thắng kiện. 11 thùng chứa đựng 150 gói vàng trị giá ½ triệu mỹ kim thời bấy giờ (tương đương với $50 triệu mỹ kim ngày nay) đã được chuyển đến Philadelphia. Nơi đây, một lần nữa lại có những giằng co trong quốc hội Mỹ. Sau cùng, Tổng Thống đương thời John Quincy Adams đã bổ quyết cho việc thành lập một viện bảo tàng dựa theo lời phán truyền của ông Smithson. Và năm 1846, Bảo Tàng Viện Smithsonian được thành hình. Hiện nay, viện Smithsonian hoạt động dưới ngân sách khoảng $1 tỉ mỹ kim và là hệ thống bảo tàng viện lớn nhất thế giới. Hàng năm có khoảng 24 triệu du khách từ khắp 4 phương viếng thăm viện bảo tàng.

Trong bữa cơm tối của buổi dạ tiệc còn có phần văn nghệ giúp vui với các nghệ sĩ đến từ California trong đó có sự hiện diện của 2 ca sĩ điêu luyện trong âm nhạc Việt Nam, Thanh Tuyền và Chế Linh, cùng những khuôn mặt trẻ đang được yêu chuộng như Dương Triệu Vũ, Trường Vũ, Trúc Lam và Trúc Linh. Tuy nhiên, trong bầu không khí hào hứng, lần đầu tiên các ca sĩ không đủ thì giờ trình diễn vì quan khách tham dự quá hăng say trong vấn đề ủng hộ gây quỹ. Khởi đầu là Tiến Sĩ Long Nguyễn, CEO của công ty Pragmatics. Ông chỉ là khách được mời đến tham dự. Nhưng khi thấu hiểu ý nghĩa của dự án, ông đã hứng khởi tặng $100,000.00 mỹ kim. Kế đến, ông Ivan Reid, một người Mỹ gốc Hy Lạp và Ả Rập, là khách do ông Quan Hoàng mời, đã thách đố quan khách Việt rằng nếu mọi người hưởng ứng thì ông sẽ tặng thêm 50 xu cho mỗi đồng đô la ủng hộ nếu số tiền ủng lên đến $50,000.00 mỹ kim. Trong vòng tiếng đồng hồ sau, ban tổ chức đã thâu được tổng số tiền $75,000.00 từ những đóng góp chân thành của quan khách tham dự và phần ủng hộ của ông Reid.

Tiết mục kế tiếp là phần sổ xố, và giải trí cuối cùng là phần đấu giá 4 bức tranh và một số tặng phẩm dưới phần điều khiển nhộn nhịp của 2 MC Trịnh Hội và Kiều Thu cùng Brigitte Lê của Galerie Brigitte. Bức tranh đầu tiên được đấu giá có một lịch sử rất đặc biệt. Bức tranh do họa sĩ Vũ Hối sáng tác năm 1954. Năm 1960, ông đã nộp hai bức tranh sơn dầu vào cuộc triển lãm tại Sài Gòn và đã đạt được giải thưởng John F. Kennedy International Honor Prize. Hai bức tranh sau đó được tặng cho một viên chức ngoại giao Hoa Kỳ. Năm 1973, sau khi Hoa Kỳ quyết định rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, hai bức tranh đã theo gót người chủ mới về Mỹ. Trong lúc di chuyển, bức tranh “Khúc Nhạc Đồng Quê” này bị một vết rách nhỏ, nhưng chủ nhân vẫn luyến tiếc không muốn rời bỏ bức tranh. Khi chủ nhân của bức tranh qua đời, con cái của họ tìm thấy 2 bức tranh trong gia sản và bán lại cho Galerie Brigitte. Mộng ước của Galerie Brigitte là một ngày nào đó có thể tặng bức tranh này cho một viện bảo tàng để duy trì những vết tích lịch sử mà bức tranh đã trải qua.

Bức tranh kế tiếp do gia đình nhà báo Lê Thiệp tặng. Bức tranh mang chân dung cố thi sĩ Bùi Giáng và đã được Họa sĩ Đinh Cường phác họa. Đây là bức tranh ưng ý nhất của nhà báo Lê Thiệp vì mối liên hệ của ông với hai nhân tài trong lịch sử văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Hai bức tranh kế tiếp do Mint Gallerie và Lạc Việt Gallery tặng. Hai món quà cuối cùng của phần đấu giá gồm bộ golf và chuyến du lịch dến Alcapulco, Mễ Tây Cơ. Được biết ông Quan Hoàng đã đáp ứng một số tiền ủng hộ tương đương với tổng số tiền thâu được trong cuộc đấu giá này (1-1 match).

Tại đêm dạ tiệc, ban tổ chức cũng thông báo kết quả kỳ thi thiết kế logo biểu hiệu cho tinh thần và hồn Việt. Cô Quyên Trương, một họa sư trẻ về ngành nghệ thuật hội họa, từ Boston đã đến nhận bằng ban khen. Bức họa logo mang vóc dáng của người con gái Việt Nam trong tư thế Nữ Thần Tự Do; phía sau gồm mầu sắc vàng, xanh, trắng, đỏ tượng trưng cho sự quyện lẫn của giống dòng người Việt và xứ sở mới. Cô Quyên cho biết, bố cô đã từng bị đi học tập cải tạo. Khi sang địng cư tại Hoa Kỳ, ông vẫn luôn nhắc nhở con cái phải gìn giữ và ghi nhớ cội nguồn. Lời nhắn nhủ đó là nguồn cảm hứng cho sáng tác của cô.

Dự án triển lãm di tích lịch sử và truyền thống văn hóa của người Mỹ gốc Việt là nỗ lực mới nhất của Chương Trình APA. Trong quá khứ, họ đã tổ chức những cuộc triển lãm tương tự cho các sắc tộc Á Châu khác như Nhật Bản, Trung Hoa, Phi Luật Tân, và Đại Hàn. Sứ mạng của Chương Trình APA là phải tiếp tục khai thác để kiến tạo một quan niệm rộng rãi hơn và bao hàm ý nghĩa hòa nhập để xác định rõ thế nào là một “Người Mỹ”.

Bà Francey cho biết thêm, nếu được cộng đồng người Mỹ gốc Việt tích cực đóng góp vào quỹ nghĩa quyên endowment, dự án có thể tiến xa hơn để cộng đồng chúng ta có một nơi triển lãm tồn tại và trường cửu. Thêm vào đó, họ có thể thành lập thêm nhiều công vụ khác như tổ chức những chương trình hữu ích cho công chúng, xuất bản những tài liệu, sách cẩm nang hướng dẫn giáo khoa cho học sinh bậc đệ nhị cấp để học hỏi thêm về lịch sử của người dân tị nạn Việt Nam. Hiện nay, hội đã phát hành mạng website dành riêng cho dự án. Quý vị đồng hương có thể ủng hộ vào quỹ nghĩa quyên hoặc tặng những di vật lịch sử, hoặc những dấu tích kỷ niệm thời tị nạn và có thể liên lạc qua nhiều phương tiện. Mọi thắc mắc có thể gọi vào số 202-786-2409, hoặc qua website www.apa.si.edu/vietam. Ngân quỹ trao tặng có thể dùng thẻ tín nhiệm hay bằng ngân phiếu đề là “Smithsonian Asian Pacific American Program”. Địa chỉ liên lạc qua đường giây bưu điện: Smithsonian Asian Pacific American Program, A&I, Room 2467, MRC: 440, P.O. Box 37012, Washington, DC 20013-7012.

Lê Thùy Lan

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại Trường Valley High School, 1801 S. Greenville St, Santa Ana, CA 92704, sáng Thứ Bảy ngày 13 tháng Tư năm 2024, Giám Sát Viên Quận Cam Vicente Sarmiento Địa hạt 2 và Phó Thị Trưởng Santa Ana cô Thái Việt Phan đã tổ chức Hội Chợ Y Tế và Thông Tin Quyền Lợi của Cộng đồng. Hội chợ diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều, quy tụ hàng trăm cư dân, đa số là người Mễ Tây Cơ, một số ít người Việt Nam và các sắc dân khác. Đúng 9 giờ 15, Giám Sát Viên Vicente Sarmiento, Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan và Dân Biểu Lou Correa cùng một số viên chức thành phố Santa Ana ra chào mừng mọi người. Giám Sát Viên Vicente Sarmiento nói, hôm nay tôi và Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan tổ chức Hội Chợ Y Tế và giới thiệu với Cộng đồng các dịch vụ giúp phục vụ mọi cư dân trong thành phố hữu hiệu hơn. Chúng tôi cũng chào mừng Dân biểu Lou Correa đã đến với chúng ta, chứng tỏ ông rất quan tâm đến đời sống cư dân chúng ta.
Tại Clara Studio 15138 Goldenwest Circle Thành Phố Westminster vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật, 14 tháng Tư năm 2024 Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng làm Hội trưởng đã tổ chức thành công Chương Trình Văn Nghệ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng 4 với chủ đề "QUÊ HƯƠNG và TÌNH MẸ." Điều hợp chương trình do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng và MC Hồng Vân. Mở đầu với nghi thức chào cờ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm do ban hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ thực hiện.
Hiệp Hội Pháp Huy Công lý Người Mỹ gốc Á Nam California (AJSOCAL) đã công bố gói lập pháp năm 2024, bao gồm 04 ưu tiên nâng cao cộng đồng gốc Á. Các ưu tiên này nhằm mục đích tăng cường lực lượng lao động song ngữ, giáo dục những người lao động có trình độ Anh ngữ hạn chế về quyền lao động, cung cấp nghiên cứu về nạn buôn người và chấm dứt phương thức tuyển sinh truyền thống ở các trường đại học tư ở California.
– Vào trưa ngày Thứ Năm 11 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là để giới thiệu về những đặc điểm ưu việt của chương trình Medi-Cal mở rộng. EMS dự định sẽ có 6 buổi họp báo về chủ đề này, nhằm nâng cao nhận thức của các cộng đồng sắc tộc về những cải tiến gần đầy của Medi-Cal.
EMS cảnh báo khuynh hướng xã hội ngày nay xem người gầy như một chuẩn mực, dẫn đến tâm lý sợ hãi cơ thể mập một cách thái quá, đặc biệt đối với phụ nữ và thanh thiếu niên.
Ngày 14 tháng 4, năm 2024, văn thi sĩ Y Thy Võ Phú có buổi ra mắt tập truyện ngắn "Xóm Chài" và tập thơ "Nhật Ký 6/8 2023" của anh tại Mason District Government Center. Với hơn 150 thân hữu và bạn hữu đã đến tham dự buổi ra mắt sách của văn thi sĩ trẻ trong vùng Hoa Thịnh Đốn.
kính mời quí đồng hương tham dự buổi nói chuyện với các vị tăng ni tu viện Lộc Uyển về những phương cách kết nối truyền thông trong gia đình, cải thiện liên hệ giữa cha mẹ con cái.
Medi-Cal hiện nay đang chăm sóc y tế cho khoảng 1/3 dân số California, đang đi đầu trong cuộc cách mạng y tế toàn dân ở nước Mỹ.
Sky River Casino hào hứng giới thiệu một loạt những chương trình khuyến mãi vô cùng kích thích vào Tháng Tư này, hứa hẹn một Mùa Xuân ngập tràn cơ hội vui đùa, kích thích, và trúng lớn. Thêm vào đó, Sky River Casino thật là hãnh diễn và kích thích loan báo việc vừa mới kết hợp với Đội Bóng Đá Sacramento Republic FC. Việc kết hợp này không chỉ nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm giải trí cho quý vị khách cũng như 'fan' mà còn nhằm vinh danh và hỗ trợ di sản phong phú của Bộ tộc Wilton Rancheria và sự kết nối có từ thời tiên tổ của Bộ tộc với vùng Sacramento.
Pechanga Resort Casino hãnh diện tổ chức Cuộc Tranh Giải Golf Pro-Am Thường Niên Lần Thứ 17 của Character Media vào những ngày 9 Tháng Tư, 2024 tại sân Golf thượng hạng Journey at Pechanga của cơ sở resort-casino này. Cuộc tranh giải thể thao đặc biệt này sẽ có sự tham dự của những tay Golf nữ tên tuổi như Ashley Lau, Robyn Choi, Jennifer Chang, Soo Bin Joo và Ssu-Chia Cheng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.