Hôm nay,  

Geneve: Dựng Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân Vn Tị Nạn Cs

2/10/200600:00:00(View: 6525)
Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Tin giờ chót chiều ngày 9 tháng 2 năm 2006

Genève, Thụy Sĩ -- Lễ Khánh thành Bia Đá Tưởng Niệm Đại Thảm Nạn Thuyền Nhân Việt Nam tị nạn Cộng Sản.

Miền Nam Việt Nam tự do bị Việt cộng cưỡng chiếm bằng bạo lực, với chiến xa và hỏa tiễn Liên sô, với trọng pháo và cố vấn Trung cộng, Cuba – tính đến nay đã ba mươi năm. Sau tháng 4 năm 1975, nhiều vụ thảm sát dã man, hàng triệu người dân bị lưu đày trong các trại tập trung lao động khổ sai. Có nhiều nhà trí thức, triết gia, tu sĩ, thi văn sĩ, ký giả trong số những tù nhân đã thiệt mạng nơi đó. Mấy triệu người dân bị buộc phải bỏ nước ra đi. Bị công an biên phòng cộng sản bắt lại và trừng phạt. Bị hải tặc cưỡng hiếp và tàn sát. Bị chết đuối và bị cá sấu xé xác. Chết đói, chết khát, chết vì kiệt sức. Mấy trăm ngàn người tị nạn bằng thuyền mất tích trên biển Nam và biển Đông, trên Thái bình dương.

Những kẻ cầm đầu chế độ Cộng sản Hà nội tìm mọi cách để xóa đi những Dấu Vết, Chứng Tích Tội Ác của họ. Nhưng khắp địa cầu, nhiều người bạn của dân tộc Việt Nam vẫn còn giữ trong trí nhớ những hình ảnh về cuộc Di cư và Vượt biển của Thuyền Nhân Việt Nam từng gây xúc động lương tâm thế giới. Bằng chứng mới nhứt là chiều ngày 9 tháng 2 năm 2006, một buổi lễ Khánh Thành Bia Đá Tưởng Niệm Đại Thảm Nạn Thuyền Nhân Việt Nam tị nạn Cộng Sản đã được tổ chức tại Genève (thị xã Grand-Saconnex). Buổi lễ đơn giản, trang nghiêm và vô cùng cảm động đối với mọi người hiện diện – dân cử, đại diện chính quyền và thân hữu Thụy Sĩ lẫn cộng đồng Việt Nam tị nạn tại xứ sở của Henri Dunant, Nobel Hòa Bình, người sáng lập Hồng Thập Tự Quốc Tế. Biến cố ‘’lịch sử ‘’ này bắt nguồn từ sáng kiến của Ủy Ban Thụy Sĩ - Việt Nam* (COSUNAM) và các hội viên danh dự của Ủy Ban, gồm có nhứt là ông Michel Rossetti (đảng Cấp Tiến) cựu Thị Trưởng Thành phố Genève và ông Pierre Marti (đảng Dân Chủ Thiên Chúa giáo), cựu chủ tịch Nghị Viện thành phố Genève. Ủy Ban Thụy Sĩ - Việt Nam (COSUNAM) đã thành công tốt đẹp trong sự thực hiện Bia Đá Tưởng Niệm, cũng như tổ chức buổi lễ Khánh thành mà báo Thụy Sĩ đã loan tin từ ngày hôm qua. Cũng nên ghi thêm rằng Bia Đá Tưởng Niệm cùng với cây thông xanh, đầy nhựa sống, đứng sừng sững, vững chắc tại một công viên không xa trụ sở Liên Hiệp Quốc và phái bộ đại diện Hà nội tại Genève.

Sau đây là bản văn tiếng Pháp khắc ghi trên Bia Đá Tưởng Niệm Đại Thảm Nạn Thuyền Nhân Việt Nam tị nạn Cộng Sản :

‘’En souvenir de l’exode des boat-people dans le monde 1975 -2005

Les réfugiés vietnamiens remercient la Suisse et les pays d’accueil.

Nous sommes heureux de vivre dans cet espace de paix, de liberté et de démocratie.

Le Vietnam, pays de nos ancêtres, restera à jamais dans nos cœurs.’’

* Ban Chấp hành Ủy Ban Thụy Sĩ - Việt Nam gồm có ông Chủ tịch Thierry Oppikopfer, đồng Phó Chủ tịch cô Hoàng Thị Thụy Cơ và ông Paul Keiser, ông Tổng Thư ký Nguyễn Tăng Lũy và các Thành viên, cô Nguyễn Thị Xuân Trang, ông Hoàng Đình Tường, ông Nguyễn Đăng Khải, ông Lương Minh Đức và ông Jean-Marc Comte (COSUNAM Case postale 353 1211 Genève 17 Suisse – [email protected]).

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nhiều người có mặt tại USS Midway Museum (San Diego, Nam California) để tham dự buổi lễ tưởng niệm “Legacy of Hope: From Operation Frequent Wind to Vietnamese Refugees Resilience” (Di Sản Hy Vọng: Từ Chiến Dịch Gió Lốc Đến Sự Kiên Cường Của Người Việt Tị Nạn) vào Chủ Nhật ngày 27 tháng 4 năm 2025 cho biết họ gặp rất nhiều người quen từ khắp nơi ở Mỹ đổ về. Lý do đơn giản là vì qui mô của sự kiện. Ông Châu Thụy, Chủ Tịch của tổ chức Bảo tàng Di sản Việt Nam, nói với Việt Báo rằng số người tham dự là hơn 3,000 người gốc Việt; chưa kể hàng trăm cựu chiến binh Hoa Kỳ cùng gia đình tham dự. Ban tổ chức đã phải điều động 17 xe bus để chuyên chở người tham dự từ Quận Cam đến San Diego. Họ là cựu chiến binh VNCH, là những người từng di tản, vượt biên; họ thuộc nhiều hội đoàn khác nhau của cộng đồng gốc Việt. Người tham dự có người già đã trên 90 tuổi, có những em nhỏ còn học tiểu học. Ông Thụy đặc biệt tri ân những nhà tài trợ cùng hằng trăm thiện nguyện viên đã góp tài chính, công sức để sự k
Trong chuyến đi Nhật để ngắm hoa anh đào vào đầu tháng 4 năm 2025, gia đình tôi check-in tại một khách sạn ở Osaka. Đang loay hoay tìm tiếng Anh đơn giản để nói chuyện với một tiếp tân người Nhật, thì một cô nhân viên khác đến cười tươi và hỏi: “Cô chú là người Việt Nam?” May quá, gặp được đồng hương rồi! Cô bé tên Q., đưa chúng tôi sang bộ phận check-in dành cho khách ngoại quốc. Cô cho biết mình làm ở khách sạn đã gần hai năm. So với một số đồng nghiệp người Nhật, tiếng Anh của cô khá hơn, cho nên công việc cũng ổn định. Q. quê ở Đà Nẵng, gia đình vẫn còn ở đó. Cô sang Nhật sáu năm trước để đi du học; nay đã đi làm, đang chờ đủ điều kiện để nộp đơn xin thành thường trú nhân.
Hội Nhiếp Ảnh PSCVN ở Nam Cali, Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi trưng bày cả trăm bức ảnh của hơn 60 hội viên và bạn hữu. Dưới sự hỗ trợ và góp sức của rất nhiều người, thêm sự bảo trợ của Dân Biểu Tạ Trí buổi khai mạc đã diễn ra rất long trọng và đông đảo quan khách tham dự. Người Việt ở khắp nơi đã đến tham dự và xem triển lãm trong vòng hai ngày 26 và 27 tháng Tư, năm 2025 tại phòng khánh tiết của Khu Bolsa Row, trung tâm của thủ đô người Việt tị nạn "Little Saigon". Buổi triển lãm còn có thêm sự góp mặt của Hội Hoa Lan của Ông Hà Bùi với những giò Lan đủ màu được sắp xếp hài hoà trong một khung cảnh lịch sự, ấm cúng và trang nhã. Ngoài ra, Tối Thứ Bảy ngày 26 còn có một buổi văn nghệ giúp vui của Ban Nhạc "No Name Band" do Trần Tùng điều khiển với sự góp mặt của ca sĩ Trọng Nghĩa trong chủ đề Romanza Night.
Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta. Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do. Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.
Diasporic Vietnamese Artists Network – DVAN và Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (Vietnamese American Arts & Letters Association - VAALA) hân hạnh giới thiệu chương trình đặc biệt mang chủ đề “Five Decades in Diaspora: A conversation with Viet Thanh Nguyen & An-My Le” (Năm Thập Niên Hải Ngoại: Mạn đàm cùng Việt Thanh Nguyễn và An-Mỹ Lê), nhằm đánh dấu cột mốc lịch sử: 50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. Chương trình sẽ diễn ra vào Chủ Nhật, ngày 4 tháng 5, năm 2025, từ 1:30 đến 3:30 chiều, tại Delhi Center ở Santa Ana, California.
Thành phố Garden Grove sẽ có buổi lễ tuyên dương những sinh viên đại học sống tại Garden Grove cho thành tích học tập của họ. Các sinh viên undergraduate, post-graduate, hoặc sắp ra trường mùa học 2025 đồng thời là cư dân Garden Grove có thể liên lạc với Thành phố để tham gia chương trình ‘Garden Grove College Graduates' Reception’ được tổ chức vào Thứ Ba, 10 tháng Sáu, 2025. Hạn chót để ghi danh là Thứ Ba, 27 tháng Năm, 2025 trên website ggcity.org/grads.
Năm nào 30 tháng 4 cũng là ngày quan trọng đối với mọi người Việt. Người gọi đó là ngày “thống nhất đất nước”, người thì coi là ngày “quốc hận”. Năm nay là năm thứ 50, dù đứng ở phía nào, chính kiến nào, ngày này lại càng có ý nghĩa đặc biệt. Đặc biệt bởi con số “50” tròn trịa; đặc biệt vì dù được xem là ngày đất nước thống nhất, lòng người vẫn chia xa; đặc biệt cũng là bởi vết thương không lành, còn đầy tủi hờn chưa vơi của nửa còn lại – quốc hận.
Cuộc vui nào rồi cũng tan, buổi sum họp nào rồi cũng phải chia lìa, cho dù cuộc vui, cuộc họp mặt ấy hoan hỷ, thanh tịnh và tràn đầy ý nghĩa. Lễ Phật đản chung ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã khép lại, quý thầy đã quay về bổn tự, quý đồng hương Phật tử về lại nhà và tiếp tục công việc mưu sinh. Đất trời Hoa Thịnh Đốn vẫn trong xanh và cao rộng như tư thuở tạo thiên lập địa. Ấy vậy mà dường như có điều chi khác lạ? Phải chăng là đồng vọng âm thanh và hình ảnh của những ngày lễ Phật đản sinh?
Khi có hỏa hoạn, Bạn phải gọi Sở Cứu Hỏa. Khi Bạn đang ở trong tâm trạng khủng hoảng về tinh thần thì Bạn cần phải làm gì? Hãy liên hệ với OC Links để được tư vấn.
Ngày 4/1/2025, trong phòng House Press Gallery của Capitol Hill, giữa hàng trăm dân biểu chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức, có một người đàn ông gốc Việt, nắm chặt tay cậu con trai nhỏ của ông, đứng trò chuyện với các dân biểu, thượng nghị sĩ khác. Vài tiếng sau đó, cùng với các dân biểu đắc cử trên khắp tiểu bang nước Mỹ, ông đưa tay tuyên thệ, chính thức trở thành dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên đại diện cho Little Saigon trong 50 năm qua.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.