Hôm nay,  

Hoà Lan: Họp Nhân Quyền Vn Đòi Tự Do Báo Chí, Đa Đảng

30/12/200500:00:00(Xem: 5904)
- Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2005, Cộng Đồng VN tị nạn CS đã tổ chức buổi hội thảo quốc tế tại Hoà Lan để nhận định về tình hình nhân quyền tại VN hiện nay. Nhiều bản tham luận được trình bày, khẳng định chế độ CSVN vẫn tiếp tục đàn áp tôn giáo, khủng bố tàn bạo các nhà dân chủ...Bản tường trình như sau.

Sau khi tham dự biểu tình ngày thứ sáu 9-12-2005 lúc 13 giờ đến 13.30 giờ trước Đại sứ quán cộng sản Việt Nam tại Den Haag do Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan tổ chức, chúng tôi gồm có các Ông Bùi Tín (Pháp), Gs. Nguyễn Quốc Khải (Mỹ), Bà Ngô Thị Ngoan (Pháp), Ông Trần Ngọc Thành (Ba Lan, Đàn Chim Việt) và tôi, đã về hội trường Trung Tâm Họp Báo Quốc Tế Nieuwspoort Den Haag Quốc Hội Hòa Lan. Ở đó có các Ts. Phan Văn Song (Pháp), Ts. Nguyễn Văn Trần (Pháp) do anh Nguyễn Văn Đáo hướng dẫn. Phái đoàn từ Đức gồm có các Anh Phạm Hoàng và Anh Trần Thọ Tuấn báo Cánh Én, Anh Phạm Văn Kiểm báo Diễn Đàn Việt Nam, đã trực tiếp sang. Anh Nguyễn Điền Lăng, Phó chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan, và Chị Thu Vân, Đảng viên Đảng Việt Tân / Hòa Lan, đã đến kịp lúc… Rất vui vẻ và thật ấm lòng khi gặp được các anh chị em đến...

Lần lượt đến là Ts. W. Koetsier (Hòa Lan, Tổng thư ký Tổ Chức Quốc Tế Tự Do Tôn Giáo và Hòa Bình), Bà E. Kusami (Nhật, Chủ tịch Liên Hiệp Phụ Nữ Thế Giới), Bà Ts. E. Latham (Aruba, Chủ tịch Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc / Hòa Lan), Ký giả Christopher Davis (Anh, ChrisCrossNews, Wahington Post), Ông Rob Rijbering (Hòa Lan, Amnesty International), Bà K. Healey (Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hòa Lan), Ông R. Meijer (Hòa Lan, NATO), và rất nhiều người Hòa Lan và Việt Nam khác… Các nhân vật chào mừng nhau rất vui và thân mật.

Đúng 15.30 giờ khai mạc hội nghị bằng Anh ngữ, cô Thanh Quyên thuộc thế hệ nối tiếp trong phần mở đầu đã nói rõ mục đích của cuộc hội nghị này, việc xin cho Gs. Trần Khuê qua Hòa Lan để thuyết trình nhưng không được nhà nước Việt Nam cấp hộ chiếu cho xuất ngoại, và cô đã nhấn mạnh đến những người đang bị giam giữ bởi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, đặc biệt là 3 nhân vật: Bs. Phạm Hồng Sơn, Ký giả Nguyễn Vũ Bình, và Ông Nguyễn Khắc Toàn.

Tiếp đến cô Thanh Quyên đã giới thiệu Ts. Wim Koetsier điều hợp chương trình. Trong nhiệm vụ điều hợp buổi hội thảo này, Ts. Koetsier đã nói đến hoạt động nhân quyền trên nước Mỹ và Âu Châu, sự kiện của Trung Quốc, những việc liên quan đến nhân quyền Việt Nam, và sau cùng ông giới thiệu thành phần các thuyết trình viên, gồm có: Gs. Nguyễn Quốc Khải, Ông Bùi Tín, và Bà Ts. Eva Latham.

Gs. Nguyễn Quốc Khải, Phó chủ tịch Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam và Tổng biên tập Vietnam Review, thuyết trình “A New Wave of Repression Against Religious Freedom and Human Rights in Vietnam”. Trong phần thuyết trình Gs. Nguyễn Quốc Khải đã duyệt qua tình trạng của các tôn giáo Việt Nam bị đe dọa và đàn áp, đã dẫn chứng tài liệu qua các sự kiện từ các Ủy Ban Quốc Tế Tự Do Tôn Giáo, The Washington Post, và sau cùng ông kêu gọi nhà nước cộng sản Việt Nam hãy phóng thích 3 nhân vật còn bị giam giữ là Ký giả Nguyễn Vũ Bình, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, và Nhà giáo Nguyễn Khắc Toàn.

Được giới thiệu như là một người hiện nay đang làm cho cộng sản Việt Nam đau đầu là Ông Bùi Tín - cựu Đại tá Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, và Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân, kiêm Tổng biên tập tuần báo Nhân Dân Chủ Nhật. Tháng 9-1990 ông sang Pháp dự hội hàng năm của báo Nhân Đạo (l´ Humanité) rồi quyết định ở lại xin tỵ nạn tại Pháp để đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền Việt Nam.

Theo Ông Bùi Tín đến 29-12-2005 là 80 tuổi (trong sách “Chia sẻ Tình Yêu Thương” ông sinh ngày 29-12-1927), nhưng giọng nói vẫn còn sắc bén và dõng dạc. Ông luôn giữ phong cách viết tỉnh táo, chân thành, trong sáng, có sức thuyết phục để đi vào lòng người.

Thật vậy. Những bức xúc của ông về tình trạng Việt Nam trong những năm vừa qua được những người có mặt trong hội trường đã đồng quan cảm cùng với ông, đặc biệt khi ông thông báo tờ báo điện tử “Tiếng Nói Dân Chủ” ra ở trong nước, và sự kiện của ông Hoàng Minh Chính, cựu Viện trưởng Viện Triết Học Maxist/Leninist. Cuối cùng dưới hệ thống cộng sản một chiều hiện nay, ông kêu gọi phải có tự do báo chí và cuộc tuyển cử với hệ thống đa nguyên đa đảng.

Trong cuộc hội thảo này thay vì cựu Thủ tướng Hòa Lan, cựu Cao ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc Gs.Ruub Lubbers đến dự, nhưng ông đã đi tham dự hội nghị ở nước ngoài đến 12-12-2005 mới về đến Hòa Lan. Và hai Dân biểu Bà Ts. Tjon A Ten (Đảng Lao Động PvdA), và Dân biểu Ls. Hans Baalen (Đảng Tự Do Dân Chủ Hòa Lan VVD) thay vì có mặt, nhưng vào giờ chót có cuộc họp quan trọng của Ủy Ban Ngoại Giao và Quốc Phòng thuộc Quốc Hội Hòa Lan về việc cho quân đội Hòa Lan đến Afghanistan, nên hai người đành phải vắng mặt. Dân biểu Hans Baalen là người đã làm giấy chính thức mời Gs. Trần Khuê qua Hòa Lan để thuyết trình.

Thay thế chỗ trống này là Bà Ts. Eva Latham, Chủ tịch Ủy Ban Quốc Tế Giáo Dục Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Hòa Lan. Ts. Latham là người Aruba, rất có kinh nghiệm trong vấn đề giáo dục nhân quyền (human rights education). Bà Latham đã rút ra rất nhiều điểm từ Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948 để so sánh với tình trạng hiện tại ở Việt Nam. Và từ đó theo Bà, các tổ chức quốc tế cần nên có những tài liệu nhân quyền Việt Nam rõ ràng hơn để có thể rút ra kết luận khi làm việc.

Sau đó là phần hội thảo, có rất nhiều ý kiến đóng góp, nhất là thành phần trẻ, nên phần hội thảo rất sống động. Đã có hai cô thiếu nữ người Việt Nam khi phát biểu bằng tiếng Anh rất lưu loát. Cô Thanh Quyên đã đọc bài viết của Gs. NCK từ trong nước gởi ra ngày 8-12-2005. Bài viết bằng tiếng Anh (và tiếng Việt đọc ở Nieuwegein ngày 10-12-2005).

Gs. NCK có ý kiến đề nghị 7 điểm:

1.Hủy bỏ điều 4 hiến pháp, là điều luật “hiến pháp hóa” độc quyền cai trị vĩnh viễn của đảng cộng sản Việt Nam trên đất nước này...;

2.Tôn trọng quyền tự do lập hội, bảo vệ an ninh và quyền sinh hoạt của mọi thành viên trong các hội này...;

3.Tôn trọng quyền tự do ngôn luận, nghĩa là phải cho mọi người dân được quyền phát biểu, phê phán cách cai trị của nhà cầm quyền như trong hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện được...;

4.Tôn trọng quyền tự do ứng cử và bầu cử. Hoàn toàn bãi bỏ thể lệ “đảng cử dân bầu” như đã thực hiện suốt 60 năm qua...;

5.Tôn trọng quyền tự do tôn giáo, nghĩa là phải chấp nhận cho mọi người thuộc bất kỳ tôn giáo nào đã được quốc tế công nhận, được tự do hành đạo và phổ biến đạo của mình...;

6.Trả tự do ngay cho những tù nhân đã bị giam giữ vì lên tiếng tranh đấu cho tự do dân chủ trong nước...;

7.Nếu nhà cầm quyền Việt Nam phủ nhận những cáo buộc của các nhà dân chủ trong và ngoài nước, thì phải để cho các phái đoàn điều tra nhân quyền quốc tế được tự do vào trong nước để đến bất cứ nơi nào họ cần điều tra, và gặp bất cứ nhân vật nào họ cần gặp.

Có thể nói đây là tiếng nói nghiêm chỉnh, có nhiều ý kiến đề nghị rất đáng được quan tâm, và nhà nước Việt Nam nên có thành ý hơn trong việc nghiên cứu những đề nghị này. Ngày 13-12-2005 và 16-12-2005 bài viết này đã được gởi theo với Kiến Nghị Thư khi tiếp xúc với Bộ Ngoại Giao Hòa Lan và Ủy Hội Âu Châu.

Đúng 18 giờ buổi hội thảo bế mạc. Nhưng sau buổi hội thảo, rất đông các nhân vật đã ở lại để trao đổi với nhau thêm nữa về tình hình Việt Nam. Các nhân vật ở lại, 61 người, đều nói rằng thời gian hội thảo quá ngắn.

Đây là buổi hội thảo quốc tế đạt được kết quả khả quan và chất lượng cao. Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam hy vọng sẽ có những buổi hội thảo kế tiếp hơn nữa, và có được tầm vóc lớn để quốc tế hỗ trợ và quan tâm hơn đối với Việt Nam.

***

9-12-2005: Trung Tâm Họp Báo Quốc Tế Nieuwspoort Den Haag (The Hague): Quốc Tế

10-12-2005: Veerhuis Nieuwegein: Việt Nam

13-12-2005: Bộ Ngoại Giao Hòa Lan: trình Kiến Nghị Thư tại Den Haag

16-12-2005: Ủy Hội Âu Châu: trình Kiến Nghị Thư tại Brussels.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
Cuộc vận động sẽ tăng cường kiến thức và thảo luận để giảm nguy cơ, phát hiện dấu hiệu và đưa ra lựa chọn...
Pechanga Resort Casino hân hạnh kính mời quý vị đến tham dự chương trình nhạc hội chủ đề “Trấn Thành – The Galaxy Show” sẽ được tổ chức vào lúc 8 giờ tối ngày Thứ Bảy 30 tháng Ba, 2024 tới đây trên sân khấu Pechanga Summit. Nhạc Rap xuất phát từ thập niên 70 tại Mỹ và khi bước sang thập niên 90 thì nở rộ. Đây là một thể loại nhạc “khác với những dòng nhạc khác” nhưng có lẽ nhờ vậy, nó lại chiếm một chỗ riêng trong thế giới âm nhạc. Đối với khán thính giả người Việt, nó rất lạ và thời gian đầu không được chào đón nồng nhiệt lắm, phần vì còn quá mới mẻ và phần vì giới nghệ sĩ Việt còn bỡ ngỡ chưa quen với thể loại nhạc không phải nhạc này. Có thể nói đó là một hình thức hát nói. Nhưng theo thời gian, giới trẻ lớn lên đã quen thuộc với nó và biết sử dụng những âm hưởng nhạc tiềm ẩn của ngôn ngữ Việt để đặt ra những ca khúc Rap rất riêng cho khán thính giả Việt
Forbes Travel Guide đã thông báo Yaamava’ Resort & Casino được đánh giá sao cao quý ở ba hạng mục trong hai năm liên tiếp. Serrano Spa đã giành được 5-Sao, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort mỗi nơi được bình chọn 4-Sao từ Forbes Travel Guide. “Chúng tôi rất vinh dự vì dịch vụ chăm sóc khách hàng mà chúng tôi luôn ưu tiên hàng đầu đã được công nhận,” Kenji Hall, Giám Đốc Điều Hành của Yaamava’ Resort & Casino cho hay. “Serrano Spa, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort đại diện cho những trải nghiệm tuyệt vời và cao cấp mà khách hàng của chúng tôi mong đợi. Chúng tôi xin tri ân San Manuel Band of Mission Indians đã tin tưởng và trao trách nhiệm để chúng tôi vận hành khu nghỉ dưỡng và giải trí của bộ lạc.”
Vào trưa ngày Thứ Năm 29 tháng 2 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với hai tổ chức Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), Asian Americans Advancing Justice Southern California (AJSOCAL) có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Trưa thứ bảy ngày 2/3/2024 trước Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc, hàng ngàn người thuộc Cộng đồng người Việt Tự do cùng Cộng đồng người Cam Bốt hải ngoại, Cộng đồng người Miến Điện tự do và Cộng đồng người Lào tự do đã tổ chức biểu tình phản đối các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, đàn áp người dân tại các quốc gia quê nhà...
Chiều Chủ nhật 3-3-2024, tại nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst của thủ đô tị nạn Little Saigon, nhiều đồng hương đến dự buổi ra mắt cuốn sách thứ nhì của ca sĩ kiêm nhà văn Thanh Lan có tên là Trắng Đêm...
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Tháng 3 năm 2024, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thành lập được 14 năm. Trong gần 8 năm qua với mục đích đào tạo và khuyến khích tài năng trẻ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thực hiện chương trình "Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ" với các lớp dạy tiếng Việt, dạy múa và hát hoàn toàn miễn phí cho các em...
Theo thông lệ hằng năm vào dịp đầu Xuân các Liên Đoàn Hướng Đạo Miền Tây Nam Hoa Kỳ, thuộc Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam đều tổ chức lễ chào cờ đầu năm để giúp các em gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa cũng như tập tục Việt Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.