Hôm nay,  

Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng Mời Dự Lễ Giỗ Nhà Cách Mạng Phan Châu Trinh Lần Thứ 92

20/03/201800:00:00(Xem: 4844)
LE GIO CU PHAN DSC_0730
Các Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng.
 

Westminster (Bình Sa)- - Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng Kính mời qúy Thầy Cô, qúy thân hữu, qúy Anh Chị Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng vui lòng đền tham dự Lễ Giỗ Nhà Cách Mạng Phan Châu Trinh Lần Thứ 92 sẽ được long trọng tổ chức vào lúc 10:30 sáng Chủ Nhật ngày 25 tháng 3 năm 2018 tại nhà hàng Golden Sea Restaurant, 9802 Katella Ave., Anaheim, CA 92804, điện thoại (714) 643-9890. Giá vé ủng hộ là $ 30.00, để việc tổ chức được chu đáo và đầy đủ xin qúy vị ghi tên tham dự  về địa chỉ email: webmaster@phanchautrinhdanang.org hoặc liên lạc về các số điện thoại sau đây: Phan Ứng Thời (626) 673-5753, Trương Công Lập (714) 363-7378, Đoàn Ngọc Đông (714) 360-2374, Huỳnh Tuấn (714) 757-7536, Võ Văn Thiệu (714) 423-7208.

Mọi sự ủng hộ, chi phiếu xin ghi: A.H. Phan Chau Trinh D.N. Inc. gởi về địa chỉ: 4910 Willmonte Ave., Temple City, CA 91780.

Chương trình có phần văn nghệ do các cựu học sinh Phan Châu Trinh và thân hữu trình diễn.

Là những học sinh đã được vinh dự học dưới mái trường mang tên Nhà Cách Mạng Phan Châu Trinh, vì thế hằng năm Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng đều long trọng tổ chức ngày lễ giỗ Cụ Phan để ghi nhớ công ơn nhà cách mạng đã dấn thân đấu tranh, đề xướng duy tân hóa quốc gia, giải thóat người Việt khỏi sự lệ thuộc Trung Hoa về văn hóa trong hơn 2000 năm, và xây dựng nền móng dân chủ cho đất nước.

Về tham dự lễ giỗ còn là dịp để Thầy trò có cơ hội gặp nhau, trao cho nhau những tin tức vui buồn trong cuộc sống, đồng thời cũng là dịp để chúng ta nhớ về một nhà cách mạng đã dấn thân đấu tranh cho nền dộc lập, tự do dân tộc.

Vài nét về nhà Cách mạng Phan Châu Trinh, ông tên chữ Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, sinh năm 1872 tại làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Cha là Phan Văn Bình làm quan Võ, có thời gian làm chuyển vận sứ phong trào Cần Vương, mẹ họ Lê con nhà vọng tộc quê Phú Lâm. Tiên sinh là con út trong gia đình. Ông lập gia đình với bà Lê Thị Trung và có 3 người con.

Người con út là Phan Châu Dật đã có một thời gian sinh sống cùng ông tại Pháp, sau về lại Huế và lâm trọng bệnh đem vào chửa trị tại bệnh viện Huế và mất tại đây khi còn rất trẻ rồi được đưa về chôn cất tại làng quê Tây Lộc. Hai người con gái lớn của Cụ Phan là bà Phan Thị Châu Liên có chồng là ông Đốc Ấm (Lê Ấm), em bà Liên là Phan Thị Châu Lan có chồng là Ông Nguyễn Đồng Hợi.


Thuở thiếu thời Tiên sinh rất thông minh đi tới đâu nổi tiếng tới đó. Tánh tình cương trực, lấy lẽ phải tranh biện, thức giả đều cho ông là người phi thường. Ông đỗ cử nhân năm 1900 và đỗ Phó Bảng năm 1901. Năm 1902 được bổ làm Hậu Bổ ở Huế rồi vì anh Cả mất nên ông về lại quê nhà cư tang và dạy học. Năm 1903 lại được bổ làm Thừa Biện Bộ Lễ. Khi ở Huế mấy năm ông đã nhìn thấy tất cả nhân tình thế thái và cái nguyên nhân hủ bại, ông lại giao du với những vị tân học như Thân Trọng Hòe, Đào Nguyên Phổ nghe thấy được nhiều báo mới, sách mới về tư tưởng của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu. Từ đó ông quyết chí từ quan, tìm bạn đồng chí đem học thuyết tư tưởng mới mà truyền đạt, để trừ cái độc tài chuyên chế và tệ nho học ở nước mình. Ông đi cùng khắp Trung Nam Bắc rồi sang Tàu và cùng Phan Bội Châu sang Nhật. Tiên sinh ở Nhật được vài tháng, chuyên tâm nghiên cứu cả nội tình ngoại thế bèn quyết kế về lo hành động trong nước đối với Quốc Dân. Năm 1904, Ông cùng hai người bạn tâm huyết và cũng là hai đồng chí là Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp khởi xướng và phát động phong trào Duy Tân. Tư tưởng của Cụ Phan là Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh được thể hiện qua tác phẩm “Chí Thành Thông Thánh” ký tên là Đào Mộng Giác, phát biểu tư tưởng chống đối lối học khoa cử, lên án chế độ ngu dân, bần cùng hóa nhân dân ta bởi chính quyền bảo hộ và bọn tay sai thực dân Pháp. Qua tác phẩm nầy của Phan Châu Trinh và bài phú Lương Ngọc Danh Sơn của Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp đã gây tiếng vang lớn trong giới trí thức trẻ nhất là trong giới quan lại và tay sai Nam Triều. Phan Châu Trinh và các đồng chí của ông đã dùng văn tự và môi trường khoa cử để phê phán nền giáo dục ngu dân lúc bấy giờ. Nhất là dùng nó vào việc cổ động tân học cùng chủ trương duy tân của mình. Từ việc khuyến khích mặc Âu phục, bỏ búi tóc, cắt tóc ngắn đều từ ý nghĩ tân học của người khởi xướng. Cả cuộc đời nhà Cách mạng Phan Châu Trinh là sự dấn thân không mòn mỏi cho dù trong thời gian tù đày ở Côn Lôn hay trong nhà giam tại nước Pháp. Cụ mất đi ngày 24 tháng 3 năm 1926 tại Sài gòn, sống được 55 tuổi! Đồng bào cả nước đều để tang và nhiều nơi cùng nhau làm Lễ Truy Điệu. Tại Sài Gòn đồng bào đưa đám tang Cụ rất đông chưa từng có để bày tỏ lòng tiếc thương một người đã vì non sông nặng gánh, sắc son một lòng...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.