Hôm nay,  

Mỹ, Ấn Kết Thân Quân Sự Ngăn Khủng Bố, Cản Hoa Lục

27/01/200600:00:00(Xem: 6251)
CHAUBATIA, Ấn Độ (KL) - Theo tin của John Lancaster, nhà báo chuyên về ngoại vụ của Washington Post.

Sau độc lập hơn nửa thế kỷ, lính nuớc ngoài đã quay trở lại với các căn bungalow trong cái trại của lính thuộc địa thuở nào, với những đền thờ xây bằng đá và với những cảnh quan toàn cảnh của dẫy núi Hy Lạp Sơn. Nhưng lần này các người lính này nói giọng Mỹ, chứ không phải giọng Anh, mục đích đến của những lính này không phải là để chinh phục Ấn Độ, họ đến để gây tình đồng minh.

Sau một loạt thao dượt mới đây, 120 lính chiến đấu của Mỹ đã tới đây để huấn luyện các đối tác Ấn Độ trong lãnh vực chống khủng bố và giữ hòa bình. Nhưng người lính Mỹ này đã được toàn dân Ấn Độ hoan nghênh. Ngoài việc lên lớp huấn luyện, lính Mỹ còn sử dụng các loại vũ khí của Ấn Độ, kết thân với lính Ấn trong các cuộc đá banh và chơi bóng truyền, ăn cơm chay Ấn với mùi cà-ri và lưỡi bị tê đi vì gia vị cay.

"Khi quân đội của hai nuớc hợp lại với nhau, người ta muốn nói, 'Này nhé, chúng ta có thể làm việc với nhau, chúng ta cùng nhau hoàn tất," theo lời của đại úy Mỹ bộ binh Robert Atienza, 31 tuổi, người San Diego, chỉ huy đại đội bộ binh đóng tại Hạ Uy Di, công tác thao dượt hai tuần ruỡi đã b8át đầu trong tuần vừa qua. "Cuộc thao dượt này thực là lớn".

Điển hình cuộc thao dượt này là chú trọng tăng tiến mới giao hữu giữa Hoa kỳ và Ấn Độ sau hàng chục năm hầm hừ nhau trong chiến tranh lạnh, và căng thẳng vì các vụ thử bom hạch nhân của Ấn Độ năm 1998.

Hoa Kỳ đã hối thúc, nên chánh quyền hai nuớc đã ký kết các thoả ước quân sự, thương mại và khoa học trong hai năm qua và đang bàn cãi về vấn đề bán công nghệ nguyên tử dân sự cho Ấn Độ. Chánh quyền Bush cố gắng biến Ấn Độ thành một đối tác chống chủ trương khủng bố.

Nhưng một số phân tích gia cho rắng đó là một đối trọng chiến lược đối với Trung quốc. Trong khi đó Trung quốc cũng ve vãn Ấn Độ bằng cách hòa giải các mâu thuẫn biên giới giữa Hoa-Ấn để bình an mở rộng lãnh thổ Trung quốc tới Tây Tạng bằng đường xe lửa đuợc xây dựng gấp rút.

Nhìn thấy Bắc Kinh cho lập đuờng xe lửa dài hàng ngàn cây số, bất cần kỹ thuật từ vùng đất thấp lên vùng đất cao nhất của trái đất, băng qua vùng băng giá quanh năm, đất thường lở vì thời tiết thay đổi; Tây phương đã gọi Bắc Kinh là "con gà trống thép" trên vùng tuyết trắng với đoàn quân sẵn sàng tình nguyện nằm lại trên vùng đất mới để lập nghiệp và bảo vệ Trung quốc.

Tiếng gáy của con gà này làm khối Tây phuơng bủn rủn còn hơn là nó mổ. Chính vì thế cái quốc gia từng treo bảng "Cấm chó và người Tàu" vào công viên tại nhượng địa, nghe nói quốc gia này đã cho Hoa ngữ là một môn ngoại ngữ bắt buộc tại các học đường của nước này.

Khuynh hướng nồng thắm Ấn-Mỹ này cũng đã cho thấy sự đột xuất chú ý của các doanh gia Hoa kỳ như Bill Gates, chủ tịch công ty Microsoft, người mới đây đã tuyên bố đầu tư 1,7 tỷ Mỹ kim vào Ấn Độ, cái mới nhất là cả dây chuỗi xí nghiệp Hoa kỳ đang lượm tiền nhờ nền kinh tế Ấn Độ đang bùng lên với những chất xám thặng dư giá bèo.

Những dấu hiệu khác nữa là các luật sư Hoa kỳ diễn ra cả loạt tại New Delhi trong những tháng gần đây với những tuyến bay của hàng không thương mại đang tăng lên nối giữa hai nước. Ngoài ra con số du sinh Ấn Độ tăng lên 80 ngàn sinh viên theo học các truờng đại học tại Hoa Kỳ, theo như toà đại sứ Hoa kỳ tại New Delhi cho biết.

Tổng thống Bush đang lập thời biểu để công du Ấn Độ lần đầu tiên vào đầu tháng ba, theo lời mời của Thủ tuờng Manmohan Singh, một nhà kinh tế giấu mặt từng gặp ông Bush tại Nhà Trắng hồi tháng bẩy. Tại New Delhi,ngày thứ sáu, bộ truởng ngoại giao Shyam Saran đã cho biết, cuộc viếng thăm đã dự định sẵn thực sự cho thấy có sự biến chuyển tối quan trọng đã xẩy ra và đang xẩy ra trong quan hệ Mỹ-Ấn.

Saran tuyên bố trong cuộc họp báo ngay sau khi gặp mặt Thứ truởng ngaọi giao R. Nicholas Burns làm chuyến tham quan thủ đô Ấn Độ lần thứ ba sau sáu tháng. "Ấn Độ là một trong vài quốc gia có khí thế toàn cầu và cò cái nhìn cơ bản giống như Hoa kỳ," theo lời của ông Burns nói trong một cuộc phỏng vấn điện thoại tại New Delhi.

Mỹ và Ấn vẫn còn có có những sự khác biệt quan trọng. Nhất là Ấn Độ có mối quan hệ lịch sử thắm thiết với Iran và đang có kế họah lập đuờng ống dẫn khí đốt thiên nhiên từ Iran băng ngang Pakistan, một cớ mà chánh quyền Bush đã cảnh bào là nó có thể đưa tới sự trừng phạt các công ty Ấn Độ chiếu theo luật Hoa kỳ là phải cô lập chế độ Hồi giáo tại Iran. Giới chức Ấn Độ cho biết, dự án này là dự án cốt yếu cho vấn đề an toàn năng luợng của quốc gia họ trong khi Trung quốc đang lấy thế kinh tế phát triển nhanh, thu mua năng lượng để chặn đầu các nước lân bang.

Lý do là Ấn Độ đang đi trên dây chão trong việc giữ bang giao với Hoa kỳ và Iran trong khi Iran bí mật phát triển vũ khí hạch nhân.

Ấn Độ miễn cưỡng không dám lên giọng chung cùng với bài ca của Washington, sợ gây ảnh hưởng tới các đảng phái chính trị của Ấn Độ đang chống chính sách của chánh quyền Bush về Iraq và mậu dịch tự do.

Một trong những trắc nghgiệm quan trọng nhất của mối quan hệ mới này là xoay quanh thỏa ước đã ký giữa ông Bush và ông Singh tại Washington hồi tháng bẩy, cho phép Ấn Độ được quyền có lò nguyên tử và nhiên liệu nguyên tử để tạo ra năng lượng điện. Theo sự thỏa thuận này, Hoa Kỳ sẽ bãi bỏ việc bán công nghệ như thế cho Ấn Độ, còn cung cấp cho ấn độ các thiết bị để mở các nhà máy hạch nhân dân sự có quốc tế giám sát cùng với các khoản bảo vệ phòng hờ khác.

Tuy thế việc này vẫn chưa xẩy ra cho tới khi các nhà máy hạch nhân dân sự và nhà máy hạch nhân quân sự phải được phân ra một cách rõ rang. Sau đo quốc hội Hoa Kỳ mới cho biểu quyết về thỏa thuận này. Các nhà phê bình lên tiếng là thỏa thận này sẽ làm suy yếu nỗ lực cấm bành truớng vũ khí hạt nhân và cho thấy Hoa kỳ có cái tiêu chuẩn nước đôi trong khi đối xử với các quốc gia như Bắc Cao Ly và Iran.

"Hệ thống cấm phổ biến là dựa trên các qui luật." theo lời của ông Michael Krepon, một chuyên gia của vấn đề này của Trung tâm Henry L. Stimson tại Washington. "Qui luật này có bao giờ được tôn trọng đâu , luật lệ này đẻ ra để làm cho người ta dễ phá luật. Chánh quyền đưa ra đường lối này là làm hại tất cả các qui luật đó."

Giới chức Hoa Kỳ giải thích,thỏa thuận này sẽ củng cố nỗ lực cấm phổ biến bắng cách mở ra các nhá máy hạt nhân dân sự của Ấn Độ có sự giám sát của người ngoài lần đầu tiên. Giới chức này nói, Ấn Độ có đủ tư cách để hưởng biệt lệ lóe ra các giá trị dân chủ và có thành tích làm gương trong việc năn ngừa bí mật nguyên tử lọt vào tay của kẻ xấu chơi.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Burns cho biết, cuộc nói bàn thảo của ông trong tuần qua với giới chức Ấn Độ đã không thong trong kế hoạch phân rõ cái nào thuộc dân sự và cái nào thuộc quân sự, ông không dự đoán thỏa thuận này có duy trì được không cho tới ngày ông Bush tham quan Ấn Độ. "Nó có thể và không lấy gì chắc chắn cho lắm," theo lời ông nói.

Nếu như thỏa thuận này đạt được, "Cả thế giới sẽ hoan hỉ để nói,' Chúng tôi nói có sai đâu. Không có thể nào tin Hoa Kỳ đuợc, chuyên nói láo để giữ phần riêng của mình," theo lời của ông C. Raja Mohan, một phân tích gia và bình luận gia tại New Delhi.

Các phân tích gia khác cho biết, quan hệ này sẽ thành như đặt lại vấn đề trong các quyền lợi chung. Các nhà phân tích này cũng lưu ý, Ấn Độ và Hoa kỳ thắt chặt với nhau theo một chính sách phối tác liên quan trong vùng như sự bất ổn của Nepal và Bangladesh. "Quan hệ này thì đường ai nấy đi," theo lời của ông Burns.

Cái thiện chí này cho thấy cục diện chiến tranh lạnh đã thay đổi hẳn, khi Ấn Độ vô dịch về Phong trào Không lien kết và thắt các mối quan hệ với Liên bang Sô-viết. Các quan hệ đã bắt đầu cải tiến vào đầu năm 1990 ngay sau khi khối Sô-viết tự nó sụp đổ, Ấn Độ là nước đấu tiên giải phóng kinh tế của mình, không tàng tàng theo đường lối kinh tế tập trung như trước nữa. Nhưng đã bị chúi xuống khi Hoa Kỳ đưa ra sự trừng phạt về việc đem ra các vụ thử bom hạt nhân vào năm 1998.

Chánh quyền Bush đã bỏ sự trừng phạt này sau vụ tấn công Hoa kỳ 11/9, 2001 và nhận Ấn Độ như là một đối tác toàn cầu mới, có tiềm năng kinh tế to tát với chức năng dân chủ lớn bậc nhất thế giới.

Các phân tích gia cho biết, Nhà trắng ve vãn Ấn Độ đã khiến các đồng minh xưa nay của Hoa Kỳ như Đức và Pháp phải bực mình, lại còn quan tâm tới sức mạnh đang lên của đại Trung quốc.

Chánh quyền Bush đã đặc biệt chú trọng vào việc củng cố khả năng quân đội của Ấn Độ, có lính chuyên nghề gốc Sikkim có tập tục đội khăn và thường mang gươm nhỏ bên mình khi đi bất cứ đâu, đã từng lập công lớn đối với Anh quốc trong thế chiến thứ hai và đã được nữ hoàng Anh dành cho nhiều đặc quyền khi mang gia đình di cư và lập nghiệp tại Canada.

Từ năm 2002, Ấn Độ và Hoa Kỳ đã có một số thao dượt về hải quân, không quân và bộ binh với nhau. Cuộc thao dượt quân sự gần đây nhất là tại Chaubatia, một căn cứ quân đội do đội quân Anh-Ấn thiết lập cuối thế kỷ thứ 19 trong rừng nằm dưới chân của dẫy núi Hy Mã Lạp Sơn, ranh giới thiên nhiên ngăn cách Ấn Độ với Trung quốc, cách New Delhi 90 dặm Anh về phía đông bắc. Trung đoàn Kumaon của quân đội Ấn đã đóng tại căn cứ này. Vào cuối tháng giêng năm nay, đại đội Charlie, thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn bộ binh 27 của sư đoàn 25 bộ binh Hoa kỳ xuất khỏi doanh trại Scofield tại Hawaii lên đường để vào đóng tại căn cứ này.

Chaubatia là nơi khá đẹp được thiết lập để tập trận, có cảnh quan của ngọn núi phủ tuyết trắng như đập thẳng vào mắt, có dấu chỉ đường và các dịa danh hoàn chỉnh báo cho các tài xế quân vận biết "Phải nhường ưu tiên cho những con beo đang đi ngang".

Một buổi trong tuần vừa qua, đại đội trưởng Atienza đã lên lớp dạy các lính Ấn Độ những bài học kinh nghiệm của tiểu đoàn Hoa Kỳ có phiên thi hành sứ mạng một năm tại Afghanistan và đã chấm dứt sứ mạng này vào Tháng ba 2004, trong khi phiên dịch viên chuyển lời nói của đại đội truởng này sang ngôn ngữ Hindi. Trong các lớp học khác, các sĩ quan Ấn đã trao đổi kinh nghiệm chống du kích Hồi giáo tại Kashmir. Vào ngày cuối lính Ấn Độ và lính Hoa kỳ tập trung tại sân bắn, trao đổi súng cho nhau để bắn vào các mục tiêu đột xuất.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.