Hôm nay,  

Thư Viện VN Ra Mắt Bộ Truyện Cổ Tích VN Song Ngữ Việt-Anh

13/12/201700:00:00(Xem: 5642)
(1) RA MAT CHUYEN CO TICH DSC_0077

Từ trái, Nhà báo Du Miên, BS. Võ Trong Di.

(2) RA MAT CHUYEN CO TICH DSC_0071

Nhà báo Du Miên chào mừng quan khách.

(3) RA MAT CHUYEN CO TICH  DSC_0062

Quang cảnh buổi ra mắt sách.

(4) RA MAT CHUYEN CO TICH DSC_0087

Giáo Sư Tôn Thất Diên.

Garden Grove (Bình Sa)- - Thư Viện Việt Nam tọa lạc tại số 10872 Westminster Ave, Suite 214 & 215, Garden Grove do nhà báo Du Miên Giám Đốc Điều Hành đã tổ chức buổi ra mắt sách “ Bộ Truyện Cổ Tích Việt Nam”, ấn bản song ngữ Việt Anh 3 cuốn, đã được tổ chức vào lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Bảy ngày 9 tháng 12 năm 2017, tại Phòng Sinh Hoạt Thư Viện Việt Nam.

Tham dự buổi ra mắt sách có một số qúy vị nhân sĩ, qúy vị đại diện hội đoàn, đoàn thể, đại diện Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam, có ông Huỳnh Phổ, ông Võ Văn Thiệu, Luật sư Đỗ Thái Nhiên, Tiến Sĩ Phạm Kim Long, ông Hoàng Đình Khuê, nhà văn Mắt Nâu, giáo sư Song Thuận (Chủ tịch CLB Hùng Sử Việt), cựu Trung Tá Vũ Trọng Mục (Chủ Tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam) nhà văn Lê Tâm Anh, nhà thơ Trạch Gầm, ông Bùi Đức Uyên, ông Nguyễn Địch Hà, ông Bùi Bỉnh Bân (Hội Cựu Học Sinh Bưởi – Chu Văn An), nhà báo Minh Phú, các cơ quan truyền thông, về phía Thư Viện Việt Nam có Bác Sĩ Võ Trọng Di và phu nhân, ông cũng là một trong những người sáng lập Thư Viện Việt Nam cùng lúc với Cố Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng, Cố Nhà Văn Nguyễn Đức Lập, Nhà Báo Trần Lam Giang, Nhà Báo Du Miên, Đốc Sự Bùi Đắc Danh ….. . Đặc biệt một người có công lớn trong việc phiên dịch bộ sách ra Anh ngữ đó là Giáo Sư Tôn Thất Diên.

Sau nghi thức chào cờ Việt-Mỹ, phút mặc niệm.

Nhà báo Du Miên lên giới thiệu Bác Sĩ Võ Trọng Di thay mặt Thư Viện Việt Nam, ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự hiện diện của qúy vị quan khách, thân hữu và đồng hương, BS. Di nói: “ ông rất mong được sự góp ý của tất cả qúy đồng hương để bộ sách càng ngày càng hoàn thiện hơn. Ông cũng cho mọi người biết là có được bộ sách nầy là công lao của nhà báo Trần Lam Giang rất lớn.”

Ông tiếp bộ truyện cổ tích là sợi giây liên lạc làm cho người Việt cũ, mới dễ hội nhập hơn giữa tiếng Anh, tiếng Việt làm cho thế hệ trẻ hiểu được lịch sử oai hùng của dân tộc rất đáng tôn trọng và tự hào.

Tiếp theo nhà báo Du Miên, Giám Đốc Thư Viện Việt Nam, tường trình một số công tác mà thư viện đã thực hiện trong một năm qua, ông cảm ơn tất cả mọi người đã đồng hành cùng ông để vực dậy kho tàng truyển cổ tích Việt Nam. Ông tiếp: “Âm mưu của Tàu là đốt sách, tiêu diệt đền đài, những di tích lịch sử nhưng chúng không thể tiêu diệt được những câu ca dao, những câu chuyện truyền khẩu qua tiếng hát ru con, gia tài qúy báu của chúng ta đó là ca dao tục ngữ, ông cũng nhắc lại khi xây Tử Cấm Thành của Tàu đó là một người Việt Nam tên Nguyễn An.. .”

Trong phần phát biểu, Luật sư Đỗ Thái Nhiên phân tích về hai chữ Văn Hóa rất chi tiết và kết luận “Văn Hóa chính là cái hồn của dân tộc,” và văn hóa ấy diễn đạt như thế nào, Luật sư Đỗ Thái Nhiên đã trình bày cặn kẽ mang sức thuyết phục cao, cuối cùng ông ca ngợi tác giả Trần Lam Giang, dịch giả Tôn Thất Diên và những người cộng tác trong việc in ấn, phát hành Bộ Cổ Tích như chúng ta thấy ngày hôm nay.

Tiếp theo, ông Du Miên mời dịch giả Tôn Thất Diên lên trình bày về việc dịch bộ cổ tích tiếng Việt ra Anh ngữ. Ông Tôn Thất Diên cho biết, trong một lúc bốc đồng ông đã nhận lời của ông Du Miên dịch Bộ Cổ Tích ra Anh ngữ. Sau đó, bắt tay vào việc ông mới cảm thấy có rất nhiều khó khăn, trở ngại, Ông nói:


“Tiếng Việt mình rất phong phú nhưng tiếng Anh thì khác, ông thí dụ câu, “Cái răng cái tóc là gốc con người,” có người đọc “Cái lông cái tóc là vóc con người.” Không biết câu nào đúng. Nhưng trong tiếng Việt, lông và tóc hai chữ khác nhau, còn trong Anh ngữ, lông và tóc chỉ có một chữ “hair” nên rất khó dịch, nhất là những câu nói lái của người Việt xưa càng khó khăn hơn, nên nếu độc giả khi đọc có thấy sơ sót hay dịch chưa sát thì thông cảm và email cho ông biết để lần tái bản sau được hoàn chỉnh (email mới của dịch giả là: tondien@gmail.com).

Sau khi bộ Cổ Tích hoàn thành, ông cảm thấy rất thoải mái, gánh nặng đã nhẹ hẳn đi vì mình đã làm được một việc có ích cho thế hệ mai sau.”

Đề cập đến ông Bùi Hiền muốn sửa đổi chữ Việt, dịch giả nói rằng, nhiều người phê bình ông ta là người muốn thay đổi hoàn toàn chữ Việt, nhưng thật ra, ông ta chỉ muốn thay đổi chữ quốc ngữ (chữ viết), còn tiếng Việt không thể thay đổi được. Nhưng dù sao, ông Bùi Hiền cũng chứng tỏ mình là một con người quá ngu dốt, vì nếu sự cải tổ của ông thành công, thì bao nhiêu sách vở của chúng ta từ trước đến nay đốt bỏ hết hay sao? Không chỉ ảnh hưởng trong nước, mà liên hệ đến các nước trên thế giới dùng chữ La tinh, họ sẽ không thể đọc và hiểu nổi tiếng Việt, còn chúng ta muốn học phải ít nhất cả chục năm. Ông cho rằng, đây là âm mưu của Trung Cộng, chúng muốn dùng hình thức này cho mọi người khó học, khó đọc để quay sang học tiếng Tàu dễ hơn. Đây quả là âm mưu hết sức thâm độc và nguy hiểm của Trung Cộng. Từ ngàn xưa, Tàu rất ghét chữ quốc ngữ của chúng ta, chúng đã dùng mọi thủ đoạn để xóa bỏ chữ quốc ngữ như sắc chỉ của vua Tàu sau đây:

Để chứng minh cho điều này, Thư Viện có trích in ra cho mọi người tham dự bản Chỉ Dụ Của Minh Thành Tổ Chu Đệ: Thiêu Đốt Tất Cả Sử Sách Của Nước Ta: Có cả nguyên bản bằng tiếng Tàu và bản dịch ra tiếng Việt như sau:

“Một khi binh lính vào nước Nam, trừ các sách kinh và bản in của đạo Phật, đạo Lão thì không thiêu hủy; ngoài ra, hết thảy mọi sách vở văn tự, cho đến cả những loại sách ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ, như loại sách có câu: Thượng Đại Nhân, Khưu Uất Dĩ. Một mảnh một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước, phàm những bia do Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá sạch hết thảy, một mảnh, một chữ chớ để còn.”

Sắc chỉ bí mật, ban bố 10 điều cho quân lính tuân theo, đề ngày 8 tháng Bảy, năm Vĩnh Lạc thứ 4 (21-8-1406).

Trong phần phát biểu Ông Huỳnh Phổ và ông Võ Văn Thiệu, Hội Đồng Quản Trị Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam cũng đã cho biết, hàng ngàn em học sinh tử lớp Mẩu giáo đến lớp 8 học tiếng Việt tại Trung Tâm Văn Hóa. Trung Tâm đã dùng những bộ sách nầy để dạy cho các em chống lại cộng sản Việt Nam tại quê nhà. Những vị nầy cũng đã cảm ơn sự gắn bó của Thư Viện Việt Nam đối với Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam.

Trong lúc hàn huyên, Ban tổ chức mời mọi người thưởng thức các món ăn quê hương do Thư Viện Khỏan Đãi.

Đồng hương cần mua bộ Cổ Tích Việt Nam, trọn bộ $50. Ở xa gửi thêm cước phí cộng chung là $65 gửi cho Thư Viện Việt Nam ở địa chỉ: 10872 Westminster Ave, Suite 214 – 215, Garden Grove, CA 92843. Điện thoại (714) 398-3033.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
Ông tên là LĐL (xin viết tắt vì vấn đề an ninh, nếu có người bảo trợ chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết). Ông L hiện đang sống vất vưởng ở Thái Lan từ hàng chục năm qua như hàng trăm người tị nạn Việt Nam khác đang sống tại Vương quốc này. Ông đã phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản và tránh sự ngược đãi những cựu QNVNCH ở quê nhà hiện nay. Ông LĐL là quân nhân phục vụ tại Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, sau tháng Tư, 1975 ông đã trốn trình diện, sau đó lưu lạc sang Cam Bốt từ năm 1981, rồi qua Thái Lan năm 2003.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.