Hôm nay,  

Tưởng Niệm & Ra Mắt Sách Về Nhạc Sĩ Anh Bằng Xúc Động

14/11/201701:36:44(Xem: 6447)
SBTN 1_nhac canh

Nhạc của Anh Bằng gắn bó với tình yêu dân tộc.

 
SBTN 2_NH Dung_M Phuong_Tran Thang_D Quyen_Truc Ho
Từ phải: Trúc Hồ, Diệu Quyên, Trần Thăng, Minh Phượng, LS Nguyễn Hoàng Dũng.

 
SBTN 3_Cao Minh Hung_NH Dung

Từ trái: Nhạc sĩ/nha sĩ Cao Minh Hưng, LS Nguyễn Hoàng Dũng.

 
SBTN 4_Y Phuong_Thuan Thien_Diem Lien_My Lan

Từ trái: Y Phương, Thuận Thiên, Diễm Liên, Mỹ Lan.

 
SBTN 5_Lam Nhat Tien_Tinh Nghe Si

Lâm Nhật Tiến  và CLB Tình Nghệ Sĩ.

 
Phan Tấn Hải
 

Trong khán phòng Đài truyền hình SBTN ở Quận Cam, buổi lễ Tưởng Niệm và Ra Mắt Sách về Nhạc Sĩ Anh Bằng đã trang nghiêm thực hiện chiều Chủ Nhật 12/11/2017.

Số ngừời tham dự đã vào chật, nhiều người tới trễ phải đứng ở ngoaì. Buổi lễ trực tiếp chiếu trên làn sóng SBTN toàn cầu trong hàng quan khách thấy có LS Nguyễn Quốc Lân, GS Trần Huy Bích, GS Dương Ngọc Sum, hai nhà thơ Thái Tú Hạp và Ái Cầm, BS Jacqueline Trinh (đại diện TNS Janet Nguyen), các nhà báo từ nhiều cơ quan truyền thông.

Đặc biệt lễ tưởng niệm có mặt nhạc sĩ Thy Vân, ái nữ của cố nhạc sĩ Anh Bằng, và gia đình. Người đạị diện cho gia tộc nhạc sĩ Anh Bằng là ông Trần Thăng, người gọi cô nhạc sĩ là chú ruột và là người thay mặt gia đình kể về những kỷ niệm về cố nhạc sĩ từ thời thơ ấu tới trưởng thành.

Chương trình do Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ kết hợp với SBTN tổ chức.

Hai người dẫn chương trình là LS Nguyễn Hoàng Dũng và cô Minh Phượng.

Khởi đầu chương trình là chào quôc kỳ VNCH, Hoa Kỳ và phút tưởng niệm. Trong phần hát quóc ca Hoa Kỳ, với nhạc đệm có sẵn trong khi em Hillary Nguyễn hát trực tiếp trên sàn khấu.

Ca khúc đầu tiên là hợp ca “Tình Nghệ Sĩ Hành Khúc,” một bản nhạc mang dấu ấn cả của Anh Bằng và Cao Minh Hưng.

Lời ca, tiếng nhạc hào hùng. Trong khi nhạc sĩ quá cô Anh Bằng là một cổ thụ trong làng âm nhạc Việt Nam, vẫn tận tâm hướng dẫn người đi sau, trong đó có nha sĩ, cũng là nhạc sĩ Cao Minh Hưng để mang lơ2ời ca, tiếng nhạc xây dựng văn hóa Việt và để nuôi dưỡng ước mơ tự do dân chủ cho quê nhà.

Ca sĩ Diễm Liên đã trình diễn xuất sắc một ca khúc do Anh Bằng phổ thơ Du Tử Lê: "Khúc Thụy Du," một ca khúc được MC Minh Phượng khi giới thiệu nói rằng đó là những cảm xúc thực của thi sĩ.

Nhạc sĩ Trúc Hồ và phu nhân là chị Diệu Quyên đã cùng lên trình bày cảm xúc về Anh Bằng.

Chị Diệu Quyên nói, chị và Trúc Hồ kết duyên chồng vợ là cũng từ một ca khúc của cố nhạc sĩ Anh Bằng. Chị nói, hai năm rồi, nhạc sĩ đã ra đi, nhưng thực ra là đã 2 năm trên nước trời của Thiên Chúa.

Nhạc sĩ Trúc Hồ kể rằng ban đầu, anh học nhạc từ một đaị học cộng đồng 3 năm, và dự định chuyển trường lên học cao hơn, nhưng chính nhạc sĩ Anh Bằng, lúc đó là trung at6m nhạc Dạ Lan, đã khuyên nên ở lại Quận Cam và nên sáng tác ca khúc. Đó là những gì anh mang ơn, vì bước đầu sự nghiệp không ngờ có những cơ duyên lớn như thế, vì anh đã học rất nhiều từ nhạc sĩ Anh Bằng. Anh nói cũng chính nhờ Anh Bằng và ái nữ của cố nghệ sĩ là Thy Vân hỗ trợ, nên Đài SBTN được hình thành.

Trúc Hô cũng kê vê tài nấu phở của nhạc sĩ Anh Bằng, ngon hơn tất cả các tiệm ngoài đời.

Trúc Hồ cũng kể rằng Anh Bằng có tài phổ thơ độc đáo, rất âm hưởng Việt Nam, với giai điện ngũ cung... nhưng cũng Anh Bằng là cực kỳ đa dạng, sáng tác nhiều thể loại, từ bolero cho tới hùng ca, từ nhạc trẻ tới nhạc rất mực nghiêm trang...

Phần nói chuyện của ông Trần Thăng, người gọi Anh Bằng là chú ruột, soi chiếu một quãng đời thơ ấu: khi mới 8 tuổi, nhạc sĩ Anh Bằng đã có năng khiếu âm nhạc, đã tìm học đàn nhị, đi bên lề ban nhạc thánh ca đàn nhị cuả nhà thờ, và rồi các bô lão đaà nhị trong ban nhạc nhà thờ phải mời cậu bé vào ban nhạc vì nét đàn rất xuất sắc.

Trần Thăng kể rằng như4ững lá thư của Anh Bằng khi xa nhà gửi cha (tức ông nội của Trần Thăng) lúc nào cũng đằm thắm đaọ hiếu, vì ông nội già và bệnh mắt yếu, nên nhờ cậu bé Trần Thăng  (lúc đó mới 9 tuổi) đọc báo hàng ngaỳ cho cụ nghe, và cũng đọc cả thư của cố nhạc sĩ Anh Bằng (lúc đó trong quân ngũ VNCH, đóng quân xa). Nhạc sĩ Anh Bằng lúc nào cũng gọi thân phụ là “Thầy”...

Các ca sĩ trong buổi tưởng niệm đều rất xuất sắc, cả Y Phương, Lâm Nhật Tiến, bé Thuận Thiên, Mỹ Lan và cả dàn hợp ca CLB Tình Nghệ Sĩ.

Đặc biệt, ca sĩ Thế Sơn tâm sự rằng anh chưa có cơ duyên gần nhạc sĩ Anh Bằng, nhưng từ ngaỳ còn ở VN đã say mê bài “Tango Tím” mà không biết rằng đó là nhạc của Anh Bằng. Thế  Sơn bày tỏ nỗi buồn rằng, khi nhạc sĩ Anh Bằng ra đi, Thế Sơn đang ở Paris không về kịp.

MC Minh Phượng nhắc khán giả rằng, muốn muốn sách Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Anh Bằng với bài viết từ 40 nhà văn và nghệ sĩ, hãy liên lạc về: www.caulacbotinhnghesi.net

Tương tự, quý đồng hương ở Quận Cam muốn gửi con em tới học nhạc và vũ với Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, xin mời liên lạc với nhạc sĩ Cao Minh Hưng: (714) 403-9315.

Sau đây là Bài phát biểu của Cao Minh Hưng trong Chương trình Tưởng Niệm và RMS về Nhạc Sĩ Anh Bằng ở SBTN:


“Xin trân trọng kính chào quý vị quan khách có mặt trong chương live show Tưởng Niệm Cố Nhạc Sĩ Anh Bằng và Ra Mắt Sách do CLB Tình Nghệ Sĩ thực hiện với tựa đề "Nhạc Sĩ Anh Bằng, Người Nhạc Sĩ Của Dân Tộc Việt Nam". Chúng tôi cũng xin trân trọng kính chào quý vị khán giả của Đài Truyền Hình SBTN đang theo dõi chương trình truyền hình trực tiếp qua hệ thông của Đài. Chúng tôi cũng xin chân thành cáo lỗi đến rất nhiều quý vị đã gọi điện thoại hay email muốn để xin tham dự chương trình, như vì chỗ ngồi trong studio có giới hạn, nên chúng tôi thành thật xin lỗi quý vị.

Kính thưa quý vị, nhắc đến Cố Nhạc Sĩ Anh Bằng, chúng ta nghĩ ngay đến dòng nhạc của ông, đến sự cống hiến của ông cho nền âm nhạc Việt Nam trước năm 1975 và sau biến cố 30/4, khi người Việt chúng ta bỏ nước ra đi tị nạn cộng sản. Với gia tài hơn 600 nhạc phẩm, chắc chắn quý vị đã từng nghe qua rất nhiều nhạc phẩm của ông viết về quê hương, về cuộc chiến, về tình cảm lứa đôi. về thân phận con người, v.v.  trong những giai đoạn thăng trầm của lịch sử quê hương. Và đặc biệt là dòng nhạc đấu tranh phẩm của ông cho quê hương Việt Nam của chúng ta sớm được tự do, dân chủ, nhân quyền. Một trong những đóng góp của Nhạc Sĩ Anh Bằng khi định cư ở Hoa Kỳ sau năm 1975 được nhiều người biết đến là việc thành lập ra Trung Tâm Asia với nhiều CD và DVD cũng như những chương trình âm nhạc có giá trị và luôn là nguồn khích lệ tinh thần tranh đấu cho đồng hương của chúng ta ở hải ngoại.  Riêng đối với Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, chúng tôi được may mắn và hân hạnh quen biết ông từ cuối năm 2009 để từ đó, với những mối cơ duyên sinh hoạt văn nghệ, ông đã gửi gấm ước muốn xây dựng một tổ chức cho các anh chị em văn nghệ sĩ hải ngoại sinh hoạt với mục đích bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam ở hải ngoại, yểm trợ các sinh hoạt đấu tranh cho quê hương Việt Nam và nâng đỡ và phát triển những tài năng trẻ. Với mục đó, chúng tôi được hân hạnh cùng ông thành lập ra CLB Tình Nghệ Sĩ chính thức ra đời từ tháng 3 năm 2010.  Những ước mong của ông đã và đang được các anh chị em nghệ sĩ chung tay thực hiện với nhiều chương trình sinh hoạt trong suốt gần 8 năm vừa qua.  Gần đây nhất là chương trình Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ với những lớp học nhạc và học múa hoàn toàn miễn phí dành cho các em thiếu nhi.

Chúng tôi đã có dự định sẽ thực hiện một quyển sách để kỷ niệm và vinh danh ông nhân lần sinh nhật thứ 90, nhưng rất tiếc, ông đã ra đi trước ngày sinh nhật đó. Để tưởng niệm và vinh danh Cố Nhạc Sĩ Anh Bằng với những đóng góp của ông cho nền âm nhạc Việt Nam nói chung và những hướng dẫn, sự quan tâm và tình cảm của ông dành cho CLB Tình Nghệ Sĩ nói riêng, chúng tôi đã thực hiện quyển sách này và ngày hôm nay, lần đầu tiên xin được trân trọng ra mắt quý vị trong hội trường studio của Đài SBTN, nơi mà cách đây không lâu, chúng ta vẫn thấy ông ngồi đó, với nụ cười hiền hòa dường như không bao giờ tắt trên môi.

Ngày hôm nay, ngày 12 tháng 11, cũng đúng là ngày mà cách đây 2 năm, ông đã vĩnh viễn rời xa chúng ta. Những lời thăm hỏi, khích lệ và khuyến khích của ông lúc nào cũng dường như vẫn còn quanh đây với các anh chị em nghệ sĩ và bạn bè dù ông đã đi xa. Với sự đóng góp của hơn 40 tác giả ở khắp nơi trên thế giới chia sẻ những kỷ niệm của họ về Nhạc Sĩ Anh Bằng và những đóng góp của ông cho nền âm nhạc cũng như nhiều hình ảnh kỷ niệm trong quyển sách này, chắc chắn quyển sách chất chứa rất nhiều tài liệu quý giá mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý vị có mặt nơi đây cũng như đang theo dõi chương trình qua hệ thống của đài. Chúng tôi mong quý vị sẽ ủng hộ quyển sách này bằng cách gọi cho số điện thoại mà lát nữa đây các MCs sẽ thông báo trong chương trình. Chúng tôi cũng xin mượn nơi đây để cám ơn sự đóng mặt của các tác giả trong quyển sách này.

Một lần nữa, xin chân thành cám ơn sự hiện diện của quý vị cũng như sự theo dõi của quý khán giả của đài qua màn ảnh, cũng như xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc của Đài SBTN, Nhạc Sĩ Trúc Hồ, chị Diệu Quyên, các anh chị trong Ban Kỹ Thuật, MC Minh Phượng và Luật Sư Nguyễn Hoàng Dũng, các anh chị em ca sĩ thân hữu, các anh chị trong Ban Văn Nghệ CLB TNS và đặc biệt là các em thiếu nhi của CLB TNS góp mặt trong chương trình ngày hôm nay.

Kính chúc quý vị thật nhiều sức khoẻ và luôn mong nhận được sự hỗ trợ của quý vị dành cho CLB Tình Nghệ Sĩ để chúng ta tiếp tục thực hiện ước mong của Nhạc Sĩ Anh Bằng là bảo tồn nền văn hoá Việt Nam, nâng đỡ và phát triển tài năng trẻ và tranh đấu cho quê hương Việt Nam sớm có tự do, dân chủ, nhân quyền.

Xin trân trọng kính chào quý vị.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.