Hôm nay,  

Lễ Giỗ Chí Sĩ Phan Châu Trinh: dân Khí Trong Hiện Tình...

01/04/201600:00:00(Xem: 3707)

Santa Ana (Bình Sa)- - Vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 27 tháng 3 năm 2016, tại Nhà hàng P&N Banquet Hall 1830 W 17th St Santa Ana, CA 92706, Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng Tổ Chức Lễ Giỗ Chí Sĩ Phan Châu Trinh Lần Thứ 90 (1872-1926) Chủ Đề “Dân Khí Trong Hiện Tình Đất Nước.”

Tham dự buổi lễ ngoài một số qúy Thầy, Cô, các cựu học sinh Phan Châu Trinh Đà Nãng còn có sự tham dự của một số qúy vị dân cử, đại diện dân cử, Cộng Đồng, đại diện hội đoàn, đoàn thể bạn, các Hội Đồng Hương... Ban Tù Ca Xuân Điềm, các cơ quan truyền thông.

blank
Tưởng niệm cụ Phan Châu Trinh.

Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, phút mặc niệm, tiếp theo Ban tổ chức mời qúy anh chị trong Ban Chấp Hành Hội lên niệm hương trước bàn thờ cụ Phan Châu Trinh.

Sau đó ông Hội Trưởng Vũ Đình Huân, Trưởng Ban Tổ Chức lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn đến tất cả qúy vị tham dự Lễ Giỗ Chí Sĩ Phan Châu Trinh Lần Thứ 90 này. Ông tiếp: “Sự hiện diện của qúy vị, đã nói lên lòng biết ơn sâu sắc của người dân Việt Nam, đối với nhà cách mạng lớn - Phan Châu Trinh đã có công đề xướng duy tân hóa quốc gia, giải thóat người Việt khỏi sự lệ thuộc Trung Hoa về văn hóa trong hơn 2000 năm, và xây dựng nền móng dân chủ cho đất nước. Sự hiện diện của Quí Vị, cũng nói lên những tình cảm tốt đẹp, mà quí vị dành cho Hội Chúng Tôi qua việc làm hôm nay.”

blank
Tưởng niệm cụ Phan Châu Trinh.

Tiếp theo toàn ban Hợp Ca Phan Châu Trinh lên trình diễn bản “Phan Châu Trinh Hành Khúc”.

Sau đó, ông Phan Thanh Thắng lên nói sơ lược về thân thế và sự nghiệp Chí Sĩ Phan Châu Trinh. Mở đầu ông kể qua một vài giai thoại về Chí Sĩ Phan Châu Trinh và sau đó ông cho biết:

Chí Sĩ Phan Châu Trinh tên chữ Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, sinh năm 1872 tại làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Cha là Phan Văn Bình làm quan Võ, có thời gian làm chuyển vận sứ phong trào Cần Vương, mẹ họ Lê con nhà vọng tộc quê Phú Lâm. Tiên sinh là con út trong gia đình. Ông lập gia đình với bà Lê Thị Trung và có 3 người con.

Người con út là Phan Châu Dật đã có một thời gian sinh sống cùng ông tại Pháp, sau về lại Huế và lâm trọng bệnh đem vào chửa trị tại bệnh viện Huế và mất tại đây khi còn rất trẻ rồi được đưa về chôn cất tại làng quê Tây Lộc. Hai người con gái lớn của Cụ Phan là bà Phan Thị Châu Liên có chồng là ông Đốc Ấm (Lê Ấm), em bà Liên là Phan Thị Châu Lan có chồng là Ông Nguyễn Đồng Hợi.

blank
Tưởng niệm cụ Phan Châu Trinh.

Thuở thiếu thời Tiên sinh rất thông minh đi tới đâu nổi tiếng tới đó. Tánh tình cương trực, lấy lẽ phải tranh biện, thức giả đều cho ông là người phi thường. Ông đỗ cử nhân năm 1900 và đỗ Phó Bảng năm 1901. Năm 1902 được bổ làm Hậu Bổ ở Huế rồi vì anh Cả mất nên ông về lại quê nhà cư tang và dạy học. Năm 1903 lại được bổ làm Thừa Biện Bộ Lễ. Khi ở Huế mấy năm ông đã nhìn thấy tất cả nhân tình thế thái và cái nguyên nhân hủ bại, ông lại giao du với những vị tân học như Thân Trọng Hòe, Đào Nguyên Phổ nghe thấy được nhiều báo mới, sách mới về tư tưởng của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu. Từ đó ông quyết chí từ quan, tìm bạn đồng chí đem học thuyết tư tưởng mới mà truyền đạt, để trừ cái độc tài chuyên chế và tệ nho học ở nước mình. Ông đi cùng khắp Trung Nam Bắc rồi sang Tàu và cùng Phan Bội Châu sang Nhật. Tiên sinh ở Nhật được vài tháng, chuyên tâm nghiên cứu cả nội tình ngoại thế bèn quyết kế về lo hành động trong nước đối với Quốc Dân. Năm 1904, Ông cùng hai người bạn tâm huyết và cũng là hai đồng chí là Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp khởi xướng và phát động phong trào Duy Tân. Tư tưởng của Cụ Phan là Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh được thể hiện qua tác phẩm “Chí Thành Thông Thánh” ký tên là Đào Mộng Giác, phát biểu tư tưởng chống đối lối học khoa cử, lên án chế độ ngu dân, bần cùng hóa nhân dân ta bởi chính quyền bảo hộ và bọn tay sai thực dân Pháp. Qua tác phẩm nầy của Phan Châu Trinh và bài phú Lương Ngọc Danh Sơn của Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp đã gây tiếng vang lớn trong giới trí thức trẻ nhất là trong giới quan lại và tay sai Nam Triều. Phan Châu Trinh và các đồng chí của ông đã dùng văn tự và môi trường khoa cử để phê phán nền giáo dục ngu dân lúc bấy giờ. Nhất là dùng nó vào việc cổ động tân học cùng chủ trương duy tân của mình. Từ việc khuyến khích mặc Âu phục, bỏ búi tóc, cắt tóc ngắn đều từ ý nghĩ tân học của người khởi xướng. Cả cuộc đời nhà Cách mạng Phan Châu Trinh là sự dấn thân không mòn mỏi cho dù trong thời gian tù đày ở Côn Lôn hay trong nhà giam tại nước Pháp. Cụ mất đi ngày 24 tháng 3 năm 1926 tại Sài gòn, sống được 55 tuổi! Đồng bào cả nước đều để tang và nhiều nơi cùng nhau làm Lễ Truy Điệu. Tại Sài Gòn đồng bào đưa đám tang Cụ rất đông chưa từng có để bày tỏ lòng tiếc thương một người đã vì non sông nặng gánh, sắc son một lòng...


Trong phần thuyết trình về “Tư tưởng Phan Châu Trinh và hiểm họa Bắc phương” do Diễn giả: Võ Ý, cựu học sinh Phan Châu Trinh/ Đà Nẵng, cựu SVSQ khóa 17 trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam Đà Lạt, cựu Trung Tá Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn Bắc Đẩu Pleiku, cựu tù nhân chính trị sau 1975. HO 10.

blank
Tưởng niệm cụ Phan Châu Trinh.

Ông cho biết: Phan Châu Trinh là nhà cách mạng đầu thế kỷ 20, khi Việt Nam còn bị thực dân Pháp đô hộ. Dù vậy, tư tưởng của ông vẫn còn giá trị về viễn kiến và giá trị cho cuộc cách mạng Dân Khí & Dân Quyền đối với một đất nước bị lệ thuộc Trung cộng như VN trong thế kỷ 21 này. Mời quý vị cùng chúng tôi điểm qua vài sự kiện liên quan đến tư tưởng của Phan tiên sinh trong cuối năm qua.

Ngày 14 tháng 12 năm 2015, ba sự kiện nổi bật về dân khí của người dân nói chung, đã diễn ra tại Hà Nội, Sài Gòn và Mỹ Tho.

- Tại Hà Nội: tòa xử sơ thẩm 15 tháng tù giam thanh niên mặc quân phục VNCH Nguyễn Viết Dũng về tội “gây rối trật tự công cộng”. Mới đây, tòa phúc thẩm xử còn 12 năm.

- Tại Saigon: Công an lại bắt và câu lưu sinh viên Nguyễn Phương Uyên.

- Tại Mỹ Tho: nhạc sĩ Việt Khang được trở về với gia đình sau 4 năm tù vì tội đã sáng tác các bài hát chống Trung Quốc xâm lược và bọn tay sai bán nước... (bài thuyết trình khá dài và rất chi tiết xin qúy vị lên lạc về: Phan Châu Trinh là nhà cách mạng đầu thế kỷ 20, khi Việt Nam còn bị thực dân Pháp đô hộ. Dù vậy, tư tưởng của ông vẫn còn giá trị về viễn kiến và giá trị cho cuộc cách mạng Dân Khí & Dân Quyền đối với một đất nước bị lệ thuộc Trung cộng như VN trong thế kỷ 21 này. Mời quý vị cùng chúng tôi điểm qua vài sự kiện liên quan đến tư tưởng của Phan tiên sinh trong cuối năm qua...

Tiếp theo phần thuyết trình về Đề tài hai: “Tác động của dân khí trong TPP” với Việt Nam hiện tại và Hiệp Định Xuyên Thái Bình Dương TPP do Diễn giả: Đỗ Thái Nhiên, cựu học sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng, cựu sĩ quan Phòng Tổng Quản Trị-Bộ TTM/QLVNCH, cựu luật sư Tòa Thượng Thẩm Saigon, cựu tù nhân chính trị sau 1975. Thuyền nhân 1985.

blank
Tưởng niệm cụ Phan Châu Trinh.

Cả hai đề tài được trình bày rất chi tiết, nhưng vì trang báo có hạn nên không thể đăng hết được.

Chương trình có phần triình diễn văn nghệ xen kẽ do Ban Tù Ca Xuân Điềm, Ban Hợp Ca Quảng Nam Đà Nẵng, Ban Hợp Ca Liên Trường Trung Học Việt Nam, Ban Tam Ca Hồng Đức cùng các Ca sĩ góp vui trong đó có Kim Loan, Ánh Tuyết, Ngọc My, Thu Hương... qua các bản nhạc: Tổ Quốc Nghìn Năm, Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi, Bà Mẹ Quê, Mời Anh Về, Quảng Nam Quê Ta Ơi, Bên Em Đang Có Ta, Về Đây Anh, Mẹ Của Tôi...Phần cuối chương trình là Bầu Hội Trưởng Hội Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh nhiệm kỳ 2016-2018. Tất cả đã tín nhiệm bầu cho cựu học sinh Bùi Hồng Vân là thủ qũy của Hội làm Hội trưởng Nhiệm Kỳ 2016-2018.

Trong buổi lễ kỷ niệm, Ban tổ chức cũng đã mời mọi người cùng ăn buổi cơm trưa thân mật do Ban tổ chức khoản đãi.

Mọi chi tiết liên lạc: HỘI ÁI HỮU C.HS PHAN CHÂU TRINH, ĐÀ NẴNG 11612 Wasco Road, Garden Grove, CA 92841 (714) 590-1594, (714) 371-5033, (562) 335-8249.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.