Hôm nay,  

Chùa Từ Tâm Tacoma: 2 Buổi Thiền Chánh Niệm

16/06/201500:00:00(Xem: 4602)

Sau Lễ Phật Đản, do nhân duyên đưa đến, Hội Phật học Chùa Từ Tâm Tacoma đã hân hạnh thỉnh đưộc Ni Sư Pháp Hỷ, là diễn giả chính giảng đạy Giáo lý Phật giáo trong 2 ngày: buổi Pháp Đàm lúc 7 giờ tối Thứ Sáu ngày 6-6-2015 và buổi thuyết giảng đề tài “ THIỀN CHÁNH NIỆM “ lúc 10 sáng Thứ Bẩy ngày 6-7-2015, tại trụ sở ngôi chùa số 8121 Portland Ave E Tacoma, WA 98404

Hai buổi pháp đàm và thuyết giảng nói trên không ngoài mục đích nêu lên những giá trị thâm thuý truyền thống của Phật Giáo, những điều gì nên theo, những điều gì nên làm, những vấn đề gì cần.sắp xếp lại để các giá trị nhân bản đó có thể thực hành đem lại lợi ích trong đời sống thực tế

Vì thời đại chúng ta hiện nay khác với thời đại đức Phật và cũng khác thời đại cha ông chúng ta. Thời đại của thế kỷ 21, kỷ nguyên của khoa học ứng dụng và kỹ thuật thông số nên mọi người phải biết duy trì gía trị sống theo truyền thống của phật giáo để có thể giao truyền lại cho con em chúng ta những giá trị cao siêu đó và phải thực hiện những giá trị đó như thế nào, làm cho những giá trị đó sống tốt trong môi trường sống ra sao hầu có thể đem đến đem đến sự an lạc thực sự trong đời sống của mỗi con người

Trong buổi hội thảo, những vấn đềđựơc Ni Sư nêu ra như: Có phải những văn hóa truyền thống đều tốt đẹp không ? Có phải chúng ta cứ khư khư giữ lấy những văn hóa lỗi thời không còn thích hợp? Có phải chúng ta cứ áp đặt những điều “ xưa bày nay làm” vào con cái chúng ta? Buổi hội thảo đã đem đến cơ hội hi hữu cho những bậc phụ huynh quan tâm về nhiều vấn đề phức tạp như trẻ em nghiền game, không có thì giờ sinh hoạt với gia đình và bạn bè. Ni Sư Pháp Hỷ cũng chia sẻ về những phương pháp giáo dục trẻnhằm mục đích trao truyền đến các cháu những văn hóa truyền thống dân tộc. Chúng ta cũng nên tìm hiểu xem con em chúng ta cần gì, thích gì và hòa mình cùng các em hầu các em thấy tư do, thoải mái và thích thú hơn trong việc học hỏi. Để có thể từ bỏ hoặc tránh thới hư tật xấu, chúng ta phải giới thiệu với các cháu những điều hay lẽ phải cùng nêu ra những cái tốt đẹp cụ thể hơn để thay thế. Không phải chỉ các em cần học nơi chúng ta mà chúng ta cũng phải học từ các em về văn hóa mới nơi hải ngoại để hiểu các cháu muốn gì? Ni Sư Pháp Hỷ coi trọng giáo dục thế hệ trẻ là những mục tiêu ưu tiên hàng đầu,trong công tác truyền bá giáo lý Phật giáo. Kinh nghiệm được biết ở những ngôi chùa Việt Nam hiện nay ít thích hợp với giới trẻ. Chúng ta phải thay đổi phương pháp giáo dục làm sao để chia xẻ với các cháu những giá trị vô giá của đạo Phật trong việc phát triển từ bi và trì tuệ để tiến tới một đời sống lành mạnh và tốt đẹp hơn

blank
Quang cảnh ngôi Phật sự Hội Phật học Từ Tâm. Ảnh/VBM

Trong buổi tu học “Thiền chánh niệm” lúc 10giờ sáng đến 4 giờ chiều thứ Bẩy ngày 6-6-2015, Ni Sư Pháp Hỷ cũng đã hứớng dẫn đầy đủ ý nghĩa về nhận biết thực tại qua việc quan sát thân, thọ, tâm, pháp. Những tu sinh được thực tập những phương pháp Thiền, đi, đứng, ngồi, nằm và ăn trong chánh niệm. Ni Sư đã giảng dạy rất đơn giản và tường tận cùng những dẫn chứng đầy dủ chi tiết xung quanh đề tài và dành riêng một buổi để hướng dẫn và thực tập.Tiếp đến là phần pháp thoại hướng dẫn cụ thể về thiền tứ niệm xứ.

Ni Sư Pháp Hỷ còn chỉ cách phân biệt Thiền chánh niệm qua từng giai đoạn. Giai đoạn đầu, chúng ta thực tập để tâm trở nên chánh niệm bằng cách theo dõi hơi thở và hành động của ta trong giây phút hiện tại khi tâm chúng ta đã tiếp xúc được để đạt được trạng thái bình an trong tâm khảm hầu chúng ta mới có thể quán triệt tứ, đại, ngũ, ẩn để khai hóa trí tuệ.

Sau hết, Ni Sư Pháp Hỷ cũng khuyên mọi người khi học thiền thì phải cố gắng, kiên trì, chúng ta phải tạo cho mình một thói quen làm tất cả mọi việc trong chánh niệm ở mọi nơi vàmọi lúc. Một khi chúng ta đã tu hoàn chỉnh chánh niệm thì việc giữ giới sẽ trở thành tự nhiên và chúng ta cũng có thể điều tâm của chúng ta được một cách dễ dàng.


Được biết Ni Sư Pháp Hỷlà dịch giả bài “Vài quan sát và gợi ý cho Thiền Minh Sát” của tác giả Doughlas M. Burns, và những tác phẩm khác. Ni Sư Pháp Hỷ đã được giải thưởng quốc tế “Writing Very Short Stories” của BBC năm 1994. Ni Sư đã thành lập tự điển Pali-Vietnamese với sự hợp tác của Sư Cô /Ni Sư Như Liên, nhưng chưa ấn hành. Ni Sư Pháp Hỷ tốt nghiệp cử nhân Phật học trường Truyền giáo quốc tế Miến Điện và Tiến sĩ Phật học, Ski Lanka. Ni Sư học thiền với các các vị thiền sư nổi tiếng ở Miến Điện như Ngài Upandita, Ngài Shae 00 Min, Ngài Silananda..v..v

Ni Sư cũng đã vận động và hỗ trợ việc cứu trợ các nạn nhân Tsunami, cùng với nỗ lực vận động nữ quyền trong tông phái Phật giáo Theravada nên được ghi nhận là “Award as Outstanding Woman in Buddhism by United Nations”, Bangkok 2007.

Năm 2008, Ni Sư Pháp Hỷ tham dự hội thảo tại Australia về vấn đề Ty-khưu-ni và cùng với ni đoàn quốc tế chuẩn bi cho những bước tiếp theo là thành lập Ni đoàn nguyên thuỷ ở Australia. Trong thời gian ở Australia, Ni Sư ở tu viện Santi Forest Monasterỳ NSW và Sanghanitoroma, Victoria. Ni Sư cũng là giảng sư đại diện cho truyền thống nguyên thủy ở Budddhist Summer School in Victoria và hoạt động tại Buddhist Chaplain Victoria Woman Correctional Center

blank
blank
Ni Sư Pháp Hỷ đang thuyết giảng đề tài “THIÊN CHÁNH NIỆM” lúc 10 sáng Thư Bảy ngày 6-7-2015 tại Hội Phật học Chùa Từ Tâm số 8121 Portland Ave E, Tacoma, WA 98404. ẢnhVBMN

Nguyên nhân xuất gia để trở thành nữ tu với pháp danh Ni Sư Pháp Hỷ. Thuở thiếu thời của Ni Sư thật quá phũ phàng và khắt khe, giữa khích lệ và dè bỉu, những ràng buộc thân ái và những chia cách não lòng. Lớn nên trong chiến tranh Việt- Trung, cuộc sống của Ni Sư bị thiệt thòi và mất mát quá nhiều.Từ một cô bé biết suy tư chín chắn để tìm hiểu về một thế giới điên cuồng đầy bạo động. Ni Sư đã đã từng phải chịu đựng, cùng trải qua và chứng kiến biết bao những thảm cảnh khó khăn, vất vả và đau thương của gia đình và xã hội và không muốn tiếp tục phải bị ràng buộc thêm nữa nên Ni Sư tìm mọi phương cách để có thể thoát khỏi cảnh hệ lụy đó. Quyết định cuối cùng, Ni sư dứt khoát từ chối không lập gia đình và cương quyết xuất gia nương theo cửa Phật để tìm con đường giải thoát. Ni Sư tóm tắt cuộc hành trình vào đời bằng 3 câu: Tôi sinh ra trong đau khổ. Tôi lớn lên trong đau khổ. và tìm cách thoát khổ và giờ đây tôi đã tìm ra phương cách đó và sẽ sống bằng cách đó.

Điều ước nguyện duy nhất của Ni Sư Pháp Hỷ là tha thiết mong muốn tha nhân đều được thoát khổ như Cô

Ni Sư Pháp Hỷ từ Úc qua Mỹ trong chương trình tham quan các ngôi chùa rải rác trên các Tiểu bang nước Mỹ, và nương theo con đường thành Đạo của Đức Thích Ca Mầu Ni để sưu tầm am hiểu thêm về giáo lý truyền thống cao siêu của phật giáo cùng mong muốn được phổ biến rộng rãi những khóa tu học về “Thiền chánh niệm “hầu mọi người có thể hạnh thông quán triệt giác ngộ bản thân để tự mình cứu mình bằng cách làm sao có thể dần dần thoát khỏi cái vòng khổ luỵ Tham, sân, si, nguồn gốc của mọi khổ đau và tội ác để cùng tiến tới vui hưởng một cuộc sống an lạc và tốt đẹp hơn trong cõi đời vô thường này.

Thật vậy, cuộc đời là vô thường, đó là quy luật tất nhiên của tạo hóa không ai có thể tránh khỏi. Và cũng tràn đầy ý nghĩa như lời phát biểu chân tình của vị mục sư Hồ Huy Ha, Quản nhiệm hội Thánh Tin Lành Seattle, trước sô đông quý khách hiện diện trong một buổi lễ tang chế nhân buổi cầu nguyện cho người quá cố. Mục Sư trịnh trong nhắc nhở mọi người: người đi trước là người may mắn nhất, kẻ ở lại tất nhiên cũng phải chịu nhiều đau khổ, nhớ thương vì mất mát người thân yêu của mình. Nhưng quý vị cũng nên nhớ rằng khoảng 5, 10 năm nữa hàng tỷ người trên thế gian này mọi người cũng phải ra đi. do đó chúng ta phải biết biến đau thương thành niềm tin và hy vọng để sống cho ngày mai.Vì ngày mai trời lại sáng, chân lý đó không bao giờ thay đổi Ảnh/VBMN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.