Hôm nay,  

Ban Vận Động Bảo Tồn Di Tích Thuyền Nhân Ra Mắt Đặc San 40 năm Viễn Xứ và Galang Một Thuở

08/05/201500:00:00(Xem: 5149)

Westminster (Bình Sa)- -Tại hội trường Việt Báo vào lúc 11 giờ trưa Chủ Nhật ngày 3 tháng 5 năm 2015, Ban Vận Động Bảo Tồn Di Tích Thuyền Nhân đã tổ chức buổi họp mặt thuyền nhân để giới thiệu đến các Thuyền Nhân và đồng hương hai Đặc san “40 năm Viễn Xứ” và “Galang Một Thuở.”

Tham dự buổi họp mặt ngoài các thuyền nhân đến từ các trại tỵ nạn còn có một số quan khách, các cơ quan truyền thông và thân hữu.

Sau phần nghi thức chào cờ và phút mặc niệm, tiếp theo ông Bùi Hữu Liêm, chủ nhiệm Đặc san, thay mặt ban tổ chức lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự hiện diện của qúy vị quan khách cùng toàn thể tham dự.

blank
Hoài niệm Galang.

Sau đó mời Cô Tôn Nữ Thu Dung, chủ bút Đặc san lên giới thiệu cùng độc giả về hai cuốn đặc san“40 năm Viễn Xứ” và “Galang Một Thuở.” Cô cho biết: “ Đặc San 40 năm Viễn Xứ và Galang Một Thuở ra đời nhằm lưu giữ những hoài niệm cũ.

Còn ai nhớ những cơn mưa mịt mù thác đổ...- Còn ai nhớ những ngày nắng cháy đốt thiêu...- Còn ai nhớ chiếc xe được đẩy lên đồi – Còn ai nhớ những hạnh ngộ – Còn ai nhớ những chia tay – Còn ai nhớ những ngày đấu tranh mệt mỏi, vô vọng, đẩm máu và nước mắt chống cưởng bức hồi hương...

Trí nhớ con người vốn dĩ bội bạc, thời gian là liều thuốc lãng quên đã xóa đi những nếp gấp đau đớn của hồn người.

40 năm Viễn Xứ và Galang một thuở mong rằng sẽ nối kết được những hình ảnh, những kỷ niệm, những tinh thần để bây giờ và sau nữa, khi hồi nhớ, Ga Lang như một chiếc nôi êm ấm nhất đưa chúng ta vào đời sau khi giã từ Đất Mẹ, Đất Mẹ tang tóc đau thương đã không còn dang rộng vòng tay để bảo bọc, chở che, vỗ về, an ủi những đứa con bất hạnh.” Cô cũng cho biết, đây không phải là một đặc san văn chương, Galang Một Thuở chỉ đơn thuần muốn giữ lại những hồi ức không thể nào quên của những phận người lưu vong đất khách.

blank
Hoài niệm Galang.

Tiếp theo lời phát biểu của Nhà Văn Bích Huyền và sau đó là Giáo Sư Quyên Di kể về những kỷ niệm, những đau thương của người thuyền nhân liều mạng sống bỏ nước ra đi vì hai chữ tự do...

Xen lẫn có chương trình văn nghệ do Nhạc Sĩ Ngô Tín –Bùi Công Khanh và thân hữu trình diễn qua những ca khúc do Ngô Tín phổ nhạc.


Trong dịp nầy Ban Vận Động Bảo Tồn Di Tích Thuyền Nhân Việt Nam thuộc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam cũng đã mời các thuyền nhân và đồng hương tham dự đêm 40 Năm Thuyền Nhân Việt Nam Hội Ngộ gồm các trại Galang-Bidong-Sikiew-Palawan-Songkha-Hong Kong sẽ được tổ chức vào lúc 5 giờ chiều Chủ Nhật ngày 28 tháng 6 năm 2015 tại Majesty Restaurant 5015 W. Edinger Ave # V, Santa Ana CA 92704. Giá vé bao gồm phần ẩm thực VIP: $ 60, vé thường $ 40. Mọi chi tiết bảo trợ, đăt bàn, lấy vé xin liên lạc Mỹ Vân: (714) 478-6688 hoặc Oscar Thuận: (714) 767-0353.

Chương trình văn nghệ đặc sắc với “Giòng Nhạc Lưu Vong” do các Ca sĩ Ngọc Thúy, Hoàng Thanh, Cam Thơ, Hoàng Hiệp Lê, Liian, Nguyễn Tiến Dũng, Thảo Sương, Tô Huân Vũ... Các MC: Linh Mục Hải Đăng, Mỹ Vân, Oscar Thuận Nguyễn, Ban nhạc The Blue Wave Band.

blank
Hoài niệm Galang.

Vài nét sơ lược về trại tỵ nạn Galang.

Galang rộng 80 mẫu đất, thiết lập trên đảo hoang Galang của Indonesia, được tài trợ bởi Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và điều hành bởi hàng trăm nhân viên người Nam Dương, là trại tỵ nạn lớn nhất ở Đông Nam Á. Trong thời kỳ 1979-1980, dân số trong trại lên tới 20,000 người.

Năm 1985, Galang là một thị trấn tỵ nạn đầy sức sống với hơn 7,000 người.

Đây được xem như là một Thị trấn có đầy đủ tiện nghi như văn phòng Cao Ủy, nhà thương, trường học, chợ, quán cà phê, nhà thờ Công giáo, chùa, bưu điện, phòng nhận tiền gởi từ nước ngoài, rạp xinê, trung tâm phụ nữ, nghĩa trang, bót cảnh sát... Nói tóm lại là tất cả những hạ tầng cơ sở cần thiết cho 7,000 người sinh sống. Đây là 1 thị trấn hạnh phúc, ai nấy cực kỳ vui vẻ, bởi vì họ vừa thoát khỏi nhà tù vĩ đại Viet Nam. Đầu năm 1986, trại lại tiếp tục phát triền hơn nữa với nhà thờ Tin Lành, nhà thờ Cao Đài, trường mẫu giáo, xưởng dạy nghề v.v. Nhưng đến 1996 thì số thuyền nhân rớt thanh lọc bị trục xuất về nước, trại đóng cửa không còn nhận thuyền nhân. Nhưng trại Galang đã hoàn tất sứ mạng lịch sử: cứu vớt cưu mang tổng cộng 250,000 thuyền nhân, nhiều hơn bất kỳ trại nào khác ở Á châu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.