Hôm nay,  

Giúp Tìm Việc Cho Di Dân Đang Hưởng Trợ Cấp Xã Hội

22/06/199900:00:00(Xem: 9186)
Trong thập niên 90 vừa qua, khối lượng người Việt đến định cư tại Hoa Kỳ đã gia tăng ồ ạt qua 2 ngả: Tỵ nạn như chương trình HO, con lai, thuyền nhân và Di dân, qua chương trình Ra Đi Trong Trật Tự (Orderly Departure Program).
Có thể nói từ trước tới nay, chính quyền Hoa Kỳ đã thiết lập ra nhiều chương trình ở cấp Liên Bang và Tiểu Bang mà được biết đến nhiều nhất là từ Văn Phòng Tái Định Cư Người Tỵ Nạn ORR. Những chương trình này dành rất nhiều tiền bạc và công sức để tập trung vào giúp đỡ những người tỵ nạn sớm ổn định cuộc sống mới trong một xã hội còn quá nhiều xa lạ với họ kể cả về văn hóa và phong tục tập quán.
Riêng về di dân qua Mỹ theo thành phần thân nhân bảo lãnh thì hầu như chưa từng có những chương trình nào nhằm giúp đỡ họ trong những trường hợp cấp bách về nhu cầu cuộc sống. Theo luật định, trước khi nhập cư vào Mỹ, thân nhân họ đã phải hoàn tất các thủ tục giấy tờ cần thiết trong đó có giấy cam kết sẽ phải chịu các chi phí bảo trợ trong 3 năm, sau này là 5 năm hay suốt cuộc đời. Tuy nhiên, sau khi đến Mỹ, cuộc sống của người dân di cư đã không diễn ra êm xuôi như dự trù, dù rằng bước đầu mọi việc đều do thân nhân lo toan, đài thọ.
Rất nhiều người đã phải dựa vào trợ cấp xã hội để sinh sống trong thời gian đầu, khi thân nhân nơi nương tựa của họ đột nhiên qua đời, hay mất việc làm một thời gian lâu dài và không còn đủ khả năng tài chánh nữa. Cũng có nhiều trường hợp, sau thời gian bảo trợ quy định, di dân vẫn chưa tự túc được, nên bước kế tiếp, lại phải quay sang nhờ xã hội giúp đỡ.
Một cái nhìn khái quát:
Theo thống kê, cập nhật đến tháng 3/98, tại vùng Orange County, có đến 21% tỷ lệ thành phần thụ hưởng chương trình Trợ Cấp Tạm Thời cho những Gia Đình Túng Thiếu (TANF: Temporary Assistance for Needy Families/ trước là AFDC) là người Việt Nam.
Về chương trình General Relief (GR) hay General Assistance (GA), người Việt cũng được xem là đông nhất, đến 59%.
Trong những năm qua, các cơ quan xã hội quận Cam và nhiều tổ chức bất vụ lợi đã dành mọi cố gắng nhằm giúp đỡ ợnhững người tỵ nạn ngõ hầu giúp họ thoát ra khỏi trợ cấp xã hội và đi vào cuộc sống tự túc qua ngả tìm việc làm. Tuy nhiên chưa có chương trình giúp đỡ đặc biệt nào của chính phủ Mỹ nhằm giúp đỡ cộng đồng di dân người Việt thoát ra khỏi trợ cấp để đi đến tự túc về kinh tế.
So với thành phần sống nhờ vào trợ cấp xã hội thuộc các cộng đồng thiểu số khác, tỷ lệ những người thụ hưởng trợ cấp trong cộng đồng Việt Nam vẫn còn khá cao. Ngoài ra, tỷ lệ người Việt thất nghiệp là 14%, cao gấp 3 lần con số trung bình của Tiểu bang Cali và hơn 4 lần tại quận Cam.
Vấn đề đặt ra:
Luật lệ về An Sinh Xã Hội của Hoa Kỳ trong những năm gần đây đã thay đổi nhiều, và không còn dễ dãi như các thập niên trước. ChiÔnh quyền đã ban hành luật mới và nhiều quy định khắt khe để ngăn ngừa những lạm dụng và ỷ lại vào trợ cấp xã hội kể từ 26-8-96. Chẳng hạn với chương trình TANF chỉ còn 5 năm để thụ hưởng trợ cấp trong suốt cuộc đời... Sau đó là chấm dứt. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu không chuẩn bị, sửa soạn kịp thời cho mình một nghề nghiệp thích hợp, thì sau thời gian hạn định này, những bà mẹ trẻ sẽ sinh sống ra sao, có phương cách nào để tồn tại"

Giải Pháp Cho Vấn Đề:
Từ 1-1-1998, Chính quyền Hoa Kỳ tại tiểu bang California đã buộc nhưỡng người thụ hưởng trợ cấp xã hội phải ghi danh tham gia vào chương trình CalWORKS trong 2 năm để chuyển dần họ sang lãnh vực việc làm.
Gần đây, Hội Cộng Đồng Người Việt (HCĐNV) tại Orange County, một tổ chức bất vụ lợi và đặt nền tảng trên các chương trình phục vụ cộng đồng, có kinh nghiệm hoạt động trên 20 năm giúp cộng đồng người Việt định cư đi vào giòng chính tại Hoa Kỳ, đã có một chương trình đặc biệt giới thiệu việc làm Welfare-to-Work cho những di dân không thuộc thành phần tỵ nạn và đang hưởng trợ cấp. Theo chương trình này, đối tượng được chú ý phục vụ giúp đỡ lần này sẽ là di dân được baỏ lãnh đến Mỹ và đang ở trong trợ cấp lâu dài, hay sắp đáo hạn. Những người này đang gặp phải rất nhiều khó khăn và tự họ không tìm được việc làm. Họ sẽ được khuyến khích theo học các lớp ESL để trau dồi Anh ngữ, hướng dẫn học hỏi một nghề chuyên môn với kỹ năng để dễ dàng kiếm được việc.
Điểm đặc sắc của chương trình là trong vòng 3 tháng đầu tiên đi làm việc, nếụ không có phương tiện di chuyển, họ sẽ được cung cấp phương tiện di chuyển miễn phí đi về từ nhà đến sở làm cho cả 3 ca (shift) trong ngày. Trong thời gian làm việc, chương trình Welfare-to-Work cuả HCĐNV sẽ thiết lập một Trung tâm Giữ Trẻ để trông nom trẻ em trong khi cha mẹ cháu đang đi làm xa. Trung Tâm này tọa lạc trong vùng Little Saigon để giúp giải quyết vấn đề giữ trẻ nhỏ. Việc cung cấp phương tiện di chuyển và trông giữ trẻ đều miễn phí cho di dân đang còn hưởng trợ cấp và đang gập nhiều khó khăn trên bước đường tìm việc làm.
Nếu đối tượng thuộc về thành phần sức khỏe suy nhược và bệnh tâm trí, hoặc nghiện hút hay có xung đột gia đình, họ sẽ được giới thiệu đến các bệnh viện liên hệ để điều trị phục hồi sức khỏe hay ổn định đời sống trước khi đi vào thị trường lao động.
Điều kiện để được gia nhập vào chương trình tìm việc làm của HCĐNV:
Muốn được hưởng các quyền lợi này, di dân phải hội đủ các điều kiện như đã thụ hưởng trợ cấp xã hội TANF một thời gian dài từ 30 tháng trở lên, hoặc chỉ còn dưới 12 tháng là hết thời hạn trợ cấp; chưa học hết chương trình Trung Học tại Mỹ; kinh nghiệm làm việc quá ít; khả năng Anh ngữ yếu kém; sức khỏe kém hay nghiện rượu, ma túy; và không có phương tiện di chuyển. v.v...
Trên đây chỉ là những nét căn bản được trình bày sơ lược về điều kiện và quyền lợi được giúp đỡ dành cho những di dân người Việt trong cộng đồng chúng ta.
Muốn tham dự vào chương trình và biết rõ thêm các chi tiết cần thiết, xin liên lạc về Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Little Saigon thuộc Hội Cộng Đồng Người Việt tại Orange County, Thị Xã Westminster, địa chỉ 14541 đường Brookhurst, Phòng C-9, Westminster, CA 92683 hay điện thoại số (714) 839-4441.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.