Hôm nay,  

Hãnh Diện Thay Cho Một Thế Hệ

22/01/201500:00:00(Xem: 3936)

Raymond Nhựt Nguyễn
(Bài và ảnh do: Raymond Nhựt Nguyễn (Liên Đoàn Phó Liên Đoàn Hướng Đạo Hải Đăng, Sacramento )

blank
Mở đầu với rước quốc kỳ Việt-Mỹ nghiêm trang do 3 Hướng đạo sinh Connie Thảo Nguyễn, Jesse Tiến Cao và Asley Hanson thuộc Liên Đoàn Hướng Việt và Liên Đoàn Hùng Vương, Nam California thực hiện.(Photo: Raymond Nhựt Nguyễn)

Đại hý viện Roycle Hall thuộc trường đại học UCLA với sức chứa hơn 1000 người đã chật kín khán giả từ 7giờ đêm ngày thứ Hai 19/01/2015. Mọi người hầu hết là những sinh viên người Mỹ gốc Việt thuộc liên trường đại học tại miền nam California và đặc biệt có sự hiện diện của các cựu quân nhân VNCH trong quân phục chỉnh tề cùng sự hiện diện đặc biệt của nữ nghệ sỹ tài danh Kiều Chinh. Đêm nay đêm diễn truyền thống văn hoá Việt Nam lần thứ 35 của hội sinh viên người Mỹ gốc Việt UCLA với chủ để “Những ngày tháng khó quên- Fight to Keep ” cũng nhằm đánh dấu 40 năm mất nước và tưởng niệm các thuyền nhân đã bỏ mình vượt biển tìm tự do. Buổi diễn mở đầu với màn rước quốc kỳ Việt-Mỹ thật nghiêm trang do 3 em Hướng đạo sinh thuộc Liên Đoàn Hướng Việt và Liên Đoàn Hùng Vương, Nam California thực hiện trên nền nhạc Acapella của band nhạc AweChords hầu hết là các em sinh viên Việt Nam. Bức tranh thanh bình của miền nam Việt Nam những năm trước 1975 là phân đoạn đầu tiên của buổi diễn,với một gia đình nhỏ với hai vợ chồng cùng bốn đứa con chung tay xây dựng cuộc sống hạnh phúc dưới một tiệm bánh. Nhưng rồi chinh chiến xẩy ra, người chồng lúc đó cũng giống như những người trai sông núibấy giờ, phải gác lại mái ấm mà theo nghiệp đao binh để lại người vợ trẻ ở nhà cùng 4 đứa con. Rồi ngày 30 tháng 4 ập đến như một bức tranh định mệnh đau buồn và ảm đạm, với cảnh bóc lột vơ vét của quân cộng sản Bắc Việt, người chồng bị bắt đi tù cải tạo để lại người vợ thì bị bắt bớ và cưỡng chiếm hết tài sản trong nhà. Thương đàn con nhỏ, phần lại nhớ mong người chồng đang bị lao tù, người vợ quyết định cầm cố đồ đạc để giúp các con vượt biển tìm tự do, nhưng chính cô lại quết định ở lại không đi vì còn nặng lòng với cha chúng nó. Xúc động nhất có lẽ là phân đoạn này khi người mẹ phải đứt ruột nghẹn ngào, tiễn đưa các con lên tàu vượt biển trong đêm, rồi những ngày tháng 4 anh chị em tuổi còn rất nhỏ đùm bọc lẫn nhau lênh đênh trên biển với biết bao khổ cực, đói khát, và nhất là nạn hải tặc đã cướp đi đứa em Út. Cuối cùng còn lại 3 chị em cũng đã đến định cư được tại Mỹ. Nhưng khi cuộc sống đã dần dần hoà nhập thì 3 chị em nhận được bức thư của mẹ báo cha đã chết trong trại tù Cộng Sản khi một lần cố vượt ngục nhưng không thành. Rồi những ngày tháng gian khổ cũng đã qua với một kết cuộc đại đoàn viên khi 3 em đón em cùng qua Mỹ đoàn tụ.Thực sự phải tận mắt theo dõi hết chương trình, người xem đã phải công nhận rằng các em sinh viên thực sự quá giỏi, quá đa tài và xứng đáng là một thế hệ đáng hãnh diện của người Việt tại Hải ngoại. Phải biết rằng trong các em hầu như là thế hệ thứ 3,thứ 4 của người Việt tại xứ người, các em được sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ, nhưng các em không quên nguồn gốc của mình, các em đã biết trân quý và biết ơn những sự hy sinh gian khổ của cha mẹ các em, cũng là những thuyền nhân đã từng một thời vượt qua sóng gió để tìm đến với bến bờ tự do. Chương trình khép lại với những hình ảnh của ngày đau thương 30 tháng 4 trên nền nhạc “Sài Gòn ơi Vĩnh Biệt và người di tản buồn “ của nhạc sỹ Nam Lộc. Đã có những giọt nước mắt lăn trên khoé mi thật dài của các cô các bác lớn tuổi, họ khóc không vì họ buồn mà còn là vì niềm vui, vui vì họ tin rằng các em đã biết nhìn nhận quá khứ và bước tiếp đến tương lai, vì chỉ có những điều ấy, trong mỗi con người chúng ta mới có được hy vọng rằng chính thế hệ này chứ không đâu xa, một ngày nào đó sẽ làm nên sự thay đổi cho quê hương, cho đất nước Việt Nam thân yêu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.