Hôm nay,  

Nguyễn Tuấn Khanh Ra Mắt ‘Bước Đường Của Cải Lương’

27/08/201400:07:00(Xem: 4999)

Phần đông, họ là những người mê Cải lương – và đó là lý do để họ đã tới tham dự buổi ra mắt tác phẩm biên khảo “Bước Đường Của Cải Lương” của tác giả Nguyễn Tuấn Khanh hôm Chủ Nhật 24-8-2014 tại Viện Việt Học.

Tuy nhiên, trong đó cũng có nhiều bạn đồng ngũ với tác giả Nguyễn Tuấn Khanh trong cùng Khóa sĩ quan Thủ Đức 3/72, như Phùng Mạnh Tâm, một huynh trưởng trong Liên Đoàn Hùng Vương của Hướng Đạo VN ở Quận Cam.

Trong đó cũng có những người thuần túy về nghiên cứu, như kỹ sư Phan Tâm, người phụ trách Thư Viện VN Toàn Cầu. Hay cũng có người tới vì tình bạn với tác giả Nguyễn Tuấn Khanh, một “đồng hương San Jose,” như nhạc sĩ Trần Chí Phúc.

Và đặc biệt là có những người tới để thổ lộ mối tình của mình vơí cải lương, như anh Bá Hùng, người nói rằng anh mê Cải lương từ nhỏ, nhưng phaỉ giấu kín mối tình này trong lòng, và chỉ nghe vọng cổ khi chỉ có một mình, chỉ vì sợ bạn bè chê “sao mày cải lương quá...” Bây giờ, khi vào tuổi lục thập nhi nhĩ thuận rồi, anh mới dám công khai mối tình của anh với Cải lương mà không mắc cỡ nữa.

blank
Nguyễn Tuấn Khanh (ngồi) và các bạn Khóa 3/72.

Buổi ra mắt sách đã diễn ra với nhiều tình tiết và thông tin cần thiết cho cả người nghiên cứu và người say mê Cải lương.

Viên chức Viện Việt Học giữ vai trò MC là chị Kim Ngân, đã giới thiệu tiểu sử hai diễn giả – GS Trần Văn Chi, và GS Nguyễn Văn Sâm -- cả hai đều là các giáo sư đạị học trước 1975 tại VN, và đều có những nghiên cứu về văn học Miền Nam. Đặc biệt, trong khi GS Trần Văn Chi thổ lộ rằng ông có mối tình say đắm với Cải lương vì là người Miền Tây, GS Nguyễn Văn Sâm lại có kỷ niệm thời thơ ấu cỡ 9 hay 10 tuổi với một cô bé khi bọn trẻ trong xóm Cầu Ông Lãnh tập theo các vở tuồng Cải lương.

GS Nam Sơn Trần Văn Chi trong khi trình bày về sách “Bước Đường Cuả Cải Lương” của Nguyễn Tuấn Khanh đã nhắc tới cụ Vương Hồng Sển, người đã viết nhiều về cải lương bằng mối tình nồng nhiệt với bộ môn nghệ thuật này. GS Chi nhắc rằnglời cụ Sển, vì cải lương nguyên nghĩa là “làm mới,” và vì Cải lương là môn nghệ thuật kiểu “con không cha,” nên ai đặt tên nào cũng được.

GS Trần Văn Chi kể về bộ môn Hát Bội, với người soạn tuồng là cụ Đào Tấn đã đặt ra quy cách rất nghiêm nhặt, từ áo quần trang phục, tới cử chỉ... Trong khi Cải Lương thì xuất thân từ Nhạc tài tử, theo cách Nguyễn Tuấn Khanh gọi, bây giờ trong nước gọi là Đờn ca tài tử, lại rất tự do, nghệ sĩ mặc kiểu Tây phục cũng được, mặc đồ bà ba cũng được. Tương tự, GS Chi nói Cải lương biến đổi tự do, 2 câu, rồi 20 câu, rồi 6 câu, rồi 4 câu, và rồi tự do.

GS Trần Văn Chi nói, Nguyễn Tuấn Khanh khac1 với Vương Hồng Sển, trong khi anh Khanh kể lại bước đường với những chứng cớ khoa học, cụ Sển lại viết như kể chuyện đời xưa, trong khi anh Khanh viết khách quan như nhìn từ xa, không cho biết anh thích Cải lương tới cỡ naò, cụ Sển lại viết về Cải lương với mối tình say đắm, và độc giả khi đọc cụ Sển có thể thích đoạn nào thì giữ đoạn đó.

GS Trần Văn Chi cũng nói về các biến đổi của Cải lương, như hồi xưa không có nói lối, bây giờ là có nói lối, nghĩa là vài câu tả cảnh rồi mới vô vọng cổ.

GS Chi cũng nói về dòng sống linh động của Cải lương, như thời nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà, cũng là một soạn giả Cải lương nổi tiếng, trong thập niên 60s với nhiều vở tuồng, như “Áo Cưới Trước Cổng Chùa” và “Người Vợ Không Bao Giờ Cưới”... Chính Hà Huy Hà đã đưa ca dao vào Cải lương.

blank
Nguyễn Tuấn Khanh (ngồi) chiếu clip. Hình trái là vở Bùi Kiệm...

GS Chi thêm, rồi thế hệ trẻ lại đưa thêm tân nhạc vào, thế là thành Tân cổ giao duyên.

Vấn đề là, bây giờ Cải lương không thịnh hành nữa, nên tuồng dài không diễn được, bây giờ chỉ thấy trích đoạn thôi.

GS Trần Văn Chi ca ngợ tác giả Nguyễn Tuấn Khanh là một hiệnn tượng hiếm hoi, người của thế hệ trẻ đã đi tìm laị những hình bóng rất khó truy tầm của một bộ môn nghệ thuật rất suy yếu ở hải ngoại. GS Chi nói, “Bước Đường Của Cải Lương” là sách nên đọc, nhưng lẽ ra tác giả Nguyễn Tuấn Khanh cũng nên viết thêm ý riêng vaò sách; GS Chi nói, cũng như ông từng viết một cuốn sách về Cải lương, nhưng là ở vị trí người mê Cải lương.

GS Nguyễn Văn Sâm trong phần thuyết trình đã nói rằng nguyên thuỷ, chữ “cải lương” là tĩnh từ, không đứng một mình. Thí dụ, thời xưa người ta nói “Tuồng cải lương” hay “sân khấu cải lương,” và dần dà trở thành danh từ đứng riêng, chỉ cho bộ môn nghệ thuật riêng biệt này, một bộ môn tuồng tích, có thứ lớp hấp dẫn, có diễnx uất, âm nhạc...

GS Sâm nói, tác giả Nguyễn Tuấn Khanh viết cuốn này là “nói có sách, mách có chứng, không phaỉ viết kiểu nhớ mang máng rằng hồi xưa ba tui nói thế này, bác tui nói thế kia...”

GS Sâm nói anh Nguyễn Tuấn Khanh đã đi sang Pháp, tìm mua các vi phim của báo cổ như Nông Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn... để dòn xem có tin gì về cải lương, năm nào, có tuổng gì, diễn ở đâu.


GS Nguyễn Văn Sâm kể, sinh ở Sài Gòn, thời nhỏ gia đình Giaó sư sống ở xóm Cầu Ông Lãnh, mỗi sáng thấy xe thổ mộ (xe ngựa kéo) với 2 bên hông xe là các bảng quảng cáo tuổng cải lương. GS Sâm lúc đó thường chạy theo các xe này để lấy tờ chương trình về đọc, nên quen tên nhiều nghệ sĩ thời xưa, như nghệ sĩ Thanh Tao, Bầu Cao (tức Bảy Cao, ba của nghệ sĩ Thanh Nga)... và dần dà thấm vào người các bản vọng cổ, và vẫn nhớ tuồng tích của “Hoàng Tử Lưng Gù” và “Máu Nhuộm Phụng Hoàng Cung.”

GS Nguyễn Văn Sâm kể, lúc đò cùng đám con nít trong xóm, rủ nhau đóng tuồng cải lương. Trong đám con nít, có cô bé tên Hiền, cô Hiền nói với cậu Sâm lúc đó là nưã lớn Hiền lấy anh Sâm rồi 2 vợ chồng mình đi hát cải lương. Lúc đó, các bản viết tay của cậu bé Nguyễn Văn Sâm về tuồng tích Cải lương dược cô bé Hiền giữ. Nhiều thập niên sau gặp lại, người phụ nữ tên Hiền nói là vẫn còn giữ cac1 bút tích cải lương. GS Nguyễn Văn Sâm hỏi sao Hiền gi4ư bút tích của tôi. Cô Hiền nói, tôi chỉ giữ lịch sử Cải lương.

GS Nguyễn Văn Sâm nói rằng bây giờ, chính Nguyễn Tuấn Khanh là người giữ lịch sử Cải lương, vì anh Khanh đã dò theo từng chặng đường hình thành của cải lương. “Đọc Nguyễn Tuấn Khanh, tôi được thuyết phục rằng Cải lương khôngs inh ra từ Hát Bội... Và công trình NTK đi mua tàì liệu là đúng tác phong học giả, tôi rất trân trọng,” theo lời GS Sâm.

blank
Từ trái, các học giả: Trần Văn Chi, Nguyễn Tuấn Khanh, Nguyễn Văn Sâm, Kim Ngân.

MC Kim Ngân lên giới thiệu về tiểu sử Nguyễn Tuấn Khanh, một học giả đã nhiều năm giữ chức Trưởng Ban Tu Thư Viện Việt ọc.

Tác giả Nguyễn Tuấn Khanh kể rằng, hồi nhỏ anh theo học hát chèo, và thầy dạy anh hát chèo là một giaó sư Trưởng Quốc Gia Âm Nhạc. Anh chỉ mới học về Cải lương ở San Jose. Nhiều thập niên trước, anh Khanh mua cát-sét để nghe nhạc Việt cho đỡ nhớ quê nhà. Cộng đồng Việt lúc đó thưa vắng, nên băng cát-sét phần đông là Cải lương và nhạc sến... dần dà thấm vào người.

Tác giả Nguyễn Tuấn Khanh trong khi nói về diễn tiến lịch sử Cải lương, đã chiếu cho xem một số clip nhắn để giai thích.

Clip đầu tiên là trích đoạn Thất Nam Dương Thành, một bản Hát Bội nổi tiếng, trong đó cho thấy trình diễn hát bội phải mặc trang phục, phaỉ có nhạc cụ thích nghi, phải múa võ hay múa đao tùy diễn tiến.... Như thế, học Hát Bội rất khó.

Thế rồi, khi quân Pháp đánh chiếm Kinh Thành Huế năm 1885, Vua Hàm Nghi được quan Phụ chính Đaĩ thần Tôn Thất Thuyết dẫnt heo tàn quân chạy về Tân Sở (Quảng Trị), các nhạc công triều đình Huế cũng chạy tan tác. Nhiều nhạc công triều đình sau đó vào Nam, và với thời gian đã hình thành ra Nhạc taì tử, bây giờ trong nước gọi là Đờn ca tài tử -- một kiểu nghệ thuật tự do, một người chơi nhạc cũng được, 4 người cũng được.

Nguyễn Tuấn Khanh chiếu clip Trống Xuân, cho thấy chỉ có 1 nghệ sĩ với cây đờn kìm.

Rồi chiếu clip Phụng Cầu, trong khi 4 người ngồi trên tấm phản đàn, một nữ ca sĩ đứng hát.

Từ đó, sinh ra hình thức Ca Ra Bộ, nghĩa là vừa ca, vừa ra cử chỉ diễn tả.

Clip Bùi Kiệm Nguyệt Nga được chiếu lên, cho thấy 2 nghệ sĩ đang vừa diễn, vừa ca... đặc biệt: nói như độc thoại, chứ không như nói chuyện...

blank
Bá Hùng (phải, đang đứng nói), Văn Lan (trái, đang đứng nói) đều là những ngườì say mê cải lương.

Nguyễn Tuấn Khanh lại chiếu clip vở cải lương Lá Sầu Riêng, lúc này là diễnx uất gi6óng như kịch.

Clip cuối cùng là “Người tình trên chiến trận” trong đó 2 quốc gia Mông Cổ và Tây Hạ chiến tranh, và mối tình ngang trái giữa công chúa Mông Cổ A Khắc Thiên Kiều và tướng Tây Hạ bị bắt làm mã phu là Cổ Thạch Xuyên... Tuyệt vời, ngang trái, gay cấn.

Trong phần câu hỏi, nhà nghiên cứu Văn Lan nêu lên câu hỏi rằng từ khi nào có guitar trong vọng cổ.

Nguyễn Tuấn Khanh đáp là UNESCO đã công nhận đàn guitar phím lõm để dùng cho cCải lương là guitar Việt Nam, có lẽ khai sinh khoảng 1953 hay 1954 vì sách Lục Huyền Cầm của Bảy Bá có nói về đàn phím lõm là in năm 1958.

Văn Lan hỏi tiếp, vọng cổ hát giọng Bắc thì sao, như có lúc cô Kim Chung cũng từng hát giọng Bắc “để thần thiếp cạn tỏ đôi nhời...”

Nguyễn Tuấn Khanh đap1 rằng anh có 1 CD vọng cổ nghe giọng Bắc rất mùi...

Bá Hùng, một bạn đồng khóa 3/72 với Nguyễn Tuấn Khanh, lên tâm sự rằng anh hồi nhỏ đã mê Cải lương và nhạc sến rồi, mà giấu vì sợ bạn be cười, “sao mày cải lương quá.” Anh Bá Hùng cũng mê nhạc và nghe công khai nhạc Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Cung Tiến... nhưng chỉ khi nào một mình mới nghe cải lương thôi. Bây giờ thì, Bá Hùng nói, mình mê và không giấu nữa...

Được biết, giá quyển sách là $20.00 Mỹ kim bao gồm cả cước phí trong nước Mỹ. Tác giả có CD tài liệu về “Ca Ra Bộ” và “Dạ Cổ Hoài Lang” dành tặng cho 100 khách hàng đầu tiên liên lạc mua sách. Liên lạc mua sách qua địa chỉ tác giả:

NGUYỄN TUẤN KHANH

1558 Sawleaf Ct.

San Jose, CA 95131

Email: ntkhanh@viethoc.com

Phone: (408) 929-4794

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào trưa ngày Thứ Năm 29 tháng 2 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với hai tổ chức Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), Asian Americans Advancing Justice Southern California (AJSOCAL) có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Trưa thứ bảy ngày 2/3/2024 trước Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc, hàng ngàn người thuộc Cộng đồng người Việt Tự do cùng Cộng đồng người Cam Bốt hải ngoại, Cộng đồng người Miến Điện tự do và Cộng đồng người Lào tự do đã tổ chức biểu tình phản đối các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, đàn áp người dân tại các quốc gia quê nhà...
Chiều Chủ nhật 3-3-2024, tại nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst của thủ đô tị nạn Little Saigon, nhiều đồng hương đến dự buổi ra mắt cuốn sách thứ nhì của ca sĩ kiêm nhà văn Thanh Lan có tên là Trắng Đêm...
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Tháng 3 năm 2024, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thành lập được 14 năm. Trong gần 8 năm qua với mục đích đào tạo và khuyến khích tài năng trẻ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thực hiện chương trình "Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ" với các lớp dạy tiếng Việt, dạy múa và hát hoàn toàn miễn phí cho các em...
Theo thông lệ hằng năm vào dịp đầu Xuân các Liên Đoàn Hướng Đạo Miền Tây Nam Hoa Kỳ, thuộc Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam đều tổ chức lễ chào cờ đầu năm để giúp các em gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa cũng như tập tục Việt Nam.
Vào chiều ngày Chủ Nhật 02/25/2024, nhân dịp những ngày đầu năm Giáp Thìn, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã ghé thăm và có một buổi pháp thoại tại Thiền Đường Huệ Hải. Thiền đường này được thành lập cách đây hơn một năm bởi một người học trò cũ của Thầy, hiện nay là nơi sinh hoạt của một số nhóm Phật tử ở khu vực Little Saigon.
Chánh Án Chris Phan tốt nghiệp đại học Indiana- đại học Purdue tại Indianapolis với văn bằng Cử Nhân Nghệ Thuật (BA Biology, 1996), tiến sĩ Luật khoa năm 1999 tại đại học Southern Illinois. Ông là chủ biên tạp chí luật Southern Illinois, tác giả sách “Physicians Unionization’s Impact on the Medical Profession”, Journal of Legal Medicine, March, 1999...
Hiệp Hội Phát Huy Công Lý cho người Mỹ gốc Á, Nam California (AJSOCAL) được thành lập năm 1983, là tổ chức vô vụ lợi về quyền công dân và pháp lý lớn nhất quốc gia dành cho người Mỹ gốc Á Châu và người dân các đảo Thái Bình Dương...
Hàng năm, Bộ Ngoại giao chấp thuận rất nhiều thị thực cho công dân Việt Nam đến Hoa Kỳ để tham gia vào các hoạt động giải trí và biểu diễn nghệ thuật. Những chuyến thăm như vậy rất quan trọng nhằm tăng cường mối quan hệ văn hóa mật thiết giữa hai quốc gia chúng ta. Tuy nhiên, trái với tinh thần trao đổi song phương mang tính công bằng, nguyên tắc ngoại giao cơ bản của quốc tế, các nghệ sĩ Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam không được hưởng các quyền hoạt động nghệ thuật tự do giống như khi chúng tôi đón tiếp các nghệ sĩ Việt Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.