Hôm nay,  

Lễ Ra Mắt Sách Với Nhà Thơ Trần Phù Thế

09/05/201400:00:00(Xem: 4290)

Sau 23 măm kể từ năm 1991 là năm bắt đầu đợt HO-1 thành phố Greenville mới có buổi ra mắt sách đầu tiên của nhà thơ Trần phù Thế.

Vậy thì Greenville ở đâu bạn sẽ tự hỏi như thế.Tại Mỹ có tới 24 tiểu bang có thành phố mang tên Greenville trong đó có South Carolina.

Greenville chỉ là một thành phố nhỏ trong tiểu bang South Carolina với lối hơn sáu chục ngàn dân nhưng nếu kể cả vùng phụ cận thì Greenville có lối tám trăm ngàn dân.

Cộng đồng Việt Nam ở đây chỉ có lối 3000 dân Việt ta thế nhưng lại có tới bốn cái chợ bán đồ ăn mang hương vị Á châu đó là hai chợ của người Việt, một của người Hoa và một của người Đại Hàn.

Chưa bao giờ sự hòa hợp sắc dân lại rõ như ở đây nói là chợ Việt, chợ Hoa hay chợ Đại Hàn là nói để mà nói cho dễ phân biệt mà thôi chứ cứ vào trong bất cứ chợ nào thì cũng thấy đủ các sắc dân kể cả người Mỹ mua đồ trong chợ. Đặc biệt món tương ớt để ăn phở là món mà người Mỹ nào khi ra khỏi chợ đều có xách theo một chai.

Nhớ lại sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 người dân Việt Miền Nam Việt Nam chỉ thấy: cải tạo công thương nghiệp mà thực chất là ăn cướp tài sản của dân; khu Kinh Tế Mới mà thực chất là nhà tù dành cho gia đình của chế độ cũ; trại cải tạo mà thực chất là trại tù để trả thù quân, cán, chính Miền Nam Việt Nam; tem, phiếu mà thực chất là kiểm soát dân song song với hình thức hộ khẩu; cùng với sự căm thù được lập đi lập lại từ các cái loa phóng thanh của ngụy quyền CS mà người dân không thấy “hòa hợp hòa giải dân tộc.” đâu cả.

blank
Bìa tập thơ.

Người dân đâu còn có dịp nghe nhạc trữ tình,ngâm thơ v…v… Cả một bầu trời văn nghệ Miền Nam sụp đổ nhường chỗ cho nón tai bèo dẫm nát tuổi thanh xuân. Một Miền Nam văn minh,là hòn ngọc Viễn Đông bỗng chốc trở về thời kỳ đồ đá,đồ đồng và đồ gì không biết nữa.

Tính từ ngày 30 tháng tháng 4 năm 1975 và sau khi ra khỏi trại tù và đi định cư vào năm 1991 ở Santa Ana,CA rồi Greenville,SC một thời gian tổng cộng là 39 năm tôi không còn có dịp được nghe ngâm thơ hòa cùng tiếng sáo.

Hôm nay,ngày 4 tháng 5 năm 2014 một khung cảnh Saigon xưa bỗng dưng sống lại khi tiếng ngâm thơ của Ông Đỗ xuân Quang và Ông Lý phước Nhương vang lên cùng tiếng tiêu réo rắt hòa cùng tiếng đàn mandoline của Ông Trần ngọc Mỹ.

Khách mời trong buổi lễ ra mắt tập thơ “Cõi Tình Mong Manh” của nhà thơ Trần phù Thế tuy không đông nhưng cũng đủ để tạo nên một không khí đậm nét văn nghệ của một Saigon xưa tại một thành phố nhỏ bé thuộc tiểu bang South Carolina.

Chỉ với lối khoảng 3000 dân Việt và với số khách tham dự trên dưới một trăm người thì qủa thật đây là một thành công đáng kể của ban tổ chức và riêng với cá nhân thi sĩ Trần phù Thế người vẫn nặng nợ với thi văn sau biết bao nước chẩy qua cầu.

Người tham dự hân hoan thưởng thức tiếng ngâm thơ, tiếng tiêu, tiếng đàn như mang tâm hồn mình trở về về với Saigon xưa mà ngùi ngùi rung động.

Sau cái ngày 30 tháng 4 đó cả Miền Nam trở thành một nhà tù vĩ đại đâu còn văn học nghệ thuật. Người trong tù khổ theo trong tù còn người ngoài tù khổ theo người ngoài tù. Cơm không có mà ăn thì còn đâu là văn học nghệ thuật nữa.

Cám ơn ban tổ chức và riêng cám ơn thi sĩ Trần phù Thế đã làm sống lại không khí văn học Saigon xưa qua buổi ra mắt tập thơ này.

Sao Nam Trần ngọc Bình

Hè 2014

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.