Hôm nay,  

Cuối Tuần Với Hải Quân VNCH

10/12/201300:00:00(Xem: 2785)
Dẫn giải.

Thứ bẩy cuối tháng 11 và chủ nhật 1 tháng 12-2013 là 2 ngày hải quân VNCH về San Jose họp mặt để tham dự vào việc hoàn tất bộ phim: "Chuyến hải hành cuối cùng". Đây là chuyện ra khơi 38 năm xưa kể lại bằng phim ảnh. Chương trình do Dân Sinh Media và hội hải quân Bạch Đằng phối hợp. Chúng tôi tham dự cả 2 ngày và xin kể lại mối duyên tao ngộ với hải quân từ 38 năm xưa cho đến ngày nay. Trước hết xin góp ý về phần tổ chức và thành phần tham dự. Rất đáng ca ngợi về sự vận động và tham dự đông đảo của các thành viên từ bốn phương về Bắc Cali giữa mùa lễ Tạ ơn, di chuyển hết sức tốn kém. Thêm vào đó không vị tướng lãnh nào tham dự vì đa số tuổi già sức yếu, ngoại trừ đô đốc Trần văn Chơn cư ngụ ngay tại San Jose. Điều này ghi nhận rằng yếu thời gian ảnh hưởng hết sức quan trọng. Dần dần trong tương lai, sẽ chỉ còn các sỹ quan và chiến binh trẻ tuổi ở lớp tuổi 70 họp mặt ghi dấu 40 năm và 50 năm đất khách quê người. Vì vậy về được với nhau bây giờ là điều quý giá hơn tất cả mọi hình thức trình bầy dù nghi lễ nghiêm trang, diễn văn dài dòng hay văn nghệ hấp dẫn. Trong tình nghĩa bao dung và tấm lòng rộng mở, tôi xin kể lại các tin tức và mối liên hệ với hải quân trong dịp trùng dương hội ngộ.

Chuyện làm phim.

Chiều thứ bẩy ban tổ chức HQ Bạch Đằng và Dân Sinh Media đã mời quan khách duyệt qua bản thảo của phim lịch sử Chuyến Hải Hành Cuối Cùng. Quý vị đã đóng góp thêm các ý kiến và tin tức hết sức quý giá. Qua ngày chủ nhật quan khách lại tiếp tục tham dự vào côngviệc làm phim dù là khán giả giữa hội trường hay các nhân vật trên sân khấu. Tất cả đều là nhân chứng cho việc ghi lại lịch sử của 1 lần hạm đội ra khơi. Trong việc làm phin ông Phạm Phú Nam đã sưu tầm rất nhiều nguồn tư liệu, và không quên các nguồn tin từ các tác giả như đại tá Đỗ Kiểm viết bằng Anh ngữ, nữ tác giả Điệp Mỹ Linh viết bằng Việt ngữ, nhà văn Phan Lạc Tiếp và rất nhiều tác giả đóng góp trong hải sử. Tất cả quý vị tác giả đều có mặt hôm nay. Đó là về phần tài liệu, và tài liệu sẽ còn tiếp tục ghi nhận thêm. Ngày thứ bẩy riêng tôi có dịp đóng góp ý kiến là cuốn phim sẽ là một một di sản dành cho thế hệ tương lai. Một sản phẩm của Viện Bảo tàng Việt Nam. Trên mặt đất chúng ta có phim về trận phòng thủ Bình Long, An Lộc. Có phim về trận phản công Quảng trị. Bây giờ phải có một tác phẩm trên đại dương nói lên ý nghĩa của hải quân Việt Nam trong những giờ phút sau cùng của cuộc chiến. Tinh thần kỷ luật, tình nhân đạo đồng hương, khả năng kỹ thuật. Cuốn phim phải nói lên những hoàn cảnh của những người có phương tiện, nhưng không đi. Lý do: Gia đình. Những người liều chết ra đi. Vì tự do. Những người ra đi rồi lại trở về, vì tình yêu vợ con. Khi trở về, ân hận vì tù đầy nhưng chứng tỏ là quyết định dù nhầm lẫn vẫn chứng minh vì tình nghĩa gia đình. Trong chút duyên văn tự, chúng tôi hết sức vui mừng nhìn thấy sự hiện diện của những cây bút viết về những ngày sau cùng của hải quân. Cả 3 vị đều có cơ hội lên tiếng trong buổi luận bàn cũng như thu hình phỏng vấn cho cuốn phim. Tác giả Điệp Mỹ Linh bổ túc về thành phần tổ chức hải quân và khen ngợi phần nhạc đệm. Thiếu tá Phan Lạc Tiếp lưu úy về thành quả của chiến hạm ông phục vụ và hoạt động tích cực của tướng Hoàng cơ Minh trong chuyến hải hành cuối cùng. Đại tá Đỗ Kiểm, nguyên tham mưu phó hành quân, người trực tiếp liên lạc với hải quân Hoa Kỳ đã có nhiều bình luận đặc biệt. Ông giải thích về vai trò của nhân vật trung gian giữa hai bên và ông ca ngợi tinh thần kỷ luật của đoàn viên và thủy thủ. Tinh thần này được xây dựng giữa sĩ quan và binh sĩ, giữa hạm trưởng và nhân viên. Đó chính là yếu tố thành công của chuyến hải hành.
hai-quan-2-resized
Hình ảnh Hải quân VNCH hội ngộ ở San Jose.

Mối liên hệ.

Chiều chủ nhật, tôi có dịp lên sân khấu với tư cách là người cả ơn hải quân và cũng là nhân chứng của chuyến ra khơi. Tháng 3-1975 tôi là phó trưởng đoàn bộ tham mưu tiền phương của Bộ tổng tham mưu ra Cam Ranh yểm trợ cho việc rút quân của QĐ I và QĐ II. Chúng tôi lập cơ sở tại bộ chỉ huy 5 tiếp vận. Nhưng chỉ được 3 ngày thì công tác hoàn toàn thất bại. Tiếp theo cao nguyên và miền Trung, mặt trận duyên hải tan rã. Cá nhân tôi di tản từ bán đảo vào căn cứ hải quân. Tại đây gặp đề đốc Hoàng Cơ Minh. Lúc đó toàn thể bộ tư lệnh tiền phương của tổng tham mưu chỉ còn tôi với môt số sĩ quan. Thiếu tướng Nguyễn xuân Trang là trưởng đoàn đã bay vào Phan Rang. Đề đốc Minh nói rằng, các chiến hạm còn ngoài biển. Anh muốn đi chiếc nào thì đi. Tôi xuống 1 chiến hạm mà không còn nhớ tên con tàu. Chỉ nhớ rằng khi tàu vào bến Phú Quốc, cô con gái của vị tư lệnh hải quân đầu tiên là đại tá Lê quang Mỹ, lúc đó cô là thiếu úy cán sự xã hội hải quân. Cô đã té ở cầu tàu và chết.

Hải quân ghi nhận rằng đã chuyên chở cả ngàn người di tản từ miền Trung về miền Nam vào cái tháng 4 đau thương đó. Trong đó có tôi. Tôi xin gửi lời cảm ơn muộn màng 38 năm sau đến ông hạm trưởng con tàu đã chở tôi chạy từ Cam Ranh về đến Phú Quốc. Khi tôi nói chuyện này thì dưới khán giả có người giơ 5 ngón tay nói đến HQ 5 của thiếu tá Lập. Sau này tôi mới biết. Cảm ơn ông Lập. Còn ghi thêm là ông Ngọc Bùi, người tình nguyện phụ trách chương trình nuôi ăn Homeless San Jose 20 năm qua cũng hoan hô hải quân đã đưa gia đình ông đi vào 30 tháng tư -1975.

Nhân chứng.

Chuyện thứ hai là trong khi hải quân chuẩn bị ra khơi vào ngày 29/4/75 thì đơn vị tiếp vận của chúng tôi cũng có tàu. Đoàn tàu cận duyên của lục quân di chuyển từ Đà Nẵng về đậu ở bến Khánh Hội. Chúng tôi cũng chuẩn bị và vào đêm 29 sáng 30 tháng 4 đứng trên buồng lái của giang đoàn tôi có dịp thấy các chiến hạm từ bến Bạch Đằng ra đi. Sau khi hải quân ra biển thì tàu quân vận của chúng tôi cũng đi theo. Và chúng tôi cũng vớt đồng bào lên đầy tàu. Con số trên 30 ngàn đồng bào được hải quân vớt, xin cho tôi được ghi công muộn màng là cũng có cả ngàn người lên đoàn tàu quân vận mà sau cùng đã qua Mỹ.

Hạm đội của hải quân VNCH ra khơi đến Subic Bay khá đầy đủ chỉ có riêng vài chiếc bị thương nặng nên phải đánh chìm dưới biển.

Phần chúng tôi, tàu quân vận cận duyên không đủ sức đi xa ra biển lớn, sau khi chuyển qua tàu viễn dương của Hoa Kỳ, tất cả đều bị đánh chìm hay thả trôi dù chẳng hề thương tích. Chỉ vì sức yếu mà phải chết thôi.
hai-quan-1-resized
Hình ảnh Hải quân VNCH hội ngộ ở San Jose.

Giấy tờ chứng minh:

Trong đợi di tản 1975 Hoa Kỳ tổng kết tiếp nhận 130 ngàn người, nhưng trên giấy tờ của tổng thống Ford, nước Mỹ trước đó dự trù chỉ nhận tối đa 50 ngàn người. Điều kiện chấp nhận cho di tản bằng phi cơ là phải có liên hệ gia đình với người Mỹ. Có khế ước làm việc với chính phủ Mỹ, nhân viên tình báo và các giới chức cao cấp trong chính quyền mà sự ở lại sẽ nguy đến tính mạng. Như vậy, phần lớn quân nhân kể cả các sĩ quan và dân chúng đều không đủ điều kiện. Năm 1954 có 1 gia đình chài lưới di cư từ Đồ Sơn vào Phan Thiết. Tháng 3- 75 chạy từ Phan Thiết vào Phước Tĩnh. Tháng tư chạy ra biển. Khi gia đình này gồm 38 người đến Springfield, Illinois báo chí TV phỏng vấn. Tôi là thông dịch viên. Báo Mỹ hỏi ông già trưởng tộc là không phải là gia đình có đủ điều kiện để bốc đi Mỹ. Ông không nằm trong danh sách của tổng thống Ford làm sao ông lại đi được. Ông già nói là tôi cũng có giấy cho đi nhưng ở ngoài biển khi leo lên tàu hải quân Việt Nam không ai hỏi giấy.

Báo chí hỏi rằng thế giấy tờ ông còn giữ đó không. Ông cụ móc bóp đưa giấy cho thông dịch viên. Tôi cầm tờ giấy thấy có những vạch kẻ vuông và chữ viết lăng nhăng. Phía trên có hàng chữ Lá Số Tử Vi của họ Bất. Thưa quý vị, chữ nghĩa tôi có bao nhiêu mà giải thích cho báo chí Hoa Kỳ biết rằng gia đình này đi được không phải là do điều kiện của ông Ford. Đi được là do số tử vi ấn định bởi các vì sao. Giấy do ông Trời cấp. Mỹ dự trù chỉ nhận có 50 ngàn người di tản. Xem ra đã có cả hàng chục ngàn người đi theo số tử vi, trong đó đa số là do tàu hải quân Việt Nam vớt.

38 năm trước chúng ta đã sống trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Ai cũng muốn chạy trốn cộng sản. Một lần nữa tôi lại nhắc lại câu chuyện hôm thứ bẩy. Nhân dịp viết về chuyến hải hành của Hải quân. Nhưng người đi được đã quyết định ở lại. Đô đốc Chơn ở lại vì thân phụ đã già. Con trai ông là hạm trưởng cũng ở lại cũng vì thân phụ. Cả cha con đều vào tù. Và biết bao người tìm cách ra đi. Có người đi được lại tìm đường trở về. Tại sao lại ra đi. Tại sao lại ở lại. Tại sao ra đi rồi còn trở về. Đi là tìm tự do. Ở lại vì nghĩ đến gia đình. Đã đi rồi lại tìm cách trở về. Vì tình yêu. Tình yêu vợ con. Nhưng trở về nào đâu có đoàn tụ được với gia đình. Khi vào tù dù ân hận nhưng đã chứng tỏ được tình yêu. Có các thủy thủ, sĩ quan và cả hạm trưởng quay về rồi vào tù chín, mười năm. Dù đau thương nhưng đã chứng tỏ được tình yêu. Vì yêu em nên anh vất vả.

Sau cùng, chúng ta đều có mặt ở đây. Đã 38 năm qua, chúng ta cùng nhau trả lời câu hỏi đi để làm gì. Khi ra đi đã ở tuổi trung niên. Đã trải qua nửa đời người. Lúc đó có nhà thơ tự hỏi rằng. Ta biết làm gì cho hết nửa đời sau. Bây giờ nửa đời sau cũng đã hết rồi. Vậy ta đã làm được những gì?

Thưa quý vị cuốn phim Chuyến hải hành cuối cùng với toàn thể quý vị hải quân tham dự tại San Jose vào năm 2013 sẽ là 1 thông điệp cho tương lai. Cho con cháu thế hệ mai sau cần biết là ông cha ngày xưa đã ra đi như thế nào. Nước mất nhà tan nhưng hải quân Việt Nam đã ra đi có trật tự, đã trả nợ những con tàu cho nước Mỹ, không để lọt vào tay địch. Và giữa trùng dương bao la, 32 chiến hạm đã hạ cờ vàng trong nước mắt.

Cuốn phim như thế sẽ có hình ảnh của quý vị tham dự, và quý vị sẽ đón chờ, quảng bá cho toàn thể bà con trên toàn thế giới. Trên đất liền đã có Bình Long Anh Dũng, đã có Kontum Kiêu Hùng, đã có Trị Thiên Vùng Dậy thì ngoài biển cả phải có Chuyến Hải Hành Cuối Cùng của hải quân VNCH.

Chi phiếu $20 đặt mua gửi cho Dân Sinh Media: 1445 Koll Circle #113 San Jose CA 95112.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm nay, Dân Biểu Liên Bang Michelle Steel (Đảng Cộng Hòa-CA) trong tuần qua đã thúc giục Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đưa Việt Nam vào danh sách các “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn
Dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy những người thợ móng tay—chủ yếu là phụ nữ Việt Nam, dân nhập cư và tị nạn—đang bị trả lương quá thấp dưới mức tối thiểu và bị xếp loại nghề nghiệp sai chỗ tràn lan, điều này làm suy yếu khả năng bảo vệ quyền lợi lao động của họ tại nơi làm việc. Ngoài ra, chủ tiệm—phần lớn điều hành các tiệm nail gia đình nhỏ lẻ—không nhận được giải trình về luật lao động hợp với ngôn ngữ và văn hóa của họ. Những kết quả báo cáo đã ghi trong dự luật AB 2444, một dự luật mới được Dân biểu Tiểu bang California Alex Lee (AD 24) đệ trình vào ngày 13 tháng 2 năm 2024 để thực thi các yêu cầu về giáo dục trong ngôn ngữ và tinh tế trong văn hóa cho thợ và chủ tiệm nail.
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.