Hôm nay,  

Ra Mắt Sách ‘Lịch Sử Champa’ Hội Luận về Dân Tộc Bản Địa

20/09/201300:00:00(Xem: 6652)
SAN JOSE -- Tổng Thư ký Đảng Vì Dân Việt Nam đã tham dự buổi ra mắt sách “Lịch Sử Champa: 33 năm cuối cùng (1802-1835)” và hội luận về chủ đề “Vấn đề dân tộc bản địa Việt Nam.”

Vào ngày Thứ Bảy 14-09-2013, ông Nguyễn Công Bằng, Tổng Thư Ký Đảng Vì Dân Việt Nam đã đại diện tổ chức đáp lời mời của Hội Đồng Phát Triển Văn Hóa Xã Hội Champa để tham dự buổi ra mắt sách “Lịch Sử Champa: 33 năm cuối cùng (1802-1835)” và hội luận về chủ đề “Vấn đề dân tộc bản địa Việt Nam” được tổ chức tại thành phố San Jose, tiểu bang California (Hoa Kỳ).

Cùng hiện diện trong buổi sinh hoạt có Tiến sĩ Po Dharma (Viện Viễn Đông Pháp), ông Musa Po Rome (Chủ Tịch IOC-Champa), ông Tan Dara Thạch (Chủ Tịch Hội Đồng Các Dân Tộc Bản Địa Việt Nam), ông Nai Rong (Đại diện 28 Dân tộc Bản địa Tây Nguyên Việt Nam), ông Hoàng Thế Dân (Cơ sở trưởng đảng Việt Tân vùng Bắc California) và nhiều nhân sĩ, quan khách người Champa, Khmer-Krom và Dân tộc Tây Nguyên.

Trong dịp này, theo đề nghị của Ban tổ chức, ông Nguyễn Công Bằng đã giới thiệu những điểm chính yếu của công trình nghiên cứu lịch sử quan trọng trong cuốn sách trước đông đảo quan khách, và nhân đó chia sẻ quan điểm của Đảng Vì Dân cũng như cảm tưởng của ông về vai trò của lịch sử và dân tộc Chăm đối với Việt Nam.

Theo lời ông: "...cuốn 'VƯƠNG QUỐC CHAMPA: 33 NĂM CUỐI CÙNG' là một công trình nghiên cứu khoa học, nghiêm chỉnh và khách quan. Một điểm quan trọng khác là Tác giả đã không cực đoan để quy tội các triều đại người Kinh cho toàn bộ khủng hoảng nội tại của các triều đại Vương quốc Champa, kể cả lý do dẫn đến sự kiện vương quốc bị giải thể. Sự giải thích của tác giả trong phần tổng luận ở trang 171 là một khẳng định mang tính lịch sử: "Những biện pháp trừng phạt nhân dân Champa vô cùng dã man kể từ năm 1832 không biểu tượng cho chính sách diệt chủng của vua Minh Mệnh đối với người Chăm. Vì vua Minh Mệnh đã từng áp dụng những hình phạt đó đối với người Kinh theo Lê Văn Duyệt, Lê Văn Khôi và Thiên Chúa Giáo. Kể từ đó, người ta có thể nghĩ rằng vua Minh Mệnh không chủ trương trừng phạt người Chăm nặng nề và dã man hơn so với chính sách trừng phạt người Kinh. Và chính sách trừng phạt dân tộc Champa của vua Minh Mệnh không mang nội dung hận thù dân tộc hay phân biệt màu da giữa người Chăm và Kinh mà là hành động mang màu sắc chính trị dành cho những ai, dù họ là người Kinh hay Chăm đi nữa, không tôn trọng uy quyền của triều đình Huế vào thời điểm đó."
dai_hoi_cham_y_resized
Hình ảnh buổi ra mắt và hội luận.

Ông Nguyễn Công Bằng nhận định rằng:"Cuốn 'VƯƠNG QUỐC CHAMPA: 33 NĂM CUỐI CÙNG' tất nhiên cần thêm nhiều sự đồng thuận lớn để được công nhận như là những chứng liệu lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh ngay rằng: Đây là một thiện chí làm sáng tỏ lịch sử chứ không phải là một hành động mang tính gây chia rẽ cộng đồng dân tộc Việt Nam. Cuốn 'Vương Quốc Champa: 33 năm cuối cùng' là một công trình nghiên cứu giá trị, và là một phần lịch sử không thể không nhắc đến trong chính sử Việt Nam. Bởi lẽ, khi lịch sử nước Việt đã chính thức ghi nhận sự hiện diện của Vương quốc Champa trong lãnh thổ của Việt Nam ngày nay, thì người Champa phải được công nhận là một dân tộc bản địa, không những phải được bình đẳng trong một xã hội nhân bản mà còn phải được hưởng các quy chế đặc biệt dành cho các sắc tộc bản địa. Đồng thời, lịch sử Champa cũng phải được ghi nhận đầy đủ và khách quan như một phần của lịch sử Việt Nam. Có như vậy thì xã hội Việt Nam mai này mới có thể phát triển một cách hài hòa, gắn bó hơn ở tương lai."


Ông chia sẻ thêm là: "Càng được hiểu về lịch sử và văn hoá Champa, chúng tôi nhận thấy có trách nhiệm nhiều hơn trong công cuộc phục hưng lịch sử và văn hoá Champa như là một phần không thể tách biệt của lịch sử và văn hoá Việt Nam."

Để giải thích lý do tại sao Đảng Vì Dân chính thức ủng hộ việc tôn trọng lịch sử, văn hóa và nguyện vọng của đồng bào người Việt gốc Chăm, ông trình bày rằng: "Lãnh thổ nước Việt ngày nay có một phần đất đai của Vương quốc Champa ngày xưa (từ Quảng Bình xuống đến Biên Hòa, tổng cộng khoảng 30%). Văn hoá Việt Nam cũng có nhiều sắc thái của nguồn văn hoá Champa. Và dân số Việt Nam cũng có một tập thể không nhỏ mang ít nhiều dòng máu Champa. Vậy thì tại sao tập thể người Kinh không xem tập thể người bản địa Champa là anh em, đồng bào. Và tại sao người Champa không tự xem mình là người Việt để tranh đấu cho bằng được sự bình đẳng trong các quyền lợi công dân? "

Thành phần tham dự buổi hội luận về “Vấn đề dân tộc bản địa Việt Nam” (Ảnh: ChamToday.com)
dai_hoi_cham_vi_dan_resized
Hình ảnh buổi ra mắt và hội luận.

Sau phần buổi lễ ra mắt sách là chương trình hội luận về “Vấn đề dân tộc bản địa Việt Nam” với sự điều hợp của ông Tài Đại An, một nhân sĩ người Việt gốc Chăm vốn là viên chức Quốc Gia Hành Chánh Việt Nam Cộng Hòa. Chủ đề của cuộc hội luận là trao đổi về việc vận động thế giới và chính phủ Việt Nam công nhận 'Dân tộc Bản địa Việt Nam" là chính đáng hay không. Trong phần này, ông Nguyễn Công Bằng đã khẳng định lập trường của Đảng Vì Dân là "không những phải ủng hộ tinh thần cho nỗ lực ý nghĩa đang có, mà còn thấy phải cùng đứng chung trong cuộc đấu tranh mang tính nhân bản này."

Khi kết thúc phần phát biểu trước đông đảo đồng hương hiện diện, ông đã chia sẻ mong đợi là: "Hy vọng rằng ở một ngay mai không xa, tất cả người Việt Nam - dù là dân tộc Kinh, dân tộc bản địa hay sắc tộc thiểu số - đều có thể chung sống hài hòa với nhau ở cả trong và ngoài nước, và có thể ngẫng mặt cao đầu hãnh diện mình là người Việt Nam."

Được biết trong nhiều năm qua Đảng Vì Dân Việt Nam đã liên tục hậu thuẫn cho các đòi hỏi chính đáng của đồng bào người Việt gốc Chăm, và trong lần sinh hoạt mới nhất này ông đã thay mặt tổ chức khẳng định lập trường của đường lối của tổ chức là ủng hộ và chung sức đấu tranh cho quyền làm người của các Dân tộc Bản địa Việt Nam trên tinh thần bản Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã được 150 quốc gia ký tên chấp thuận.

Anh Trinh tường thuật từ tin sinh hoạt của VPLL/ĐVDVN, thông tin từ mạng www.champaka.infoChamToday.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
Cuộc vận động sẽ tăng cường kiến thức và thảo luận để giảm nguy cơ, phát hiện dấu hiệu và đưa ra lựa chọn...
Pechanga Resort Casino hân hạnh kính mời quý vị đến tham dự chương trình nhạc hội chủ đề “Trấn Thành – The Galaxy Show” sẽ được tổ chức vào lúc 8 giờ tối ngày Thứ Bảy 30 tháng Ba, 2024 tới đây trên sân khấu Pechanga Summit. Nhạc Rap xuất phát từ thập niên 70 tại Mỹ và khi bước sang thập niên 90 thì nở rộ. Đây là một thể loại nhạc “khác với những dòng nhạc khác” nhưng có lẽ nhờ vậy, nó lại chiếm một chỗ riêng trong thế giới âm nhạc. Đối với khán thính giả người Việt, nó rất lạ và thời gian đầu không được chào đón nồng nhiệt lắm, phần vì còn quá mới mẻ và phần vì giới nghệ sĩ Việt còn bỡ ngỡ chưa quen với thể loại nhạc không phải nhạc này. Có thể nói đó là một hình thức hát nói. Nhưng theo thời gian, giới trẻ lớn lên đã quen thuộc với nó và biết sử dụng những âm hưởng nhạc tiềm ẩn của ngôn ngữ Việt để đặt ra những ca khúc Rap rất riêng cho khán thính giả Việt
Forbes Travel Guide đã thông báo Yaamava’ Resort & Casino được đánh giá sao cao quý ở ba hạng mục trong hai năm liên tiếp. Serrano Spa đã giành được 5-Sao, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort mỗi nơi được bình chọn 4-Sao từ Forbes Travel Guide. “Chúng tôi rất vinh dự vì dịch vụ chăm sóc khách hàng mà chúng tôi luôn ưu tiên hàng đầu đã được công nhận,” Kenji Hall, Giám Đốc Điều Hành của Yaamava’ Resort & Casino cho hay. “Serrano Spa, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort đại diện cho những trải nghiệm tuyệt vời và cao cấp mà khách hàng của chúng tôi mong đợi. Chúng tôi xin tri ân San Manuel Band of Mission Indians đã tin tưởng và trao trách nhiệm để chúng tôi vận hành khu nghỉ dưỡng và giải trí của bộ lạc.”
Vào trưa ngày Thứ Năm 29 tháng 2 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với hai tổ chức Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), Asian Americans Advancing Justice Southern California (AJSOCAL) có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Trưa thứ bảy ngày 2/3/2024 trước Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc, hàng ngàn người thuộc Cộng đồng người Việt Tự do cùng Cộng đồng người Cam Bốt hải ngoại, Cộng đồng người Miến Điện tự do và Cộng đồng người Lào tự do đã tổ chức biểu tình phản đối các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, đàn áp người dân tại các quốc gia quê nhà...
Chiều Chủ nhật 3-3-2024, tại nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst của thủ đô tị nạn Little Saigon, nhiều đồng hương đến dự buổi ra mắt cuốn sách thứ nhì của ca sĩ kiêm nhà văn Thanh Lan có tên là Trắng Đêm...
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Tháng 3 năm 2024, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thành lập được 14 năm. Trong gần 8 năm qua với mục đích đào tạo và khuyến khích tài năng trẻ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thực hiện chương trình "Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ" với các lớp dạy tiếng Việt, dạy múa và hát hoàn toàn miễn phí cho các em...
Theo thông lệ hằng năm vào dịp đầu Xuân các Liên Đoàn Hướng Đạo Miền Tây Nam Hoa Kỳ, thuộc Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam đều tổ chức lễ chào cờ đầu năm để giúp các em gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa cũng như tập tục Việt Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.