Hôm nay,  

Viện Việt Học Ra Mắt Sách Đức Phật Giữa Chúng Ta

27/08/201300:00:00(Xem: 10447)
WESTMINSTER (VB) -- Buổi ra mắt sách “Đức Phật Giữa Chúng Ta” của Giáo sư Trần Ngọc Ninh đã thực hiện hoàn mãn hôm Chủ Nhật 25-8-2013 tại Viện Việt Học.

Người tham dự tới chật trong Hội Trường Viện Việt Học, đa số là các bác sĩ và các cựu sinh viên Đại Học Van Hạnh, những người vốn là cựu môn sinh của GS Trần Ngọc Ninh.

Trong thành phần khán giả cũng có nhiều nhà nghiên cứu Phật Học, như các cư sĩ Mật Nghiêm, Tâm Cát, cũng như nhiều người quan tâm về văn học như GS Nguyễn Ngọc Kỳ, nhà văn Nhã Ca, ông Võ Thắng Tiết (nguyên Giám đốc NXB Văn Nghệ) – và trong đó cũng có những người lái xe từ rất xa tới dự như Tỳ Kheo Thích Kiến Giải (từ Thiền Viện Đại Đăng, quận San Diego), như Cư sĩ Trí Tánh (từ San Bernadino)...

Điều hợp chương trình là cô Nguyễn Kim Ngân sau lời cảm ơn quan khách đã trình bày sơ lược về tác phẩm, nguyên đã xuất bản từ năm 1972 tại Đại Học Vạn Hạnh và rồi tường như tuyệt bản, may nhờ có một bản được Bác Sĩ Nguyễn Tấn Lộc tìm được và đã phát tâm ấn hành, với trưởng dự án là cô Hoài Hương Trần Uyên Thi, cũng là một viên chức điều hành Viện Việt Học.
viet_hoc_5_nguoi__resized
Từ phải: BS Nguyễn Tấn Lộc, GS Trần Ngọc Ninh, Cô Hoài Hương, GS Nguyễn Phúc Bửu Tập, và Cô Kim Ngân (ở góc MC).
Trong phần nói chuyện về nguyên khởi, BS Nguyễn Tấn Lộc tự giới thiệu rằng ông là học trò cũ của GS Trần Ngọc Ninh ở Đại Học Y Khoa, và trong một nhân duyên đặc biệt: trong một đêm thời đầu thập niên 1970s (khi Miền Nam chưa mất), lúc đó Bác sĩ Nguyễn Tấn Lộc đang trực nội trú trong Bệnh Viện Bình Dân thì đọc được cuốn “Đức Phật Giữa Chúng Ta” của Ông Thầy, tiếng gọi thân mật của các sinh viên Y Khoa gọi GS Trần Ngọc Ninh– và từ đó, những chữ viết của Ông Thầy về Đức Phật vẫn in sâu trong tâm khảm của BS Nguyễn Tấn Lộc.

Khi ra hải ngoại, tìm hoài cuốn này vẫn không ra, lại có cơ duyên gặp lại GS Đào Khánh Thọ, cựu Hiệu trưởng của trường Tống Phước Hiệp (Vĩnh Long), được GS Thọ tặng cho bản in cũ mà GS Thọ mang theo ra hải ngoại.

BS Nguyễn Tấn Lộc đưa cao ấn bản cũ cho khán giả trong hội trường nhìn thấy và nói có lẽ đây là bản duy nhất còn sót lại.

BS Lộc nói rằng khi về lại thăm Việt Nam, đã tới tìm lại điạ chỉ nhà xuất bản cũ thì thấy đã trở thành một chung cư với những hành lang phơi đầy quần áo.

BS Lộc ngậm ngùi nói, trong khi chúng ta may mắn sống ở Mỹ thì vẫn đang có những người đặt bom phá hoại Bồ Đề Đạo Tràng, “và xin đừng quên giặc Việt Cộng đang tàn phá văn hóa VN. Tôi từng về VN thăm ngôi chùa mà ông cố, ông sơ của tôi xây xa xưa. Chùa bây giờ trang trí như gánh hát cải lương, tượng Phật trang trí màu mè, đi cúng chùa phải chia cho công an...”
viet_hoc_gs_sam_bs_loc_resized
Hình phải: BS Nguyễn Tấn Lộc và ấn bản “Đức Phật Giữa Chúng Ta” in năm 1972; hình trái: GS Nguyễn Văn Sâm và phu nhân.
BS Nguyễn Tấn Lộc nói, sách naỳ taí bản là đúng lúc, vì những gì Ông Thầy viết 40 năm trước vẫn còn đúng, và những lời dạy của Đức Phật vẫn còn đúng cho cả tương lai sau.

BS Lộc nói, “Vinh dự lớn nhất của tôi là đóng góp vào việc tái bản sách này.”

Tiếp theo phần giới thiệu, GS Nguyễn Phúc Bửu Tập đã nói rằng GS Trần Ngọc Ninh đã yêu cầu GS nói vài câu, nhưng GS Bửu Tập khiêm tốn nói rằng nói làm sao được, “vì tôi tới nửa đời người mới gặp được GS Trần Ngọc Ninh để học hỏi ở Viện Việt Học... Tôi lo bạc cả đầu.”

GS Nguyễn Phúc Bửu Tập trình bày về nhân duyên ban đầu là khi GS Trần Ngọc Ninh gặp Hòa Thượng Thích Minh Châu, và được mời giảngd ạy ở Đại Học Vạn Hạnh. Từ đó, GS Ninh đọc lại Kinh Phật, và rồi viết sách chứng minh Phật Giáo là tổ giáo của Châu Á, đặc biệt là Việt Nam – và ngay cả Ấn Độ Giáo cũng mượn tư tưởng Phật Giáo để tự hình thành lại.

GS Nguyễn Phúc Bửu Tập nói, trong khi Khổng Giáo thì tránh né chuyện huyền đàm, nói là nên “kính nhi viễn chi” chỉ để tránh bàn chuyện bản thể vũ trụ, bản thể con người.

Và Lão Giáo lại rơi vào chỗ huyền bí tới mức đồng bóng.

Chỉ duy có Phật Giáo đi trung đạo, dạy chúng ta sống hết lòng phụng sự chúng sinh và khi chết là vào Niết Bàn Cực Lạc.

GS Bửu Tập cũng nói rằng Giáo Sư Trần Ngọc Ninh đã chỉ ra một chỗ tuyệt vời rằng, thực sự Phật Giao chưa bao giờ yếm thế. Người ta hiểu nhầm Phật Giaó yếm thế chỉ vì các giáo sư Tây Phương khi nghiên cứu Phật Giáo đã hiểu nhầm về giáo lý Khổ Đế nên đã phủ lên một bức màn yếm thế.

GS Nguyễn Phúc Bửu Tập nói, “Thầy Ninh đã cầm tay chúng ta đưa vào lòng bàn tay Đức Phật, và nói đây là cuộc đời...”
viet_hoc_tang_hoa_bs_ninh__resized
Từ phải: GS Nguyễn Phúc Bửu Tập cầm hoa bước tới tặng GS Trần Ngọc Ninh (đang ngồi cạnh phu nhân), người ở bìa trái là nhà văn Nhã Ca.
Tiếp theo, Cô Kim Ngân giới thiệu Cô Hoài Hương Trần Uyên Thi là tác giả bàn gõ Chữ Nôm, trong ban biên soạn Tự Điển Chữ Nôm và cũng là ngườid ịch nhiều tác phẩm về Phật Giáo, về Đức Đạt Lai Lạt Ma...

Cô Hoài Hương cho biết sẽ nói về 2 phần: phần đầu là tranh ảnh tài liệu, phần tiếp là về Vua A Dục, ngườir ời bỏ chiến tranh để tạo dựng hòa bình.

Cô chiếu lên màn hình tuần tự một số hình ảnh, trong đó có bức Phù Điêu thế kỷ thứ 3, mô tả lúc Đức Phật rời hoàng cung, tới ven rừng, đưa hết châu báu cho người hầu Xa Nặc cầm về, lúc đó con ngựa quỳ xuống... Phù Điêu này là mô tả theo lời trong một bài thơ của ngài Mã Minh.

Sau khi giải thích về 2 hòn ngói đời nhà Lý, một mang hình chim phụng, và một mang hình rồng... Cô Hoài Hướng chiếu lên tượng Phật ở Gandhara, được tin là xưa nhất trong lịch sử nghệ thuật Ấn Độ.

Cô Hoài Hương cũng kể về công đức Vua A Dục, từ một vị vua hung bạo, sau một trận đánh với người Kalinga trong đó hơn 100,000 chiến binh tử trận và 150,000 người bị thương, đã về quy y Đạo Phật và trở thành một vị vua từ bi, thống nhất Ấn Độ một cách hòa bình.

Tiếp theo, GS Trần Ngọc Ninh đã trao tặng quà lưu niệm cho BS Nguyễn Tấn Lộc, GS Nguyễn Phúc Bửu Tập, cô Hoià Hương và họa sĩ Trần Minh Triết.

Trong phần thuyết trình, GS Trần Ngọc Ninh nói, Phật Giáo khác tất cả các tôn giáo khác. GS nêu một điển hình, rằng một nhà nghiên cứu bậc thầy về nhân chủng học đã nói rằng thí dụ, trong “sự cho” bao giờ cũng có sự đáp lại... nhưng chỉ có Phật Giáo mới có “sự cho” khác, đó là bố thí, là dana, nên trong Lục độ Ba la mật, thì Bố Thí đứng đầu, nơi đó là lòng từ bi, không nghĩ tới sự đáp lại, là bố thí lời nói, bố thí sự giáo dục, bố thí cuộc đời, bố thí sự nghiệp, bố thí thân mình...

GS Trần Ngọc Ninh nói, Đức Phật là thầy thuốc, cho thuốc để chữa bệnh khổ... và Đức Phật là thầy giáo, cho người nghe thấu hiêủ bản thể -- ngay từ thời đã đã nói thẳng rằng các pháp là “vô ngã,” một cái nhìn tuyệt vời mà sau này khoa học mới thấy....

Độc giả muốn tìm sách này, xin liên lạc về Viện Việt Học, 15355 Brookhurst St., Suite 222, Westminster, CA 92683, USA. Phone: 714-775-2050 -- http://www.viethoc.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.