Hôm nay,  

Mẹ Của Bố Em

21/05/201300:00:00(Xem: 3837)
(Ghi chú của VB: Bài này trúng giải nhất bậc đại học, thi viết về mẹ, do Đoàn Thanh Niên Việt Mỹ tố chức năm 2013. Bài này cũng ghi lại một hình ảnh xúc động, kể về cha em khi đang ở trại tù cải tạo, khi được bà nội thăm, đã quỳ lạy xin bà nội tha tội vì đã không gìn giữ được miền đất giang san tự do... Tất cả 95 bài dự thi lưu ở đây: http://www.vayc.org.)

Em ở với Bố Mẹ em vừa được hai mươi mốt năm, có nghĩa là em được 21 tuổi. Hình ảnh những năm thơ ấu em không nhớ rõ ngoài một it kỷ niệm gia đình sâu đậm, nhưng em hiểu rõ Bố Mẹ rất thương em, nhất là Mẹ. Bà lo cho em không thiếu một món gì, từ ăn uống bổ dưỡng cho đến tinh thần. Bà dạy em thuộc lòng những bài ca dao bất hủ như: “Con cò mà đi ăn đêm, đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao, ông ơi ông vớt tôi nao, tôi có lòng nào ông hãy xáo măng, có xáo thì xáo nước trong, đừng xáo nước đục đau lòng cò con.” Chính nhờ ý nghĩa sâu sắc của hai chữ “trong” và “đục” mà em hiểu được niềm hoài vọng của Mẹ, muốn cho em lớn lên thành người, một con người “nhân bản”, dù có gần mực cũng không đen! (corrupted). Nhưng sau này Mẹ nói cho em biết những câu ca dao hay những bài thơ tác giả vô danh có tính cách răn đời (giáo dục) mà Mẹ biết được và dạy cho em là nhờ Bà Nội, Mẹ của Bố em!

Em không có nhiều kỷ niệm với Bà Nội khi em còn bé. Em xa Bà Nội khi vừa được 2 tuổi, theo Bố Mẹ đi tỵ nạn sang Hoa Kỳ, vì Bố em là sĩ quan miền Nam, ở tù Cộng Sản 9 năm. Em còn nhớ rõ nhất là mỗi khi em bị những cousins lớn hơn em nựng đau quá hay chọc ghẹo, em la lên thì Bà Nội cầm roi chạy ra liền hỏi: “Đứa nào chọc em?” Từ đó em biết khi em bị ăn hiếp (bullied), là có Bà Nội bênh em ngay. Sang Mỹ em sống xa Bà Nội cách một biển Thái Bình Dương, mãi đến năm em 16 tuổi, Bố mới bảo lãnh Bà Nội sang đoàn tụ. Chính nhờ 5 năm này, nhìn thấy Bà Nội đối với Bố em mới hiểu được câu mà Bố thường nói với chúng em là người đàn bà yêu mình nhất trong đời là mẹ! Với Bố Mẹ, em may mắn chưa có kinh nghiệm đau thương của tử biệt sinh ly, nhưng nhờ có Bà Nội, Mẹ của Bố em, mà em mới hiểu được thế nào là sự hy sinh vô bến bờ của người mẹ.

Từ khi có Bà Nội, Bố thường bảo em: “Con phải thương bà Nội nhiều hơn nữa, Bà Nội khổ với Bố không kể xiết!” Bố em nói: Hồi nhỏ năm nào Bố cũng bị một lần cảm thương hàn liệt giường cả tháng. Ăn gì cũng nôn ra hết, sốt nằm li bì, phải uống nước gạo rang mới cầm lại được, rồi uống thuốc Bắc cả tháng trời. Bà Nội phải sắc thuốc, canh lửa. Nửa đêm tới cử uống thuốc, Bà Nội dậy hâm thuốc cho nóng (thời đó chưa có microwave hay bếp gas như bây giờ) rồi dỗ cho Bố uống kẽo không lại nôn ra hết, vì thuốc Bắc rất khó uống, nhất là với một đứa trẻ. Khi ấy Bố đang học lớp nhất tức là lớp năm bây giờ). Cho tới khi Bố 15 tuổi mới không bị loại cảm thương hàn đó nữa”.

Năm 1968, tổng động viên, Bố em vào quân trường Thủ Đức. Từ đó Bố vui đời binh nghiệp. Phải xa nhà, phải theo hành quân, những ngày phép tuy ngắn ngũi nhưng cũng đủ làm Bà Nội yên tâm là lời cầu nguyện của Bà đã được Cao Xanh nghe thấy. Khi Cộng Sản sắp vào Sàigòn, 2 bà chị làm ở DAO trong phi truờng TSN bảo cả nhà được di tản bằng Airlift, nhưng khi đó Bố đang bôn tẩu trên đường từ Ban Mê Thuột về Saigòn, nên Bà Nội bảo phải chờ, thế là cả nhà bị kẹt lại chỉ trừ Ông Nội, đã đi trước một tuần. Khi ra phi trường Ông Nội còn nhắn về bảo cả nhà phải đi, vì Ông Nội có cảm tưởng đây là tử biệt, sẽ không còn bao giờ gặp lại nữa! Nhưng Bà Nội lòng không bỏ con, thà phải bị đọa đày! Thế là Bố về đến nhà đúng sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Bà Nội là người vui nhất khi thấy Bố lành lặn không sứt mẻ, dù trãi qua bao nhiêu ngày gai góc đói khát vượt rừng vượt biển để về với mẹ cha. Cả miền Nam trở thành một nhà tù khổng lồ, và Bố đi khắp các trại tù Cộng Sản, từ Nam ra Bắc. Sau 2 năm Bà Nội được lên thăm con tại Long Giao (trước khi Bố bị đưa ra Bắc). Bố quỳ xuống lạy Bà Nội xin tha tội bất hiếu, đã không giữ được giang san. Bà Nội sững người bất động khi nhìn thấy Bố quỳ, chỉ có 2 hàng nước mắt tuông xuống đôi gò má già nua. Khi Bố trở vào trại, ngoái nhìn lại vẫn thấy Bà Nội đứng nhìn theo cho tới khi khuất bóng. Kể lại điều này, Bố nói: “khi đó Bố mới hiểu câu: Nhi hành hướng tiền lộ, mẫu ý tại tha hương (đứa con lên đường ra tới ngõ, lòng mẹ đã ở chốn quê người). Rồi Bố nhắc nhở: “Các con còn sung sướng, còn được ở với Bố Mẹ, đừng vội mong đi, hãy tận hưởng những giờ phút đó, vì sau này các con có đem cả cuộc đời để đổi lại cũng không được, vì nhũng ngày tháng đó với tình mẹ cha là VÔ GIÁ!”


Sau đó Bố ra Bắc. Trước khi bọn Tầu đánh Việt Nam Cộng Sản năm 1979, Bố được chuyển từ Lào Cai (biên giới giáp Tầu) về Vĩnh Phú. Khi Cộng Sản cho thăm nuôi, Bà Nội và Bác Ba ra thăm Bố, sau khi bán sạch những gì còn có thể bán được để làm lộ phí. Khi qua suối, suýt nữa Bà Nội bị nước cuốn đi vì đêm qua mưa rất lớn. Một con trâu không dủ sức kéo chiếc xe trâu trong dòng suối nước tuông như thác, may mà có nhiều người phụ đẩy (nước tới thắt lưng). Cuộc gặp gở tưởng như chiêm bao, giữa dương gian và địa ngục. Bà Nội già và gầy rất nhiều. Điều Bà nhắn nhủ với bố là hãy giữ vững tinh thần: “Mẹ thà có con chết trong tù Cộng Sản, còn hơn là đạp lên anh em mà về. Mẹ hãnh diện vì con không bị sự đói khổ làm rỉ sét phẩm cách của người trai nước Nam.” Ôi rõ ràng lòng mẹ như tấm gương trong cho con soi! Chẳng những Bà Nội nuôi Bố ăn học cho thành danh, nhưng Bà còn muốn Bố cho Bà niềm hãnh diện có một đứa con nên người, đứng giữa đất trời không hỗ thẹn với non sông.

Khi Bà Nội bị ngã vì phải dậy đi tiểu suốt đêm, Bố đưa Bà Nội vào bệnh viện, mới biết Bà bị bí tiểu nên không ngủ được mà không dám kêu, sợ con mất ngủ! Bà bị gẫy xương vai và phải mang bọc nước tiểu bên người. Do vậy Bố đành gửi Bà Nội vào viện dưỡng lão vì họ có sẵn y tá suốt ngày đêm và nhân viên lo vệ sinh và ăn uống. Mỗi ngày Bố vào với Bà Nội một lần để dỗ Bà Nội ăn ít nhất một bữa cơm trọn vẹn. Mỗi khi Bố vào, Bà Nội hỏi thăm từng đứa cháu không sót một ai. Mỗi cuối tuần chúng em đều đi với Bố vào thăm Bà. Nhìn thấy Bà Nội mỗi lần gặp Bố đều hôn Bố như một đứa con nhỏ, chúng em rất cảm động. Bố đã ngoài 60 mà Bà Nội vẫn xem Bố như đứa con còn bé yêu quí của mình ngày nào. Khi chúng em hỏi về sự âu yếm này, Bố nói trong kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân có câu: “Mẫu niên nhất bách tuế, trường ưu bát thập nhi”, nghĩa là mẹ dù trăm tuổi. vẫn lo cho người con đã 80! Một hôm Bố từ trường Cal Poly Pomona ra, liền chạy thẳng tới viện dưỡng lão (Bố đi học để làm gương cho con cái), đút cho Bà Nội ăn bữa cơm chiều. Ăn xong, Bà nói: “ Mẹ thấy con cực quá, vừa đi học, vừa lo cho mấy đứa nhỏ, rồi còn lo cho mẹ nữa. Thôi để mẹ đi cho con đỡ cực nghe”. Đương nhiên Bố tưởng Bà Nội nói đùa, vì Bà cũng rất thích đùa! Tuy tuổi Bà đã 90, nhưng không có bệnh mãn tính. Không ngờ đó là ngày cuối! Trưa hôm sau viện dưỡng lão gọi điện thoại cho Bố nói Bà ngủ không chịu dậy, chúng tôi đã đưa Bà đến UCI!

Sau đám tang Bà Nội, Bố nói: “Bố vẫn thiếu sót rất nhiều trong nhũng ngày phụng dưỡng Bà Nội. Dù cha mẹ mình khi già có khó chịu, có kỳ cục có chướng thế nào, mình cũng phải thương quí bậc sinh thành, nên Bố nói thật, dù cho có đi hết cuộc đời, chúng ta cũng không bao giờ đền đáp nổi ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha! Đối với bố, bố vừa mất đi một kỳ quan mà trong đời ai cũng có, nhung khi mất rồi chúng ta mới thấy quí, mới thấy thiếu ngọn lửa nồng của tình mẹ.”

Mắt em bỗng cay vì bài học vô giá mà Bố vừa chỉ ra cho em. Em tự hứa với mình, sẽ cố gắng không để mất một giờ phút hạnh phúc nào khi còn được ở với Mẹ Cha! Và bây giờ như mắt được mở ra, em nhìn thấy Mẹ là một kỳ quan, và ánh hào quang của tình Mẹ sẽ không bao giờ tắt trong tim em!

Westminster, 4/30/2013
Phan Minh Trị
UCLA
Email: phankphan@aol.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sáng Chủ Nhật 18-2-2024 nhằm Mùng 9 Tết Giáp Thìn, tại Tượng Đài Quang Trung trên đường Euclid thành phố Garden Grove, Nam Cali, nhiều đồng hương đến dự buổi lễ kỷ niệm chiến thắng Đống Đa của vua Quang Trung Xuân Kỷ Dậu 1789, do Hội Tây Sơn Bình Định thực hiện...
Hội Ái hữu trường Bưởi-Chu Văn An, Nam California tổ chức tiệc mừng Tân Xuân Giáp Thìn vào lúc 10:30 sáng thứ bảy ngày 17/2/2024 (mùng 8 Tết âm lịch), tại nhà hàng Diamond Seafood 1, thành phố Garden Grove...
WASHINGTON — Hôm nay, Dân biểu liên bang Michelle Steel (CA-45) và Lou Correa (CA-46) đã giới thiệu một nghị quyết lưỡng đảng công nhận những đóng góp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt cho Hoa Kỳ. Quận Cam, California là quê hương của Little Saigon và gần 190,000 người Mỹ gốc Việt, biến đây trở thành cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhất trên thế giới bên ngoài Việt Nam.
ĐẠI NHẠC HỘI BẦU CỬ Rock The Vote Chủ Nhật ngày 18 tháng 2/2024 từ 12 giờ trưa tới 5 giờ chiều tại QT Golden Marketplace & Food Court 9772 Garden Grove Blvd., Garden Grove CA 92844 tổ chức bởi TNS Janet Nguyễn Vào cửa tự do - thức ăn trưa miễn phí.
HỘI CHỢ Y TẾ hoàn toàn miễn phí tổ chức bởi Senator Janet Nguyễn ngày 17 tháng 2/2024 từ 9 giờ sáng tới 2 giờ chiều tại Concorde Career College 12952 Euclid St, Garden Grove CA 92840 Nhãn khoa, Y khoa, Nha Khoa và nhiều nữa Hoàn toàn miễn phí
Vào năm 2021, Clever Care Health Plan Inc. (sau đây gọi là "Clever Care") đã đưa ra thị trường một Chương Trình Medicare Advantage được xây dựng dựa trên các dịch vụ nhạy cảm về văn hóa, với thiết kế nhằm duy trì các giá trị văn hóa của những người thụ hưởng chưa được phục vụ đầy đủ, bằng ngôn ngữ ưa thích của họ. Được thành lập bởi Myong Lee và Hiệp Phạm, Clever Care đã kết nối và duy trì thành công một cộng đồng chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, kết hợp y học phương Tây với chăm sóc sức khỏe phương Đông thông qua các dịch vụ toàn diện bằng ngôn ngữ mà người thụ hưởng sử dụng. Dưới sự lãnh đạo của Myong, Clever Care đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể về số lượng hội viên trong kỳ Ghi Danh Hàng Năm (AEP) vừa qua, và hiện đang được dự đoán là một trong 5 chương trình phát triển hàng đầu tại các quận hạt cốt lõi ở Miền Nam California. Chương trình này đã đạt mức tăng trưởng 112% so với cùng kỳ năm ngoái và hiện đang phục vụ hơn 22,000 hội viên.
Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng đối với nhiều cộng đồng châu Á; cho dù là bạn ăn Tết với cộng đồng người Việt, Tết với người Trung Quốc, hay Seollal với cộng đồng người Hàn Quốc. Tết năm nay là năm Giáp Thìn - năm con rồng – là năm đặc biệt may mắn, nhất là với các gia đình mong chờ một năm may mắn, thành công, và những cơ hội mới. Năm nay, khi tôi suy ngẫm về kỳ nghỉ lễ và đặt ra những dự định cho cả năm; tôi đã chuẩn bị cho sự thành công của mình bằng cách hoàn thành và nộp Đơn Xin Hỗ Trợ Tài Chính Cho Sinh Viên Từ Liên Bang (không tính phí) (FAFSA) 2024-25 trước thời hạn ưu tiên ngày 2 tháng 4.
Khi nghĩ tới con số khoảng 2,000 sòng bài trên toàn nước Mỹ, gồm cả những sòng bài ở Las Vegas và New Jersey, quý vị sẽ hình dung ra được sự cạnh tranh căng thẳng tới mức nào. Và Pechanga Resort Casino, nằm ngay ngoài Temecula, Calif. lại vừa mới được mang tên sòng bài #1 ngoài Las Vegas bởi độc giả tạp chí Newsweek. Tờ báo phát hành toàn quốc này đã mời độc giả xếp hạng những sòng bài 'top 10' 'ngoài Vegas' của mình trong một cuộc thăm dò ý kiến 'online'. Cuộc tranh đua bao gồm cả những cơ sở đánh bài tại các vùng lâu đời như Reno, Nev., Miền Nam, Đông Nam, Tây Bắc Thái Bình Dương cùng những cơ sở khác ở Nam Cali. Kết thúc thời gian bầu chọn dài-nguyên-một-tháng, Pechanga đã là kẻ chiến thắng sau cùng.
Ngày 16 tháng Hai, 2024 – Năm Giáp Thìn đã đến! Để đảm bảo trái cây họ cam quýt mà quý vị tặng người thân trong dịp Tết Nguyên đán này là hiện thân của phúc lộc, may mắn và thịnh vượng, Chương Trình Phòng Chống Sâu Bệnh & Dịch Bệnh Gây Hại Giống Cây Cam Quýt (CPDPP) đề nghị các biện pháp thực hành tốt nhất sau đây để bảo vệ giống cây cam quýt quý hóa của California trong nhiều năm tới.
Hội Chợ Tết lần thứ 42 Với chủ đề “Long Vân Hội Ngộ” do Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tưng bừng trong ba ngày từ thứ Sáu ngày 9 đến Chủ Nhật ngày 11 tháng 1 năm 2024 tại OC Fair & Event Center hàng chục ngàn người tham dự.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.