Hôm nay,  

Thử Vào Lòng Người Viết Nhạc Để Hiểu Nhạc

30/04/201300:00:00(Xem: 4674)
le-van-khoa-thuyet-trinh-20-4-13
GS Lê Văn Khoa giải thích về âm nhạc.
Ngọc Lan
Hôm tối Thứ Bảy 20-4-2013 có một buổi nói chuyện về âm nhạc hơi khác thường, tại phòng hòa nhạc của Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ, số 9445 đường Edinger, thị xã Westminster, California. Trong một phòng rộng vừa phải, trình bày trang nhã, đầy khán giả chọn lọc, nhạc sĩ Lê Văn Khoa trình bày đề tài “Thử Vào Lòng Người Viết Nhạc Để Hiểu Nhạc.”
Thoạt tiên người ta nghĩ đề tài có vẻ kỳ quái. Muốn hiểu nhạc thì đã có giai điệu và lời ca giải bày hết rồi. Nhưng khi nghe nhạc sĩ Lê Văn Khoa nói người ta mới thấy chỗ cao diệu của âm nhạc mà sự hiểu biết của người nghe nhạc bị giới hạn rất nhiều. Âm nhạc có liên hệ đến nghệ thuật, khoa học và cả triết học, và chính hai phần sau ít khi được đề cập tới.
Nhạc sĩ Lê Văn Khoa nêu ra một số bộ ba kỳ diệu trong âm nhạc. Ví dụ âm nhạc có ba phần: tiết nhịp (rythmn), giai điệu (melody) và hòa điệu (harmony), nếu thiếu một trong ba thì âm nhạc bất toàn, giống như khi nhỏ ta học cách trí, thân thể người ta chia làm ba phần: đầu, mình và tay chân, thiếu bất cứ phần nào cũng không ổn. Cái nguyên lý này nhiều khi chính người viết nhạc không hiểu hoặc không chú ý đến vì nhạc Việt phần lớn (ca khúc) chỉ có giai điệu và lời ca. Ông Khoa cho biết ông đã từng từ chối viết hòa âm cho một ca khúc nói lên lòng thương nhớ người tình bị đi tù cải tạo. Nét nhạc buồn, những mỗi khi nhắc “người ấy” bị hành hạ hay ở trong tù thì nét nhạc xứng hợp với hòa âm vui tươi, trong sáng. Đến đây người nghe thấy có gì bí ẩn trong nhạc, trong sự tương quan của nhạc với lời, phần thiếu vắng trong các nhạc bản nơi thị trường là hòa âm, và họ chú ý theo dõi hơn.
Nhạc không lời là bộ môn nghệ thuật trừu tượng, không dễ hiểu. Người ta phân loại nhạc làm hai: Nhạc thuần túy (absolute music) và nhạc diễn tả (program music)
Ta có thể viện dẫn lời của nhạc sĩ Aaron Copland cho loại nhạc thuần túy như sau: “Nhà soạn nhạc không cần kể một câu chuyện như tiểu thuyết gia, hắn cũng không cần 'sao chép' thiên nhiên như một điêu khắc gia, tác phẩm của hắn không cần có chức năng thực tiễn tức thời như họa đồ của một kiến trúc sư . . .”
Nhạc diễn tả tuy đã có từ trước nhưng thịnh hành hơn vào thời đại lãng mạn ở thế kỷ 19. Người ta dùng nhạc để vẽ nên bức tranh, kể lại câu chuyện bằng âm thanh. Để giúp người nghe biết nội dung của bài nhạc, người ta cho nó một cái tên, như Moonlight Sonata, Pastoral Symphony, Pictures At An Exhibition, 1812 Overture, Finlandia, v.v. . . hay những bài nhạc ngắn, như Moonlight, The Swan, Lullaby, Reverie v.v. . . Trong khía cạnh này nếu chúng ta hiểu ý nghĩa của nhạc hay ý nghĩ thầm kín của người viết nhạc khi viết nhạc khúc ấy, sự thưởng thức của ta sẽ lý thú hơn, trọn vẹn hơn, dễ cảm thông với tác giả và câu chuyện hơn.
Cuộc nói chuyện lý thú cho khán giả Việt ở chỗ người nghe không phải đi vòng khắp thế giới hay lui lại 400, 500 năm trước để nghe nhạc ở một phương trời khác. Họ được nghe nhạc Việt của những tên tuổi quen thuộc từ thế hệ rất gần với chúng ta. Người ta thường nghe nhạc Việt với lời ca và phần đệm của các nhịp điệu khiêu vũ. Nhưng khi cũng bài nhạc ấy được viết qua loại nhạc giao hưởng có diễn tả, nó trở nên phức tạp và khác hẵn. Một trong các bộ ba của âm nhạc mà Lê Văn Khoa nêu ra là: Sáng tác, Trình diễn và Thưởng thức, phải có sự đồng đều mới ra nhạc đúng nghĩa. Chính nơi đây người ta cần “vào lòng người viết nhạc để hiểu nhạc” như chủ đề của buổi nói chuyện. Lê Văn Khoa đã mở ra một chân trời mới cho tôi cũng như cho nhiều người khác, giúp chúng tôi nghe nhạc thận trọng hơn.

Trong buổi nói chuyện này có sự góp ý của nhạc trưởng Trần Chúc về phần hòa phối của nhạc sĩ Lê Văn Khoa cho bài Việt Nam! Việt Nam của Phạm Duy. Trước khi phát biểu ý kiến, đoạn video ban hợp xướng Ngàn Khơi hát bài này dưới quyền chỉ huy của Trần Chúc được chiếu trên màn ảnh. Xong, Trần Chúc nhận xét riêng về phần cuối của bài nhạc. Ông nói theo sự nghiên cứu và khám phá từ bản tổng phổ của nhạc sĩ Lê Văn Khoa, từ sau chữ “Việt Nam muôn đời”, phần nhạc của Lê Văn Khoa thêm vào để kết. Nhờ phần đó, giai điệu được nâng cao lên quãng tám, nét nhạc trở nên hào hùng, âm thanh tươi sáng thích hợp cho giọng ca soprano và các giọng khác để ca tụng Việt Nam. Ông nhấn mạnh về tiết nhịp và nhạc cụ chính mà Lê Văn Khoa dùng cho phần này. Chính chỗ đó là kích thích tố ngầm đã làm cho ngót bốn triệu người vào xem “you tube” bài này. Người ta thích phần trình diễn bài Việt Nam, Việt Nam của Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi nhưng có thể không biết tại sao.
Lê Văn Khoa lên cám ơn Trần Chúc đã có nhận xét rất xác thực về phần kỹ thuật của bản hòa âm và phối khí, nhưng trên thực tế, chưa vào lòng Lê Văn Khoa. Ông nói một arranger là một composer mà ông là arranger (cải soạn) của bài ca đó. Rồi bằng giọng dí dỏm ông hỏi khán giả có muốn vào lòng ông không? Nhiều cánh tay giơ lên, nhiều lới phát biểu “muốn”.
Ông Khoa cho biết khi viết nhạc ông thường thấy hình ảnh và dùng nhạc cụ thích hợp để “vẽ lại và tô màu” hình ảnh ấy. Những hình ảnh này được người đồng điệu nhận ra. Alla Kulbaba, nhạc trưởng chính của Ukranian National Opera và Kiev Symphony Orchestra xác nhận: “Nhạc của Lê Văn Khoa có rất nhiều hình ảnh nên dễ diễn tả”.
Lê Văn Khoa cho biết khi làm hòa phối cho bài Việt Nam, Việt Nam của Phạm Duy, câu nhạc cuối cùng của Phạm Duy ba lần hô to Việt Nam, ông thấy như con rồng Việt Nam vương cao móng vuốt, ngạo nghễ trên trời xanh, rồi như bị thương, nó sụm xuống với tiếng Việt Nam thứ hai, qua tiếng Việt Nam muôn đời. . . ông thấy nó oằn oại và nằm im bất động. Ông nói thầm: “Ông Phạm Duy ơi, tôi để yên con rồng Việt Nam của ông ở đây, con rồng Việt Nam của tôi phải khác hơn.” Lê Văn Khoa nói tiếp: “Tôi cho con rồng Việt Nam của tôi trở mình, vùng dậy và ngẩng cao đầu nhìn thế giới.” Khán thính giả cảm được, nhưng có thể không hiểu tại sao có nét nhạc hào hùng ấy. Bây giờ quý vị đã vào được lòng người viết nhạc để thấy, biết và hiểu nhạc, tôi tin từ nay quý vị sẽ thưởng thức tác phẩm Việt Nam, Việt Nam của Phạm Duy với phần hòa phối của Lê Văn Khoa thú vị hơn trước.
Một đoạn nhạc kế, khá quen thuộc, được nhạc sĩ Lê Văn Khoa dẫn giải cho mọi người biết, đó là bài Hồn Tử Sĩ của Lưu Hữu Phước, thường được dùng cho phút mặc niệm trong các buổi lễ chào cờ chính thức. Ông nói nhiều tôn giáo có lễ cầu hồn, vì vậy ông mở đầu bằng tiếng đại thần chung, kế đó có tiếng gõ mỏ như trong Phật giáo, rồi tiếng chuông nhà thờ Công Giáo, tất cả đều bằng nhạc cụ chứ không phải chuông mõ thật. Thỉnh thoảng có tiếng nhịp trống như quân nhạc. Người nghe hiểu ý ông muốn nói mọi người đều hướng lòng đến người đã hy sinh, không phân biệt tôn giáo. Đoạn video dàn nhạc The Ukranian National Presidential Orchestra trình diễn bài Hồn Tử Sĩ, giai điệu của Lưu Hữu Phước với phần hòa phối của Lê Văn Khoa được chiếu cho mọi người xem. Người xem rất xúc động với hình ảnh một ban nhạc toàn người da trắng nghiêm chỉnh, kính cẩn, trang trọng, nâng niu từng nhạc cụ để nắn nót âm thanh theo sự chỉ huy của ông nhạc trưởng.
Rất tiếc thì giờ không cho phép nhạc sĩ Lê Văn Khoa chia sẽ thêm. Người ta nghĩ suốt một đời viết nhạc chắc chắn ông có rất nhiều điều cần nói ra để người nghe nhạc hiểu thấu đáo hơn, giúp khoảng cách giữa người viết nhạc và người thưởng thức, qua trung gian của người trình diễn, sẽ ngắn hơn.
Theo sự thăm dò của tôi, mọi người đều muốn nhạc sĩ Lê Văn Khoa tiếp nối những buổi nói chuyện về nhạc Việt có tính cách hội học như hôm nay. Thật đáng buồn khi chúng ta, người Việt Nam, có thể nói thao thao bất tuyệt về nhạc cổ điển Tây phương, nhưng không nói được gì về nhạc Việt của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Pechanga Resort Casino hãnh diện tổ chức Cuộc Tranh Giải Golf Pro-Am Thường Niên Lần Thứ 17 của Character Media vào những ngày 9 Tháng Tư, 2024 tại sân Golf thượng hạng Journey at Pechanga của cơ sở resort-casino này. Cuộc tranh giải thể thao đặc biệt này sẽ có sự tham dự của những tay Golf nữ tên tuổi như Ashley Lau, Robyn Choi, Jennifer Chang, Soo Bin Joo và Ssu-Chia Cheng.
Quý vị không có bảo hiểm răng hoặc bảo hiểm mắt? Quý vị chưa có giấy tờ cư trú hợp pháp và cần ghi danh Medi-Cal? Gia đình quý vị có cần giúp đỡ về thực phẩm không? Kính mời quý vị đến hội chợ mang chủ đề sức khỏe của chúng tôi vào Thứ Bảy tuần này từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều tại Valley High School, 1801 S Greenville St., Santa Ana, CA 92704! Tất cả các dịch vụ đều miễn phí! Hãy mời bạn bè và hàng xóm của quý vị cùng tham gia!
Vào trưa ngày Thứ Năm 4 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về Listas California, một chương trình của Văn Phòng Dịch Vụ Khẩn Cấp Thống Đốc California (Cal OES), nhằm dành cho phụ nữ vai trò trung tâm của gia đình trong việc đối phó với các tình huống khẩn cấp, thiên tai.
Để có phương tiện cho việc tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL. 2568-2024 do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Cộng Đồng Phật Giáo Miền Nam California sẽ được tổ chức tại Công Viên Garden Grove Park, Thành Phố Garden Grove, Miền Nam California vào các ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật, 04 và 05 tháng 5 năm 2024 với Chủ Đề “Phật Giáo và Hòa Bình”
Tại Chùa Từ Ấn, 32693 Gruwell St Wildomar, CA 92595 do Thượng Tọa Thích Pháp Tánh làm Viện Chủ, TT. Cũng là Hội Phó Hội Thân Hữu Già Lam, đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng Niệm 40 năm Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ viên tịch và họp mặt Thân Hữu Già Lam Lần Thứ 18 -2024, diễn ra trong hai ngày Thứ Sáu, ngày 05 và Thứ Bảy, ngày 06 tháng 4 năm 2024. Buổi lễ tưởng niệm Cúng kỵ Ôn Già Lam và Hiệp kỵ quý Thầy hội viên Hội THGL trong đó có Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, HT. Thích Thái Siêu, HT. Thích Hạnh Tuấn, HT. Thích Quảng Thanh… diễn ra vào lúc 11 giờ trưa Thứ Bảy ngày 6 tháng 4 năm 2024, tham dự buổi lễ ngoài quý chư tôn đức Tăng, chư tôn đức Ni trong hội Thân Hữu Già Lam đến từ các Tiểu Bang tại Hoa Kỳ, Âu Châu, Canada … còn có một số đông Phật tử tham dự.
7:30 sáng Chúa Nhật ngày 7/4/2024, nhà thờ Chúa Cứu Thế, 2458 Atlantic Avenue, Long Beach, California tổ chức Đại Hội Suy Tôn lòng Chúa Thương Xót lần thứ 24, chủ đề Thánh Thể- Bí Tích Xót Thương...
Listas California là một chương trình của Văn Phòng Dịch Vụ Khẩn Cấp Thống Đốc California (Cal OES), nhằm dành cho phụ nữ vai trò trung tâm của gia đình trong việc đối phó với các tình huống khẩn cấp, thiên tai.
1. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào Thứ Ba, ngày 16 và 30 tháng 4, 2024, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 2.Trợ giúp thực phẩm vào Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. /3.Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Vòng Đeo Tay vào Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 4.Nhóm Hỗ Trợ Bệnh Nhân Ung Thư và Người Thân vào Thứ Bảy 13 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. 5. Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Quạt Hoa Giấy vào Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Sáng Chủ Nhật ngày 31 tháng 3 năm 2024, Tu Viện Đại Bi do Ni Trưởng Thích Như Tịnh làm Viện Chủ, Ni Sư Thích Chơn Viên Trụ Trì đã long trọng tổ chức lễ an vị Tôn Tượng Thích Ca và Tôn Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm (lộ thiện). Buổi lễ diễn ra dưới sự chứng minh, tham dự của hàng trăm chư tôn đức Tăng, Ni và đồng hương Phật tử. Điều hợp chương trình buổi lễ do Sư Cô Thông Thành, Chư tôn đức chứng minh có: Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, HT. Thích Thiện Long, HT. Thích Minh Trí, HT. Thích Minh Mẫn, HT. Thích Minh Hồi, HT. Thích Tuệ Uy… Thượng Tọa Thích Pháp Chơn, TT. Thích Pháp Tánh, TT. Thích Minh Chánh,TT. Thích Thường Tịnh… cùng quý chư tôn đức Tăng, Ni Trưởng Thích Như Tịnh, Ni Sư Chơn Viên, NS.Nguyên Thiện, NS. Như Quang, NS. Chúc Vân, NS. Giới Định, NS Thiền Tuệ cùng quý chư tôn đức Ni đến từ các chùa và tu viện Nam California.
Trong những ngày này, Giáo Hội Công Giáo toàn cầu cử hành Tam Nhật Thánh (Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy 28, 29, 30.3.2024 ), ba ngày quan trọng nhất, thánh thiêng nhất trong phụng vụ của Giáo Hội mà cao điểm là đại lễ Chúa Phục Sinh. Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 28.3.2024: Tại giáo xứ Saint Columban, 10801 Stanford, Garden Grove do Linh Mục Joseph Nguyễn Văn Luân làm chánh xứ đã cử hành Thánh lễ Tiệc Ly vào lúc 5 giờ chiều với hàng ngàn giáo dân Việt Nam tham dự trong đó có nghi thức lập lại việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Linh mục chánh xứ Nguyễn Văn Luân cũng rửa chân cho 12 giáo dân, sau đó thánh lễ tiếp tục.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.