Hôm nay,  

Hội-Luận 27/1/2013 Ở Westminster, Nam California: Gắn Liền Hiệp-Định Paris 1973 Với Biển Đông

31/01/201300:00:00(Xem: 3914)
Cuối tuần qua, ông Nguyễn Ngọc Bích đã có mặt ở Quận Cam để dự một số sinh-hoạt liên-quan đến kỷ-niệm 40 năm ngày ký Hiệp-định Hòa-bình Paris 1973. Vào ngày thứ Sáu, 25/1, ở Câu Lạc Bộ Báo Chí và Văn Hóa Nghệ Thuật đã có một buổi gặp gỡ với báo chí do nhà báo Lý Kiến Trúc đứng tên mời.

Đến dự có một số đại diện cộng-đồng bên cạnh mấy cơ-sở truyền thông lớn ở miền Nam Cali: hai đài truyền hình (FreeVietnam.net của ông Bùi Bỉnh Bân và phóng-viên Phan Đại Nam của Đài SBTN) và đầy đủ bốn tờ nhật-báo lớn trong vùng: Người Việt, Viễn Đông, Sài Gòn Nhỏ và Việt Báo.

Sớm nhất đưa tin về cuộc họp báo này là bài của Linh Nguyễn trên trang nhất Người Việt số ra ngày hôm sau ("Kỷ niệm 40 năm Hiệp Định Paris, Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH họp báo," thứ Bảy, 26/1). Cùng ngày, Vietbaoonline cũng đã cho đi bài của Bình Sa ("Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí họp báo về Hòa Ước Paris '73") và bài này cũng được đưa vào báo in ngày hôm sau (Chủ-nhật, 27/1/2013).

Người hải-ngoại cần lên tiếng

Sau phần giới-thiệu của ông Lý Kiến Trúc, ông Bích cho biết là ngày 25/1, Hà-nội đã đánh dấu kỷ-niệm 40 năm Hiệp-định Paris này bằng một lễ lớn ở Hà-nội và một sinh-hoạt tương-tự ở Paris nhằm gáy lên sự thành công của họ trong việc đánh lừa toàn-thế-giới, dọn đường cho việc họ đánh chiếm miền Nam vào hai năm sau. Nhưng theo ông Bích, đó là một sự dối trá bởi chính Hà-nội và Hoa-thịnh-đốn đã cùng thảo ra Hiệp-định Paris 1973 (do đó mà hai ông Kissinger và Lê Đức Thọ đã được trao "Giải Nobel Hòa Bình" năm đó, một điều mà cho đến nay Ủy-ban Na-uy trao giải đó đã phải ngượng ngùng vì bị mắc lỡm), rồi cũng chính Hà-nội đã vi-phạm hầu như mọi điều khoản trong đó liên-hệ đến việc "lập lại hòa bình" ở Việt-nam.

Đặc-biệt nhấn mạnh vào các điều khoản như "Lời mở đầu" ("Preamble") nhắc đi nhắc lại mục-đích "lập lại hòa bình" ở VN, Điều 1 nói đến việc "Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất [và] toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp Định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận," Điều 9a (nhấn mạnh đến "Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải được các nước tôn trọng," và Điều 9b khẳng-định là "Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế," ông Bích cho rằng Hà-nội đã vi-phạm tất cả những điều khoản nêu trên mà do chính Lê Đức Thọ thảo ra, cam-kết tôn trọng và ký kết sau đó.
ly_kien_truc_nguyen_ngoc_bich_vu_huu_san_pham_dieu_chi_27-01-2013_vhn_tv
Từ trái: Lý Kiến Trúc, Nguyễn Ngọc Bích, Hạm Trưởng Vũ Hữu San, nữ quân nhân Phạm Thị Diệu Chi. (Photo: LKT)
Chưa kể là Điều 11 cấm ngặt "mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử" sau khi đã ngưng bắn và bảo đảm 12 quyền tự do để người dân miền Nam VN có thể có được "tổng tuyển cử thực sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế," tương-tự như cuộc tổng-tuyển-cử đã được Liên-hiệp-quốc tổ-chức ở Căm-pu-chia năm 1991 đem lại hòa-bình vĩnh cửu cho xứ này.

Chương V của Hiệp-định Hòa-bình Paris (ông Bích nhấn mạnh vào chữ "Hòa Bình" trong tên của Hiệp-định Paris 1973) còn chủ-trương "thống nhất đất nước hai miền, không bên nào được thôn tính bên nào."

Tóm lại, ông Bích cho rằng Hà-nội đã vi-phạm hầu như toàn-bộ Hiệp-định Paris, nhất là những điều khoản liên-quan đến việc "lập lại hòa bình, hòa hợp và hòa giải" ở miền Nam. Vậy thì ta phải mạnh dạn lên án Hà-nội trong dư-luận quốc-tế và trước mặt lịch-sử, bởi ngay chính chúng ta cũng sẽ không biết giải thích làm sao sự hiện diện của chính chúng ta nơi đất khách, trên khắp năm châu với con cháu chúng ta nếu chúng ta không trở về Hiệp-định Paris và những sự gian trá, vi-phạm của Hà-nội.

Quan-trọng hơn nữa, liên-hệ với chủ-quyền trên Hoàng-sa Trường-sa

Sau phần trình bầy của ông Nguyễn Ngọc Bích là phần trình bầy của anh Hồ Văn Sinh, phó-chủ-tịch Ủy-ban nói trên. Anh Sinh cho biết là trước khi mất, cựu-Thủ-tướng Nguyễn Bá Cẩn đã làm được một việc vô cùng ý nghĩa. Ông đã nhân danh Việt-nam Cộng-hòa nộp được hồ-sơ thềm lục-địa của VNCH lên Liên-hiệp-quốc (Ủy-hội LHQ về Luật Biển, tức UNCLOS) vào ngày 13/5/2009. Và LHQ đã ghi nhận hồ-sơ này như một hồ-sơ quốc gia về vấn-đề này.


Như vậy, dưới con mắt LHQ, Việt-nam Cộng-hòa vẫn còn tồn tại, chiếu theo Điều 76 của Hiến-chương LHQ công-nhận những chính-phủ lưu vong ở ngoài lãnh-thổ. Đó là lý-do tại sao ta cần gắn liền VNCH với việc đòi chủ-quyền trên hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa (bởi Hiệp-định Genève, tiền-thân của Hiệp-định Hòa-bình Paris, định nghĩa rõ ràng HS-TS là ở dưới vĩ-tuyến 17 và như vậy thuộc chủ-quyền của miền Nam, tức VNCH, chứ không thuộc chủ-quyền của miền Bắc xã-hội-chủ-nghĩa).

Công-hàm ngày 14/9/1958 của Phạm Văn Đồng công-nhận Trung-Cộng có chủ-quyền trên hai quần-đảo HS và TS là một sự đi "bán da gấu," bán những phần đất và lãnh-hải không thuộc về Hà-nội. Chính Thủ-tướng CSVN, ông Nguyễn Tấn Dũng, ngày 25/11/2011 đã phải ra trước Quốc-hội CS ở Ba-đình và ba lần công-nhận "chủ-quyền" của VNCH (nêu đích-danh) trên hai quần-đảo HS và TS.

Với những cơ-sở pháp-lý (có quốc-tế chứng-nhận) vững chắc như vậy, ông Bích kết-luận, chúng ta chờ gì mà không dựa vào đó tranh đấu cho chủ-quyền của chúng ta (VNCH) trong cuộc tranh chấp Biển Đông với Trung-Cộng, nhất là khi chính Trung-Cộng cũng lại vi-phạm Định-ước Quốc-tế bảo đảm việc thực-thi HĐ Paris, ký vào ngày 1/3/1973 do 12 quốc gia trên thế-giới với sự chứng-kiến của ông Tổng-thư-ký Liên-hiệp-quốc thời bấy giờ. Trung-quốc là một trong ngũ cường ký vào đó, cam-kết tôn trọng sự toàn vẹn lãnh-thổ của miền Nam, rồi cũng chính Trung-Cộng cưỡng-chiếm Hoàng-sa vào tháng 1/1974, xé bỏ hết mọi cam-kết của họ.

Đòi phục-hoạt Hòa-đàm Paris 1973, do đó, là một lập-luận vững như bàn thạch trên căn-bản pháp-lý và quốc-tế công-pháp.

Sau phần trình bầy của hai ông Bích và ông Sinh, các nhà báo có mặt đã đặt ra một số câu hỏi đôi khi hắc búa song những câu hỏi này đã được trả đáp thỏa đáng. Ông Phát Lưu, một chuyên-gia IT, cũng đã hỏi ông Bích về chuyến đi vận-động mới đây của ông ở Ba-lan, nhân dịp này ông cũng đã có gặp cựu-Tổng-thống đầu tiên của nước này thời hậu-CS, ông Lech Walesa (đọc "Va-oeng-xa").

Hội-luận ngày 27/1 ở Đài Truyền hình VHN

Sang ngày Chủ-nhật 27/1, đúng ngày kỷ-niệm 40 năm ký kết Hiệp-định Hòa-bình Paris 1973, cuộc vận-động của ông Bích và UBLĐLTVNCH đã chuyển sang một cuộc hội-luận kéo dài hơn 2 tiếng đồng-hồ trong phòng hội rất khang-trang của Đài Truyền hình VHN (trên đường Brookhurst). Buổi hội-luận đã được mở đầu bằng nghi-lễ chào quốc-kỳ và đồng-ca bài "Bạch Đằng Giang" do Hội Bà Triệu trình bầy.

Ngoài ông Nguyễn Ngọc Bích ra, cuộc hội-luận đã có sự tham-gia của Trung-tá Hạm-trưởng Vũ Hữu San (khu-trục-hạm Trần Khánh Dư), một chứng-nhân hàng đầu của cuộc hải-chiến Hoàng-sa vào tháng 1/1974 và cũng là tác-giả hồ-sơ thềm lục-địa do cựu-TT Nguyễn Bá Cẩn nộp cho LHQ; nhà báo Lý Kiến Trúc trình bầy về các bằng-chứng chủ-quyền của VN và VNCH trên hai quần-đảo HS-TS; nữ-quân-nhân Phạm Thị Diệu Chi, nói lên tấm lòng của một người chưa bao giờ được giải ngũ; và cô Hồng Quyên tuyên-đọc Nghị-quyết của Hội-nghị Diên Hồng Hải-ngoại ngày 27/10/2012. Được mời lên phát biểu là bà Đặng Kim Trang, phó-chủ-tịch Cộng-đồng Người Việt San Diego, trong một bài thật hùng-hồn và cảm-động, "Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh."

Bài của nhà báo Lý Kiến Trúc sau đó đã được đăng lên Việt Báo ngày thứ Ba, 29/1, trong phần Xã-luận và cuộc hội-luận đã được chiếu "live" trên Đài VHN và cùng lúc trên hệ-thống Paltalk toàn-cầu của VNCH Foundation (nghĩa là tận bên Úc hay Âu-châu cũng vào nghe và xem được). Như vậy, ngoài số đồng-bào đồng-hương đến nghe trực-tiếp trong đại-sảnh hôm đó, rất nhiều người trên khắp năm châu cũng được tham-dự trực-tuyến.

Riêng bài trình bầy của Hạm-trưởng Vũ Hữu San, dù như có chỗ hơi chuyên-môn quá đối với cử-tọa, song vẫn được theo dõi một cách đam mê bởi tiếng nói hùng-hồn tha thiết của ông, dựa trên những bản-đồ do chính ông và nhà báo Lý Kiến Trúc đem tới. Ông San đã kể là việc xác-lập bản-đồ thềm lục-địa của VNCH không phải là dễ song cuối cùng, nhở những tài-liệu rất chi-tiết của Trung-tâm Đông-Tây (East-West Center) của Viện Đại-học Hawaii, ông đã kịp thời lập hồ-sơ để nộp LHQ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy những người thợ móng tay—chủ yếu là phụ nữ Việt Nam, dân nhập cư và tị nạn—đang bị trả lương quá thấp dưới mức tối thiểu và bị xếp loại nghề nghiệp sai chỗ tràn lan, điều này làm suy yếu khả năng bảo vệ quyền lợi lao động của họ tại nơi làm việc. Ngoài ra, chủ tiệm—phần lớn điều hành các tiệm nail gia đình nhỏ lẻ—không nhận được giải trình về luật lao động hợp với ngôn ngữ và văn hóa của họ. Những kết quả báo cáo đã ghi trong dự luật AB 2444, một dự luật mới được Dân biểu Tiểu bang California Alex Lee (AD 24) đệ trình vào ngày 13 tháng 2 năm 2024 để thực thi các yêu cầu về giáo dục trong ngôn ngữ và tinh tế trong văn hóa cho thợ và chủ tiệm nail.
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.